Chúa nhật 24 thường niên A
Chúa Giêsu đáp: "Thầy không bảo con phải tha đến bảy lần, nhưng đến bảy mươi lần bảy'. (Mt 18,22).
Mỗi khi đọc kinh Lạy Cha, chúng ta nguyện rằng xin Cha tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Nếu chúng ta không tha nợ cho anh em, làm sao chúng ta có thể xin Chúa tha cho chúng ta. Có khi nào chúng ta dối Chúa không? Hình như có một điều gì khúc mắc trong lời kinh này. Bỏ qua, không chấp hay tha thứ là một thái độ tích cực. Không phải ai ai cũng có thể thực hiện được đâu. Vì theo thói thường trong cuộc sống, ai cũng muốn sự công bằng, tác giả sách Đệ Nhị Luật cũng đã ghi rõ ràng: Nếu ai làm cho người đồng bào phải mang tật, thì phải xử với nó như nó đã xử với người ta: Chỗ gãy đền chỗ gãy, mắt đền mắt, răng đền răng; nó đã làm cho người khác mang tật thế nào, thì người ta cũng sẽ làm cho nó như vậy (Lv 24,19-20). Tha thứ cho người khác có thể là chúng ta sẽ phải chịu sự mất mát và thua thiệt. Nhưng trong tinh thần yêu thương, tha thứ sẽ mang lại cho chúng ta rất nhiều điều lợi. Chúng ta sẽ được chính Thiên Chúa tha thứ, được nối lại tình nghĩa anh chị em và cho chúng ta sự bình an trong tâm hồn.
Dọc theo lịch sử của dân tộc Do-thái cũng là lịch sử ơn cứu độ. Sự tha thứ đã nẩy sinh từ tâm hồn thiện hảo. Ông Giacob đã xin Giuse tha lỗi cho các anh em. Xưa kia, vì ghen tỵ họ đã bán Giuse cho các lái buôn Aicập. Khi gặp lại, Giuse đã cảm động mà tha thứ cho anh em: "Thôi! Xin con tha tội tha lỗi cho các anh con, vì họ đã gây ra điều ác cho con." Bây giờ xin chú tha tội cho các kẻ làm tôi Thiên Chúa của cha chú! " Ông Giuse khóc, khi họ nói với ông như thế (Stk 50,17). Rồi khi ông Môisen dẫn dân ra khỏi đất Ai-cập, dân đã phản loạn, kêu trách và than phiền. Ông Môisen đã phải qùy phục xin Thiên Chúa tha thứ tội lỗi cho họ. Thiên Chúa đầy lòng từ ái đã tha thứ: Ông Môsê vội vàng phục xuống đất thờ lạy và thưa: "Lạy Chúa, nếu quả thật con được nghĩa với Chúa, thì xin Chúa cùng đi với chúng con. Dân này là một dân cứng đầu cứng cổ, nhưng xin Ngài tha thứ những lỗi lầm và tội lỗi của chúng con, và nhận chúng con làm cơ nghiệp của Ngài." (Xh 34,8-9).
Không phải Thiên Chúa tha thứ tội lỗi cho dân chỉ một lần nhưng Chúa cứ tha hoài và tha mãi. Dân phản nghịch, Chúa phạt họ. Khi họ hối lỗi, Chúa lại tha. Chúa tha không biết bao nhiêu lần: Vậy xin Ngài tha thứ lỗi lầm của dân này theo lượng cả ân nghĩa của Ngài, như Ngài đã từng chịu đựng dân này từ Ai-cập cho đến đây." (Ds 14,19). Qua sự khẩn cầu của các Tổ phụ, các Tiên tri và các vị đại diện của Dân Chúa, Chúa phạt rồi lại tha, tha rồi lại phạt: Từ trời xin Ngài lắng nghe, thứ tha tội lỗi Ít-ra-en dân Ngài và đưa họ về đất Ngài đã ban cho cha ông họ (1Vua 8,34). Họ đã xúc phạm nặng nề và bỏ Chúa đi thờ bụt thần. Họ xây đền thờ tôn kính thần ngoại bang. Họ quên đi giới luật và các huấn lệnh của Chúa. Các tiên tri không ngừng mời gọi họ trở về và xin ơn thứ tha: Từ trời nơi Ngài ngự, xin Ngài nghe lời họ cầu nguyện van xin mà xét xử công minh cho họ, và tha thứ cho dân Ngài vì họ đã xúc phạm đến Ngài (2 Sb 6,39).
Vua Đavít cũng đã phạm tội nặng nề trước nhan thánh Chúa. Chúng ta biết Chúa đã chọn và gọi ông từ một trẻ chăn chiên lên ngôi vua để trị vì Dân Thánh. Ông đã biết sám hối ăn năn trở về cùng Chúa và van xin: Lạy Chúa, tội con thật nặng nề, vì danh Ngài, xin lượng thứ cho con (Tv 25,11). Tình yêu của Chúa bao la hải hà. Chúa rộng lòng tha thứ hết mọi tội khiên mà con người xúc phạm đến Chúa. Qua lịch sử cứu độ, chúng ta nghiệm ra tình yêu Chúa dành cho con người thật bao la vĩ đại. Chúa tha thứ cho con người cả ngàn ngàn lần. Chúa luôn luôn muốn nối lại sự giao hòa giữa đất trời, giữa Thiên Chúa và con người. Tiên tri Giêrêmia nói lên lòng từ bi nhân hậu của Chúa: Ta sẽ thanh tẩy chúng cho sạch mọi điều gian ác chúng đã phạm, khiến chúng đắc tội với Ta. Ta sẽ thứ tha mọi điều gian ác chúng đã phạm khiến chúng đắc tội với Ta và phản lại Ta (Giêr. 33,8). Hậu qủa của tội nguyên tổ làm con người dễ hướng về điều dữ. Con người sống theo thói hư tật xấu, tâm hồn nhơ nhuốc và bê tha tội lỗi, nhưng khi biết sám hối ăn năn trở lại, Chúa không bao giờ chê bỏ họ: Lạy Chúa, xin khấng nghe! Lạy Chúa, xin tha thứ! Lạy Chúa, xin đoái thương! Vì danh Ngài, xin ra tay và đừng trì hoãn, lạy Thiên Chúa của con, bởi vì thành và dân của Ngài đã được thánh hiến cho Ngài."(Dan 9,19).
Chúng ta có một mối lợi tuyệt hảo là khi chúng ta tha lỗi cho anh em, Chúa sẽ tha cho chúng ta: Thật vậy, nếu anh em tha lỗi cho người ta, thì Cha anh em trên trời cũng sẽ tha thứ cho anh em. Nhưng nếu anh em không tha thứ cho người ta, thì Cha anh em cũng sẽ không tha lỗi cho anh em (Mt 6,14-15). Sự tha thứ là một ân huệ cao vời. Tha thứ sẽ mang lại cho tâm hồn sự bình an thư thái. Tha thứ sẽ tạo nên một cảnh sống yêu thương và hạnh phúc. Tha thứ sẽ xây dựng một xã hội tốt đẹp và hòa bình. Tha thứ là qùa tặng mà Thiên Chúa ban cho con người. Thiên Chúa đã ban Con Một của mình là Chúa Giêsu Kitô làm qùa tặng cho nhân loại. Chúa Giêsu có quyền tha thứ mọi tội lỗi: Vậy, để các ông biết: ở dưới đất này, Con Người có quyền tha tội - bấy giờ Đức Giê-su bảo người bại liệt: "Đứng dậy, vác giường đi về nhà! "(Mt 9,6).
Chúa Giêsu có uy quyền trong lời nói và việc làm. Chúa làm các phép lạ chữa lành cả xác lẫn hồn. Chúa Giêsu chữa lành các bệnh họan tật nguyền qua lời nói, qua sự sờ chạm và qua ý muốn. Chúa tha tội và ban lại sự tinh tuyền trong tâm hồn như thuở ban đầu. Chúa gỡ bỏ mọi ràng buộc của bóng tối và ma quỷ: Thấy họ có lòng tin như vậy, Người bảo: "Này anh, anh đã được tha tội rồi."(Lc 5,20). Chúa lấy tình yêu đo lường sự hối cải và tha thứ. Chúa Giêsu phán rằng yêu nhiều sẽ được tha nhiều. Lấy tình yêu bù đắp những khiếm khuyết của cuộc đời: Vì thế, tôi nói cho ông hay: tội của chị rất nhiều, nhưng đã được tha, bằng cớ là chị đã yêu mến nhiều. Còn ai được tha ít thì yêu mến ít (Lc 7,47).
Chúng ta có thể tha thứ nhưng chúng ta rất khó quên. Tha đã khó, quên đi còn khó hơn. Cứ nhắc đến truyện buồn cũ, chúng ta cảm thấy như nó ứ tới cổ và nghẹn đến tim. Nghe đến truyện xưa là đã nổi da gà và nhìn thấy đã phát ghét. Làm thế nào chúng ta có thể tha cho người đã làm hại danh dự, quyền lợi và tiếng tăm của chúng ta? Chẳng lẽ chúng ta chịu thua và chịu nhục như vậy sao? Chúng ta đã mất mát và chịu thiệt thòi qúa nhiều rồi. Ai sẽ bù đắp lại cho chúng ta đây? Nếu thái độ báo thù tiêu cực dừng lại ở đây, chúng ta sẽ bị chôn chân tại chỗ và bị người khác đóng khung cuộc đời của chúng ta vào sự ràng buộc vay trả, trả vay hay mắt đền mắt, răng đền răng. Khi con người để tâm gây báo thù, thì sự thù ghét sẽ không bao giờ chấm dứt. Trả thù là thái độ tiểu nhân. Tìm cách báo thù là tự hại mình. Trả thù là tự đưa mình vào con đường cùng. Thiên Chúa cho chúng ta có trái tim yêu thương rộng mở, chúng ta cùng học biết sự tha thứ như Chúa đã tha cho chúng ta.
Sức mạnh của tình yêu là động lực huyền diệu của sự tha thứ. Khi yêu nhiều, chúng ta sẽ tha nhiều. Đây là kinh nghiệm đời thường. Những đôi cặp trẻ khi mới yêu nhau và khi tình yêu cuồng nhiệt nóng bỏng, họ có thể bỏ qua tất cả, tha thứ tất cả và quên đi tất cả những sai lầm và lỗi phạm. Khi yêu nhau, họ dễ dàng bỏ qua cho nhau những thiếu xót, những tiêu cực hoặc ngay cả những lỗi phạm. Chúa Giêsu mời gọi chúng ta hãy tha thứ, không phải chỉ bảy lần nhưng bảy mươi lần bảy. Chúng ta tự hỏi: Sao phải tha nhiều thế? Mấy ai có thể thực hiện được. Khó lắm. Đối với con người bình thường thì qúa tam ba bận. Có nghĩa là tha thứ đến ba lần đã là nhiều lắm rồi. Tuy nhiên trong đời sống gia đình, chúng ta cũng cứ phải bỏ qua và tha thứ cho nhau không ngừng.
Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta tha thứ cho nhau, Chúa đã làm gương trước. Khi bị thiên hạ tẩy chay, môn đệ phản bội, người ta thù ghét và giết bỏ, treo trên thập giá trong giờ lâm tử, Chúa đã xin Chúa Cha tha tội cho họ và còn bệnh đỡ họ vì sự không biết: Bấy giờ Đức Giê-su cầu nguyện rằng: "Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm." Rồi họ lấy áo của Người chia ra mà bắt thăm (Lc 23,34). Chúa tha thứ hoàn toàn và còn ban ơn cứu chuộc họ nữa. Ngước nhìn lên thánh giá Chúa, chúng ta cũng được hưởng nhờ ơn cứu độ và sự tha thứ.
Chúa Giêsu đã trao quyền tháo cởi và cầm giữ cho thánh Phêrô và các tông đồ. Quyền này được trao lại cho Giáo Hội qua Bí Tích Hòa Giải: Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ."(Ga 20,23). Chính nhờ Máu Châu Báu của Chúa Kitô đã đổ ra, chúng ta được lãnh nhận hết ơn này đến ơn khác, nhất là ơn tha tội: Trong Thánh Tử, nhờ máu Thánh Tử đổ ra chúng ta được cứu chuộc, được thứ tha tội lỗi theo lượng ân sủng rất phong phú của Người (Eph 1,7).
Một trong những cách thế sống hạnh phúc và an vui là chúng ta cần phải tha thứ cho nhau. Sự tha thứ dựa trên ơn sủng của Chúa Kitô, Đấng đã tha thứ và ban ơn tha thứ cho tội nhân: Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều gì phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau (Col 3,13). Ai trong chúng ta cũng đã phạm lỗi lầm, sai trái và tội lỗi. Ai trong chúng ta cũng cần tha thứ và được tha thứ. Sự tha thứ là cửa ngõ dẫn vào hoàn thiện. Biết yêu thương là biết tha thứ. Anh chị em chớ mắc nợ nhau điều gì trừ ra lòng yêu mến. Lòng yêu thương dẫn đến sự hòa giải, tha thứ và hợp nhất.
Lạy Chúa, xin tha cho chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Chỉ có ân sủng của Chúa nâng đỡ phù trợ và mở cửa tâm hồn để chúng con biết tha và được tha. Lạy Chúa, xin thương tha thứ.
Chúa Giêsu đáp: "Thầy không bảo con phải tha đến bảy lần, nhưng đến bảy mươi lần bảy'. (Mt 18,22).
Mỗi khi đọc kinh Lạy Cha, chúng ta nguyện rằng xin Cha tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Nếu chúng ta không tha nợ cho anh em, làm sao chúng ta có thể xin Chúa tha cho chúng ta. Có khi nào chúng ta dối Chúa không? Hình như có một điều gì khúc mắc trong lời kinh này. Bỏ qua, không chấp hay tha thứ là một thái độ tích cực. Không phải ai ai cũng có thể thực hiện được đâu. Vì theo thói thường trong cuộc sống, ai cũng muốn sự công bằng, tác giả sách Đệ Nhị Luật cũng đã ghi rõ ràng: Nếu ai làm cho người đồng bào phải mang tật, thì phải xử với nó như nó đã xử với người ta: Chỗ gãy đền chỗ gãy, mắt đền mắt, răng đền răng; nó đã làm cho người khác mang tật thế nào, thì người ta cũng sẽ làm cho nó như vậy (Lv 24,19-20). Tha thứ cho người khác có thể là chúng ta sẽ phải chịu sự mất mát và thua thiệt. Nhưng trong tinh thần yêu thương, tha thứ sẽ mang lại cho chúng ta rất nhiều điều lợi. Chúng ta sẽ được chính Thiên Chúa tha thứ, được nối lại tình nghĩa anh chị em và cho chúng ta sự bình an trong tâm hồn.
Dọc theo lịch sử của dân tộc Do-thái cũng là lịch sử ơn cứu độ. Sự tha thứ đã nẩy sinh từ tâm hồn thiện hảo. Ông Giacob đã xin Giuse tha lỗi cho các anh em. Xưa kia, vì ghen tỵ họ đã bán Giuse cho các lái buôn Aicập. Khi gặp lại, Giuse đã cảm động mà tha thứ cho anh em: "Thôi! Xin con tha tội tha lỗi cho các anh con, vì họ đã gây ra điều ác cho con." Bây giờ xin chú tha tội cho các kẻ làm tôi Thiên Chúa của cha chú! " Ông Giuse khóc, khi họ nói với ông như thế (Stk 50,17). Rồi khi ông Môisen dẫn dân ra khỏi đất Ai-cập, dân đã phản loạn, kêu trách và than phiền. Ông Môisen đã phải qùy phục xin Thiên Chúa tha thứ tội lỗi cho họ. Thiên Chúa đầy lòng từ ái đã tha thứ: Ông Môsê vội vàng phục xuống đất thờ lạy và thưa: "Lạy Chúa, nếu quả thật con được nghĩa với Chúa, thì xin Chúa cùng đi với chúng con. Dân này là một dân cứng đầu cứng cổ, nhưng xin Ngài tha thứ những lỗi lầm và tội lỗi của chúng con, và nhận chúng con làm cơ nghiệp của Ngài." (Xh 34,8-9).
Không phải Thiên Chúa tha thứ tội lỗi cho dân chỉ một lần nhưng Chúa cứ tha hoài và tha mãi. Dân phản nghịch, Chúa phạt họ. Khi họ hối lỗi, Chúa lại tha. Chúa tha không biết bao nhiêu lần: Vậy xin Ngài tha thứ lỗi lầm của dân này theo lượng cả ân nghĩa của Ngài, như Ngài đã từng chịu đựng dân này từ Ai-cập cho đến đây." (Ds 14,19). Qua sự khẩn cầu của các Tổ phụ, các Tiên tri và các vị đại diện của Dân Chúa, Chúa phạt rồi lại tha, tha rồi lại phạt: Từ trời xin Ngài lắng nghe, thứ tha tội lỗi Ít-ra-en dân Ngài và đưa họ về đất Ngài đã ban cho cha ông họ (1Vua 8,34). Họ đã xúc phạm nặng nề và bỏ Chúa đi thờ bụt thần. Họ xây đền thờ tôn kính thần ngoại bang. Họ quên đi giới luật và các huấn lệnh của Chúa. Các tiên tri không ngừng mời gọi họ trở về và xin ơn thứ tha: Từ trời nơi Ngài ngự, xin Ngài nghe lời họ cầu nguyện van xin mà xét xử công minh cho họ, và tha thứ cho dân Ngài vì họ đã xúc phạm đến Ngài (2 Sb 6,39).
Vua Đavít cũng đã phạm tội nặng nề trước nhan thánh Chúa. Chúng ta biết Chúa đã chọn và gọi ông từ một trẻ chăn chiên lên ngôi vua để trị vì Dân Thánh. Ông đã biết sám hối ăn năn trở về cùng Chúa và van xin: Lạy Chúa, tội con thật nặng nề, vì danh Ngài, xin lượng thứ cho con (Tv 25,11). Tình yêu của Chúa bao la hải hà. Chúa rộng lòng tha thứ hết mọi tội khiên mà con người xúc phạm đến Chúa. Qua lịch sử cứu độ, chúng ta nghiệm ra tình yêu Chúa dành cho con người thật bao la vĩ đại. Chúa tha thứ cho con người cả ngàn ngàn lần. Chúa luôn luôn muốn nối lại sự giao hòa giữa đất trời, giữa Thiên Chúa và con người. Tiên tri Giêrêmia nói lên lòng từ bi nhân hậu của Chúa: Ta sẽ thanh tẩy chúng cho sạch mọi điều gian ác chúng đã phạm, khiến chúng đắc tội với Ta. Ta sẽ thứ tha mọi điều gian ác chúng đã phạm khiến chúng đắc tội với Ta và phản lại Ta (Giêr. 33,8). Hậu qủa của tội nguyên tổ làm con người dễ hướng về điều dữ. Con người sống theo thói hư tật xấu, tâm hồn nhơ nhuốc và bê tha tội lỗi, nhưng khi biết sám hối ăn năn trở lại, Chúa không bao giờ chê bỏ họ: Lạy Chúa, xin khấng nghe! Lạy Chúa, xin tha thứ! Lạy Chúa, xin đoái thương! Vì danh Ngài, xin ra tay và đừng trì hoãn, lạy Thiên Chúa của con, bởi vì thành và dân của Ngài đã được thánh hiến cho Ngài."(Dan 9,19).
Chúng ta có một mối lợi tuyệt hảo là khi chúng ta tha lỗi cho anh em, Chúa sẽ tha cho chúng ta: Thật vậy, nếu anh em tha lỗi cho người ta, thì Cha anh em trên trời cũng sẽ tha thứ cho anh em. Nhưng nếu anh em không tha thứ cho người ta, thì Cha anh em cũng sẽ không tha lỗi cho anh em (Mt 6,14-15). Sự tha thứ là một ân huệ cao vời. Tha thứ sẽ mang lại cho tâm hồn sự bình an thư thái. Tha thứ sẽ tạo nên một cảnh sống yêu thương và hạnh phúc. Tha thứ sẽ xây dựng một xã hội tốt đẹp và hòa bình. Tha thứ là qùa tặng mà Thiên Chúa ban cho con người. Thiên Chúa đã ban Con Một của mình là Chúa Giêsu Kitô làm qùa tặng cho nhân loại. Chúa Giêsu có quyền tha thứ mọi tội lỗi: Vậy, để các ông biết: ở dưới đất này, Con Người có quyền tha tội - bấy giờ Đức Giê-su bảo người bại liệt: "Đứng dậy, vác giường đi về nhà! "(Mt 9,6).
Chúa Giêsu có uy quyền trong lời nói và việc làm. Chúa làm các phép lạ chữa lành cả xác lẫn hồn. Chúa Giêsu chữa lành các bệnh họan tật nguyền qua lời nói, qua sự sờ chạm và qua ý muốn. Chúa tha tội và ban lại sự tinh tuyền trong tâm hồn như thuở ban đầu. Chúa gỡ bỏ mọi ràng buộc của bóng tối và ma quỷ: Thấy họ có lòng tin như vậy, Người bảo: "Này anh, anh đã được tha tội rồi."(Lc 5,20). Chúa lấy tình yêu đo lường sự hối cải và tha thứ. Chúa Giêsu phán rằng yêu nhiều sẽ được tha nhiều. Lấy tình yêu bù đắp những khiếm khuyết của cuộc đời: Vì thế, tôi nói cho ông hay: tội của chị rất nhiều, nhưng đã được tha, bằng cớ là chị đã yêu mến nhiều. Còn ai được tha ít thì yêu mến ít (Lc 7,47).
Chúng ta có thể tha thứ nhưng chúng ta rất khó quên. Tha đã khó, quên đi còn khó hơn. Cứ nhắc đến truyện buồn cũ, chúng ta cảm thấy như nó ứ tới cổ và nghẹn đến tim. Nghe đến truyện xưa là đã nổi da gà và nhìn thấy đã phát ghét. Làm thế nào chúng ta có thể tha cho người đã làm hại danh dự, quyền lợi và tiếng tăm của chúng ta? Chẳng lẽ chúng ta chịu thua và chịu nhục như vậy sao? Chúng ta đã mất mát và chịu thiệt thòi qúa nhiều rồi. Ai sẽ bù đắp lại cho chúng ta đây? Nếu thái độ báo thù tiêu cực dừng lại ở đây, chúng ta sẽ bị chôn chân tại chỗ và bị người khác đóng khung cuộc đời của chúng ta vào sự ràng buộc vay trả, trả vay hay mắt đền mắt, răng đền răng. Khi con người để tâm gây báo thù, thì sự thù ghét sẽ không bao giờ chấm dứt. Trả thù là thái độ tiểu nhân. Tìm cách báo thù là tự hại mình. Trả thù là tự đưa mình vào con đường cùng. Thiên Chúa cho chúng ta có trái tim yêu thương rộng mở, chúng ta cùng học biết sự tha thứ như Chúa đã tha cho chúng ta.
Sức mạnh của tình yêu là động lực huyền diệu của sự tha thứ. Khi yêu nhiều, chúng ta sẽ tha nhiều. Đây là kinh nghiệm đời thường. Những đôi cặp trẻ khi mới yêu nhau và khi tình yêu cuồng nhiệt nóng bỏng, họ có thể bỏ qua tất cả, tha thứ tất cả và quên đi tất cả những sai lầm và lỗi phạm. Khi yêu nhau, họ dễ dàng bỏ qua cho nhau những thiếu xót, những tiêu cực hoặc ngay cả những lỗi phạm. Chúa Giêsu mời gọi chúng ta hãy tha thứ, không phải chỉ bảy lần nhưng bảy mươi lần bảy. Chúng ta tự hỏi: Sao phải tha nhiều thế? Mấy ai có thể thực hiện được. Khó lắm. Đối với con người bình thường thì qúa tam ba bận. Có nghĩa là tha thứ đến ba lần đã là nhiều lắm rồi. Tuy nhiên trong đời sống gia đình, chúng ta cũng cứ phải bỏ qua và tha thứ cho nhau không ngừng.
Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta tha thứ cho nhau, Chúa đã làm gương trước. Khi bị thiên hạ tẩy chay, môn đệ phản bội, người ta thù ghét và giết bỏ, treo trên thập giá trong giờ lâm tử, Chúa đã xin Chúa Cha tha tội cho họ và còn bệnh đỡ họ vì sự không biết: Bấy giờ Đức Giê-su cầu nguyện rằng: "Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm." Rồi họ lấy áo của Người chia ra mà bắt thăm (Lc 23,34). Chúa tha thứ hoàn toàn và còn ban ơn cứu chuộc họ nữa. Ngước nhìn lên thánh giá Chúa, chúng ta cũng được hưởng nhờ ơn cứu độ và sự tha thứ.
Chúa Giêsu đã trao quyền tháo cởi và cầm giữ cho thánh Phêrô và các tông đồ. Quyền này được trao lại cho Giáo Hội qua Bí Tích Hòa Giải: Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ."(Ga 20,23). Chính nhờ Máu Châu Báu của Chúa Kitô đã đổ ra, chúng ta được lãnh nhận hết ơn này đến ơn khác, nhất là ơn tha tội: Trong Thánh Tử, nhờ máu Thánh Tử đổ ra chúng ta được cứu chuộc, được thứ tha tội lỗi theo lượng ân sủng rất phong phú của Người (Eph 1,7).
Một trong những cách thế sống hạnh phúc và an vui là chúng ta cần phải tha thứ cho nhau. Sự tha thứ dựa trên ơn sủng của Chúa Kitô, Đấng đã tha thứ và ban ơn tha thứ cho tội nhân: Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều gì phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau (Col 3,13). Ai trong chúng ta cũng đã phạm lỗi lầm, sai trái và tội lỗi. Ai trong chúng ta cũng cần tha thứ và được tha thứ. Sự tha thứ là cửa ngõ dẫn vào hoàn thiện. Biết yêu thương là biết tha thứ. Anh chị em chớ mắc nợ nhau điều gì trừ ra lòng yêu mến. Lòng yêu thương dẫn đến sự hòa giải, tha thứ và hợp nhất.
Lạy Chúa, xin tha cho chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Chỉ có ân sủng của Chúa nâng đỡ phù trợ và mở cửa tâm hồn để chúng con biết tha và được tha. Lạy Chúa, xin thương tha thứ.