Chúa nhật 16 thường niên Năm A
Mt 13,24-43
Mùa gặt là mùa cực khổ, vất vả nhất và cũng là mùa vui nhất trong năm. Cực khổ vất vả vì phải làm hết mình để thu hoa lợi, cất vào kho lẫm, càng sớm càng tốt. Hoa lợi để ở ngoài đồng ruộng hẳn bất lợi vì hư hao do chim trời, do chuột bọ ăn ngày, ăn đêm và có cả tình trạng trộm cắp nữa. Đó là chưa kể đến tình trạng cơn mưa trái mùa bất thường hay bà hoả đến viếng bất tử. Mùa gặt là mùa khô, cây cỏ khô, cánh đồng khô. Chỉ cần một người hút thuốc bất cẩn hay vô tình, sơ ý thảy tàn thuốc xuống cánh đồng coi như là đại họa cho toàn dân. Vì thế mùa gặt, ngoại trừ khói bay mái bếp lúc nấu cơm, là mùa kị khói. Trong khi mùa mưa lại là mùa khói bay vì nơi này nướng cá, nơi kia nướng tôm, nơi đó hun muỗi trâu bò, đâu đâu cũng thấy khói lảng vảng quanh nhà.
Chủ ruộng buồn khi thấy ruộng nhiều cỏ dại vì đoán biết mùa thu hoa lợi kém. Thợ gặt chán nản vì cỏ dại gây khó khăn trong việc gặt lúa. Vừa khó gặt lại gây nguy hiểm bởi đám cỏ dại thường là chỗ an toàn cho ong muỗi đến làm tổ. Đến gần tổ ong muỗi không cẩn trọng sẽ lãnh đủ vì ong tha hồ ‘chích choác’. Đuổi được con này đi, con kia như phản lực phóng nhanh đến, chích một cái, đảo một vòng trước khi bay đi. Nơi có cỏ dại không cần đến gần cũng biết vì nơi đó lúa trổ bông thường đứng nhờ dựa cành cỏ dại tránh bị gió thổi nằm bẹp.
Phúc âm cho biết cỏ dại, cỏ lùng, lúc đầu không có trong lòng người. Sau này có cỏ dại trong lòng người lành là do kẻ dữ là ma quỉ gieo vào. Chúng gieo vào ban đêm, lúc ta không ngờ, lúc không cẩn trọng, lúc nghỉ ngơi tỉnh dưỡng là lúc kẻ dữ lạm dụng gieo giống độc hại vào trong đời. Vì làm vào lúc ta không ngờ nên ta thường không nhận ra. Khi nhận ra gốc đã to, rễ bám sâu, cành lá um tùm phủ kín, khiến ta lạc mất đường đi, lối về. Lúc ăn chơi giải trí là lúc kẻ dữ dễ gieo vào lòng cỏ dại nhất vì lúc đó là lúc thảnh thơi, thoải mái, ít ai đề phòng cảnh kẻ dữ lạm dụng.
Ăn chơi, giải trí cần thiết cho cuộc sống nhưng phải cẩn trọng, đề phòng kẻ dữ là ma quỉ đội lốt dưới nhiều hình thức khác nhau lợi dụng. Lúc ta không ngờ là lúc trong người có hơi men, lúc thấy cuộc đời trống rỗng, lúc bị hiểu lầm, lúc bất mãn trong công sở, lúc bài vở nhiều ngập đầu, lúc chán nản buông xuôi việc làm, lúc thất bại trên thương trường. Trong hoàn cảnh đó kẻ dữ lợi dụng gieo nghi ngờ làm rối loạn cách sống. Chúng tạo nghi ngờ về ý nghĩa cuộc đời. Ta sống trong nghi ngờ, trong hoàn cảnh dật dờ, nửa tỉnh, nửa mơ. Nhiều người lúc trước đạo đức mà lúc này bỏ hết. Lơ là việc đạo đức, bỏ bê con cái, quên cả lối về căn nhà xưa yêu dấu. Họ là nạn nhân của trò giải trí, tưởng vô hại, ai ngờ li rượu vui biến thành li rượu sầu, đêm canh thức không ngủ trở thành đêm mất ngủ. Tiệc liên hoan biến thành tiệc oan khiên. Bữa cơm chia tay thành bữa cơm chia li.
Những tấm lòng như thế đáng thương hơn đáng lên án. Đây chính là cách Chúa đối xử với con cái Chúa. Chúa là Đấng từ bi nhân hậu, chậm bất bình, rất mực khoan dung và đầy tình thương như bài thánh vịnh hôm nay ghi nhận. Vì sao Chúa làm thế? Vì sức mạnh của Chúa là nguồn gốc sự công minh. Vì là Chúa mọi sự, nên tỏ ra khoan dung với mọi người. Chúa là chủ sức mạnh, nên xét xử hiền lành, đối xử với chúng ta đầy lòng khoan dung. Dậy người công chính phải ăn ở nhân đạo, và trông đợi kẻ tội lỗi ơn ăn năn sám hối (Khôn Ngoan 12,16-19).
Cùng tư tưởng trên thánh Phaolô giải thích rõ ràng hơn và còn chỉ dậy cho chúng ta biết cách đối xử khi lâm vào tình trạng nửa tỉnh, nửa mê, cảnh lạc mất đường đi, lối về.
Anh em thân mến, có Thánh Thần nâng đỡ sự yếu hèn của chúng ta Rm 8,26
Một khi bị kẻ dữ gieo vào lòng sự xấu xa điều tiên quyết là chạy đến với Chúa Thánh Thần xin Ngài nâng đỡ. Nơi đâu có Chúa Thánh Thần nơi đó kẻ dữ xa lánh. Chỉ có chạy đến với Thánh Thần Thiên Chúa mới có thể xua đuổi kẻ dữ ra khỏi cõi lòng. Sức mình yếu đuối không thể tự xua đuổi được sự dữ. Nếu tự mình đuổi chúng ra được lú đầu chúng đã không thể vào cõi lòng người. Chúng vào cõi lòng có nghĩa là đã thua mưu kế chúng. Đã thua, đã bị chúng chiếm ngự thì không còn thể tự mình xua đuổi chúng mà phải cậy nhờ vào Thánh Thần Chúa trợ lực, ban ơn.
Thánh Thần Chúa không phải chỉ giúp chúng ta thoát khỏi ách kiềm toả của kẻ thù mà Thánh Thần còn tiêu diệt chúng như chủ ruộng đốt toàn cánh đồng sau mùa gặt. Đốt để tiêu diệt tận gốc rễ cỏ dại và hạt giống chúng rụng xuống, đồng thời còn dùng bụi tro làm phân bón cho mùa lúa tới.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Mt 13,24-43
Mùa gặt là mùa cực khổ, vất vả nhất và cũng là mùa vui nhất trong năm. Cực khổ vất vả vì phải làm hết mình để thu hoa lợi, cất vào kho lẫm, càng sớm càng tốt. Hoa lợi để ở ngoài đồng ruộng hẳn bất lợi vì hư hao do chim trời, do chuột bọ ăn ngày, ăn đêm và có cả tình trạng trộm cắp nữa. Đó là chưa kể đến tình trạng cơn mưa trái mùa bất thường hay bà hoả đến viếng bất tử. Mùa gặt là mùa khô, cây cỏ khô, cánh đồng khô. Chỉ cần một người hút thuốc bất cẩn hay vô tình, sơ ý thảy tàn thuốc xuống cánh đồng coi như là đại họa cho toàn dân. Vì thế mùa gặt, ngoại trừ khói bay mái bếp lúc nấu cơm, là mùa kị khói. Trong khi mùa mưa lại là mùa khói bay vì nơi này nướng cá, nơi kia nướng tôm, nơi đó hun muỗi trâu bò, đâu đâu cũng thấy khói lảng vảng quanh nhà.
Chủ ruộng buồn khi thấy ruộng nhiều cỏ dại vì đoán biết mùa thu hoa lợi kém. Thợ gặt chán nản vì cỏ dại gây khó khăn trong việc gặt lúa. Vừa khó gặt lại gây nguy hiểm bởi đám cỏ dại thường là chỗ an toàn cho ong muỗi đến làm tổ. Đến gần tổ ong muỗi không cẩn trọng sẽ lãnh đủ vì ong tha hồ ‘chích choác’. Đuổi được con này đi, con kia như phản lực phóng nhanh đến, chích một cái, đảo một vòng trước khi bay đi. Nơi có cỏ dại không cần đến gần cũng biết vì nơi đó lúa trổ bông thường đứng nhờ dựa cành cỏ dại tránh bị gió thổi nằm bẹp.
Phúc âm cho biết cỏ dại, cỏ lùng, lúc đầu không có trong lòng người. Sau này có cỏ dại trong lòng người lành là do kẻ dữ là ma quỉ gieo vào. Chúng gieo vào ban đêm, lúc ta không ngờ, lúc không cẩn trọng, lúc nghỉ ngơi tỉnh dưỡng là lúc kẻ dữ lạm dụng gieo giống độc hại vào trong đời. Vì làm vào lúc ta không ngờ nên ta thường không nhận ra. Khi nhận ra gốc đã to, rễ bám sâu, cành lá um tùm phủ kín, khiến ta lạc mất đường đi, lối về. Lúc ăn chơi giải trí là lúc kẻ dữ dễ gieo vào lòng cỏ dại nhất vì lúc đó là lúc thảnh thơi, thoải mái, ít ai đề phòng cảnh kẻ dữ lạm dụng.
Ăn chơi, giải trí cần thiết cho cuộc sống nhưng phải cẩn trọng, đề phòng kẻ dữ là ma quỉ đội lốt dưới nhiều hình thức khác nhau lợi dụng. Lúc ta không ngờ là lúc trong người có hơi men, lúc thấy cuộc đời trống rỗng, lúc bị hiểu lầm, lúc bất mãn trong công sở, lúc bài vở nhiều ngập đầu, lúc chán nản buông xuôi việc làm, lúc thất bại trên thương trường. Trong hoàn cảnh đó kẻ dữ lợi dụng gieo nghi ngờ làm rối loạn cách sống. Chúng tạo nghi ngờ về ý nghĩa cuộc đời. Ta sống trong nghi ngờ, trong hoàn cảnh dật dờ, nửa tỉnh, nửa mơ. Nhiều người lúc trước đạo đức mà lúc này bỏ hết. Lơ là việc đạo đức, bỏ bê con cái, quên cả lối về căn nhà xưa yêu dấu. Họ là nạn nhân của trò giải trí, tưởng vô hại, ai ngờ li rượu vui biến thành li rượu sầu, đêm canh thức không ngủ trở thành đêm mất ngủ. Tiệc liên hoan biến thành tiệc oan khiên. Bữa cơm chia tay thành bữa cơm chia li.
Những tấm lòng như thế đáng thương hơn đáng lên án. Đây chính là cách Chúa đối xử với con cái Chúa. Chúa là Đấng từ bi nhân hậu, chậm bất bình, rất mực khoan dung và đầy tình thương như bài thánh vịnh hôm nay ghi nhận. Vì sao Chúa làm thế? Vì sức mạnh của Chúa là nguồn gốc sự công minh. Vì là Chúa mọi sự, nên tỏ ra khoan dung với mọi người. Chúa là chủ sức mạnh, nên xét xử hiền lành, đối xử với chúng ta đầy lòng khoan dung. Dậy người công chính phải ăn ở nhân đạo, và trông đợi kẻ tội lỗi ơn ăn năn sám hối (Khôn Ngoan 12,16-19).
Cùng tư tưởng trên thánh Phaolô giải thích rõ ràng hơn và còn chỉ dậy cho chúng ta biết cách đối xử khi lâm vào tình trạng nửa tỉnh, nửa mê, cảnh lạc mất đường đi, lối về.
Anh em thân mến, có Thánh Thần nâng đỡ sự yếu hèn của chúng ta Rm 8,26
Một khi bị kẻ dữ gieo vào lòng sự xấu xa điều tiên quyết là chạy đến với Chúa Thánh Thần xin Ngài nâng đỡ. Nơi đâu có Chúa Thánh Thần nơi đó kẻ dữ xa lánh. Chỉ có chạy đến với Thánh Thần Thiên Chúa mới có thể xua đuổi kẻ dữ ra khỏi cõi lòng. Sức mình yếu đuối không thể tự xua đuổi được sự dữ. Nếu tự mình đuổi chúng ra được lú đầu chúng đã không thể vào cõi lòng người. Chúng vào cõi lòng có nghĩa là đã thua mưu kế chúng. Đã thua, đã bị chúng chiếm ngự thì không còn thể tự mình xua đuổi chúng mà phải cậy nhờ vào Thánh Thần Chúa trợ lực, ban ơn.
Thánh Thần Chúa không phải chỉ giúp chúng ta thoát khỏi ách kiềm toả của kẻ thù mà Thánh Thần còn tiêu diệt chúng như chủ ruộng đốt toàn cánh đồng sau mùa gặt. Đốt để tiêu diệt tận gốc rễ cỏ dại và hạt giống chúng rụng xuống, đồng thời còn dùng bụi tro làm phân bón cho mùa lúa tới.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org