Chúa Nhật 24 thường niên, năm A
Mt 18, 21-35
Ít có ai ngờ được việc tha thứ và lời cầu được Chúa nhận lời đi chung với nhau. Vì thế lời cầu nguyện mang ý xấu, có tính cách nguyền rủa, hoặc xin cho kẻ mình ghét bị hại chắc chắn không bao giờ Chúa nhận lời. Vì sao?
Vì cầu trong tình trạng hằn thù, ghen ghét, thiếu bác ái. Nếu có ai tự hào, Chúa đáp trả lời cầu khiến kẻ thù mình bị nạn đó chính là tự hào hão, vu vơ, thiếu căn cứ. sách Huấn Ca hôm nay dậy thật rõ.
Ngươi hãy tha thứ cho kẻ làm hại ngươi, thì khi ngươi cầu nguyện, ngươi sẽ được tha. Người này tích lòng giận ghét người kia, mà dám xin Chúa cứu chữa sao? Nó chẳng thương xót người đồng loại với nó, mà còn cầu xin tha thứ tội lỗi nó làm sao? Nó là xác thịt mà tích lòng thịnh nộ, thì dám xin Chúa tha thứ làm sao? Ai sẽ khẩn cầu cho tội ác nó? Hc 28,1-3
Bởi vì Chúa là Đấng từ bi và hay thương xót, chậm bất bình và mau thứ tha. Đây chính là lời cha ông chúng ta ca tụng tình yêu Chúa. Bản chất của cầu nguyện là thực thi bác ái. Bác ái ở đây hiểu là bác ái của lời ta cầu xin và bác ái của ân sủng Chúa ban. Xin cho người mình không ưa gặp sự khó, tai nạn là hành động thiếu bác ái. Thiếu bác ái là trái với bản tính của Chúa nên lời cầu chắc chắn không được Chúa nhận lời.
Thứ hai, thiếu thứ tha không thể là con Chúa. Thiếu thứ tha là sống tinh thần người ngoại tộc, không phải tinh thần con cái trong nhà, không phải tinh thần anh chị em cùng gia đình mà Chúa là Cha. Trong kinh Lậy Cha Đức Kitô dậy. Xin Cha tha nợ chúng con như chúng con cũng tha cho kẻ mắc lỗi với chúng con. Không sống tinh thần thứ tha cho anh em là sống trái tinh thần kinh Lậy Cha. Trái tinh thần kinh Lậy Cha là tự đặt mình, tự li khai ra khỏi gia đình Chúa. Li khai đây là li khai trong tâm hồn, bề ngoài vẫn còn là Kitô hữu nhưng bề trong đã li khai, bỏ Chúa, từ chối là anh chị em trong Chúa. Tình thương, lòng bác ái đã khô cạn trong tâm hồn. Bởi vì khô cạn nên thường dính quéo, quyện chặt lại, khư khư bảo vệ ý kiến riêng mình mà không thể chấp nhận ý kiến người khác. Bởi vì lòng bác ái khô cạn nên không thể thứ tha. Khô cạn vì thiếu liên kết với Chúa là nguồn bác ái vô biên. Dấu chỉ của cõi lòng khô cằn sỏi đá là thiếu bác ái, thứ tha.
Bởi vì là người ngoại tộc nên lời cầu xin Chúa sẽ không nhận lời. Người ngoại tộc đây không có nghĩa là ngoài tôn giáo hay khác tôn giáo. Người ngoại tộc được hiểu là người từ chối sống tinh thần bác ái, yêu thương. Đã là con người ai cũng có lòng bác ái yêu thương được Chúa cấy vào trong lòng mỗi người ngay từ nhỏ. Dù họ nhận biết, tôn thờ Ngài hay không, trong họ cũng có lòng bác ái, yêu thương. Bởi vì sống bác ái, yêu thương nên tất cả đều là con Chúa. Là con Chúa khác thuộc về Giáo Hội Chúa. Là con Chúa theo nghĩa Chúa tạo dựng nên họ. Vì là con Chúa nhưng chưa gia nhập Giáo Hội nên họ được kể vào số chiên lạc mà Đức Kitô tìm gặp vác về chăm sóc. Giảng dậy giáo lí tân tòng chính là làm công việc tìm chiên lạc cho Chúa. Dẫn chiên lạc về đàn chiên. Đây là công việc chung của tất cả các Kitô hữu. Họ không nhất thiết giảng dậy giáo lí cho nguời khác. Chỉ cần sống tinh thần Phúc Âm, bác ái và yêu thương để nhờ dấu đó mà chiên lạc nhận biết chúng ta là môn đệ Đức Kitô. Người ngoại tộc đây chính là những người tự chọn đặt mình ra ngoài tình yêu và lòng thương xót Chúa. Loại mình ra khỏi dòng tộc dân Chúa bằng cách từ chối sống bác ái, yêu thương, tha thứ. Bất cứ ai dù là Kitô hữu hay không mà chọn lối sống thiếu bác ái, nghèo thứ tha đều được kể là dân ngoại. Lời cầu của họ sẽ không được Chúa nhận lời.
Thánh Phaolô trong thư gởi tín hữu Roma 14,7-9 kêu gọi Kitô hữu sống trong Chúa. Sống trong Chúa và chết trong Chúa. Chết trong Chúa sẽ được sống bởi vì chính Ngài sống lại từ cõi chết nên Ngài toàn quyền ban sự sống cho những ai cùng sống chết với Ngài.
Thiếu bác ái và thứ tha là sống theo tinh thần của sự chết bởi vì trong họ không có Lời Chúa mà Lời Chúa là Thần Khí và là sự sống. Bởi vì từ chối sống theo hướng dẫn của Thần Khí Chúa nên trong lòng họ chứa nhiều sự chết hơn sự sống. Vì sự chết làm chủ tâm hồn nên họ muốn sự chết cũng làm chủ cõi lòng người khác. Điều này hoàn toàn nghịch ý Chúa.
Những người sống theo Thần Khí thấy điều nghịch lí thì khổ tâm. Điều này giải thích tại sao những người bạn của tên đầy tớ độc ác đi tố cáo anh ta với nhà vua. Họ không thể chấp nhận được vì việc làm trái Thần Khí sự sống nên họ khổ tâm, chấp nhận sứt mẻ tình bạn đi tố cáo anh với nhà vua. Tới đây ta lại thấy một bài học quan trọng nữa. Người Kitô hữu cần sống thực thi công bình bác ái và yêu thương. Họ còn có trách nhiệm tranh đấu cho công lí nữa. Nếu ai cũng lo bảo vệ an toàn cho riêng mình thì tên đầy tớ độc ác kia đã thoát cán cân công lí. Nhờ có người khổ tâm, dám hy sinh làm công việc dóng lên tiếng chuông công lí mà công lí được thực thi. Trách nhiệm của mỗi Kitô hữu là sống công chính và bảo vệ, đề cao công lí.
Lm Vũđình tường
TiengChuong.org
Mt 18, 21-35
Ít có ai ngờ được việc tha thứ và lời cầu được Chúa nhận lời đi chung với nhau. Vì thế lời cầu nguyện mang ý xấu, có tính cách nguyền rủa, hoặc xin cho kẻ mình ghét bị hại chắc chắn không bao giờ Chúa nhận lời. Vì sao?
Vì cầu trong tình trạng hằn thù, ghen ghét, thiếu bác ái. Nếu có ai tự hào, Chúa đáp trả lời cầu khiến kẻ thù mình bị nạn đó chính là tự hào hão, vu vơ, thiếu căn cứ. sách Huấn Ca hôm nay dậy thật rõ.
Ngươi hãy tha thứ cho kẻ làm hại ngươi, thì khi ngươi cầu nguyện, ngươi sẽ được tha. Người này tích lòng giận ghét người kia, mà dám xin Chúa cứu chữa sao? Nó chẳng thương xót người đồng loại với nó, mà còn cầu xin tha thứ tội lỗi nó làm sao? Nó là xác thịt mà tích lòng thịnh nộ, thì dám xin Chúa tha thứ làm sao? Ai sẽ khẩn cầu cho tội ác nó? Hc 28,1-3
Bởi vì Chúa là Đấng từ bi và hay thương xót, chậm bất bình và mau thứ tha. Đây chính là lời cha ông chúng ta ca tụng tình yêu Chúa. Bản chất của cầu nguyện là thực thi bác ái. Bác ái ở đây hiểu là bác ái của lời ta cầu xin và bác ái của ân sủng Chúa ban. Xin cho người mình không ưa gặp sự khó, tai nạn là hành động thiếu bác ái. Thiếu bác ái là trái với bản tính của Chúa nên lời cầu chắc chắn không được Chúa nhận lời.
Thứ hai, thiếu thứ tha không thể là con Chúa. Thiếu thứ tha là sống tinh thần người ngoại tộc, không phải tinh thần con cái trong nhà, không phải tinh thần anh chị em cùng gia đình mà Chúa là Cha. Trong kinh Lậy Cha Đức Kitô dậy. Xin Cha tha nợ chúng con như chúng con cũng tha cho kẻ mắc lỗi với chúng con. Không sống tinh thần thứ tha cho anh em là sống trái tinh thần kinh Lậy Cha. Trái tinh thần kinh Lậy Cha là tự đặt mình, tự li khai ra khỏi gia đình Chúa. Li khai đây là li khai trong tâm hồn, bề ngoài vẫn còn là Kitô hữu nhưng bề trong đã li khai, bỏ Chúa, từ chối là anh chị em trong Chúa. Tình thương, lòng bác ái đã khô cạn trong tâm hồn. Bởi vì khô cạn nên thường dính quéo, quyện chặt lại, khư khư bảo vệ ý kiến riêng mình mà không thể chấp nhận ý kiến người khác. Bởi vì lòng bác ái khô cạn nên không thể thứ tha. Khô cạn vì thiếu liên kết với Chúa là nguồn bác ái vô biên. Dấu chỉ của cõi lòng khô cằn sỏi đá là thiếu bác ái, thứ tha.
Bởi vì là người ngoại tộc nên lời cầu xin Chúa sẽ không nhận lời. Người ngoại tộc đây không có nghĩa là ngoài tôn giáo hay khác tôn giáo. Người ngoại tộc được hiểu là người từ chối sống tinh thần bác ái, yêu thương. Đã là con người ai cũng có lòng bác ái yêu thương được Chúa cấy vào trong lòng mỗi người ngay từ nhỏ. Dù họ nhận biết, tôn thờ Ngài hay không, trong họ cũng có lòng bác ái, yêu thương. Bởi vì sống bác ái, yêu thương nên tất cả đều là con Chúa. Là con Chúa khác thuộc về Giáo Hội Chúa. Là con Chúa theo nghĩa Chúa tạo dựng nên họ. Vì là con Chúa nhưng chưa gia nhập Giáo Hội nên họ được kể vào số chiên lạc mà Đức Kitô tìm gặp vác về chăm sóc. Giảng dậy giáo lí tân tòng chính là làm công việc tìm chiên lạc cho Chúa. Dẫn chiên lạc về đàn chiên. Đây là công việc chung của tất cả các Kitô hữu. Họ không nhất thiết giảng dậy giáo lí cho nguời khác. Chỉ cần sống tinh thần Phúc Âm, bác ái và yêu thương để nhờ dấu đó mà chiên lạc nhận biết chúng ta là môn đệ Đức Kitô. Người ngoại tộc đây chính là những người tự chọn đặt mình ra ngoài tình yêu và lòng thương xót Chúa. Loại mình ra khỏi dòng tộc dân Chúa bằng cách từ chối sống bác ái, yêu thương, tha thứ. Bất cứ ai dù là Kitô hữu hay không mà chọn lối sống thiếu bác ái, nghèo thứ tha đều được kể là dân ngoại. Lời cầu của họ sẽ không được Chúa nhận lời.
Thánh Phaolô trong thư gởi tín hữu Roma 14,7-9 kêu gọi Kitô hữu sống trong Chúa. Sống trong Chúa và chết trong Chúa. Chết trong Chúa sẽ được sống bởi vì chính Ngài sống lại từ cõi chết nên Ngài toàn quyền ban sự sống cho những ai cùng sống chết với Ngài.
Thiếu bác ái và thứ tha là sống theo tinh thần của sự chết bởi vì trong họ không có Lời Chúa mà Lời Chúa là Thần Khí và là sự sống. Bởi vì từ chối sống theo hướng dẫn của Thần Khí Chúa nên trong lòng họ chứa nhiều sự chết hơn sự sống. Vì sự chết làm chủ tâm hồn nên họ muốn sự chết cũng làm chủ cõi lòng người khác. Điều này hoàn toàn nghịch ý Chúa.
Những người sống theo Thần Khí thấy điều nghịch lí thì khổ tâm. Điều này giải thích tại sao những người bạn của tên đầy tớ độc ác đi tố cáo anh ta với nhà vua. Họ không thể chấp nhận được vì việc làm trái Thần Khí sự sống nên họ khổ tâm, chấp nhận sứt mẻ tình bạn đi tố cáo anh với nhà vua. Tới đây ta lại thấy một bài học quan trọng nữa. Người Kitô hữu cần sống thực thi công bình bác ái và yêu thương. Họ còn có trách nhiệm tranh đấu cho công lí nữa. Nếu ai cũng lo bảo vệ an toàn cho riêng mình thì tên đầy tớ độc ác kia đã thoát cán cân công lí. Nhờ có người khổ tâm, dám hy sinh làm công việc dóng lên tiếng chuông công lí mà công lí được thực thi. Trách nhiệm của mỗi Kitô hữu là sống công chính và bảo vệ, đề cao công lí.
Lm Vũđình tường
TiengChuong.org