Tầu du lịch Rotterdam đưa chúng tôi cập bến Warnemunde ở phí Bắc Đức thuộc Biển Bắc vào sáng sớm hôm 5.8.2011. Sau khi ăn sáng trên tầu, chúng tôi lấy xe lửa tốc hành đi thăm thủ đô Bá Linh. Trên đường đi quan sát thấy đồng ruộng và làng mạc nhỏ bé nối tiếp nhau, đa phần thuộc Đông Đức trước kia, và cảnh sắc cho thấy nhiều nơi chưa được phát triền tân tiến như chúng ta mường tượng. Sau 3 giờ tầu lửa tới ga Berlin.
Xem hình ảnh
Chúng tôi lập tức được đưa lên xe bus để đi thăm viếng 10 địa danh quan trọng và thời danh nhất ở thu đô Bá Linh gồm có: Tường Bá Linh, Phố đập kiếng và đốt sách thời quân Nazi, Trạm lính gác Charlie, Vườn tưởng niệm Holocaust, Cổng Brandenburg, Tòa nhà Quốc hội, Điện Chính Phủ, Trạm Ga Xe lứa, Cung điện Charlottenburg, Vận đông trường quốc tế, Tháp nhà thờ đổ nát Gedächtniskirche, Berlin Dom và một số nơi thời danh khác.
Trong những năm 20 của thế kỷ này, Berlin đã từng được thừa nhận không chỉ là trung tâm kinh tế của Đức mà còn là thủ đô văn hoá của châu Âu. Khách tham quan có thể đến thăm Nhà hoà nhạc ở Quảng trường Viện Hàn lâm, nơi biểu diễn của dàn nhạc giao hưởng thành phố, Viện Hàn lâm thanh nhạc (với 1850 chỗ ngồi) và cung biểu diễn nổi tiếng thế giới Friedrich.
Ngược dòng lịch sử: ôn lại vài nét chính của Berlin
Đọc lại lịch sử, chúng ta thấy nước Đức là nơi có nhiều nhân tài mà tên tuổi của họ ảnh hưởng đến vận mạng nhân loại. Những con người như: Karl der Grosse tức là đại đế Charlemagne; người hùng đầu tiên đạ hợp nhất Âu châu sau đế quốc Roma; ông tu Martin Luther đã ly khai Công giáo và lập nên giáo phái Thệ Phản; Karl Marx và Frederick Engels, những nhà lý thuyết và triết gia dẫn tới họa Cộng sản vô thần ảnh hưởng tới sự hung vọng của thế giới cho tới hôm nay; rồi nhà độc tài Hitler với mộng bá chủ thiên hạ đã giết chật bao nhiêu triệu người và làm cho nước Đức lao đao bao nhiêu.
Berlin là thành phố nằm ở phía Đông của nước Đức về diện tích Berlin to nhất ở Châu Âu, có diện tích 883km2, đã trải qua một quá trình lịch sử trên 750 năm. Berlin có nhiều di tích lịch sử, nó chứng kiến sự thăng trầm của lịch sử nước Đức, cũng là nơi trở thành xuất phát điểm của hai cuộc chiến tranh thế giới.
Berlin là một trong những thành phố có nhiều bảo tàng lớn tầm cỡ thế giới. Bên cạnh Bảo tàng lịch sử Đức, Berlin còn có tới 26 bảo tàng các loại và bảo tàng tranh nghệ thuật nổi tiếng như: Nhà bảo tàng dân tộc Berlin, Viện bảo tàng Perganien.
Bức tường Berlin:
Bức tường Berlin vốn chia cắt hai nửa thành phố Berlin, đồng thời là đường biên giới ngăn cách giữa Đông và Tây Đức đã chính thức bị “đập đổ” cách đây tròn 20 năm (tháng 11/1989) sau 28 năm được dựng lên.Ngày 13/8/1961,Cộng sản Đức bắt đầu xây dựng bức tường chia cắt Đông và Tây Berlin nhằm mục đích ngăn cản những cuộc di cư ồ ạt của người dân từ Đông Đức sang Tây Đức. Mãi 28 năm sau (1989), bức tường này mới được kéo sập, mở đường tái lập nước Đức, thống nhất châu Âu.
Năm 1963, Tồng thống Kennedy của Hoa Kỳ thăm Tây Đức và ca tụng dân Tây Đức được tự do. Câu nói bất hủ của Kennedy là 'Ich bin ein Berliner' trong bài diễn văn đọc tại Rathaus Schöneberg. Một vị tổng thống Hoa kỳ khác là Ronald Reagan khi thăm viếng nơi này đã tuyên bố “Torn down that wall” Hãy kéo đổ bức tường này xuống!
Kể từ khi bức tường ngăn đôi thành phố sụp đổ, Berlin là nơi thu hút khách du lịch từ khắp mọi nơi trên thế giới không chỉ bởi vẻ trang hoàng, lộng lẫy, mà còn bởi những nét đẹp văn hóa được lưu giữ qua bao đời nay, nhất là khi thăm nơi này người ta không ngờ được là Đức quốc hồi sinh mau chóng như vậy!
Ngày 2 tháng 5 năm 1945, khi chiến tranh ngừng tiếng súng Berlin chỉ còn một đống gạch vụn. Trong số 245.000 ngôi nhà thì có 60% nhà cửa bị bỏ bom. Thành phố không có điện, nước, khí đốt, và thiếu lương thực, lại bị nạn dịch đe doạ. Hơn 2,5 triệu người đã phải sống trên đống tro tàn.
Tháng 7/1945, quân đội Mỹ, Anh, Pháp tiến vào Berlin để tham gia việc chiếm đóng và kiểm soát thủ đô của nước Đức, theo thoả thuận chung với Liên Xô (cũ) từ 1944-1945 và theo Hiệp ước Potsdam của ba cường quốc phương Tây.
Miền đông Berlin trở thành thủ đô của nước Cộng hoà Dân chủ Đức thuộc Cộng Sản, thành lập ngày 7 tháng 10 năm 1949 và nó tồn tại được 41 năm sau. Trong thập niên 1960, Cộng sản đã cho xây dựng một bức tường phân chia hai nước Đức. 200 người Đông Đức đã bị bắn chết khi vượt tường tìm tự do sang Tây Đức.
Tiến trình thống nhất quốc gia thực sự bắt đầu tích cực vào năm 1991. Khi đó một phần đa số nhỏ, có 338 nghị viên thuận và 320 nghị viên của Quốc hội Đức Bundestag bỏ phiếu chuyên dời cơ quan chính phủ đến Berlin, và như vậy lại một lần nữa Berlin trở thành tủ đô quốc gia. Ngày 8 tháng 9 năm người quân nhân Liên quân Đồng Minh cuối cùng rời Berlin trong một nghi lễ rộn ràng và vui tươi. Đức quốc thốntg nhất thực sự.
Tháng 11/1989 bức tường ngăn cách này bị phá bỏ, Berlin được công nhận trở lại là thủ đô của nước Đức thống nhất.
Công trường Alexander (Alexanderplatz) và Tháp Truyền Hình Fernsehturm
Vào trung tâm thành phố, du khách tới Quảng trường Alexander- vốn bị Anh, Mỹ ném bom trong Thế giới thứ hai - được xây dựng lại năm 1966-1967. Lịch sử của Berlin có thể nói là lớp này chồng chất lên lớp kia và còn có thể khám phá ra được tại công trường Alexander nơi đây.
Qua các thế kỉ nói theo nhau để lại lịch sử kiến trúc, văn hóa và xã hội và thiết kế thành phố. Nơi đây ngày nay có Berlin có những công trình cổ kính, hiện đại gắn liền với lịch sử văn hoá, chính trị. Công trình cao nhất ở Berlin là ngọn tháp truyền hình cao tới 365mét, được xây liền Quảng trường Alexander. Hình cầu có có bảy tầng, thang máy đưa du khách lên đến độ cao 203mét, mỗi chuyển tải được 15 người (ở đây có hai thang máy mỗi lượt chở được 30 người). Trong vòng 40 giây tới đỉnh tháp, du khách có thể nhìn thấy bao quát toàn thành phố qua 60 cửa sổ. Khi ánh mặt trời soi vào của cầu người ta luôn thấy một hình thánh giá sáng phản chiếu bởi ánh sáng trên quả cầu, chữa cách nào cũng không được. Người ta loan truyền rằng đó chính là hậu quả của việc chống Giáo hội Công giáo và giờ đây Đức Benedict trả thù lại với hình thánh giá không phai mờ vậy!
Ngoài cônt trường Alexander Platz còn có công trường Postdamer cũng rất thời danh. Đây là nơi ngày xưa bị chia cắt bởi hai miền nước Đức, nên tới đây có thể nhìn thấy vạch ngăn cách bức tường ngày xưa, nay đã bị phủ bằng những lớp đá. Quảng trường này hiện có mật độ giao thông gần như cao nhất Berlin, xung quanh là những tòa nhà cao tầng, khách sạn và hàng quán. Đây là nơi chuyên trải thảm đỏ đón các ngôi sao ca nhạc, minh tinh màn bạc từ khắp nơi trên thế giới đến với nước Đức.
Gần đây còn có là quảng trường Strausberg với những vòi nước phun rất nghệ thuật. Rẽ về bên trái, ta gặp công viên nhân dân Freidrichshain, một trung tâm nghỉ ngơi giải trí và thể thao.
Nhà thờ Vòm Berlin (Berliner Dom)
Đại vương cung thánh đường Berlin (Berlin Cathedral) được hoàn tất năm 1905, là thánh đường rộng nhất và quan trọng nhất của Giáo hội Tin Lành Đức là là nơi các vị hoàng đế thuộc triều Phổ Prussian Hohenzollern được chôn cất tại đây.
Khải hoàn môn Brandenburg (Brandenburger Tor)
Đến thăm Berlin không thể không ghé thăm Khải hoàn môn – chính đây là biểu tượng của thành phố. Cổng cao 26 mét, rộng 66,5 mét và trước đây cũng là vạch chia đôi ranh giới giữa hai miền Đông và Tây Đức. Cổng Brandenburg được bắt đầu xây dựng từ năm 1788, mãi đến năm 1791 mới hoàn thành. Vua Friedrich Wilhelm II là người đã cho xây chiếc cổng này như biểu tượng của hòa bình.
Đồn gác Charlie (Checkpoint Charlie)
Đồn gác Charlie là cổng vào khu người Mỹ coi ở Đông Đức cùng với cầu Glienicker Bridge thời danh vì trước đây trong chiến tranh lạnh. Nơi trước đây vốn là một trong những trạm kiểm soát giấy tờ của người dân khi họ muốn di chuyển từ Đông sang Tây hoặc ngược lại. Khách du lịch đến đây thường chụp hình làm kỷ niệm để hồi tưởng lại quá khứ năm xưa. Người Berlin cũng biết kiếm tiền bằng cách làm ăn theo thị hiếu khách du lịch: Những anh lính hay các cô ý tá với đầy đủ trang phục theo quân đội Mỹ -trông tưởng thực, nhưng là lính giả! Ai thích chụp hình lưu niệm với hai anh lính đứng gác thì phải trả 2 euro!
Triển lãm hội họa lộ thiên
Đây chính là bức tường Betlin cũ dài 1.3 km cây số trên có vẽ trên 100 bức họa trên tường do các họa sĩ khắp thế giới thể hiện. Đây là phòng họa lộ thiên to nhất thế giới. Các đề tài thường là về chiến tranh, hòa bình, công lý, tàn sát và nhân đạo…
Tưởng niệm Holocaust (Holocaust Memorial)
Vườn tưởng nạn nhân Do thái thời Đức quốc xã (6 triệu người bị sát hại) nằm ở Miite trên “dải đường chết”. Nó cũng gần bức tường gần Cổng khải hoàn môn Brandenburg. Vường kỉ niệm gồm nhiều khối xi măng vuông chữ nhật, kích thước to nhỏ khác nhau… Đến ngắm vườn này nhiều người ra về mang các tâm trạng khác nhau, người thì nói nó trượng trưng cho các quan tài, người khác nói nó là những hành lý người Do thái đề lại khi lên đường đi vào hỏa lò… Nó không tên, không tuổi, nhưng nhắc nhớ chúng ta về sự trống rỗng và thảm cảnh tàn bạo của những nhà cai trị vô nhân bản và ác độc.
Tòa nhà Quốc hội
Berlin còn nổi tiếng với những công trình kiến trúc độc đáo như Tòa nhà Quốc hội, từng bị tàn phá nặng nề sau cuộc hỏa hoạn năm 1933, được tu sửa lại, trở thành một trong những điểm tham quan hoành tráng nhất của thành phố.
Nghị viện Đức (Reichstag)
Sau khi thồng nhất vào ngày 3.10. 1990, Quốc hội Đức quyết định 1 năm sau tái lập Reichstag là tòa nhà hành pháp chính quyền ờ Berlin. Và tái lập tủ đô thống nhất Đức quốc là Berlin.
Ngày nay đến thăm nơi này, là người gốc Việt Nam, chúng ta ngầm cảm thấy chút tự hào vì trong đó có một người gốc Việt Nam là một trong những người quyền lực nhất tại Đức đang ở vị thế quyết định và lèo lái con thuyền chính quyền Đức.
Cung điện Charlottenburg
Người dân Berlin cũng rất tự hào về cung điện Salốtten (Das Charlottenburger Schloss) ở phía tây cũng như hàng loạt các cơ quan đầu não chính trị-xã hội-kinh tế và ngoại giao. Cung điện Charlottenburg nếu nhìn vẻ ngoài, cung điện này không có gì đặc sắc, chỉ là chiếm một diện tích to lớn, nhưng khi vào bên trong thì cả một khoảng sân rộng lớn đầy đủ sắc màu của hoa cỏ cùng với một hồ rộng và những hàng cây xanh tươi làm cho cung điện có một vẻ đẹp kỳ thú. Trước cung điện có bức tượng đồng theo kiểu barrock thời danh nhất là là hoàng tử Frederick trước khi lên ngôi.
Tượng đài Cột Chiến Thắng (Berlin’s Siegessäule)
Đài chiến thắng là đài tưởng niệm mang nhiều sắc thái qua thời đại – từ biểu tượng chiến thắng quân sự Phổ cho tới nơi tập trung của người đồng tính và là địa điểm du kịch thời danh ngày nay, chung quanh có rừng xanh tươi mát và các dòng sông lạch nhỏ bao bọc.
Thánh đường đổ nát Gedächtniskirche hay Kaiser Wilhelm Memorial Church
Thánh đường này là biểu tượng trung tâm của Tây Berlin, là nơi thường tập trung các cuộc biểu tình phản chiến, là biểu tượng Hòa giải. Vào thời đệ nhị thế chiến, bị Đồng Minh dội bom, nhà thờ tan nát chỉ còn một cây tháp phía đông đứng vững. Nói còn lại như dấu vết sự tàn phá của chiến tranh. Chung quanh khu này có rất nhiều bạn trẻ tụ họp ca hát, ăn uống và giải trí.
Siêu thị KaDeWe
Nếu đã có dịp đến Berlin, bạn đừng quên ghé thăm Kürfürstendam - một trong những con đường mua sắm được ưa chuộng ở Berlin, với quy mô lớn nhất châu Âu. Tuy nhiên có một cửa hàng thời danh nhất ở Berlin cho người mua sắm đủ thứ là KaDeWe (Kaufhaus des Westens) hay là chợ siêu thị mạn Tây. Đây là cửa tiệm to nhất trên lục địa Âu châu. Bán đủ thứ sang trọng và bình dân. Nếu không thích mua sắm thì lên tầng lầu thứ 6, bạn có thể nhậu lai rai và mua đồ ăn, thứ nào cũng có… nhậu luôn ở trên các bàn quán dủ ngôn ngữ và đủ sắc thái văn hóa về ẩm thực!
Một lần đến rồi ra đi…
Cảm tưởng về chuyến thăm Berlin (Bá Linh) để lại nhiều ấn tượng xúc động, thảm cảnh 6 triệu người Doi thái bị giết chết. Đại chiến thế giới II chấm dức, và sau một thời gian chia rẻ và phân đôi, Đức quốc hồi sinh và tái thiết… Những thảm cảnh của Cộng sản hãy còn ghi đậm nét trên văn hóa, kiến trúc, tâm tư và trên cuộc sống của dân Đức hiện nay.
Ngày nay Bá Linh đang đối diện với vấn đề đa văn hóa và hội nhập các dân nước tới đây làm việc và ngay cả với dân Đông Đức. Đây là đề tài hãy còn đang là trọng tâm của nền kinh tế và bản sắc văn hóa của Đức.
Đi dọc bờ sông Spree du khách sẽ gặp một hệ thống tàu xe lửa tốc hành mà ga chính là ga miền đông. Giữa ga này là ga tàu lửa express mang tên cầu Fannowitz. Ngay gần đấy là Bảo tàng Maerking giới thiệu một phần lịch sử Berlin.
Về phương tiện giao thông, người Berlin hãnh diện nhất về hệ thống di chuyển tiện lợi nhanh chóng và điều hợp hiệu lực. Cứ chừng 2 phút có chuyến xe bus hay xe tram chở hành khách đi các ngả trong thành phố.
Lịch sử về những sự tàn bạo và vô nhân đạo của Nazi, Hitler, Cộng Sản không thể nào quên được… vẫn còn rõ nét tại Berlin. Sự tàn bạo một thời đã qua, nhưng không hẳn là đã sang trang hoàn toàn. Nhiều nơi, nhiều quốc qia, nhiều dân tộc, trong đó còn có Việt Nam nữa -- lịch sử về sự tàn bạo độc tài và giết choc hãy còn đang thể tái diễn. Không biết đén bao giờ những kẻ vô nhân và tàn ác mới bị trả giá cho sự vô nhân đạo của họ!
Chúng tôi lập tức được đưa lên xe bus để đi thăm viếng 10 địa danh quan trọng và thời danh nhất ở thu đô Bá Linh gồm có: Tường Bá Linh, Phố đập kiếng và đốt sách thời quân Nazi, Trạm lính gác Charlie, Vườn tưởng niệm Holocaust, Cổng Brandenburg, Tòa nhà Quốc hội, Điện Chính Phủ, Trạm Ga Xe lứa, Cung điện Charlottenburg, Vận đông trường quốc tế, Tháp nhà thờ đổ nát Gedächtniskirche, Berlin Dom và một số nơi thời danh khác.
Trong những năm 20 của thế kỷ này, Berlin đã từng được thừa nhận không chỉ là trung tâm kinh tế của Đức mà còn là thủ đô văn hoá của châu Âu. Khách tham quan có thể đến thăm Nhà hoà nhạc ở Quảng trường Viện Hàn lâm, nơi biểu diễn của dàn nhạc giao hưởng thành phố, Viện Hàn lâm thanh nhạc (với 1850 chỗ ngồi) và cung biểu diễn nổi tiếng thế giới Friedrich.
Ngược dòng lịch sử: ôn lại vài nét chính của Berlin
Đọc lại lịch sử, chúng ta thấy nước Đức là nơi có nhiều nhân tài mà tên tuổi của họ ảnh hưởng đến vận mạng nhân loại. Những con người như: Karl der Grosse tức là đại đế Charlemagne; người hùng đầu tiên đạ hợp nhất Âu châu sau đế quốc Roma; ông tu Martin Luther đã ly khai Công giáo và lập nên giáo phái Thệ Phản; Karl Marx và Frederick Engels, những nhà lý thuyết và triết gia dẫn tới họa Cộng sản vô thần ảnh hưởng tới sự hung vọng của thế giới cho tới hôm nay; rồi nhà độc tài Hitler với mộng bá chủ thiên hạ đã giết chật bao nhiêu triệu người và làm cho nước Đức lao đao bao nhiêu.
Berlin là thành phố nằm ở phía Đông của nước Đức về diện tích Berlin to nhất ở Châu Âu, có diện tích 883km2, đã trải qua một quá trình lịch sử trên 750 năm. Berlin có nhiều di tích lịch sử, nó chứng kiến sự thăng trầm của lịch sử nước Đức, cũng là nơi trở thành xuất phát điểm của hai cuộc chiến tranh thế giới.
Berlin là một trong những thành phố có nhiều bảo tàng lớn tầm cỡ thế giới. Bên cạnh Bảo tàng lịch sử Đức, Berlin còn có tới 26 bảo tàng các loại và bảo tàng tranh nghệ thuật nổi tiếng như: Nhà bảo tàng dân tộc Berlin, Viện bảo tàng Perganien.
Bức tường Berlin:
Bức tường Berlin vốn chia cắt hai nửa thành phố Berlin, đồng thời là đường biên giới ngăn cách giữa Đông và Tây Đức đã chính thức bị “đập đổ” cách đây tròn 20 năm (tháng 11/1989) sau 28 năm được dựng lên.Ngày 13/8/1961,Cộng sản Đức bắt đầu xây dựng bức tường chia cắt Đông và Tây Berlin nhằm mục đích ngăn cản những cuộc di cư ồ ạt của người dân từ Đông Đức sang Tây Đức. Mãi 28 năm sau (1989), bức tường này mới được kéo sập, mở đường tái lập nước Đức, thống nhất châu Âu.
Năm 1963, Tồng thống Kennedy của Hoa Kỳ thăm Tây Đức và ca tụng dân Tây Đức được tự do. Câu nói bất hủ của Kennedy là 'Ich bin ein Berliner' trong bài diễn văn đọc tại Rathaus Schöneberg. Một vị tổng thống Hoa kỳ khác là Ronald Reagan khi thăm viếng nơi này đã tuyên bố “Torn down that wall” Hãy kéo đổ bức tường này xuống!
Kể từ khi bức tường ngăn đôi thành phố sụp đổ, Berlin là nơi thu hút khách du lịch từ khắp mọi nơi trên thế giới không chỉ bởi vẻ trang hoàng, lộng lẫy, mà còn bởi những nét đẹp văn hóa được lưu giữ qua bao đời nay, nhất là khi thăm nơi này người ta không ngờ được là Đức quốc hồi sinh mau chóng như vậy!
Ngày 2 tháng 5 năm 1945, khi chiến tranh ngừng tiếng súng Berlin chỉ còn một đống gạch vụn. Trong số 245.000 ngôi nhà thì có 60% nhà cửa bị bỏ bom. Thành phố không có điện, nước, khí đốt, và thiếu lương thực, lại bị nạn dịch đe doạ. Hơn 2,5 triệu người đã phải sống trên đống tro tàn.
Tháng 7/1945, quân đội Mỹ, Anh, Pháp tiến vào Berlin để tham gia việc chiếm đóng và kiểm soát thủ đô của nước Đức, theo thoả thuận chung với Liên Xô (cũ) từ 1944-1945 và theo Hiệp ước Potsdam của ba cường quốc phương Tây.
Miền đông Berlin trở thành thủ đô của nước Cộng hoà Dân chủ Đức thuộc Cộng Sản, thành lập ngày 7 tháng 10 năm 1949 và nó tồn tại được 41 năm sau. Trong thập niên 1960, Cộng sản đã cho xây dựng một bức tường phân chia hai nước Đức. 200 người Đông Đức đã bị bắn chết khi vượt tường tìm tự do sang Tây Đức.
Tiến trình thống nhất quốc gia thực sự bắt đầu tích cực vào năm 1991. Khi đó một phần đa số nhỏ, có 338 nghị viên thuận và 320 nghị viên của Quốc hội Đức Bundestag bỏ phiếu chuyên dời cơ quan chính phủ đến Berlin, và như vậy lại một lần nữa Berlin trở thành tủ đô quốc gia. Ngày 8 tháng 9 năm người quân nhân Liên quân Đồng Minh cuối cùng rời Berlin trong một nghi lễ rộn ràng và vui tươi. Đức quốc thốntg nhất thực sự.
Tháng 11/1989 bức tường ngăn cách này bị phá bỏ, Berlin được công nhận trở lại là thủ đô của nước Đức thống nhất.
Công trường Alexander (Alexanderplatz) và Tháp Truyền Hình Fernsehturm
Vào trung tâm thành phố, du khách tới Quảng trường Alexander- vốn bị Anh, Mỹ ném bom trong Thế giới thứ hai - được xây dựng lại năm 1966-1967. Lịch sử của Berlin có thể nói là lớp này chồng chất lên lớp kia và còn có thể khám phá ra được tại công trường Alexander nơi đây.
Qua các thế kỉ nói theo nhau để lại lịch sử kiến trúc, văn hóa và xã hội và thiết kế thành phố. Nơi đây ngày nay có Berlin có những công trình cổ kính, hiện đại gắn liền với lịch sử văn hoá, chính trị. Công trình cao nhất ở Berlin là ngọn tháp truyền hình cao tới 365mét, được xây liền Quảng trường Alexander. Hình cầu có có bảy tầng, thang máy đưa du khách lên đến độ cao 203mét, mỗi chuyển tải được 15 người (ở đây có hai thang máy mỗi lượt chở được 30 người). Trong vòng 40 giây tới đỉnh tháp, du khách có thể nhìn thấy bao quát toàn thành phố qua 60 cửa sổ. Khi ánh mặt trời soi vào của cầu người ta luôn thấy một hình thánh giá sáng phản chiếu bởi ánh sáng trên quả cầu, chữa cách nào cũng không được. Người ta loan truyền rằng đó chính là hậu quả của việc chống Giáo hội Công giáo và giờ đây Đức Benedict trả thù lại với hình thánh giá không phai mờ vậy!
Ngoài cônt trường Alexander Platz còn có công trường Postdamer cũng rất thời danh. Đây là nơi ngày xưa bị chia cắt bởi hai miền nước Đức, nên tới đây có thể nhìn thấy vạch ngăn cách bức tường ngày xưa, nay đã bị phủ bằng những lớp đá. Quảng trường này hiện có mật độ giao thông gần như cao nhất Berlin, xung quanh là những tòa nhà cao tầng, khách sạn và hàng quán. Đây là nơi chuyên trải thảm đỏ đón các ngôi sao ca nhạc, minh tinh màn bạc từ khắp nơi trên thế giới đến với nước Đức.
Gần đây còn có là quảng trường Strausberg với những vòi nước phun rất nghệ thuật. Rẽ về bên trái, ta gặp công viên nhân dân Freidrichshain, một trung tâm nghỉ ngơi giải trí và thể thao.
Nhà thờ Vòm Berlin (Berliner Dom)
Đại vương cung thánh đường Berlin (Berlin Cathedral) được hoàn tất năm 1905, là thánh đường rộng nhất và quan trọng nhất của Giáo hội Tin Lành Đức là là nơi các vị hoàng đế thuộc triều Phổ Prussian Hohenzollern được chôn cất tại đây.
Khải hoàn môn Brandenburg (Brandenburger Tor)
Đến thăm Berlin không thể không ghé thăm Khải hoàn môn – chính đây là biểu tượng của thành phố. Cổng cao 26 mét, rộng 66,5 mét và trước đây cũng là vạch chia đôi ranh giới giữa hai miền Đông và Tây Đức. Cổng Brandenburg được bắt đầu xây dựng từ năm 1788, mãi đến năm 1791 mới hoàn thành. Vua Friedrich Wilhelm II là người đã cho xây chiếc cổng này như biểu tượng của hòa bình.
Đồn gác Charlie (Checkpoint Charlie)
Đồn gác Charlie là cổng vào khu người Mỹ coi ở Đông Đức cùng với cầu Glienicker Bridge thời danh vì trước đây trong chiến tranh lạnh. Nơi trước đây vốn là một trong những trạm kiểm soát giấy tờ của người dân khi họ muốn di chuyển từ Đông sang Tây hoặc ngược lại. Khách du lịch đến đây thường chụp hình làm kỷ niệm để hồi tưởng lại quá khứ năm xưa. Người Berlin cũng biết kiếm tiền bằng cách làm ăn theo thị hiếu khách du lịch: Những anh lính hay các cô ý tá với đầy đủ trang phục theo quân đội Mỹ -trông tưởng thực, nhưng là lính giả! Ai thích chụp hình lưu niệm với hai anh lính đứng gác thì phải trả 2 euro!
Triển lãm hội họa lộ thiên
Đây chính là bức tường Betlin cũ dài 1.3 km cây số trên có vẽ trên 100 bức họa trên tường do các họa sĩ khắp thế giới thể hiện. Đây là phòng họa lộ thiên to nhất thế giới. Các đề tài thường là về chiến tranh, hòa bình, công lý, tàn sát và nhân đạo…
Tưởng niệm Holocaust (Holocaust Memorial)
Vườn tưởng nạn nhân Do thái thời Đức quốc xã (6 triệu người bị sát hại) nằm ở Miite trên “dải đường chết”. Nó cũng gần bức tường gần Cổng khải hoàn môn Brandenburg. Vường kỉ niệm gồm nhiều khối xi măng vuông chữ nhật, kích thước to nhỏ khác nhau… Đến ngắm vườn này nhiều người ra về mang các tâm trạng khác nhau, người thì nói nó trượng trưng cho các quan tài, người khác nói nó là những hành lý người Do thái đề lại khi lên đường đi vào hỏa lò… Nó không tên, không tuổi, nhưng nhắc nhớ chúng ta về sự trống rỗng và thảm cảnh tàn bạo của những nhà cai trị vô nhân bản và ác độc.
Tòa nhà Quốc hội
Berlin còn nổi tiếng với những công trình kiến trúc độc đáo như Tòa nhà Quốc hội, từng bị tàn phá nặng nề sau cuộc hỏa hoạn năm 1933, được tu sửa lại, trở thành một trong những điểm tham quan hoành tráng nhất của thành phố.
Nghị viện Đức (Reichstag)
Sau khi thồng nhất vào ngày 3.10. 1990, Quốc hội Đức quyết định 1 năm sau tái lập Reichstag là tòa nhà hành pháp chính quyền ờ Berlin. Và tái lập tủ đô thống nhất Đức quốc là Berlin.
Ngày nay đến thăm nơi này, là người gốc Việt Nam, chúng ta ngầm cảm thấy chút tự hào vì trong đó có một người gốc Việt Nam là một trong những người quyền lực nhất tại Đức đang ở vị thế quyết định và lèo lái con thuyền chính quyền Đức.
Cung điện Charlottenburg
Người dân Berlin cũng rất tự hào về cung điện Salốtten (Das Charlottenburger Schloss) ở phía tây cũng như hàng loạt các cơ quan đầu não chính trị-xã hội-kinh tế và ngoại giao. Cung điện Charlottenburg nếu nhìn vẻ ngoài, cung điện này không có gì đặc sắc, chỉ là chiếm một diện tích to lớn, nhưng khi vào bên trong thì cả một khoảng sân rộng lớn đầy đủ sắc màu của hoa cỏ cùng với một hồ rộng và những hàng cây xanh tươi làm cho cung điện có một vẻ đẹp kỳ thú. Trước cung điện có bức tượng đồng theo kiểu barrock thời danh nhất là là hoàng tử Frederick trước khi lên ngôi.
Tượng đài Cột Chiến Thắng (Berlin’s Siegessäule)
Đài chiến thắng là đài tưởng niệm mang nhiều sắc thái qua thời đại – từ biểu tượng chiến thắng quân sự Phổ cho tới nơi tập trung của người đồng tính và là địa điểm du kịch thời danh ngày nay, chung quanh có rừng xanh tươi mát và các dòng sông lạch nhỏ bao bọc.
Thánh đường đổ nát Gedächtniskirche hay Kaiser Wilhelm Memorial Church
Thánh đường này là biểu tượng trung tâm của Tây Berlin, là nơi thường tập trung các cuộc biểu tình phản chiến, là biểu tượng Hòa giải. Vào thời đệ nhị thế chiến, bị Đồng Minh dội bom, nhà thờ tan nát chỉ còn một cây tháp phía đông đứng vững. Nói còn lại như dấu vết sự tàn phá của chiến tranh. Chung quanh khu này có rất nhiều bạn trẻ tụ họp ca hát, ăn uống và giải trí.
Siêu thị KaDeWe
Nếu đã có dịp đến Berlin, bạn đừng quên ghé thăm Kürfürstendam - một trong những con đường mua sắm được ưa chuộng ở Berlin, với quy mô lớn nhất châu Âu. Tuy nhiên có một cửa hàng thời danh nhất ở Berlin cho người mua sắm đủ thứ là KaDeWe (Kaufhaus des Westens) hay là chợ siêu thị mạn Tây. Đây là cửa tiệm to nhất trên lục địa Âu châu. Bán đủ thứ sang trọng và bình dân. Nếu không thích mua sắm thì lên tầng lầu thứ 6, bạn có thể nhậu lai rai và mua đồ ăn, thứ nào cũng có… nhậu luôn ở trên các bàn quán dủ ngôn ngữ và đủ sắc thái văn hóa về ẩm thực!
Một lần đến rồi ra đi…
Cảm tưởng về chuyến thăm Berlin (Bá Linh) để lại nhiều ấn tượng xúc động, thảm cảnh 6 triệu người Doi thái bị giết chết. Đại chiến thế giới II chấm dức, và sau một thời gian chia rẻ và phân đôi, Đức quốc hồi sinh và tái thiết… Những thảm cảnh của Cộng sản hãy còn ghi đậm nét trên văn hóa, kiến trúc, tâm tư và trên cuộc sống của dân Đức hiện nay.
Ngày nay Bá Linh đang đối diện với vấn đề đa văn hóa và hội nhập các dân nước tới đây làm việc và ngay cả với dân Đông Đức. Đây là đề tài hãy còn đang là trọng tâm của nền kinh tế và bản sắc văn hóa của Đức.
Đi dọc bờ sông Spree du khách sẽ gặp một hệ thống tàu xe lửa tốc hành mà ga chính là ga miền đông. Giữa ga này là ga tàu lửa express mang tên cầu Fannowitz. Ngay gần đấy là Bảo tàng Maerking giới thiệu một phần lịch sử Berlin.
Về phương tiện giao thông, người Berlin hãnh diện nhất về hệ thống di chuyển tiện lợi nhanh chóng và điều hợp hiệu lực. Cứ chừng 2 phút có chuyến xe bus hay xe tram chở hành khách đi các ngả trong thành phố.
Lịch sử về những sự tàn bạo và vô nhân đạo của Nazi, Hitler, Cộng Sản không thể nào quên được… vẫn còn rõ nét tại Berlin. Sự tàn bạo một thời đã qua, nhưng không hẳn là đã sang trang hoàn toàn. Nhiều nơi, nhiều quốc qia, nhiều dân tộc, trong đó còn có Việt Nam nữa -- lịch sử về sự tàn bạo độc tài và giết choc hãy còn đang thể tái diễn. Không biết đén bao giờ những kẻ vô nhân và tàn ác mới bị trả giá cho sự vô nhân đạo của họ!