1. Nước Trời là của mọi người
Với lời tuyên phán trên đây, Chúa Giê-su khẳng định rằng Nước Trời là của mọi người bắt đầu bằng những người kém may mắn nhất. Người quan tâm đến nhu cầu của mọi người, hồn và xác. Người chữa lành và tha thứ, sửa sai và khuyến khích bằng lời nói và hành động. Chúa Giê-su chấm dứt cuộc đời trần thế bằng việc sai môn đệ đi làm giống như Ngài, là rao truyền Phúc Âm cho mọi tạo vật và dân nước. Giáo Hội nhờ Thánh Thần thúc giục đã thực hiện việc rao giảng tin mừng cho người Hy Lạp, và người ngoại, cho cả người khôn lẫn kẻ dại (Rm 1:14). Bằng cách này, đặc điểm của môn sư phạm đức tin đã được thực hiện với sự cởi mở hoàn vũ của giáo lý và sự nhập thế hiển nhiên của những ai lãnh hội.
Chú ý đến các hoàn cảnh đời sống khác nhau của mọi người thúc đẩy các giáo lý viên sử dụng nhiều đường lối khác nhau để gặp gỡ họ và hội nhập sứ diệp Ki-tô và phương pháp giảng dạy đức tin cho nhiều nhu cầu khác nhau. Giáo lý đức tin sơ khởi là chương trinh cho các trẻ em và các tân tòng. Chú tâm đến việc phát triển đức tin của người mới rửa tội đưa tới giáo lý được phác họa để tăng cường đức tin hay phục hồi đức tin.
Trên phương diện văn hóa xã hội, giáo lý được phát triển bên trong các phần nhiệm sau đây:
• Các khía cạnh của việc hội nhập giáo lý
• Giáo lý dựa trên lứa tuổi
• Giáo lý cho những sai đang sống trong một hoàn cảnh đặc biệt
• Hội nhập cho những ai được dạy giáo lý: các khía cạnh tổng quát
• Nhu cầu và quyền lợi của mọi tín hữu cần tiếp nhận một giáo lý chính đáng
2. Các khía cạnh của việc hội nhập giáo lý
a. Nhu cầu và quyền lợi của một cộng đồng
Trong khi chú ý đến một cá nhân, cần nhớ rằng người tiếp nhận giáo lý là tất cả cộng đồng Công Giáo và mọi người trong đó. Giáo lý rút ra được sự chính đáng và năng lực từ tất cả đời sống của Giáo Hội.
b. Việc hội nhập đòi hỏi nội dung của giáo lý phải là thức ăn lành mạnh và đầy đủ.
Sự hội nhập của việc giảng dạy lời Chúa được mạc khải phải luôn luôn là một luật lệ cho mọi việc rao giảng tin mừng. Một sự hội nhập như vậy phải được hiểu là một hành động của Giáo Hội vì Giáo Hội đã công nhận mọi người như "cánh đồng của Chúa" (1 Cor. 3:9). Giáo Hội vươn ra để tiếp xúc với mọi người, trong khi nhận biết sự khác biệt của nhiều hoàn cảnh và nền văn hóa, và gìn giữ được sự thống nhất của mọi dân nước trong một Thiên Chúa cứu chuộc.
c. Việc hội nhập phải chú ý đến các hoàn cảnh đặc biệt:
Hội nhập phải được thể hiện theo các hoàn cảnh khác nhau trong đó Lời Chúa được truyền dạy. Các hoàn cảnh này được ấn định bởi các sự dị biệt về văn hóa, tuổi tác, mức độ trưởng thành thiêng liêng và các điều kiện xã hội và tôn giáo của những ai lãnh hội. Nên nhớ rằng trong sự khác biệt của các hoàn cảnh, sự hội nhập phải luôn luôn chú trọng đến sự toàn diện và sự thống nhất cần yếu của con người. Không những giáo lý phải chú ý đến các yếu tố bên ngoài của một hoàn cảnh đặc biệt, mà còn phải lưu tâm đến thế giới bên trong của người này, đó là sự thật về con người.
3. Giáo Lý Tùy Theo Tuổi
a. Nhận xét tổng quát
Một mặt đức tin đoán góp cho sự phát triển của con người; mặt khác mọi giai đoạn của đời sống phải đối phó với sự thách đố của việc phản Công Giáo hóa và phải luôn luôn được tăng cường bời những đáp ứng mới của ơn gọi Công Giáo.
Do đó giáo lý được thể hiện trên căn bản của các lứa tuổi khác nhau về nhu cầu và khả năng của những người tiếp nhận.
b. Giáo lý cho Người Lớn
(1) Các người lớn tuổi tiếp nhận giáo lý
Việc gảng dạy đức tin cho người lớn phải chú ý đặc biệt tới hoàn cảnh, các thách đố họ đã gặp phải trong đời, cũng như nhiều nhu cầu khác nhau của họ. Do đó phải phân biệt các loại sau đây:
• Các người lớn đã sống đức tin đều dặn và thành khẩn ước muốn tăng cường thêm.
• Các người lớn tuổi đã được rửa tội nhưng chưa dược học giáo lý đầy đủ.
• Các người lớn tuổi chưa rửa tội
• Các yếu tố và tiêu chuẩn thích hợp cho giáo lý cho người lớn
Giáo lý cho người lớn liên quan đến những người có quyền và bổn phận làm trưởng thành hạt giống đức tin được Chúa gieo trong họ. Những người này có bổn phận hoàn thành các trách nhiệm xã hội đủ loại và phải đối phó với mọi sự thay đổi, và khủng hoảng ghê gớm. Do đó giáo lý dành cho họ đòi hỏi sự nhận định chính xác những đặc tính của những người này. Phải được viết theo những mục tiêu và nội dung, và cần ấn định một lô các hằng số về cách trình bầy. Cần thực hiện đường lối sư phạm hữu hiệu nhất và cần chọn lựa các hình thức và mẫu mực thích hợp nhất. Vai trò và căn tính của giáo lý viên phụ trách làm việc với các người lớn này và việc huấn luyện họ tối quan trọng.
Trong các tiêu chuẩn để đảm bảo một chương trinh giáo lý chính đáng và hữu hiệu cho người lớn, chúng ta phải kể đến:
• chú ý đến những người hấp thụ, thuộc phái nam hay nữ, các vấn đề họ gặp phải, các kinh nghiệm, các nguồn trợ giúp thiêng liêng và văn hóa khác nhau.
• chú ý đến tình trạng giáo dân của họ.
• chú ý đến sự liên đới của cộng đồng để cộng đồng có thể trở thành một môi trường chào đón và trợ giúp.
• chú ý đến việc bảo đảm cho có sự chăm sóc mục vụ cho người lớn, đã được kết hợp với việc đào luyện về phụng vụ vàdịch vụ bác ái.
(2) Các trách nhiệm tổng quát và đặc biệt của giáo lý người nhớn
Theo cuốn Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, các trách nhiệm của giáo lý người lớn là:
• nuôi dưỡng việc đào luyện và phát triển đời sống trong Chúa Ki-tô sống lại bằng các phương pháp sư phạm về bí tích, tĩnh tâm, linh hướng....
• huấn luyện để có sự đánh giá đúng đắn các biến đổi về xã hội và văn hóa trong xã hội chúng ta trên phương diện đức tin.
• làm sáng tỏ các câu hỏi về tôn giáo và luân lý hiện hành.
• làm sáng tỏ mối liên hệ giữa các hoạt động đời và đạo
• phát triển các nền tảng hữu lý của đức tin.
• khuyến khích người lớn giữ trách nhiệm về sứ mệnh của Giáo Hội và có thể làm chứng nhân cho Chúa Ki-tô trong xã hội.
(3) Các hình thức đặc biệt về giáo lý cho người lớn
Một vài tình trạng và hoàn cảnh đòi hỏi những hình thức đặc biệt về giáo lý:
• giáo lý dự tòng (RCIA)
• các hình thức truyền thống của giáo lý dân Chúa, được hội nhập vào năm phụng vụ hay có hình thức của các sứ mệnh.
• giáo lý liên tục cho những ai có trách vụ huấn luyện trong cộng đồng: các giáo lý viên và các người có liên quan đến việc mục vụ giáo dân.
• giáo lý để dùng cho các biến cố đặc biệt trong đời như: hôn nhân, phép rửa cho trẻ em, và các bí tích nhập môn khác, vào các giai đoạn khủng hoảng như trong thời niên thiếu, bệnh tật, v..v...
• giáo lý cho các biến cố và kinh nghiệm đặc biệt, như bắt đầu đi làm, nhập quân ngũ, di cư, v..v...
• giáo lý cho việc sử dụng thời giờ nhàn rỗi nhất là trong các ngày nghỉ lễ, và khi du lịch.
• giáo lý cho các biến cố đặc biệt trong đời sống của Giáo Hội và xã hội.
4) Giáo lý cho Ấu nhi và Trẻ Em
(a) Đặc điểm của giáo lý cho ấu nhi và trẻ em:
Giáo lý cho trẻ em cần phải được nối kết với hoàn cảnh và tình trạng đời sống của chúng:
Thời thơ ấu được hiểu là thời gian được xã hội hóa và giáo dục làm người cũng như giáo dục tôn giáo trong gia đình, học đường và Giáo Hội.
Phù hợp với các truyền thống đã được chấp nhận, đây thường là thời gian trong đó việc nhập môn vào đạo Công Giáo, khởi sự với phép rửa, được hoàn thành. Cùng với việc rước lễ lần đầu, đây là hình thức huấn luyện đầu tiên về đức tin cho con trẻ, và sự giới thiệu đầu tiên của chúng vào đời sống của Giáo Hội.
Phương thức giáo lý cho các ấu nhi là việc dạy dỗ. Các khía cạnh căn bản của việc dạy dỗ con trẻ là việc huấn luyện kinh kệ, và giới thiệu Thánh Kinh.
Cuối cùng phải chú ý đến tầm quan trọng của hai môi trường giáo dục thiết yếu: gia đình và học đường. Trên một phương diện nào đó, không có gì có thể thay thế giáo lý gia đình, nhất là về môi trường tốt lành và dễ tiếp nhận, về các gương sáng của người lớn trong nhà, và về kinh nghiệm và thực hành đức tin đầu tiên.
Bắt đầu đi học có nghĩa là đứa trẻ gia nhập một xã hội lớn hơn gia đình, với sự khả dĩ phát triển lớn hơn về các khả năng kiến thức, cảm xúc và hành vi. Nhiều khi có các lớp dạy về tôn giáo trong trường. Tất cả những điều này đòi hỏi các giáo lý và các giáo lý viên thường xuyên cộng tác với phụ huynh và thầy cô mỗi khi có cơ hội.
Các cha sở cần nhớ là khi giúp đỡ phụ huynh và các nhà giáo hoàn tất sứ mệnh của họ một cách tốt đẹp, đó chính là Giáo Hội đang được xây dựng.
(b) Giáo lý cho Thanh Thiếu Niên
Thiếu nhi, thiếu niên và vị thành niên
Nói chung người ta nhận thấy rằng các nạn nhân đầu tiên của các cuộc khủng hoảng về đức tin và căn hóa đang hoành hành trên thế giới này lại chính là giới trẻ. Sự thật cũng đúng là bất cứ cam kết nào cho việc cải tiến xã hội cũng tìm được chút hy vọng nơi họ. Điều này đáng khuyến khích. Giáo Hội rao truyền Phúc Âm cho thế giới người trẻ một cách can đảm và có sáng kiến. Trên phương diện này kinh ngiệm cho biết là trong giáo lý, nên phân biệt ba giai đoạn: thiếu nhi, thiếu niên, và vị thành niên. Nhiều khi các thiếu nhi, khi nhận phép thêm sức, đã chính thức chấm dứt thể thức nhập môn Công Giáo, nhưng đây lại chính là lúc họ hầu như hoàn toàn bỏ qua sự thực hành đức tin. Đây là một vấn đề quan trọng đòi hỏi việc mục vụ thích hợp. Trong hai giai đoạn kia cần phân biệt giữa thiếu niên và vị thành niên mặc dầu khó mà định nghĩa hai giai đoạn này một cách rõ ràng. Chúng được hiểu là giai đoạn của đời sống đi trước việc chấp nhận các trách nhiệm của người lớn. Giáo lý cho giới trẻ cần được duyệt lại kỹ càng và tăng thêm sức sống.
(c) Tầm quan trọng của giới trẻ đối với xã hội và Giáo Hội
Giáo Hội trong khi coi giới trẻ là niềm hy vọng cũng coi họ là thách đố lớn lao nhất cho tương lai của Giáo Hội. Những thay đổi hỗn tạp và nhanh chóng về xã hội và văn hóa, nhu cầu xác định chấp nhận vai trò của người lớn, nạn thất nghiệp, trong vài quốc gia tình trạng kém mở mang thường trực, các áp lực của một xã hội tiêu thụ - tất cả đầu tạo nên cho giới trẻ một thế giới đang chờ đợi, có khi là một thế giới đầy những sự chán nản, thất vọng, lo âu, và sống ngoài lề. Sự chối bỏ Giáo Hội hay ít ra cũng thờ ơ trở thành một thái độ thường thấy nơi người trẻ. Nhiều khi điều này phản ảnh một sự thiếu trợ giúp thiêng liêng và luân lý của gia đình, và sự thiếu sót yếu kém của giáo lý họ đã nhận được. Mặt khác, nhiều nguời trẻ lại được thúc đẩy để tìm ý nghĩa, sự hợp quần, sự cam kết xã hội và cả những kinh nghiệm về tôn giáo nữa.
Một số hậu quả cho giáo lý được xuất phát từ đây. Mục vụ đức tin ghi nhận bên trên tất cả những mâu thuẫn về hoàn cảnh giới trẻ đã được thấy một cách cụ thể trong nhiều miền và môi trường. Trọng tâm của giáo lý chính là lời đề nghị của Chúa Ki-tô với người thanh niên trong Phúc Âm (Mt 19:16-22). Đây cũng là đề nghị trực tiếp cho tất cả mọi người trẻ bằng ngôn ngữ thích hợp với họ, và với sự hiểu biết và thông cảm với các vấn đề của họ. Trong Phúc Âm, người trẻ thực sự đã trực tiếp nối với Chúa Ki-tô và Ngài đã bầy tỏ cho họ sự "sung mãn đặc biệt" của họ và kêu gọi họ dấn thân cho sự tăng trưởng cá nhân và cộng đồng, có giá trị quyết định cho số mệnh của xã hội và Giáo Hội. Do đó, nguời trẻ không thể bị coi là những đối tượng của giáo lý, mà còn là những người tham dự và hỗ trợ cho việc rao truyền Phúc Âm và là những công cụ cho việc cải tiến xã hội.
(d) Đặc điểm của giáo lý cho người trẻ
Sau đây là những hướng dẫn tổng quát:
Cần ghi nhận sự khác biệt về tình trạng tôn giáo: có người trẻ chưa được rửa tội, có người chưa hoàn tất các nghi thức nhập môn, có người đang qua cơn khủng hoảng đức tin, có người lại đang tiến lên trong việc làm một quyết định về đức tin, có người lại đã lấy quyết đinh và cần được giúp đỡ.
Cần nhớ rằng giáo lý thành công nhất phải được dạy dỗ trong khuôn khổ của việc chăm sóc mục vụ tổng quát, nhất là khi giáo lý đề cập đến các vấn đề có ảnh hưởng đến đời sống của họ. Do đó, giáo, lý phải được kết hợp với một vài phương thức, như việc phân tích hoàn cảnh, chú ý đến các khoa học và việc giáo dục con người, sự cộng tác của giáo dân và của chính những người trẻ.
Các hoạt động nhóm được tổ chức kỹ lưỡng, việc tham gia các hiệp hội của người trẻ chính đáng, và việc theo dõi chăn sóc bao gồm cả việc linh hướng cho họ là những đường lối thích hợp cho một giáo lý hữu hiệu.
Nói chung giáo lý cho người trẻ phải được đề nghị trong những phương cách mới cởi mở đối với sự tế nhị và các vấn đề của lứa tuổi này. Những phương cách này phải có tính cách thần học, luân lý, lịch sử và xã hội. Đặc biệt cần nhấn mạnh đến việc giáo dục về chân lý và sự tự do như được hiểu theo Phúc Âm, về việc trau dồi lương tâm và dạy dỗ về tình yêu. Cũng cần nhấn mạnh đến việc nhận định ơn gọi, sự tham gia của Công Giáo vào xã hội và trách vụ truyền giáo trong thế giới.
Tuy nhiên cũng cần nhấn mạnh là việc rao giảng Phúc Âm cho người trẻ phải chấp nhận một chiều kích truyền giáo thay vì chỉ theo chiều kích giáo lý. Thực vậy, hoàn cảnh nhiều khi đòi hỏi việc mục vụ giới trẻ phải làm sống động một bản chất truyền giáo và nhân bản, như bước đầu cần thiết cho việc phát triển những năng khiếu thích hợp cho việc dạy giáo lý. Nhiều khi, trên thực tế, nên tăng cường các hoạt động chuẩn bị cho giáo lý trong khuôn khổ của việc giáo dục tổng quát. Một vấn đề khó khăn phải được đối phó và giải quyết là vần đề ngôn ngữ (tâm tính, sự tế nhị, thị hiếu, cách dùng văn, từ ngữ) giữa người trẻ và Giáo Hội (giáo lý, giáo lý viên). Cần có một sự hội nhập giáo lý cho người trẻ, bằng cách phiên dịch "sứ điệp của Chúa Giê-su với sự kiên nhẫn, khôn ngoan, và không phản bội" bằng ngôn từ của họ.
(c) Giáo lý cho Người Già
(1) Tuổi già, quà tặng của Chúa cho Giáo Hội
Trong nhiều quốc gia, con số gia tăng của các người già là một thách đố mới và đặc biệt cho Giáo Hội. Nhiều khi người già bị coi là những đối tượng thụ động và có khi là trở ngại. Tuy nhiên, về phương diện đức tin, họ phải được hiểu là một quà tặng của Thiên Chúa cho Giáo Hội, và cần phải được chăm sóc cẩn thận. Về giáo lý, họ có đầy đủ quyền lợi như mọi người Công Giáo khác.
Cần luôn luôn chú ý đến các sự dị biệt về tình trạng cá nhân, gia đình và xã hội. Đặc biệt là các yếu tố như sự cô lập và hiểm nguy bị bỏ quên bên lề xã hội. Gia đình có trách nhiệm chính, vì ở đây việc tuyên xưng đức tin có thể xảy ra trong một môi trường có sự chấp nhận và tình yêu. Dù sao chăng nữa, giáo lý cho người già phải hội nhập với nội dung đức tin, sự hiện diện chăm sóc của giáo lý viên và cộng đồng tín hữu. Vì lý do này tốt nhất là người già tham dự hoàn toàn vào hành trình giáo lý của cộng đồng.
(2) Giáo lý của sự hoàn thành và hy vọng
Giáo lý cho người già luôn luôn chú ý đến một vài khía cạnh của tình trạng đức tin của họ. Một người già có thể có đức tin giầu mạnh, trong trường hợp này giáo lý viên đem lại sự hoàn thành hành trình đức tin với một thái độ biết ơn và chờ đợi trong hy vọng. Nhiều người khác sống với một đức tin bi suy yếu vì thiếu thực hành trong đời sống. Trong trường hợp này giáo lý trở nên một ánh sáng và một kinh nghiệm tôn giáo mới. Đôi khi một số người đạt đến tuổi già bị tổn thương nặng nề về cả xác lẫn hồn. Trong các trường hợp này, giáo lý có thể giúp họ sống hoàn cảnh của họ trong thái độ cầu nguyện, tha thứ và bình an nội tâm.
Dù sao chăng nữa, tình trạng của người già kêu gọi một giáo lý của niềm hy vọng, xuất phát từ sự xác tín là cuối cùng là họ sẽ gặp Chúa. Luôn luôn có lợi ích cá nhân và làm phong phú cho cộng đồng khi người già làm nhân chứng cho một đức tin vẫn tăng trưởng mạnh mẽ trong khi họ dần dần tiến đến giây phút gặp gỡ Chúa.
(3) Khôn Ngoan và Đối Thoại
Thánh Kinh trình bày cho chúng ta hình ảnh của người già như biểu tượng của một người nhiều khôn ngoan và kính sơ. Chúa, và như một kho chứa những kinh nghiệm phong phú về đời sống, khiến cho trên một phương diện nào đó người này trở thành một "giáo lý viên" tự nhiên trong cộng đồng. Người này trở thành một nhân chứng cho một truyền thống đức tin, một sư phụ về đời sống, và một công nhân cho bác ái. Giáo lý tôn trọng giá trị của ân sủng này. Giúp cho người già khám phá ra kho tàng chứa chất bên trong họ và giữ vai trò giáo lý viên cho con trẻ - vai trò của ông bà - và cho người trẻ và người lớn. Việc đối thoại căn bản giữa các thế hệ có thể được thúc đẩy cả bên trong gia đình lẫn cộng đồng.
Tài liệu Tham Khảo: General Cathechesis Directories
Với lời tuyên phán trên đây, Chúa Giê-su khẳng định rằng Nước Trời là của mọi người bắt đầu bằng những người kém may mắn nhất. Người quan tâm đến nhu cầu của mọi người, hồn và xác. Người chữa lành và tha thứ, sửa sai và khuyến khích bằng lời nói và hành động. Chúa Giê-su chấm dứt cuộc đời trần thế bằng việc sai môn đệ đi làm giống như Ngài, là rao truyền Phúc Âm cho mọi tạo vật và dân nước. Giáo Hội nhờ Thánh Thần thúc giục đã thực hiện việc rao giảng tin mừng cho người Hy Lạp, và người ngoại, cho cả người khôn lẫn kẻ dại (Rm 1:14). Bằng cách này, đặc điểm của môn sư phạm đức tin đã được thực hiện với sự cởi mở hoàn vũ của giáo lý và sự nhập thế hiển nhiên của những ai lãnh hội.
Chú ý đến các hoàn cảnh đời sống khác nhau của mọi người thúc đẩy các giáo lý viên sử dụng nhiều đường lối khác nhau để gặp gỡ họ và hội nhập sứ diệp Ki-tô và phương pháp giảng dạy đức tin cho nhiều nhu cầu khác nhau. Giáo lý đức tin sơ khởi là chương trinh cho các trẻ em và các tân tòng. Chú tâm đến việc phát triển đức tin của người mới rửa tội đưa tới giáo lý được phác họa để tăng cường đức tin hay phục hồi đức tin.
Trên phương diện văn hóa xã hội, giáo lý được phát triển bên trong các phần nhiệm sau đây:
• Các khía cạnh của việc hội nhập giáo lý
• Giáo lý dựa trên lứa tuổi
• Giáo lý cho những sai đang sống trong một hoàn cảnh đặc biệt
• Hội nhập cho những ai được dạy giáo lý: các khía cạnh tổng quát
• Nhu cầu và quyền lợi của mọi tín hữu cần tiếp nhận một giáo lý chính đáng
2. Các khía cạnh của việc hội nhập giáo lý
a. Nhu cầu và quyền lợi của một cộng đồng
Trong khi chú ý đến một cá nhân, cần nhớ rằng người tiếp nhận giáo lý là tất cả cộng đồng Công Giáo và mọi người trong đó. Giáo lý rút ra được sự chính đáng và năng lực từ tất cả đời sống của Giáo Hội.
b. Việc hội nhập đòi hỏi nội dung của giáo lý phải là thức ăn lành mạnh và đầy đủ.
Sự hội nhập của việc giảng dạy lời Chúa được mạc khải phải luôn luôn là một luật lệ cho mọi việc rao giảng tin mừng. Một sự hội nhập như vậy phải được hiểu là một hành động của Giáo Hội vì Giáo Hội đã công nhận mọi người như "cánh đồng của Chúa" (1 Cor. 3:9). Giáo Hội vươn ra để tiếp xúc với mọi người, trong khi nhận biết sự khác biệt của nhiều hoàn cảnh và nền văn hóa, và gìn giữ được sự thống nhất của mọi dân nước trong một Thiên Chúa cứu chuộc.
c. Việc hội nhập phải chú ý đến các hoàn cảnh đặc biệt:
Hội nhập phải được thể hiện theo các hoàn cảnh khác nhau trong đó Lời Chúa được truyền dạy. Các hoàn cảnh này được ấn định bởi các sự dị biệt về văn hóa, tuổi tác, mức độ trưởng thành thiêng liêng và các điều kiện xã hội và tôn giáo của những ai lãnh hội. Nên nhớ rằng trong sự khác biệt của các hoàn cảnh, sự hội nhập phải luôn luôn chú trọng đến sự toàn diện và sự thống nhất cần yếu của con người. Không những giáo lý phải chú ý đến các yếu tố bên ngoài của một hoàn cảnh đặc biệt, mà còn phải lưu tâm đến thế giới bên trong của người này, đó là sự thật về con người.
3. Giáo Lý Tùy Theo Tuổi
a. Nhận xét tổng quát
Một mặt đức tin đoán góp cho sự phát triển của con người; mặt khác mọi giai đoạn của đời sống phải đối phó với sự thách đố của việc phản Công Giáo hóa và phải luôn luôn được tăng cường bời những đáp ứng mới của ơn gọi Công Giáo.
Do đó giáo lý được thể hiện trên căn bản của các lứa tuổi khác nhau về nhu cầu và khả năng của những người tiếp nhận.
b. Giáo lý cho Người Lớn
(1) Các người lớn tuổi tiếp nhận giáo lý
Việc gảng dạy đức tin cho người lớn phải chú ý đặc biệt tới hoàn cảnh, các thách đố họ đã gặp phải trong đời, cũng như nhiều nhu cầu khác nhau của họ. Do đó phải phân biệt các loại sau đây:
• Các người lớn đã sống đức tin đều dặn và thành khẩn ước muốn tăng cường thêm.
• Các người lớn tuổi đã được rửa tội nhưng chưa dược học giáo lý đầy đủ.
• Các người lớn tuổi chưa rửa tội
• Các yếu tố và tiêu chuẩn thích hợp cho giáo lý cho người lớn
Giáo lý cho người lớn liên quan đến những người có quyền và bổn phận làm trưởng thành hạt giống đức tin được Chúa gieo trong họ. Những người này có bổn phận hoàn thành các trách nhiệm xã hội đủ loại và phải đối phó với mọi sự thay đổi, và khủng hoảng ghê gớm. Do đó giáo lý dành cho họ đòi hỏi sự nhận định chính xác những đặc tính của những người này. Phải được viết theo những mục tiêu và nội dung, và cần ấn định một lô các hằng số về cách trình bầy. Cần thực hiện đường lối sư phạm hữu hiệu nhất và cần chọn lựa các hình thức và mẫu mực thích hợp nhất. Vai trò và căn tính của giáo lý viên phụ trách làm việc với các người lớn này và việc huấn luyện họ tối quan trọng.
Trong các tiêu chuẩn để đảm bảo một chương trinh giáo lý chính đáng và hữu hiệu cho người lớn, chúng ta phải kể đến:
• chú ý đến những người hấp thụ, thuộc phái nam hay nữ, các vấn đề họ gặp phải, các kinh nghiệm, các nguồn trợ giúp thiêng liêng và văn hóa khác nhau.
• chú ý đến tình trạng giáo dân của họ.
• chú ý đến sự liên đới của cộng đồng để cộng đồng có thể trở thành một môi trường chào đón và trợ giúp.
• chú ý đến việc bảo đảm cho có sự chăm sóc mục vụ cho người lớn, đã được kết hợp với việc đào luyện về phụng vụ vàdịch vụ bác ái.
(2) Các trách nhiệm tổng quát và đặc biệt của giáo lý người nhớn
Theo cuốn Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, các trách nhiệm của giáo lý người lớn là:
• nuôi dưỡng việc đào luyện và phát triển đời sống trong Chúa Ki-tô sống lại bằng các phương pháp sư phạm về bí tích, tĩnh tâm, linh hướng....
• huấn luyện để có sự đánh giá đúng đắn các biến đổi về xã hội và văn hóa trong xã hội chúng ta trên phương diện đức tin.
• làm sáng tỏ các câu hỏi về tôn giáo và luân lý hiện hành.
• làm sáng tỏ mối liên hệ giữa các hoạt động đời và đạo
• phát triển các nền tảng hữu lý của đức tin.
• khuyến khích người lớn giữ trách nhiệm về sứ mệnh của Giáo Hội và có thể làm chứng nhân cho Chúa Ki-tô trong xã hội.
(3) Các hình thức đặc biệt về giáo lý cho người lớn
Một vài tình trạng và hoàn cảnh đòi hỏi những hình thức đặc biệt về giáo lý:
• giáo lý dự tòng (RCIA)
• các hình thức truyền thống của giáo lý dân Chúa, được hội nhập vào năm phụng vụ hay có hình thức của các sứ mệnh.
• giáo lý liên tục cho những ai có trách vụ huấn luyện trong cộng đồng: các giáo lý viên và các người có liên quan đến việc mục vụ giáo dân.
• giáo lý để dùng cho các biến cố đặc biệt trong đời như: hôn nhân, phép rửa cho trẻ em, và các bí tích nhập môn khác, vào các giai đoạn khủng hoảng như trong thời niên thiếu, bệnh tật, v..v...
• giáo lý cho các biến cố và kinh nghiệm đặc biệt, như bắt đầu đi làm, nhập quân ngũ, di cư, v..v...
• giáo lý cho việc sử dụng thời giờ nhàn rỗi nhất là trong các ngày nghỉ lễ, và khi du lịch.
• giáo lý cho các biến cố đặc biệt trong đời sống của Giáo Hội và xã hội.
4) Giáo lý cho Ấu nhi và Trẻ Em
(a) Đặc điểm của giáo lý cho ấu nhi và trẻ em:
Giáo lý cho trẻ em cần phải được nối kết với hoàn cảnh và tình trạng đời sống của chúng:
Thời thơ ấu được hiểu là thời gian được xã hội hóa và giáo dục làm người cũng như giáo dục tôn giáo trong gia đình, học đường và Giáo Hội.
Phù hợp với các truyền thống đã được chấp nhận, đây thường là thời gian trong đó việc nhập môn vào đạo Công Giáo, khởi sự với phép rửa, được hoàn thành. Cùng với việc rước lễ lần đầu, đây là hình thức huấn luyện đầu tiên về đức tin cho con trẻ, và sự giới thiệu đầu tiên của chúng vào đời sống của Giáo Hội.
Phương thức giáo lý cho các ấu nhi là việc dạy dỗ. Các khía cạnh căn bản của việc dạy dỗ con trẻ là việc huấn luyện kinh kệ, và giới thiệu Thánh Kinh.
Cuối cùng phải chú ý đến tầm quan trọng của hai môi trường giáo dục thiết yếu: gia đình và học đường. Trên một phương diện nào đó, không có gì có thể thay thế giáo lý gia đình, nhất là về môi trường tốt lành và dễ tiếp nhận, về các gương sáng của người lớn trong nhà, và về kinh nghiệm và thực hành đức tin đầu tiên.
Bắt đầu đi học có nghĩa là đứa trẻ gia nhập một xã hội lớn hơn gia đình, với sự khả dĩ phát triển lớn hơn về các khả năng kiến thức, cảm xúc và hành vi. Nhiều khi có các lớp dạy về tôn giáo trong trường. Tất cả những điều này đòi hỏi các giáo lý và các giáo lý viên thường xuyên cộng tác với phụ huynh và thầy cô mỗi khi có cơ hội.
Các cha sở cần nhớ là khi giúp đỡ phụ huynh và các nhà giáo hoàn tất sứ mệnh của họ một cách tốt đẹp, đó chính là Giáo Hội đang được xây dựng.
(b) Giáo lý cho Thanh Thiếu Niên
Thiếu nhi, thiếu niên và vị thành niên
Nói chung người ta nhận thấy rằng các nạn nhân đầu tiên của các cuộc khủng hoảng về đức tin và căn hóa đang hoành hành trên thế giới này lại chính là giới trẻ. Sự thật cũng đúng là bất cứ cam kết nào cho việc cải tiến xã hội cũng tìm được chút hy vọng nơi họ. Điều này đáng khuyến khích. Giáo Hội rao truyền Phúc Âm cho thế giới người trẻ một cách can đảm và có sáng kiến. Trên phương diện này kinh ngiệm cho biết là trong giáo lý, nên phân biệt ba giai đoạn: thiếu nhi, thiếu niên, và vị thành niên. Nhiều khi các thiếu nhi, khi nhận phép thêm sức, đã chính thức chấm dứt thể thức nhập môn Công Giáo, nhưng đây lại chính là lúc họ hầu như hoàn toàn bỏ qua sự thực hành đức tin. Đây là một vấn đề quan trọng đòi hỏi việc mục vụ thích hợp. Trong hai giai đoạn kia cần phân biệt giữa thiếu niên và vị thành niên mặc dầu khó mà định nghĩa hai giai đoạn này một cách rõ ràng. Chúng được hiểu là giai đoạn của đời sống đi trước việc chấp nhận các trách nhiệm của người lớn. Giáo lý cho giới trẻ cần được duyệt lại kỹ càng và tăng thêm sức sống.
(c) Tầm quan trọng của giới trẻ đối với xã hội và Giáo Hội
Giáo Hội trong khi coi giới trẻ là niềm hy vọng cũng coi họ là thách đố lớn lao nhất cho tương lai của Giáo Hội. Những thay đổi hỗn tạp và nhanh chóng về xã hội và văn hóa, nhu cầu xác định chấp nhận vai trò của người lớn, nạn thất nghiệp, trong vài quốc gia tình trạng kém mở mang thường trực, các áp lực của một xã hội tiêu thụ - tất cả đầu tạo nên cho giới trẻ một thế giới đang chờ đợi, có khi là một thế giới đầy những sự chán nản, thất vọng, lo âu, và sống ngoài lề. Sự chối bỏ Giáo Hội hay ít ra cũng thờ ơ trở thành một thái độ thường thấy nơi người trẻ. Nhiều khi điều này phản ảnh một sự thiếu trợ giúp thiêng liêng và luân lý của gia đình, và sự thiếu sót yếu kém của giáo lý họ đã nhận được. Mặt khác, nhiều nguời trẻ lại được thúc đẩy để tìm ý nghĩa, sự hợp quần, sự cam kết xã hội và cả những kinh nghiệm về tôn giáo nữa.
Một số hậu quả cho giáo lý được xuất phát từ đây. Mục vụ đức tin ghi nhận bên trên tất cả những mâu thuẫn về hoàn cảnh giới trẻ đã được thấy một cách cụ thể trong nhiều miền và môi trường. Trọng tâm của giáo lý chính là lời đề nghị của Chúa Ki-tô với người thanh niên trong Phúc Âm (Mt 19:16-22). Đây cũng là đề nghị trực tiếp cho tất cả mọi người trẻ bằng ngôn ngữ thích hợp với họ, và với sự hiểu biết và thông cảm với các vấn đề của họ. Trong Phúc Âm, người trẻ thực sự đã trực tiếp nối với Chúa Ki-tô và Ngài đã bầy tỏ cho họ sự "sung mãn đặc biệt" của họ và kêu gọi họ dấn thân cho sự tăng trưởng cá nhân và cộng đồng, có giá trị quyết định cho số mệnh của xã hội và Giáo Hội. Do đó, nguời trẻ không thể bị coi là những đối tượng của giáo lý, mà còn là những người tham dự và hỗ trợ cho việc rao truyền Phúc Âm và là những công cụ cho việc cải tiến xã hội.
(d) Đặc điểm của giáo lý cho người trẻ
Sau đây là những hướng dẫn tổng quát:
Cần ghi nhận sự khác biệt về tình trạng tôn giáo: có người trẻ chưa được rửa tội, có người chưa hoàn tất các nghi thức nhập môn, có người đang qua cơn khủng hoảng đức tin, có người lại đang tiến lên trong việc làm một quyết định về đức tin, có người lại đã lấy quyết đinh và cần được giúp đỡ.
Cần nhớ rằng giáo lý thành công nhất phải được dạy dỗ trong khuôn khổ của việc chăm sóc mục vụ tổng quát, nhất là khi giáo lý đề cập đến các vấn đề có ảnh hưởng đến đời sống của họ. Do đó, giáo, lý phải được kết hợp với một vài phương thức, như việc phân tích hoàn cảnh, chú ý đến các khoa học và việc giáo dục con người, sự cộng tác của giáo dân và của chính những người trẻ.
Các hoạt động nhóm được tổ chức kỹ lưỡng, việc tham gia các hiệp hội của người trẻ chính đáng, và việc theo dõi chăn sóc bao gồm cả việc linh hướng cho họ là những đường lối thích hợp cho một giáo lý hữu hiệu.
Nói chung giáo lý cho người trẻ phải được đề nghị trong những phương cách mới cởi mở đối với sự tế nhị và các vấn đề của lứa tuổi này. Những phương cách này phải có tính cách thần học, luân lý, lịch sử và xã hội. Đặc biệt cần nhấn mạnh đến việc giáo dục về chân lý và sự tự do như được hiểu theo Phúc Âm, về việc trau dồi lương tâm và dạy dỗ về tình yêu. Cũng cần nhấn mạnh đến việc nhận định ơn gọi, sự tham gia của Công Giáo vào xã hội và trách vụ truyền giáo trong thế giới.
Tuy nhiên cũng cần nhấn mạnh là việc rao giảng Phúc Âm cho người trẻ phải chấp nhận một chiều kích truyền giáo thay vì chỉ theo chiều kích giáo lý. Thực vậy, hoàn cảnh nhiều khi đòi hỏi việc mục vụ giới trẻ phải làm sống động một bản chất truyền giáo và nhân bản, như bước đầu cần thiết cho việc phát triển những năng khiếu thích hợp cho việc dạy giáo lý. Nhiều khi, trên thực tế, nên tăng cường các hoạt động chuẩn bị cho giáo lý trong khuôn khổ của việc giáo dục tổng quát. Một vấn đề khó khăn phải được đối phó và giải quyết là vần đề ngôn ngữ (tâm tính, sự tế nhị, thị hiếu, cách dùng văn, từ ngữ) giữa người trẻ và Giáo Hội (giáo lý, giáo lý viên). Cần có một sự hội nhập giáo lý cho người trẻ, bằng cách phiên dịch "sứ điệp của Chúa Giê-su với sự kiên nhẫn, khôn ngoan, và không phản bội" bằng ngôn từ của họ.
(c) Giáo lý cho Người Già
(1) Tuổi già, quà tặng của Chúa cho Giáo Hội
Trong nhiều quốc gia, con số gia tăng của các người già là một thách đố mới và đặc biệt cho Giáo Hội. Nhiều khi người già bị coi là những đối tượng thụ động và có khi là trở ngại. Tuy nhiên, về phương diện đức tin, họ phải được hiểu là một quà tặng của Thiên Chúa cho Giáo Hội, và cần phải được chăm sóc cẩn thận. Về giáo lý, họ có đầy đủ quyền lợi như mọi người Công Giáo khác.
Cần luôn luôn chú ý đến các sự dị biệt về tình trạng cá nhân, gia đình và xã hội. Đặc biệt là các yếu tố như sự cô lập và hiểm nguy bị bỏ quên bên lề xã hội. Gia đình có trách nhiệm chính, vì ở đây việc tuyên xưng đức tin có thể xảy ra trong một môi trường có sự chấp nhận và tình yêu. Dù sao chăng nữa, giáo lý cho người già phải hội nhập với nội dung đức tin, sự hiện diện chăm sóc của giáo lý viên và cộng đồng tín hữu. Vì lý do này tốt nhất là người già tham dự hoàn toàn vào hành trình giáo lý của cộng đồng.
(2) Giáo lý của sự hoàn thành và hy vọng
Giáo lý cho người già luôn luôn chú ý đến một vài khía cạnh của tình trạng đức tin của họ. Một người già có thể có đức tin giầu mạnh, trong trường hợp này giáo lý viên đem lại sự hoàn thành hành trình đức tin với một thái độ biết ơn và chờ đợi trong hy vọng. Nhiều người khác sống với một đức tin bi suy yếu vì thiếu thực hành trong đời sống. Trong trường hợp này giáo lý trở nên một ánh sáng và một kinh nghiệm tôn giáo mới. Đôi khi một số người đạt đến tuổi già bị tổn thương nặng nề về cả xác lẫn hồn. Trong các trường hợp này, giáo lý có thể giúp họ sống hoàn cảnh của họ trong thái độ cầu nguyện, tha thứ và bình an nội tâm.
Dù sao chăng nữa, tình trạng của người già kêu gọi một giáo lý của niềm hy vọng, xuất phát từ sự xác tín là cuối cùng là họ sẽ gặp Chúa. Luôn luôn có lợi ích cá nhân và làm phong phú cho cộng đồng khi người già làm nhân chứng cho một đức tin vẫn tăng trưởng mạnh mẽ trong khi họ dần dần tiến đến giây phút gặp gỡ Chúa.
(3) Khôn Ngoan và Đối Thoại
Thánh Kinh trình bày cho chúng ta hình ảnh của người già như biểu tượng của một người nhiều khôn ngoan và kính sơ. Chúa, và như một kho chứa những kinh nghiệm phong phú về đời sống, khiến cho trên một phương diện nào đó người này trở thành một "giáo lý viên" tự nhiên trong cộng đồng. Người này trở thành một nhân chứng cho một truyền thống đức tin, một sư phụ về đời sống, và một công nhân cho bác ái. Giáo lý tôn trọng giá trị của ân sủng này. Giúp cho người già khám phá ra kho tàng chứa chất bên trong họ và giữ vai trò giáo lý viên cho con trẻ - vai trò của ông bà - và cho người trẻ và người lớn. Việc đối thoại căn bản giữa các thế hệ có thể được thúc đẩy cả bên trong gia đình lẫn cộng đồng.
Tài liệu Tham Khảo: General Cathechesis Directories