Chúa nhật 21 thường niên, năm A
Mat 16,13-20.A

Khi nói về người nào đó chúng ta thường biết về người đó hoặc là qua truyền thông, báo chí, hoặc nghe người khác nói về người đó hoặc chính mình gặp nói chuyện với người đó. Tất cả những hiểu biết trên ít nhiều giúp chúng ta biết về người nào.

Nhận định của các nhà truyền thông thường là quan điểm riêng. Nhà báo thường nghe người khác thuật lại sự kiện để viết tin mà ít khi có cơ may nhìn thấy sự kiện xảy ra. Họ không trực tiếp chứng kiến điều xảy ra mà thường nhìn vào hậu quả của sự việc. Người làm công tác truyền thông đôi khi đi phỏng vấn người khác để lấy tin viết bài. Chúng ta không nghi ngờ về nhận xét của người khác đúng sai, nhưng ghi nhận những thông báo trên truyền thông không phải luôn chính xác. Ngoài ra cũng nên ghi nhận nhà báo khó tránh khỏi ảnh hưởng xu hướng xã hội, chính trị, quan điểm riêng, chi phối bài viết khi nhận định.

Dẫu thế nhận định của họ được nhiều người vin vào để lí luận, dùng như bằng chứng, chứng cớ hỗ trợ cho lí luận của mìn. Dựa vào truyền thông để lí luận, nhận xét là vay mượn tư tưởng, nhận xét của người khác. Dẫu thế nhận định của họ được nhiều người vin vào để lí luận, dùng như bằng chứng, chứng cớ hỗ trợ cho lí luận của mìn. Dựa vào truyền thông để lí luận, nhận xét là vay mượn tư tưởng, nhận xét của người khác.

Nhận xét đáng tin cậy hơn cả là do mắt thấy, tai nghe. Điều đó trở thành nhận xét của riêng cá nhân mình mà không phải là vay mượn, phán đoán do người khác làm dùm. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng có cơ hội để mắt thấy tai nghe. Hầu hết là chúng ta đọc tường thuật hay đọc bài người đó viết ra. Đọc điều viết ra có lợi điểm là có thời gian suy nghĩ, nhận định và có thể đọc đi đọc lại nhiều lần. Tuy nhiên vẫn khó có thể xác định đây là nhận xét chính xác nhất vì mọi nhận xét về người khác đều phiếm diện, bất toàn.

Đây chính là lí do tại sao có nhiều cái nhìn khác nhau về con người Giêsu khi Ngài hỏi các môn đệ người ta nhận xét Con Người là ai. Các môn đệ thuật lại cho Thầy biết người ta nói gì về Thầy.

Người thì bảo là Gioan Tẩy Giả, kẻ thì bảo là Êlia, kẻ khác lại bảo là Giêrêmia hay một tiên tri nào đó.

Khi hỏi câu này phải chăng Đức Kitô ngụ ý nhắc các môn đệ hãy cẩn trọng khi nghe đồn thổi về người này, người nọ vì đồn thổi hay nhận định của người khác về cá nhân nào. Không ít thì nhiều đều có sai lầm. Sai lầm ở điểm họ chỉ nhìn biết bề ngoài, nhận xét phiếm diện mà không đủ khả năng nhìn thấu suốt bên trong. Dù nhận xét đó có được thử đi thử lại nhiều lần cũng vẫn sai. Người nhận xét thì lo quan sát, dòm trộm, nhìn lén. Người bị nhận xét lại đóng kịch, trình diễn nên cả hai đều cố tình đánh lạc hướng nhau. Mục đích chính của sự việc đều qui vào lợi nhuận. Nói đến lợi nhuận là nói đến tư lợi. Nói đến tư lợi là nói đến việc làm lợi cho tư nhân, cá nhân. Tư lợi cá nhân đặt lên hàng đầu.

Đức Kitô hỏi các môn đệ xem các ông nhận xét Thầy mình ra sao?

Simon Phêrô đại diện anh em thưa,

Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống.
Hỡi Simon con ông Giona, con có phúc, vì chẳng phải xác thịt hay máu huyết mạc khải cho con, nhưng là Cha Thầy, Đấng ngự trên trời.


Đức Kitô lên tiếng khen Phêrô. Ngài cho biết để nhận xét đúng về cá nhân người nào đó cần có sự soi sáng của Thiên Chúa. Mọi nhận xét khác đều có thể sai lầm ngoại trừ sự soi sáng của Thiên Chúa. Điều này giúp chúng ta cẩn trọng trong nhận định, phê bình người khác. Bề ngoài chúng ta nhìn thấy họ sai lầm, phạm lỗi nhưng lí do bên trong thúc đẩy, dẫn đến sai lầm chúng ta không thể dò thấu. Cần cẩn trọng và nhẹ nhàng trong phán đoán, phê bình, nhận định người khác. Cá nhân nào cũng có thời sống tốt lành, lúc dở chứng để thói xấu ảnh hưởng đến cách hành xử, thói xấu làm chủ lời nói, hành động. Lí do nào dẫn đến tình trạng đó? Ta không rõ. Hãy nhìn sự việc như trên đáng thương hơn đáng trách, đáng tội nghiệp hơn kết án. Hãy cảm thông đón nhận, cầu nguyện để Chúa soi sáng họ trở về cùng Chúa.

Đây chính là trường hợp của Phêrô khi ông lên tiếng căn ngăn Đức Kitô đừng làm theo ý Chúa Cha. Đức Kitô khiển trách ông.

Hỡi Satan, hãy lui ra đàng sau Thầy, con làm cho Thầy vấp phạm, vì con chẳng hiểu biết những sự thuộc về Thiên Chúa, mà chỉ hiểu biết những sự thuộc về loài người c.20

Rõ ràng, mọi nhận xét chính đáng đến từ Thiên Chúa, mọi nhận xét, hiểu biết thuộc về loài người đều chứa đựng ít nhiều sai lầm. Ngay cả những lời nói xem ra có vẻ tốt lành.
Thánh Phaolô tóm gọn sự khôn ngoan của Thiên Chúa như sau,

Ôi thẳm sâu thay sự giàu có, thượng trí và thông biết của Thiên Chúa: sự phán quyết của Người làm sao hiểu được, và đường lối của Người làm sao dò được! Vì chưng, nào ai biết được ý Chúa Rm 11,33-34

Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org