Tình cờ đọc trên một tờ báo tôi thấy, ở Mỹ có một giải thưởng khoa học tên là Templeton. Giải thưởng này được thành lập năm 1972, với số tiền thưởng là một triệu mỹ kim trên một người nhận giải. Xét về mặt tài chính, thì tiền thưởng của giải này cao hơn giải thưởng Nobel. Trong khi đó, giải Nobel trao giải cho nhiều bộ môn khoa học với nhiều lĩnh vực khác nhau, thì giải Templeton chỉ dành cho những cá nhân có công đề xuất và xây dựng sự thông cảm, hiểu biết về các tôn giáo trên thế giới. Chính ông Templeton người sáng lập giải thưởng này đã từng tuyên bố: “Giải thưởng này không dành cho sự đạo đức, thánh thiện hoặc các công tác từ thiện hay một phát minh khoa học lớn mà là một giải thưởng khoa học dành cho sự tiến bộ của tôn giáo”.
Một giải thưởng khoa học lớn dành cho những người làm việc tôn giáo điều đó đã làm tôi đặt ra câu hỏi: tôn giáo và khoa học có mối quan hệ gì với nhau? Trong khi ở các trường học Việt Nam luôn dạy rằng. Sự ra đời của khoa học đã phá tan tư tưởng của nhà thờ. Khoa học đã chứng minh rằng không có Thiên Chúa, không có Thượng Đế gì hết. Con người chỉ là một loài động vật bậc cao chết đi là hết, không còn sự sống nào nữa. Cuộc sống đời này là thiên đường duy nhất của con người, … Những luồng tư tưởng này của chủ nghĩa vô thần đã ảnh hưởng một cách sâu sắc trong ý thức hệ của giới trẻ ngày nay. Vì thế, khi lớn lên rất khó để một thanh niên chấp nhận Giáo lý tôn giáo (cụ thể là Kitô giáo), trong khi tư tưởng của họ luôn nghĩ rằng, Giáo lý của nhà thờ đã bị phá tan bởi ánh sáng của khoa học hiện đại.
Hay trong nhiều sách giáo dục Kitô giáo thì lại nhận định rằng: khoa học tiến bộ đã làm cho con người xa rời Thiên Chúa. Nhờ sự tiến bộ của khoa học đã đưa đến một đời sống vật chất đầy đủ. Khoa học đã mở rộng nhãn giới, phát minh ra những định luật, thay đổi những quan niệm cũ, có thể làm thay đổi cả thế giới. Khoa học làm cho việc chế biến được mau lẹ, sản xuất thì nhanh chóng. Con người giờ chỉ cần hưởng thụ những thành tựu đó của khoa học. Nhưng khi hưởng thụ một cách thái quá, cộng với sự yếu đuối của thể xác làm họ quên mất đời sống tinh thần, đời sống thiêng liêng. Họ chỉ biết chạy theo những thành tựu của khoa học mà dần quên mất đi sự hiện diện của Thiên Chúa.
Thực trạng đó, đưa ta đến một vấn đề, có phải khoa học đã phá vỡ tư tưởng của tôn giáo không? Và khoa học càng phát triển thì tôn giáo càng mai một không? Xin được trả lời là Không! Blaise Pascal một nhà khoa học đồng thời cũng là một nhà tư tưởng nổi tiếng người Pháp đã trả lời: “Tất cả mọi cố gắng của khoa học không thể làm suy yếu những chân lý của tôn giáo, nhưng chỉ làm cho những chân lý ấy cất cánh cao hơn”.
Một câu trả lời của một nhà khoa học lớn đã làm thỏa mãn tư tưởng của những con người có niềm tin tôn giáo. Ai trong chúng ta cũng biết ánh sáng của chân lý và ánh sáng của sự thật bao giờ cũng chỉ là một ánh sáng. Nhưng người ta có thể tìm đến chân lý qua nhiều phương thức khác nhau, hoặc bằng lý trí của suy luận hoặc bằng lý lẽ của con tim. Nói một cách khác, người ta có thể tìm đến chân lý qua những khám phá của khoa học thực nghiệm hoặc qua niềm tin tôn giáo với những chân lý siêu hình đã được mạc khải. Chính Đức Kitô đã tuyến bố: “Tôi chính là chân lý và tôi đến để làm chứng cho chân lý ấy”.
Tôn giáo là tư tưởng ra đời từ ngàn xưa, Nó ra đời trước rất nhiều so với các nghiên cứu của khoa học. Và từ cổ chí kim, con người giải thích mọi hiện tượng của tự nhiên đều dựa vào tư tưởng của tôn giáo. Khi những nghiên cứu khoa học ra đời họ đã tìm ra được những cách giải thích khác. Họ đã tìm ra được những quy luật, những quan niệm mới mẻ, cụ thể, chi tiết nhưng nó cũng không thay thế những tư tưởng của tôn giáo mà nó lại làm cho các tư tưởng đó được cất cánh cao hơn. Nhiều nhà khoa học đã tin tưởng một cách chắc chắn rằng vũ trụ mà chúng ta đang sống không phải là một cấu tạo ngẫu nhiên, nhưng là một tuyệt tác của một trật tự siêu việt. khi quan sát vũ trụ mênh mông vô tận qua lăng kính của mình. Nhà khoa học nổi tiếng Newton đã thốt lên: “Ôi thật tuyệt vời! tôi đã nhìn thấy Thiên Chúa qua ống kính của tôi”.
Vũ trụ là bầu trời trăng sao, là thiên nhiên huyền ảo, là kỳ công tuyệt vời của Thiên Chúa. Vũ trụ là tác phẩm của Thiên Chúa tạo dựng và an bài. Ngài sống trong tạo vật vì Ngài là nguyên nhân cứu cánh của mọi tạo vật. Ngài hiện diện trong vũ trụ, trong trời đất bao la, trong sông sâu biển cả, trong nước đổ thác ngàn, trong cỏ cây cầm thú và trong mỗi chúng ta.
Nhờ những nghiên cứu của khoa học mà chúng ta biết được nhiều hơn về Thiên Chúa, về đấng sáng tạo. Nhà vật lý học Paul Davies đã xuất bản nhiều tác phẩm khám phá về Thiên Chúa. Ông đã quả quyết: “Khoa học đã cống hiến những bước vững chắc đến với Thiên Chúa hơn là tôn giáo”. Quả vậy, sự hiện diện của Thiên Chúa là điều mà các nhà khoa học không hề chối cãi. Trong khi khám phá vẻ đẹp của vũ trụ bao la, Paul Davies đã nhận ra Thiên Chúa, ông nói: “Không thể là một khoa học gia, dù là khoa học gia vô thần mà không bị choáng ngợp bởi vẻ đẹp mỹ lệ, chói ngời hòa hợp tinh xảo của thiên nhiên do một tay Thượng Đế tạo nên”.
Như vậy, khoa học và tôn giáo không phải là sự đối lập nhau, nhưng ở giữa luôn là chiếc cầu nối qua lại và tôn vinh nhau. Mà cả hai cùng tôn vinh Thiên Chúa – Đấng sáng tạo cả khoa học và tôn giáo. Giải thưởng Templeton được xem như là chiếc cầu nối giữa các nhà khoa học với tư tưởng tôn giáo. Tuy giải này chỉ được tưởng thưởng cho một số người đặc biệt là các khoa học gia nhưng cũng có những nhà tôn giáo nổi tiếng đã được nhận giải như mục sư nổi tiếng của Hoa Kỳ Bill Graham, Mẹ Têrêxa thành Cancutta, … Bởi người ta nhận thấy rằng tôn giáo và khoa học luôn có một điểm chung, điểm chung đó chính là Đấng sáng tạo.
Trong bộ sách Những cuộc trở lại của thế kỷ XX, người ta thấy rất đông các nhà khoa học, bác học và giáo sư danh tiếng trên thế giới như: Pasteur, Einstein, Marie Curie, Newton, … đã viết hồi ký thú nhận: Sở dĩ các vị này tìm về với Thượng Đế mà cụ thể là Thiên Chúa trong đạo Công giáo, vì trong suốt cuộc đời nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi về vũ trụ mênh mông bao la, sự cấu tạo thể lý các tạo vật. Đặc biệt, là cấu trúc kỳ diệu nơi thân xác con người. Họ không thể nào không nhìn nhận có một nguyên nhân cơ bản an bài tất cả vũ trụ đó là Thiên Chúa. Từ đó, các vị này không thể nào không tìm cho đời mình một lý tưởng, một điểm tựa đó là niềm tin vào Thiên Chúa.
Không cần phải nói ở đâu xa, thân xác của chúng ta là một tiểu vũ trụ kỳ diệu mà con người chưa khám phá ra hết. Mỗi bộ phận trên cơ thể người chúng ta là một kỳ công tuyệt diệu của Thiên Chúa. Ví như, óc não của con người là một bộ máy siêu điện toán, hết sức phức tạp và tinh vi. Khoa học có thể sáng chế những người máy, robot nhưng dù có tiến bộ đi mấy khoa học cũng không thể tạo ra được sự sống. Khoa học cũng sẽ không bao giờ làm cho người chết được sống lại. Đó là quyền của Thiên Chúa.
Nếu tất cả những khám phá khoa học đều bắt nguồn từ những câu hỏi, mà con người tự đặt ra khi nhìn ngắm vũ trụ, thì sự ngây ngất trước những kỳ công của sáng tạo, trước tình cảm, tình người cũng là động lực giúp chúng ta thấy được, cảm mến được sự hiện diện và tác động kỳ diệu của Thiên Chúa. Với niềm tin vào Thiên Chúa, ta xác tín rằng mỗi giây phút sống trong cuộc đời là một hồng ân cứu độ. Khi con tim vẫn tiếp tục đập, mũi vẫn tiếp tục thở đó là tặng phẩm quý nhất Chúa ban cho chúng ta.
Cái nhìn ấy, sẽ giúp chúng ta thấy được giá trị của những công việc âm thầm, những hy sinh thầm lặng từng ngày của ta. Cái nhìn ấy sẽ mang lại cho ta sức mạnh để phấn đấu khi phải đương đầu với bệnh tật, với thử thách cam go, với mất mát trong cuộc sống. Một Thiên Chúa luôn luôn làm những điều kỳ diệu cũng chính là đấng đang hiện diện trong từng giây phút trong cuộc đời của ta, để đem lại cho ta những điều thiện hảo để ta cùng bước đi với Ngài. Khoa học và tôn giáo có cùng một điểm chung là Đấng sáng tạo, là Thượng Đế của muôn loài.
Một giải thưởng khoa học lớn dành cho những người làm việc tôn giáo điều đó đã làm tôi đặt ra câu hỏi: tôn giáo và khoa học có mối quan hệ gì với nhau? Trong khi ở các trường học Việt Nam luôn dạy rằng. Sự ra đời của khoa học đã phá tan tư tưởng của nhà thờ. Khoa học đã chứng minh rằng không có Thiên Chúa, không có Thượng Đế gì hết. Con người chỉ là một loài động vật bậc cao chết đi là hết, không còn sự sống nào nữa. Cuộc sống đời này là thiên đường duy nhất của con người, … Những luồng tư tưởng này của chủ nghĩa vô thần đã ảnh hưởng một cách sâu sắc trong ý thức hệ của giới trẻ ngày nay. Vì thế, khi lớn lên rất khó để một thanh niên chấp nhận Giáo lý tôn giáo (cụ thể là Kitô giáo), trong khi tư tưởng của họ luôn nghĩ rằng, Giáo lý của nhà thờ đã bị phá tan bởi ánh sáng của khoa học hiện đại.
Hay trong nhiều sách giáo dục Kitô giáo thì lại nhận định rằng: khoa học tiến bộ đã làm cho con người xa rời Thiên Chúa. Nhờ sự tiến bộ của khoa học đã đưa đến một đời sống vật chất đầy đủ. Khoa học đã mở rộng nhãn giới, phát minh ra những định luật, thay đổi những quan niệm cũ, có thể làm thay đổi cả thế giới. Khoa học làm cho việc chế biến được mau lẹ, sản xuất thì nhanh chóng. Con người giờ chỉ cần hưởng thụ những thành tựu đó của khoa học. Nhưng khi hưởng thụ một cách thái quá, cộng với sự yếu đuối của thể xác làm họ quên mất đời sống tinh thần, đời sống thiêng liêng. Họ chỉ biết chạy theo những thành tựu của khoa học mà dần quên mất đi sự hiện diện của Thiên Chúa.
Thực trạng đó, đưa ta đến một vấn đề, có phải khoa học đã phá vỡ tư tưởng của tôn giáo không? Và khoa học càng phát triển thì tôn giáo càng mai một không? Xin được trả lời là Không! Blaise Pascal một nhà khoa học đồng thời cũng là một nhà tư tưởng nổi tiếng người Pháp đã trả lời: “Tất cả mọi cố gắng của khoa học không thể làm suy yếu những chân lý của tôn giáo, nhưng chỉ làm cho những chân lý ấy cất cánh cao hơn”.
Một câu trả lời của một nhà khoa học lớn đã làm thỏa mãn tư tưởng của những con người có niềm tin tôn giáo. Ai trong chúng ta cũng biết ánh sáng của chân lý và ánh sáng của sự thật bao giờ cũng chỉ là một ánh sáng. Nhưng người ta có thể tìm đến chân lý qua nhiều phương thức khác nhau, hoặc bằng lý trí của suy luận hoặc bằng lý lẽ của con tim. Nói một cách khác, người ta có thể tìm đến chân lý qua những khám phá của khoa học thực nghiệm hoặc qua niềm tin tôn giáo với những chân lý siêu hình đã được mạc khải. Chính Đức Kitô đã tuyến bố: “Tôi chính là chân lý và tôi đến để làm chứng cho chân lý ấy”.
Tôn giáo là tư tưởng ra đời từ ngàn xưa, Nó ra đời trước rất nhiều so với các nghiên cứu của khoa học. Và từ cổ chí kim, con người giải thích mọi hiện tượng của tự nhiên đều dựa vào tư tưởng của tôn giáo. Khi những nghiên cứu khoa học ra đời họ đã tìm ra được những cách giải thích khác. Họ đã tìm ra được những quy luật, những quan niệm mới mẻ, cụ thể, chi tiết nhưng nó cũng không thay thế những tư tưởng của tôn giáo mà nó lại làm cho các tư tưởng đó được cất cánh cao hơn. Nhiều nhà khoa học đã tin tưởng một cách chắc chắn rằng vũ trụ mà chúng ta đang sống không phải là một cấu tạo ngẫu nhiên, nhưng là một tuyệt tác của một trật tự siêu việt. khi quan sát vũ trụ mênh mông vô tận qua lăng kính của mình. Nhà khoa học nổi tiếng Newton đã thốt lên: “Ôi thật tuyệt vời! tôi đã nhìn thấy Thiên Chúa qua ống kính của tôi”.
Vũ trụ là bầu trời trăng sao, là thiên nhiên huyền ảo, là kỳ công tuyệt vời của Thiên Chúa. Vũ trụ là tác phẩm của Thiên Chúa tạo dựng và an bài. Ngài sống trong tạo vật vì Ngài là nguyên nhân cứu cánh của mọi tạo vật. Ngài hiện diện trong vũ trụ, trong trời đất bao la, trong sông sâu biển cả, trong nước đổ thác ngàn, trong cỏ cây cầm thú và trong mỗi chúng ta.
Nhờ những nghiên cứu của khoa học mà chúng ta biết được nhiều hơn về Thiên Chúa, về đấng sáng tạo. Nhà vật lý học Paul Davies đã xuất bản nhiều tác phẩm khám phá về Thiên Chúa. Ông đã quả quyết: “Khoa học đã cống hiến những bước vững chắc đến với Thiên Chúa hơn là tôn giáo”. Quả vậy, sự hiện diện của Thiên Chúa là điều mà các nhà khoa học không hề chối cãi. Trong khi khám phá vẻ đẹp của vũ trụ bao la, Paul Davies đã nhận ra Thiên Chúa, ông nói: “Không thể là một khoa học gia, dù là khoa học gia vô thần mà không bị choáng ngợp bởi vẻ đẹp mỹ lệ, chói ngời hòa hợp tinh xảo của thiên nhiên do một tay Thượng Đế tạo nên”.
Như vậy, khoa học và tôn giáo không phải là sự đối lập nhau, nhưng ở giữa luôn là chiếc cầu nối qua lại và tôn vinh nhau. Mà cả hai cùng tôn vinh Thiên Chúa – Đấng sáng tạo cả khoa học và tôn giáo. Giải thưởng Templeton được xem như là chiếc cầu nối giữa các nhà khoa học với tư tưởng tôn giáo. Tuy giải này chỉ được tưởng thưởng cho một số người đặc biệt là các khoa học gia nhưng cũng có những nhà tôn giáo nổi tiếng đã được nhận giải như mục sư nổi tiếng của Hoa Kỳ Bill Graham, Mẹ Têrêxa thành Cancutta, … Bởi người ta nhận thấy rằng tôn giáo và khoa học luôn có một điểm chung, điểm chung đó chính là Đấng sáng tạo.
Trong bộ sách Những cuộc trở lại của thế kỷ XX, người ta thấy rất đông các nhà khoa học, bác học và giáo sư danh tiếng trên thế giới như: Pasteur, Einstein, Marie Curie, Newton, … đã viết hồi ký thú nhận: Sở dĩ các vị này tìm về với Thượng Đế mà cụ thể là Thiên Chúa trong đạo Công giáo, vì trong suốt cuộc đời nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi về vũ trụ mênh mông bao la, sự cấu tạo thể lý các tạo vật. Đặc biệt, là cấu trúc kỳ diệu nơi thân xác con người. Họ không thể nào không nhìn nhận có một nguyên nhân cơ bản an bài tất cả vũ trụ đó là Thiên Chúa. Từ đó, các vị này không thể nào không tìm cho đời mình một lý tưởng, một điểm tựa đó là niềm tin vào Thiên Chúa.
Không cần phải nói ở đâu xa, thân xác của chúng ta là một tiểu vũ trụ kỳ diệu mà con người chưa khám phá ra hết. Mỗi bộ phận trên cơ thể người chúng ta là một kỳ công tuyệt diệu của Thiên Chúa. Ví như, óc não của con người là một bộ máy siêu điện toán, hết sức phức tạp và tinh vi. Khoa học có thể sáng chế những người máy, robot nhưng dù có tiến bộ đi mấy khoa học cũng không thể tạo ra được sự sống. Khoa học cũng sẽ không bao giờ làm cho người chết được sống lại. Đó là quyền của Thiên Chúa.
Nếu tất cả những khám phá khoa học đều bắt nguồn từ những câu hỏi, mà con người tự đặt ra khi nhìn ngắm vũ trụ, thì sự ngây ngất trước những kỳ công của sáng tạo, trước tình cảm, tình người cũng là động lực giúp chúng ta thấy được, cảm mến được sự hiện diện và tác động kỳ diệu của Thiên Chúa. Với niềm tin vào Thiên Chúa, ta xác tín rằng mỗi giây phút sống trong cuộc đời là một hồng ân cứu độ. Khi con tim vẫn tiếp tục đập, mũi vẫn tiếp tục thở đó là tặng phẩm quý nhất Chúa ban cho chúng ta.
Cái nhìn ấy, sẽ giúp chúng ta thấy được giá trị của những công việc âm thầm, những hy sinh thầm lặng từng ngày của ta. Cái nhìn ấy sẽ mang lại cho ta sức mạnh để phấn đấu khi phải đương đầu với bệnh tật, với thử thách cam go, với mất mát trong cuộc sống. Một Thiên Chúa luôn luôn làm những điều kỳ diệu cũng chính là đấng đang hiện diện trong từng giây phút trong cuộc đời của ta, để đem lại cho ta những điều thiện hảo để ta cùng bước đi với Ngài. Khoa học và tôn giáo có cùng một điểm chung là Đấng sáng tạo, là Thượng Đế của muôn loài.