1. VcatKey online:

Muốn đánh dấu chữ Việt, nguyên tắc chung là quý vị cần một chương trình keyboard driver chẳng hạn như VcatKey 7.0 của VietCatholic (download ở đây http://vietcatholic.net/PublicSoftware/WareHouse/Vcatkey.zip chỉ có 227KB download trong 1 giây là xong).

VcatKey không cần install gì hết cứ download xuống rồi nhấn vào file Vcatkey.exe là chạy được.

Tuy nhiên, VcatKey 7.0 chỉ dùng trên Windows. Thành ra, trên các máy điện toán công cộng như tại phi trường, trong các thư viện..., hay trên các máy không dùng Windows thì không dùng được.

Trong các trường hợp như thế, giải pháp tạm thời là quý vị có thể dùng chương trình VcatKey online.

Có 2 cách dùng chương trình VcatKey online:

- Cách 1: Vào VietCatholic http://vietcatholic.net rồi chọn như hình bên.

- Cách 2: Đánh trực tiếp địa chỉ sau: http://vietcatholic.net/news/Vcatkey.htm

1.1 Cách đánh VIQR:

Các dấu ', `, ?. ~,. (khi đánh ? và ~ phải đè phím Shift xuống) tạo dấu sắc, huyền, hỏi, ngã, và nặng.

Thí dụ, muốn đánh chữ á, xin đánh a rồi '

^, +, (, và – dùng để tạo ra dấu mũ, móc (ư, ơ), móc ă và gạch ngang trong chữ đ.

Thí dụ, để đánh ba chữ: Đấng Cứu Chuộc, ta đánh như sau:

D-a^'ng Cu+'u Chuo^.c

1. 2 Cách đánh VNI

Các số 1, 2, 3, 4, 5 tạo dấu sắc, huyền, hỏi, ngã, và nặng.

Thí dụ: Muốn đánh chữ á, xin đánh a và đánh số 1

Số 6 dùng để tạo mũ ^ (trong â, ê, ô). Thí dụ, để ra chữ ân, ta đánh a rồi 6 rồi n.

Số 7 dùng để tạo móc ư, ơ. Thí dụ, để đánh chữ sư, ta đánh s rồi u rồi 7

Số 8 dùng để tạo móc ă. Thí dụ, để đánh chữ ăn, ta đánh a rồi 8 rồi n

Số 9 dùng để tạo gạch ngang trong chữ đ. Thí dụ, để đánh chữ đi, ta đánh d rồi 9 rồi i

2. Giới thiệu lại về VcatKey.exe

Chương trình VCatKey 7.0 gồm 2 chức năng chủ yếu là: đánh máy chữ Việt và chuyển đổi giữa các hệ phông chữ Việt.

2.1 Cách cài đặt

Sau khi lấy file VcatKey.zip http://vietcatholic.net/PublicSoftware/WareHouse/Vcatkey.zip xuống (chỉ có khoảng 227 KB - mất vài giây), quý cha và anh chị em unzip ra.



Các hồ sơ được unzip ra bao gồm VCatKey.exe, VCatKey.dll và Vietnam.fon. Tất cả 2 files này chiếm khoảng 472 KB - tức là khoảng 1/4 dung lượng một dĩa floppy bình thường (1.44MB). Cho nên, dư sức để nhét vào trong một floppy. Những khi cần làm việc bên ngoài, quý cha và anh chị em có thể copy vào trong một floppy hay USB để mang theo. Đến nơi, bỏ dĩa floppy vào là chạy được tức khắc. Khi chạy lần đầu, chương trình sẽ tạo ra một icon trên desktop để lần sau muốn chạy, ta chỉ cần nhấn vào icon này là xong.

2.2 Chuyện gì xảy ra sau khi chương trình khởi động ?

Sau khi được khởi động, chương trình sẽ xuất hiện một dialog quảng cáo và mất đi ngay để khỏi choáng chỗ. Chương trình cũng trình bày một vệt mầu vàng ở góc phải bên dưới để lưu ý quý cha và anh chị em về cái icon nhỏ hình cái tay đang viết thư ở gần đồng hồ. Nếu để con mouse trên icon này, nhấn mouse bên phải (right-click) ta sẽ thấy hiện lên một menu chọn.

2.3 PHẦN I: ĐÁNH MÁY CHỮ VIỆT

Chọn cái gì ?

Muốn đánh máy chữ Việt, quý cha và anh chị em phải quyết định chọn cách đánh nào và hệ phông chữ nào.

Ba cách đánh máy chữ Việt

Có ba cách đánh máy chữ Việt thông dụng là VNI, VIQR, và Telex.

2.3.1 Cách đánh VNI

Các số 1, 2, 3, 4, 5 tạo dấu sắc, huyền, hỏi, ngã, và nặng.

Thí dụ: Muốn đánh chữ á, xin đánh a và đánh số 1

Số 6 dùng để tạo mũ ^ (trong â, ê, ô). Thí dụ, để ra chữ ân, ta đánh a rồi 6 rồi n.

Số 7 dùng để tạo móc ư, ơ. Thí dụ, để đánh chữ sư, ta đánh s rồi u rồi 7

Số 8 dùng để tạo móc ă. Thí dụ, để đánh chữ ăn, ta đánh a rồi 8 rồi n

Số 9 dùng để tạo gạch ngang trong chữ đ. Thí dụ, để đánh chữ đi, ta đánh d rồi 9 rồi i

2.3.2 Cách đánh VIQR:

Các dấu ', `, ?. ~,. (khi đánh ? và ~ phải đè phím Shift xuống) tạo dấu sắc, huyền, hỏi, ngã, và nặng.

Thí dụ, muốn đánh chữ á, xin đánh a rồi '

^, +, (, và – dùng để tạo ra dấu mũ, móc (ư, ơ), móc ă và gạch ngang trong chữ đ.

Thí dụ, để đánh ba chữ: Đấng Cứu Chuộc, ta đánh như sau:

D-a^'ng Cu+'u Chuo^.c

2.3.3 Cách đánh Telext:

Chữ s cho dấu sắc

Chữ f cho dấu huyền

Chữ r cho dấu hỏi

Chữ x cho dấu ngã

Chữ j cho dấu nặng

aw thành ă

uw thành ư

ow thành ơ

aa thành â

ee thành ê

oo thành ô

dd thành đ

Những lưu ý để đánh nhanh

1) Muốn đánh chữ đ, đánh liên tiếp d rồi d

2) \ được dùng làm dấu thoát. Nói thí dụ, khi ta chọn kiểu đánh VNI, nếu đánh a rồi 1, lập tức ta có chữ á. Nếu thâm tâm ta muốn đánh a1 thì đánh như sau a rồi \ rồi 1. Cũng vậy, trong cách đánh VIQR, để chữ tư trong câu: Xin cất khỏi con những ưu tư. (có dấu chấm sau chữ tư ) ta đánh tu+\. (Nếu đánh tu+. ta sẽ có chữ tự ). Nếu ta muốn có \. Thí dụ, c:\VietCatKey thì ta đánh \ hai lần.

3) Khi đánh dấu kép, số 0 dùng để sửa dấu. Thí dụ, khi đánh chữ ấ, mà lầm ra là ẩ thì đánh 0, để bỏ dấu hỏi đi.

4) Khi quên bỏ dấu, xin cứ đánh tiếp, rồi bỏ dấu ở cuối chữ. Chương trình có thể biết nên để dấu ở đâu. Thí dụ, khi dùng cách đánh VIQR, để đánh chữ Chúa, ta nên đánh Chu dấu sắc và chữ a. Nhưng nếu quên bỏ dấu sắc, ta cứ đánh tiếp rồi bỏ dấu sắc cuối cùng cũng được.

2.3.3 Chọn cách đánh chữ Việt

Như trên đã trình bày, có tất cả 3 cách đánh chữ Việt thông dụng là VNI, VIQR và Telex. VCatKey cho phép đánh cả ba kiểu nói trên. Lần đầu tiên, khi mới khởi động, chương trình ngầm định là ta dùng cách đánh VNI. Lý do VietCatholic chọn cách đánh này là để vinh danh anh Phêrô Hồ Thành Việt, cố giám đốc VNI, người đã bỏ rất nhiều công sức cho việc nghiên cứu chữ Việt trên computer, đồng thời cũng phản ảnh một thực tế là hiện nay đa số người Việt sử dụng computer đang dùng cách đánh VNI do anh nghĩ ra. Hơn thế nữa, cách đánh này khá nhanh và có nhiều tiện lợi. Nếu quý cha và anh chị em chuộng cách đánh VIQR hoặc Telex, xin nhấn vào dòng Gõ kiểu VIQR (hoặc vào dòng Gõ kiểu Telex).

2.3.4 Chọn hệ phông chữ Việt

Theo những tính toán ban đầu, người ta chỉ tính đến 255 ký tự (character) dùng trong computer gồm 52 ký tự vần Anh Ngữ (gồm 26 chữ HOA và 26 chữ thường) và 32 ký tự gọi là ký tự điều khiển (control character). Ký tự thứ 13, chẳng hạn, là một ký tự điều khiển. Khi gặp ký tự này, các chương trình soạn thảo văn bản đẩy xuống một dòng mới. Ký tự thứ 7 là một thí dụ khác. Nó làm cho chuông kêu.

Cố nhiên, một số chữ Việt lọt sổ trong danh sách 255 ký tự đó. Chuyện này người Việt ta không thể chấp nhận được. Ta bèn duyệt lại danh sách 255 ký tự nói trên và quăng đi những chữ ta ít dùng và thay thế chúng bằng chữ Việt của ta. Tuy nhiên, có sự không thống nhất giữa các nhóm soạn thảo phông chữ Việt. Chẳng hạn, VNI-Dos quăng ký tự số 244 của ông ASCII đi để làm chữ ớ, trong khi VPS làm chữ ớ bằng ký tự 167. Chính vì những chữ Việt, như chữ ớ nêu trên, được mã hóa khác nhau nên ta có nhiều hệ phông chữ Việt như VNI, VPS, VISCII,. .. Nếu ta quyết định chọn hệ phông chữ VNI thì trong Microsoft Word (hay các trình soạn thảo văn bản khác) ta phải chọn những phông chữ bắt đầu bằng VNI (như VNI-Times, VNI Aptima.. ) thì mới thấy chữ Việt hiện ra. VCatKey cho phép nhiều hệ phông chữ Việt khác nhau, quý cha và anh chị em chọn từ menu hệ phông chữ nào thích hợp với mình.

2.3.5 Lưu ý:

1) Trong một văn bản, quý cha và anh chị em chỉ nên dùng một loại phông chữ duy nhất. Nói thí dụ dùng Unicode thì từ đầu đến cuối phải là Unicode. Nếu một đoạn dùng Unicode, một đoạn dùng VNI thì sau này khó chuyển đổi.

2) Với những văn bản nào có giá trị sử dụng lâu dài, VietCatholic đề nghị quý cha và anh chị em sử dụng phông Unicode để đỡ công sức chuyển đổi sau này (mà có khi chưa chắc đã chuyển đổi được). Lý do là như thế này. Khi thay thế các ký tự tiêu chuẩn trong bảng mã Ascii thành các chữ Việt, người Việt cũng như các dân tộc khác không động đến phần những chữ Anh, chữ số 0, 1,2,3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và đặc biệt không ai dại gì đụng đến những ký tự điều khiển. Tuy nhiên, với đà phát triển vũ bão của kỹ thuật điện toán, 32 ký tự điều khiển ban đầu trở nên không đủ nữa và ngày càng có khuynh hướng muốn định nghĩa thêm các ký tự điều khiển từ những chữ mà người Việt cũng như các dân tộc khác dùng để lưu trữ các ký tự riêng của mình. Và đây là một hiểm họa thực sự. Nói thí dụ, nếu một hệ điều hành mới người ta quy định rằng ký tự 167 được dùng làm Save Screen thì khi computer đọc tới chữ ớ nó sẽ tắt màn hình đi. Nói như vậy, để thấy rằng các giải pháp chữ Việt ta đang dùng hiện nay không phải là "chính tắc" và bấn quá ta phải làm như vậy mà thôi. Quý cha và anh chị em phụ trách việc lưu trữ các tài liệu, văn kiện, kinh sách, các tác phẩm có giá trị lâu dài của Giáo Hội cần có những nỗ lực cần thiết để chuyển đổi những hồ sơ mình đang phụ trách sang Unicode là dạng an toàn và chính thức được công nhận. Quý cha và anh chị em sáng tác, dịch thuật hoặc phụ trách văn khố tại các tòa báo cũng nên lưu trữ các hồ sơ xét thấy có một giá trị lâu dài sang Unicode. Khi lưu trữ dưới dạng Unicode thì nói chung kích thước hồ sơ lớn hơn lưu trữ dưới các dạng khác vì các chữ được lưu dưới dạng 2 bytes thay vì 1 byte. Do đó, kích thước hồ sơ tăng gần gấp đôi. Nói "gần gấp đôi" vì nếu quý cha và anh chị em lưu trữ dưới dạng UTF-8 thì những chữ Anh vẫn chỉ mất 1 byte. Mặt khác, một số chữ của VNI Windows thực ra cũng đã dùng 2 bytes để lưu trữ như Unicode. Cho nên, cũng không hoàn toàn là gấp đôi khi lưu trữ dưới dạng Unicode. Trong nhiều trường hợp, kích thước hồ sơ chỉ lớn hơn một chút.

2.3.6 Tạm ngưng

Muốn tạm ngưng không dùng VCatKey (để đánh chữ địa phương), xin nhấn con mouse vào icon ngón tay đánh máy. Ta cũng có thể right-click để khi chương trình hiện ra menu, thì ta chọn menu Tạm ngưng dùng VCatKey, khi thấy icon ngón tay đánh máy chuyển thành dấu xóa (hình như chữ X) là được. Muốn kích hoạt trở lại, xin nhấn con mouse vào icon dấu xóa, hoặc là right-click và chọn menu Chuyển sang đánh chữ Việt, hễ thấy ra hình ngón tay đánh máy là được.

2.3.7 Ngưng

Muốn thôi dùng VCatKey, xin right-click và chọn menu Kết thúc dùng VCatKey.

2.4 PHẦN II: CHUYỂN ĐỔI GIỮA CÁC HỆ PHÔNG CHỮ VIỆT

Chương trình VCatKey 7.0 còn cho phép chuyển đổi một văn bản chữ Việt đã đánh máy trong Microsoft Word dùng một hệ phông chữ Việt nào đó hay dùng Unicode, sang một hệ phông chữ Việt khác hay sang Unicode.



Làm sao chuyển đổi một tài liệu

Bước 1: Khởi động Microsoft Word và mở hồ sơ muốn chuyển đổi.

Bước 2: Để con mouse vào icon ngón tay đánh máy. Right-click. Chọn menu Chuyển đổi hệ phông chữ.

Bước 3: Trong dialog vừa hiện lên, chọn Bảng Mã Nguồn và Bảng Mã Đích cho phù hợp rồi nhấn nút Chuyển Đổi là xong. Chương trình sẽ tạo ra một hồ sơ mới với nội dung đã được chuyển đổi.

Hỏi đáp

1. Nếu muốn đổi một hồ sơ khác nữa thì sao?

Trong Microsoft Word, xin mở hồ sơ đó ra. Để con mouse vào icon ngón tay đánh máy. Right-click. Chọn menu Chuyển đổi hệ phông chữ để thấy dialog của chương trình chuyển đổi. Chọn Bảng Mã Nguồn và Bảng Mã Đích cho phù hợp rồi nhấn nút Chuyển Đổi là xong.

2. Nút thu nhỏ dùng để làm gì?

Ta có thể nhấn nút thu nhỏ để tạm thời tắt chương trình này đi. Khi nào muốn chuyển đổi, ta có thể để con mouse vào icon ngón tay đánh máy, right-click, và chọn menu Chuyển đổi hệ phông chữ.

3. Nút Ngưng dùng để làm gì?

Để tắt chương trình này đi khi không dùng đến nữa.

4. Tôi không biết bảng mã của hồ sơ gốc. Làm sao đây?

Khi chuyển đổi chương trình tạo ra một hồ sơ mới chứ không ghi đè lên hồ sơ cũ. Thành thử, quý vị không lo mất hồ sơ gốc. Do đó, cứ thử chọn đại bảng mã nguồn. Sau khi chuyển đổi nếu không thích thì chỉ cần nhấn vào nút x (Close đóng lại) và khi được hỏi có Save không thì chọn No. Sau đó, trở lại hồ sơ gốc và thử nữa.

5. VCatKey 7.0 có thể chuyển đổi các hệ phông chữ nào?

VietCatholic Word Converter có thể chuyển đổi hầu hết các hệ phông chữ Việt. Các hệ có thể chuyển đổi là VNI (Windows và DOS), VPS, VISCII, Unicode, TCVN, Bách Khoa Sàigòn 1 và Bách Khoa Sàigòn 2.

6. Giữ lại format của văn bản là gì?

Là giữ lại những thuộc tính (attributes) như đậm, nghiêng, gạch dưới. Chẳng hạn trong văn bản gốc chỗ nào đậm thì trong văn bản chuyển đổi cũng đậm. Nếu bạn có ý định dùng văn bản này vào một hồ sơ HTML, bạn có thể chọn Thêm HTMLTags. Chương trình sẽ bọc quanh những chữ in đậm bởi tags , những chỗ nghiêng với , những chỗ gạch dưới với .

7. VCatKey 7.0 có “support” cách đánh aa thành â, ee thành ê. ..không?


Không. Lý do là vì muốn đánh tắt thí dụ nếu ta thường xuyên đánh máy từ Giáo Hội Công Giáo, ta nên làm như sau:

Trong Microsoft Word, đánh máy chữ Giáo Hội Công Giáo. Làm sáng toàn bộ cụm chữ đó, giữ Alt xuống trong khi nhấn F3. Trong hộp hội thoại tiếp theo, đánh cgvn. Từ đó về sau, mỗi khi ta đánh chữ cgvn rồi nhấn F3 thì sẽ ra cụm chữ Giáo Hội Công Giáo. Muốn aa thành â. .. ta cũng làm tương tự.

8. Giao diện VcatKey không ra dấu chữ Việt:

Nếu giao diện VcatKey không ra dấu chữ Việt như hình bên

Bước 1: Ở chỗ Search programs and Files (hay Start Run) ở góc trái bên dưới màn hình đánh lệnh sau: %windir%\fonts

Bước 2: Trong Windows Exporer, kéo file Vietnam.fon vào trong danh sách các fonts.