(Phỏng theo Beth Griffin, CNS)Theo cái nhìn của ông Joseph W. Pfeifer, giám đốc sở Cứu Hỏa thành phố New York, thì ngày kỷ niệm 10 năm vụ tấn công khủng bố 9 / 11 là một cơ hội cho cộng đồng thế giới tạm dừng lại để suy tư theo chiều kích tâm linh của biến cố.
Vào ngày 11 Tháng Chín 2001, ông Pfeifer là đòan trưởng của Tiểu Đòan 1, là một trong những người đầu tiên tới hiện trường và chịu trách nhiệm chỉ đạo nổ lực cứu hỏa tại tòa tháp phía bắc của Trung tâm Thương mại Thế giới. Tại tiền sảnh của tòa nhà, sau khi cấp báo động loan ra lần thứ hai, ông thấy em trai của mình là trung úy Kevin Pfeifer xuất hiện. Hai anh em trao đổi một vài câu ngắn ngủi, rồi trung úy Kevin tiến về phía cầu thang. Kevin đã giúp công việc sơ tán các công nhân tới chổ an tòan, nhưng riêng anh thì đã bị thiệt mạng trong lúc tòa nhà sụp đổ.
"Con người dễ nổi giận với Thiên Chúa và họ có lý do để nổi giận như vậy, nhưng đó không phải là kinh nghiệm của riêng tôi", Pfeifer cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Thông tấn xã Công Giáo. "Ngày hôm sau, khi tôi đi từ hiện trường trở về trạm cứu hỏa, thì được biết rằng không còn tìm được ai sống sót nữa. Trời tối đen như mực ngọai trừ một ít đốm sáng của những ngọn đèn trên mũ chúng tôi. Điện bị cắt hòan tòan và khói bụi mịt mù khắp mọi nơi.
"Thay vì giận dữ, tôi đã linh cảm một cuộc gặp gỡ, như thể gặp lại một người bạn cũ, như thể mặc lại một chiếc áo lót quen thuộc, tôi đã từng vật lộn với Thiên Chúa và với nội tâm nhiều lần trước đây. Tôi đã từng cảm nghiệm sống ở một nơi đầy mâu thuẫn và đã cố gắng tuyệt vọng để tìm hiểu ý nghĩa những gì xẩy ra, " Pfeifer tâm sự.
"Bạn đã đối mặt với nội tâm và gặp gỡ Thiên Chúa như thế nào chưa? Riêng tôi thì những kinh nghiệm cá nhân là những gì đã xảy ra tại con đường West Street ấy, trong khi lê bước với một nỗi buồn rời rợi, nhưng chính khỏang không gian tâm linh mà tôi cảm nghiệm đó lại là một nơi mà tôi đã từng sống qua rồi."
Pfeifer đã tốt nghiệp trường Cathedral College ở Douglaston, NY, và theo học hai năm tại Đại Chủng viện Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội ở Huntington, New York, sau này ông cũng đậu thạc sĩ về thần học. Ông cho biết đã từng nhiều phen vật lộn với Thiên Chúa và cố gắng để tìm kiếm "ơn gọi" của đời mình. Ông hiện là giám đốc chương trình chống khủng bố và các chương trình khẩn cấp của Sở Cứu Hỏa thành phố New York, ông giữ liên lạc với nhiều giới chức có quan hệ ở khắp nơi trên thế giới.
Pfeifer cho biết mỗi chấn động thường đem lại một sự chuyển đổi.
"Chúng ta thường nghĩ rằng cuộc tấn công 9 / 11 chỉ liên hệ tới New York, DC, và Pennsylvania, nhưng thực ra nó quan hệ nhiều hơn thế nữa", ông nói. "Đó là một cuộc chấn thương toàn cầu, đồng thời là một cuộc chuyễn đổi và gặp gỡ cho toàn bộ thế giới" người ta đã có thể thấy rằng tất cả các hành vi khủng bố ở cấp địa phương, dù là ở Ireland, Israel, hay Afghanistan, đều là hình ảnh những gì xảy ra tại Trung tâm Thương mại Thế giới.
"Nó cung cấp cho các nạn nhân của các khủng bố quốc tế một diễn đàn và chứng tỏ chủ nghĩa khủng bố là một tội ác chống lại nhân loại", ông nói.
Mỗi người đạt tới trạng thái tâm linh của mình theo một cách khác nhau, ông nói, và dịp kỷ niệm 10 năm sẽ giúp mọi người kết nối những kinh nghiệm cá nhân của mình với những người khác của cộng đồng rộng lớn hơn.
Một trong những cộng đồng lớn hơn, bị tàn phá vì biến cố 9 / 11, là cộng đồng ở bán đảo Rockaway, phía tây nam của giáo phận Brooklyn.
Rockaway là một khu cô lập của quận Queens đông dân. Nhiều thế hệ dân New York đã tìm tới vùng bãi biển Đại Tây Dương này để tránh cái nóng của mùa hè và đã có hơn 100.000 người là dân định cư tòan thời gian tại cái dải đất hẹp và dài 10 dặm này. Vùng này còn có tên gọi là vùng Riviera Ái Nhỉ Lan vì có nhiều người là gốc Ái Nhĩ Lan.
Rockaway chính là chỗ ở của nhiếu nhân viên cứu hỏa, cảnh sát, nhân viên cứu cấp và tài chánh mà sự tàn phá Trung tâm Thương mại Thế giới đã xé rách một lỗ hổng rất lớn trong trái tim của bán đảo. 70 cư dân đã thiệt mạng. Nhiều người trong số họ đi lễ tại tám nhà thờ Công Giáo rải rác trên dải đất hẹp, bằng phẳng, cát sói này.
Đức Ông Martin T. Geraghty là chánh xứ họ đạo St Francis de Sales của Belle Harbor từ năm 2001. 12 nạn nhân của Trung tâm Thương mại Thế giới là giáo dân của ngài. Vào ngày 12 tháng 11, chỉ ba ngày sau khi vừa mới cử hành tang lễ cuối cùng cho các nạn nhân, thì sau lễ 9 giờ sáng một chuyến bay American Airlines đi về Cộng hòa Dominica đã rơi xuống cách nhà thờ một con phố, giết chết tất cả 260 người trên máy bay và thêm 5 người trên mặt đất, trong đó có giáo dân.
"Vào lễ Giáng Sinh năm 2001, một người bạn từ Michigan hỏi tôi rằng tôi đã hết buồn chưa", Đức Ông. Geraghty kể lại. "Tôi nói với anh ta rằng chúng tôi sẽ không bao giờ hết buồn được cả. Đó là một thời điểm quyết định trong cuộc sống của tất cả các gia đình ở đây."
Ngài nói, "Có một vai trò đang được hiện rõ ra cho những người ờ đây. Trong ngày hôm đó, thông điệp Tin Mừng đã không vì thế mà trở thành vô nghĩa. Chúng ta mới chỉ ở vào lúc khởi đầu mà thôi: 2.000 năm là không đủ dài để làm cho trái tim 'vẫn còn sống trong thời kỳ bộ lạc' của con người hấp thụ được thông điệp của Chúa Giêsu Kitô ".
Đức Ông Pfeifer cho biết 'trái tim bộ lạc' là cách của ngài mô tả rằng con người mới chỉ phát triển có một thời gian rất ngắn kể từ ngáy sáng tạo và vẫn còn một chặng đường rất dài để đi.
"Chúng ta đang ở thời kỳ bắt đầu. Thiên Chúa đang kêu gọi chúng ta ra khỏi tình trảng bộ tộc để đi vào một cấp hiểu biết cao hơn," ngài nói.
Bà Rosellen Dowdell là góa phụ của cố Trung úy Kevin Dowdell, một lính cứu hỏa New York. Bà là một giáo dân tại giáo xứ Chúa Ba Ngôi.
"Tôi không bao giờ than trách Thiên Chúa", bà nói, "Tôi đã luôn luôn tìm ở Chúa cho một câu trả lời. Tôi luôn luôn hy vọng tìm được sự an ủi trong Giáo Hội và trong sự hiện diện của Thiên Chúa."
Đức Ông Michael J. Curran, chánh xứ của Chúa Ba Ngôi, cho biết 10 năm sau thảm họa, "Rất nhiều người trong số những gia đình này, là những người có mọi lý do để tức giận Thiên Chúa, đã không thất vọng. Họ vẫn là những giáo dân trung tín. Tôi được ý thức hơn về sức mạnh tinh thần của người giáo dân. Họ không chỉ là bạn của Chúa khi có thời tiết tốt mà thôi.
Ngài nói thêm "Câu hỏi "Tại sao? " vẫn còn đó, nhưng họ sẵn sàng tin tưởng vào Thiên Chúa và lấy Chúa làm trung tâm điểm của đời sống. Không có ai rũ áo bỏ đi cả".
Vào ngày 11 Tháng Chín 2001, ông Pfeifer là đòan trưởng của Tiểu Đòan 1, là một trong những người đầu tiên tới hiện trường và chịu trách nhiệm chỉ đạo nổ lực cứu hỏa tại tòa tháp phía bắc của Trung tâm Thương mại Thế giới. Tại tiền sảnh của tòa nhà, sau khi cấp báo động loan ra lần thứ hai, ông thấy em trai của mình là trung úy Kevin Pfeifer xuất hiện. Hai anh em trao đổi một vài câu ngắn ngủi, rồi trung úy Kevin tiến về phía cầu thang. Kevin đã giúp công việc sơ tán các công nhân tới chổ an tòan, nhưng riêng anh thì đã bị thiệt mạng trong lúc tòa nhà sụp đổ.
"Con người dễ nổi giận với Thiên Chúa và họ có lý do để nổi giận như vậy, nhưng đó không phải là kinh nghiệm của riêng tôi", Pfeifer cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Thông tấn xã Công Giáo. "Ngày hôm sau, khi tôi đi từ hiện trường trở về trạm cứu hỏa, thì được biết rằng không còn tìm được ai sống sót nữa. Trời tối đen như mực ngọai trừ một ít đốm sáng của những ngọn đèn trên mũ chúng tôi. Điện bị cắt hòan tòan và khói bụi mịt mù khắp mọi nơi.
"Thay vì giận dữ, tôi đã linh cảm một cuộc gặp gỡ, như thể gặp lại một người bạn cũ, như thể mặc lại một chiếc áo lót quen thuộc, tôi đã từng vật lộn với Thiên Chúa và với nội tâm nhiều lần trước đây. Tôi đã từng cảm nghiệm sống ở một nơi đầy mâu thuẫn và đã cố gắng tuyệt vọng để tìm hiểu ý nghĩa những gì xẩy ra, " Pfeifer tâm sự.
"Bạn đã đối mặt với nội tâm và gặp gỡ Thiên Chúa như thế nào chưa? Riêng tôi thì những kinh nghiệm cá nhân là những gì đã xảy ra tại con đường West Street ấy, trong khi lê bước với một nỗi buồn rời rợi, nhưng chính khỏang không gian tâm linh mà tôi cảm nghiệm đó lại là một nơi mà tôi đã từng sống qua rồi."
Pfeifer đã tốt nghiệp trường Cathedral College ở Douglaston, NY, và theo học hai năm tại Đại Chủng viện Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội ở Huntington, New York, sau này ông cũng đậu thạc sĩ về thần học. Ông cho biết đã từng nhiều phen vật lộn với Thiên Chúa và cố gắng để tìm kiếm "ơn gọi" của đời mình. Ông hiện là giám đốc chương trình chống khủng bố và các chương trình khẩn cấp của Sở Cứu Hỏa thành phố New York, ông giữ liên lạc với nhiều giới chức có quan hệ ở khắp nơi trên thế giới.
Pfeifer cho biết mỗi chấn động thường đem lại một sự chuyển đổi.
"Chúng ta thường nghĩ rằng cuộc tấn công 9 / 11 chỉ liên hệ tới New York, DC, và Pennsylvania, nhưng thực ra nó quan hệ nhiều hơn thế nữa", ông nói. "Đó là một cuộc chấn thương toàn cầu, đồng thời là một cuộc chuyễn đổi và gặp gỡ cho toàn bộ thế giới" người ta đã có thể thấy rằng tất cả các hành vi khủng bố ở cấp địa phương, dù là ở Ireland, Israel, hay Afghanistan, đều là hình ảnh những gì xảy ra tại Trung tâm Thương mại Thế giới.
"Nó cung cấp cho các nạn nhân của các khủng bố quốc tế một diễn đàn và chứng tỏ chủ nghĩa khủng bố là một tội ác chống lại nhân loại", ông nói.
Mỗi người đạt tới trạng thái tâm linh của mình theo một cách khác nhau, ông nói, và dịp kỷ niệm 10 năm sẽ giúp mọi người kết nối những kinh nghiệm cá nhân của mình với những người khác của cộng đồng rộng lớn hơn.
Một trong những cộng đồng lớn hơn, bị tàn phá vì biến cố 9 / 11, là cộng đồng ở bán đảo Rockaway, phía tây nam của giáo phận Brooklyn.
Rockaway là một khu cô lập của quận Queens đông dân. Nhiều thế hệ dân New York đã tìm tới vùng bãi biển Đại Tây Dương này để tránh cái nóng của mùa hè và đã có hơn 100.000 người là dân định cư tòan thời gian tại cái dải đất hẹp và dài 10 dặm này. Vùng này còn có tên gọi là vùng Riviera Ái Nhỉ Lan vì có nhiều người là gốc Ái Nhĩ Lan.
Rockaway chính là chỗ ở của nhiếu nhân viên cứu hỏa, cảnh sát, nhân viên cứu cấp và tài chánh mà sự tàn phá Trung tâm Thương mại Thế giới đã xé rách một lỗ hổng rất lớn trong trái tim của bán đảo. 70 cư dân đã thiệt mạng. Nhiều người trong số họ đi lễ tại tám nhà thờ Công Giáo rải rác trên dải đất hẹp, bằng phẳng, cát sói này.
Đức Ông Martin T. Geraghty là chánh xứ họ đạo St Francis de Sales của Belle Harbor từ năm 2001. 12 nạn nhân của Trung tâm Thương mại Thế giới là giáo dân của ngài. Vào ngày 12 tháng 11, chỉ ba ngày sau khi vừa mới cử hành tang lễ cuối cùng cho các nạn nhân, thì sau lễ 9 giờ sáng một chuyến bay American Airlines đi về Cộng hòa Dominica đã rơi xuống cách nhà thờ một con phố, giết chết tất cả 260 người trên máy bay và thêm 5 người trên mặt đất, trong đó có giáo dân.
"Vào lễ Giáng Sinh năm 2001, một người bạn từ Michigan hỏi tôi rằng tôi đã hết buồn chưa", Đức Ông. Geraghty kể lại. "Tôi nói với anh ta rằng chúng tôi sẽ không bao giờ hết buồn được cả. Đó là một thời điểm quyết định trong cuộc sống của tất cả các gia đình ở đây."
Ngài nói, "Có một vai trò đang được hiện rõ ra cho những người ờ đây. Trong ngày hôm đó, thông điệp Tin Mừng đã không vì thế mà trở thành vô nghĩa. Chúng ta mới chỉ ở vào lúc khởi đầu mà thôi: 2.000 năm là không đủ dài để làm cho trái tim 'vẫn còn sống trong thời kỳ bộ lạc' của con người hấp thụ được thông điệp của Chúa Giêsu Kitô ".
Đức Ông Pfeifer cho biết 'trái tim bộ lạc' là cách của ngài mô tả rằng con người mới chỉ phát triển có một thời gian rất ngắn kể từ ngáy sáng tạo và vẫn còn một chặng đường rất dài để đi.
"Chúng ta đang ở thời kỳ bắt đầu. Thiên Chúa đang kêu gọi chúng ta ra khỏi tình trảng bộ tộc để đi vào một cấp hiểu biết cao hơn," ngài nói.
Bà Rosellen Dowdell là góa phụ của cố Trung úy Kevin Dowdell, một lính cứu hỏa New York. Bà là một giáo dân tại giáo xứ Chúa Ba Ngôi.
"Tôi không bao giờ than trách Thiên Chúa", bà nói, "Tôi đã luôn luôn tìm ở Chúa cho một câu trả lời. Tôi luôn luôn hy vọng tìm được sự an ủi trong Giáo Hội và trong sự hiện diện của Thiên Chúa."
Đức Ông Michael J. Curran, chánh xứ của Chúa Ba Ngôi, cho biết 10 năm sau thảm họa, "Rất nhiều người trong số những gia đình này, là những người có mọi lý do để tức giận Thiên Chúa, đã không thất vọng. Họ vẫn là những giáo dân trung tín. Tôi được ý thức hơn về sức mạnh tinh thần của người giáo dân. Họ không chỉ là bạn của Chúa khi có thời tiết tốt mà thôi.
Ngài nói thêm "Câu hỏi "Tại sao? " vẫn còn đó, nhưng họ sẵn sàng tin tưởng vào Thiên Chúa và lấy Chúa làm trung tâm điểm của đời sống. Không có ai rũ áo bỏ đi cả".