Chúa Nhật 25 thường niên, năm A
Mt 20, 1-16a
Dường như ganh tị xảy ra dưới nhiều hình thức khác nhau, tuỳ theo lứa tuổi mà ganh tị biến đổi. Nó biến đổi mà không phải là biến mất. Nó lui vào hậu trường nằm chờ cơ hội để cho mối ganh tị khác chiếm hữu trên sân khấu cuộc đời. Bằng chứng rõ ràng là có những ganh tị xảy ra lúc còn nhỏ, sau này thành người lớn nó lại xuất hiện và ngay cả tuổi cao niên nó vẫn còn tái diễn, trình làng. Nhiều vụ kiện cáo vì tranh nhau miếng cơm, manh áo. Nhiều người ham quyền cố vị vì ganh nhau ăn trên, ngồi trên, có cơ hội đọc diễn văn, tuyên bố, phát ngôn.
Cuộc sống Đông Tây đều có những điểm giống nhau như lúc nhỏ hay ganh ăn. Lớn hơn chút ganh chơi. Tuổi thiếu niên ganh nói. Tuổi thanh niên ganh xe mới. Tuổi sắp sửa lập gia đình ganh bồ nhí. Tuổi vào đời ganh nhà cao, cửa rộng, ganh chức tước, ganh tiền, hám danh. Có đủ ăn mặc, ganh đi đây đó. Khi về già ganh viện dưỡng lão và khi chết ganh đám táng lớn, mồ cao, mả rộng.
Ganh về tâm lí phát xuất do tự kiêu. Cho là mình hơn người mà không được trọng dụng. Cờ không đến tay không được phất. Chỉ trích, phê bình cho tài người xuống đề cao tài mình lên. Ganh trong trường hợp đó thường hay có phản ứng ngược vì càng cố khoe tài càng vạch ra nhiều kẽ hở bất tài.
Về của cải vật chất ganh tị nói lên điều không hài lòng, còn thiếu. Nếu hài lòng đã không ganh. Ganh vì tự thấy còn thiếu, muốn có hơn, nhiều hơn. Ganh vì lòng tham cũng có mà vì nghĩ về mình cũng nhiều. Nhiều người vay công, mượn nợ để trang hoàng nhà cửa, trưng đeo trên người để tỏ ra mình cũng như người hoặc hơn người.
Ganh ăn chính là trường hợp của người công nhân phàn nàn với ông chủ sau khi đã thoả thuận tiền công nhật là một đồng. Ông ta than phiền là phải vất vả nắng nôi suốt ngày. Người thợ thuê giờ sau hết cũng chịu nắng nôi giữa chợ suốt ngày. Cộng thêm cái lo lắng gia đình lấy của đâu ra cho bữa ăn tối. Đang lúc anh tuyệt vọng thì ông chủ đến cứu vớt anh. Không phải chỉ mình anh được ấm no, hạnh phúc mà cả gia đình anh, chung bữa cơm tối, được tụ họp xum vầy. Điều này cho thấy thực thi bác ái cho người nào đó thì không phải mình người đó hưởng mà cả người thân được hưởng nhờ việc tốt lành.
Nhóm thợ thuê buổi sáng sớm còn được bàn thảo giá cả thuê mướn công nhật. Nhóm thợ thuê vào giờ sau cùng không hề dám hé môi đặt vấn đề lương bổng. Có người thuê là mừng rồi. Còn đâu cơ hội để bàn định giá cả. Làm nguyên ngày có bữa cơm ngon; làm nửa ngày mong chén cháo lỏng. Dẫu thế, có vẫn hơn không. Nhóm thợ đầu tiên biết tiền công nhật một đồng một ngày. Nhóm thợ thứ hai nhận lời hứa được trả công xứng đáng. Nhóm thợ thứ ba không được hứa gì cả chỉ biết thế nào cũng được trả công. Ít nhiều hoàn toàn tuỳ thuộc vào tốt của chủ vườn nho. Chủ vườn nho thuê thợ không phải vì cần mà vì lòng thương họ bơ vơ, không công việc làm nuôi thân. Chính ông xác định điều này. Nếu cần thợ cho vườn nho có lẽ ông đã thuê sáng sớm. Ông thuê vào giấc giữa trưa, gần tối vì thấy thợ chờ suốt ngày không ai thuê nên ông thuê. Thuê vì thương hại hơn là nhu cầu. Như thế việc ít, thợ nhiều. Nếu tính lợi người ta đã chọn thợ giỏi, lành tay nghề. Ông chủ vườn nho không tính lợi cho mình mà nghĩ đến an sinh của thợ nhiều hơn. Làm như thế ông thiệt về tài chánh nhưng lợi về đàng nhân đức, đàng nhân lành.
Người thợ lên tiếng phàn nàn nếu có lòng thương người hẳn phải nhìn biết ông chủ là người tốt và mang lòng cám ơn. Đàng này điều anh ước mong không thoả nên anh lên tiếng phàn nàn. Anh thấy lòng tham của anh mà không thấy lòng tốt của ông chủ vườn nho. Cách nhìn này khá thông dụng giữa các Kitô hữu. Chúng ta hay than phiền về cuộc sống, về đau khổ, về bệnh tật, về rủi ro mà không nhìn thấy Chúa là Đấng từ bi và nhân hậu. Chúng ta cũng hay ghen với người này, bì với người khác mà không biết đem lòng cảm tạ những ơn Chúa ban. Chúng ta không dùng khả năng phát triển tài năng Chúa ban mà phí phạm tài năng vào việc tìm tòi, để ý phê bình, ghen với người khác. Người mình phê bình thường là người quen, người từng làm ơn hay là bạn chân tình. Chúng ta thử áp dụng câu ông chủ vườn nho nói với chính mình. Đặt mình vào chỗ người ghen tị với bạn bè, bà con để xét xem việc mình ganh tị xứng đáng hay mình đang chê trách lòng nhân từ của ông chủ.
Này bạn, tôi không làm thiệt hại bạn đâu, chớ thì bạn đã không thoả thuận với tôi một đồng sao? Bạn hãy lấy phần bạn mà đi về, tôi muốn trả cho người đến sau hết bằng bạn, nào tôi chẳng được phép làm như ý tôi muốn sao? Hay mắt bạn ganh tị, vì tôi nhân lành chăng?
Mt 20,14tt.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Mt 20, 1-16a
Dường như ganh tị xảy ra dưới nhiều hình thức khác nhau, tuỳ theo lứa tuổi mà ganh tị biến đổi. Nó biến đổi mà không phải là biến mất. Nó lui vào hậu trường nằm chờ cơ hội để cho mối ganh tị khác chiếm hữu trên sân khấu cuộc đời. Bằng chứng rõ ràng là có những ganh tị xảy ra lúc còn nhỏ, sau này thành người lớn nó lại xuất hiện và ngay cả tuổi cao niên nó vẫn còn tái diễn, trình làng. Nhiều vụ kiện cáo vì tranh nhau miếng cơm, manh áo. Nhiều người ham quyền cố vị vì ganh nhau ăn trên, ngồi trên, có cơ hội đọc diễn văn, tuyên bố, phát ngôn.
Cuộc sống Đông Tây đều có những điểm giống nhau như lúc nhỏ hay ganh ăn. Lớn hơn chút ganh chơi. Tuổi thiếu niên ganh nói. Tuổi thanh niên ganh xe mới. Tuổi sắp sửa lập gia đình ganh bồ nhí. Tuổi vào đời ganh nhà cao, cửa rộng, ganh chức tước, ganh tiền, hám danh. Có đủ ăn mặc, ganh đi đây đó. Khi về già ganh viện dưỡng lão và khi chết ganh đám táng lớn, mồ cao, mả rộng.
Ganh về tâm lí phát xuất do tự kiêu. Cho là mình hơn người mà không được trọng dụng. Cờ không đến tay không được phất. Chỉ trích, phê bình cho tài người xuống đề cao tài mình lên. Ganh trong trường hợp đó thường hay có phản ứng ngược vì càng cố khoe tài càng vạch ra nhiều kẽ hở bất tài.
Về của cải vật chất ganh tị nói lên điều không hài lòng, còn thiếu. Nếu hài lòng đã không ganh. Ganh vì tự thấy còn thiếu, muốn có hơn, nhiều hơn. Ganh vì lòng tham cũng có mà vì nghĩ về mình cũng nhiều. Nhiều người vay công, mượn nợ để trang hoàng nhà cửa, trưng đeo trên người để tỏ ra mình cũng như người hoặc hơn người.
Ganh ăn chính là trường hợp của người công nhân phàn nàn với ông chủ sau khi đã thoả thuận tiền công nhật là một đồng. Ông ta than phiền là phải vất vả nắng nôi suốt ngày. Người thợ thuê giờ sau hết cũng chịu nắng nôi giữa chợ suốt ngày. Cộng thêm cái lo lắng gia đình lấy của đâu ra cho bữa ăn tối. Đang lúc anh tuyệt vọng thì ông chủ đến cứu vớt anh. Không phải chỉ mình anh được ấm no, hạnh phúc mà cả gia đình anh, chung bữa cơm tối, được tụ họp xum vầy. Điều này cho thấy thực thi bác ái cho người nào đó thì không phải mình người đó hưởng mà cả người thân được hưởng nhờ việc tốt lành.
Nhóm thợ thuê buổi sáng sớm còn được bàn thảo giá cả thuê mướn công nhật. Nhóm thợ thuê vào giờ sau cùng không hề dám hé môi đặt vấn đề lương bổng. Có người thuê là mừng rồi. Còn đâu cơ hội để bàn định giá cả. Làm nguyên ngày có bữa cơm ngon; làm nửa ngày mong chén cháo lỏng. Dẫu thế, có vẫn hơn không. Nhóm thợ đầu tiên biết tiền công nhật một đồng một ngày. Nhóm thợ thứ hai nhận lời hứa được trả công xứng đáng. Nhóm thợ thứ ba không được hứa gì cả chỉ biết thế nào cũng được trả công. Ít nhiều hoàn toàn tuỳ thuộc vào tốt của chủ vườn nho. Chủ vườn nho thuê thợ không phải vì cần mà vì lòng thương họ bơ vơ, không công việc làm nuôi thân. Chính ông xác định điều này. Nếu cần thợ cho vườn nho có lẽ ông đã thuê sáng sớm. Ông thuê vào giấc giữa trưa, gần tối vì thấy thợ chờ suốt ngày không ai thuê nên ông thuê. Thuê vì thương hại hơn là nhu cầu. Như thế việc ít, thợ nhiều. Nếu tính lợi người ta đã chọn thợ giỏi, lành tay nghề. Ông chủ vườn nho không tính lợi cho mình mà nghĩ đến an sinh của thợ nhiều hơn. Làm như thế ông thiệt về tài chánh nhưng lợi về đàng nhân đức, đàng nhân lành.
Người thợ lên tiếng phàn nàn nếu có lòng thương người hẳn phải nhìn biết ông chủ là người tốt và mang lòng cám ơn. Đàng này điều anh ước mong không thoả nên anh lên tiếng phàn nàn. Anh thấy lòng tham của anh mà không thấy lòng tốt của ông chủ vườn nho. Cách nhìn này khá thông dụng giữa các Kitô hữu. Chúng ta hay than phiền về cuộc sống, về đau khổ, về bệnh tật, về rủi ro mà không nhìn thấy Chúa là Đấng từ bi và nhân hậu. Chúng ta cũng hay ghen với người này, bì với người khác mà không biết đem lòng cảm tạ những ơn Chúa ban. Chúng ta không dùng khả năng phát triển tài năng Chúa ban mà phí phạm tài năng vào việc tìm tòi, để ý phê bình, ghen với người khác. Người mình phê bình thường là người quen, người từng làm ơn hay là bạn chân tình. Chúng ta thử áp dụng câu ông chủ vườn nho nói với chính mình. Đặt mình vào chỗ người ghen tị với bạn bè, bà con để xét xem việc mình ganh tị xứng đáng hay mình đang chê trách lòng nhân từ của ông chủ.
Này bạn, tôi không làm thiệt hại bạn đâu, chớ thì bạn đã không thoả thuận với tôi một đồng sao? Bạn hãy lấy phần bạn mà đi về, tôi muốn trả cho người đến sau hết bằng bạn, nào tôi chẳng được phép làm như ý tôi muốn sao? Hay mắt bạn ganh tị, vì tôi nhân lành chăng?
Mt 20,14tt.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org