Hoa Thịnh Đốn (CNS) -- Một phúc trình mới của Viện Y Khoa (Institute of Medicine) tuyên bố là việc cải tổ cách làm giảm đau đang được cung ứng cho người Hoa Kỳ phải trở nên một ưu tiên cho toàn quốc.
Nhưng đối với bà Maria Gatto và những người Công Giáo khác đang chăm sóc bệnh nhân, việc làm giảm đau -- dù là thể lý hay tinh thần, cảm xúc hay tâm linh -- đã là một ưu tiên trong rất nhiều năm qua.
Bà Gatto, một y tá chuyên môn săn sóc bệnh nhân mắc bệnh nan y (Palliative care) và giám đốc bệnh xá Trinity Health tại Farmington Hills, Michigan, đang hướng dẫn một nỗ lực trong tất cả hệ thống y tế Công Giáo lớn đứng hàng thứ tư tại Hoa Kỳ, để mang lại việc săn sóc bằng các toán chuyên viên thuộc nhiều ngành y khoa khác nhau để làm giảm những đau đớn cho mọi bệnh nhân trên giường bệnh.
Săn sóc bệnh nhân mắc bệnh nan y là loại săn sóc y khoa đặc biệt dành cho những người mắc bệnh nặng. Chú tâm đến việc cung cấp cho bệnh nhân việc làm giảm đau và giảm những căng thẳng vì một chứng bệnh nan y. Mục tiêu là làm gia tăng giá trị của đời sống cho cả bệnh nhân lẫn gia đình.
Phúc trình của Viện Y Khoa mang tên "Làm giảm đau tại Hoa Kỳ: Một Mẫu Mực nhằm Cải Tổ việc ngăn ngừa, giáo dục và nghiên cứu (Relieving Pain in America: A Blueprint for Transforming Prevention, Care, Education and Research,) được Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Sự yêu cầu thực hiện như một thành phần của Đạo Luật năm 2010 về việc Bảo Vệ Bệnh Nhân và Chăm Sóc Y Tế khả dĩ có thể được cung ứng cho mọi người (the 2010 Patient Protection and Affordable Care Act.)
Phúc trình này cho hay các chứng bệnh nan y đang hành hạ khoảng 116 triệu người lớn Hoa Kỳ và tốn phí cho quốc gia này khoảng chừng từ $560 tỉ đến $635 tỉ mỗi năm, bên trên số tiền chi phí cho việc săn sóc y tế để chữa bệnh và thất thoát năng lượng sản xuất của các nhân công.
Phúc trình nói: "Các chứng đau là động lực chính để đi khám bác sĩ, là lý do chính để uống thuốc, là nguyên cớ chính làm gây nên tật nguyền, và là yếu tố chính làm giảm giá trị đời sống và giảm năng lượng sản xuất."
Bà Gatto nói với hãng thông tấn Catholic News Service trong một cuộc phỏng vấn bằng điện thoại ngày 14 tháng 7: "Vì gánh nặng của những nỗi đau đớn trong đời sống con người, và những hậu quả về tài chánh và xã hội, làm giảm đau phải là một ưu tiên quốc gia."
Bà tiếp: "Đây là điều được hệ thống săn sóc bệnh nhân nan y (palliative care) đã khuyến cáo rất nhiều năm qua. Và săn sóc bệnh nhân nan y có thể được tóm lược là "Những gì hệ thống chăm sóc y tế Công Giáo đã luôn luôn ủng hộ như một sứ mệnh của họ -- là săn sóc toàn diện, là chú trọng đến chính bệnh nhân và gia đình."
Trong số hàng trăm bệnh nhân bà Gatto đã săn sóc trong 26 năm làm y tá, bà nhắc lại một trường hợp đã nêu cao tầm quan trọng của việc săn sóc bệnh nhân nan y -- không chỉ cho bệnh nhân mà còn cho các thành viên trong gia đình và cho các chuyên viên y khoa nữa.
Bà nói: "Tôi đã gặp một vị bác sĩ đến với tôi tại bệnh xá săn sóc bệnh nhân nan y của tôi. Ông nói ông gặp khó khăn khi phải trình bầy với một gia đình về kết quả khám nghiệm bà mẹ của họ cho hay đã đến lúc nguy kịch, và giúp cho những người này có thể ngồi lại với nhau để lấy những quyết định khó khăn cần thiết."
Nhưng đối với bà Maria Gatto và những người Công Giáo khác đang chăm sóc bệnh nhân, việc làm giảm đau -- dù là thể lý hay tinh thần, cảm xúc hay tâm linh -- đã là một ưu tiên trong rất nhiều năm qua.
Bà Gatto, một y tá chuyên môn săn sóc bệnh nhân mắc bệnh nan y (Palliative care) và giám đốc bệnh xá Trinity Health tại Farmington Hills, Michigan, đang hướng dẫn một nỗ lực trong tất cả hệ thống y tế Công Giáo lớn đứng hàng thứ tư tại Hoa Kỳ, để mang lại việc săn sóc bằng các toán chuyên viên thuộc nhiều ngành y khoa khác nhau để làm giảm những đau đớn cho mọi bệnh nhân trên giường bệnh.
Săn sóc bệnh nhân mắc bệnh nan y là loại săn sóc y khoa đặc biệt dành cho những người mắc bệnh nặng. Chú tâm đến việc cung cấp cho bệnh nhân việc làm giảm đau và giảm những căng thẳng vì một chứng bệnh nan y. Mục tiêu là làm gia tăng giá trị của đời sống cho cả bệnh nhân lẫn gia đình.
Phúc trình của Viện Y Khoa mang tên "Làm giảm đau tại Hoa Kỳ: Một Mẫu Mực nhằm Cải Tổ việc ngăn ngừa, giáo dục và nghiên cứu (Relieving Pain in America: A Blueprint for Transforming Prevention, Care, Education and Research,) được Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Sự yêu cầu thực hiện như một thành phần của Đạo Luật năm 2010 về việc Bảo Vệ Bệnh Nhân và Chăm Sóc Y Tế khả dĩ có thể được cung ứng cho mọi người (the 2010 Patient Protection and Affordable Care Act.)
Phúc trình này cho hay các chứng bệnh nan y đang hành hạ khoảng 116 triệu người lớn Hoa Kỳ và tốn phí cho quốc gia này khoảng chừng từ $560 tỉ đến $635 tỉ mỗi năm, bên trên số tiền chi phí cho việc săn sóc y tế để chữa bệnh và thất thoát năng lượng sản xuất của các nhân công.
Phúc trình nói: "Các chứng đau là động lực chính để đi khám bác sĩ, là lý do chính để uống thuốc, là nguyên cớ chính làm gây nên tật nguyền, và là yếu tố chính làm giảm giá trị đời sống và giảm năng lượng sản xuất."
Bà Gatto nói với hãng thông tấn Catholic News Service trong một cuộc phỏng vấn bằng điện thoại ngày 14 tháng 7: "Vì gánh nặng của những nỗi đau đớn trong đời sống con người, và những hậu quả về tài chánh và xã hội, làm giảm đau phải là một ưu tiên quốc gia."
Bà tiếp: "Đây là điều được hệ thống săn sóc bệnh nhân nan y (palliative care) đã khuyến cáo rất nhiều năm qua. Và săn sóc bệnh nhân nan y có thể được tóm lược là "Những gì hệ thống chăm sóc y tế Công Giáo đã luôn luôn ủng hộ như một sứ mệnh của họ -- là săn sóc toàn diện, là chú trọng đến chính bệnh nhân và gia đình."
Trong số hàng trăm bệnh nhân bà Gatto đã săn sóc trong 26 năm làm y tá, bà nhắc lại một trường hợp đã nêu cao tầm quan trọng của việc săn sóc bệnh nhân nan y -- không chỉ cho bệnh nhân mà còn cho các thành viên trong gia đình và cho các chuyên viên y khoa nữa.
Bà nói: "Tôi đã gặp một vị bác sĩ đến với tôi tại bệnh xá săn sóc bệnh nhân nan y của tôi. Ông nói ông gặp khó khăn khi phải trình bầy với một gia đình về kết quả khám nghiệm bà mẹ của họ cho hay đã đến lúc nguy kịch, và giúp cho những người này có thể ngồi lại với nhau để lấy những quyết định khó khăn cần thiết."