Từ ngày anh Tuấn dọn nhà đi, Thuận mất hẳn một bạn thân. Không còn ai để rủ nhau đi chơi.
Giờ Thuận và Thiên trở nên hai bạn thân. Đi đâu cũng có nhau. Thuận có biệt tài về banh đá. Thuận lại học trên Thiên hai lớp. Tuy học cùng trường nhưng mãi sau này mới thân nhau. Thiên học không giỏi lắm. Anh không biết đá banh, nhưng rất ghiền coi đá banh. Nhờ đó mà anh quen Thuận. Anh rất phục tài Thuận và cố tìm cách làm quen. Một hôm sau trận đá, Thiên chạy đến chỗ Thuận đứng nghỉ mời thuốc. Thuận cám ơn không hút làm Thiên tiu nghỉu. Quê quá, chàng cố lấp liếm: “Trận vừa qua anh có mấy cú đá hay tuyệt”. Thuận hỏi ngược lại làm Thiên lúng túng. Chàng cố moi óc nhớ lại xem chỗ nào. Không nhớ được anh phịa đại “hai lần ở hiệp đầu anh có những cú đá thật xuất sắc, chính nhờ vậy mà đội anh thắng.” Thuận được khen cũng thấy thích. Câu chuyện càng lúc càng lan man và cũng từ đó hai người thân nhau. Càng gần Thuận, Thiên càng mến chàng. Thuận là con người rất tình cảm, rất thật tình, tính tình trầm lặng, thích nghe hơn là nói. Ít nói đến độ có người cho là anh khinh người. Thiên cũng có cảm tưởng đó lúc đầu. Thiên thường cho rằng người có tài luôn kênh kiệu, tự cao, tự đại. Cần đám khán giả vỗ tay khuyến khích, cổ động, nhưng coi họ rẻ hơn trái banh xì. Thuận không phải là hạng người đó. Anh không dám làm quen trước, anh cũng không có tài về nói chuyện, chỉ dăm ba câu là hết ý. Tính anh lại cũng không vồn vã. Trên sân cỏ anh nhanh bao nhiêu, chững chạc bao nhiêu, nổi tiếng bao nhiêu thì ngoài xã hội anh là con người hoàn toàn khác. Thiên trở nên thân thiết vì cái cảm tình anh dành cho Thuận quá nhiều. Thuận tâm sự anh thành tài là phần lớn do cha anh. Ông có biệt tài về đá banh. Vì sự cạnh tranh giữa hai đội, đội nào cũng muốn có ông. Họ dùng đủ mọi hình thức mua chuộc và cuối cùng là hăm dọa. Theo đội nào cũng khổ, cũng mất tự do. Hai lần bị du đãng đánh. Cả hai đội cùng cử đại diện đến chia buồn và hứa bảo vệ. Ông chán nản và quyết định từ bỏ nghề. Lâu lâu đá giúp vui trong phường. Riết rồi không ai dám đấu thành ra ông lại về hưu non.
Ông tin vào gia truyền nên đã tập cho Thuận đá banh ngay từ khi còn nhỏ. Phần lớn trò chơi trong nhà là banh, lớn nhỏ đủ loại, đủ kiểu. Ông bắt Thuận tụng đi, tụng lại cách chận banh, cách đá xuôi, đá ngược, đá bổng vòng cầu. Khi thấy con đã khá ông cho Thuận gia nhập đội banh nhà trường. Để khuyến khích Thuận, ông dạy Thuận nhiều hơn nữa. Thuận phải thắng trong trận giao đấu đầu tiên. Theo ông trận đầu mà thắng thì đứa trẻ sẽ tự tin và do đó tài năng phát triển hơn. Đúng vậy, từ ngày đá thắng banh, Thuận ham thích học hơn và luyện tập kỹ trước khi đi đấu.
Đối với Thuận, phần thưởng đá banh không còn quan trọng nữa. Chàng muốn có một chiếc xe Honda. Những món quà tặng của nhà trường, của cha chàng giờ tầm thường lắm. Đã có lần Thuận ngỏ ý xin chiếc xe, cha chàng trả lời dứt khoát “công việc và phần thưởng đi đôi với nhau, con đấu nhỏ thì nhận giải thưởng nhỏ. Phần thưởng đó xứng với tài nghệ của con rồi.” Thuận suy nghĩ, nếu muốn có xe chàng phải đấu những trận lớn. Làm sao có trận lớn mà đấu, Thuận đem điều cha chàng nói kể cho Thiên nghe. Thiên không biết cách nào giúp, nhưng cũng hứa để giúp bạn đỡ buồn. Thiên đem chuyện này kể cho cha mẹ chàng, kết quả cũng chẳng đi tới đâu. Gặp ai quen Thiên cũng đem chuyện kể để mong có người mách lối. Thuận về kể cho cha nghe về ý định Thiên giúp chàng đi đấu những trận lớn. Cha Thuận tỏ ý hài lòng. Ông biết là nếu cứ đá ở phường này mãi thì đời thằng Thuận cũng bỏ đi. Khả năng của nó phải cỡ giao đấu Quốc tế, hoặc ít ra đội banh Vùng mới xứng đáng. Biết thế là một việc, còn làm được hay không là khác. Đời ông đã bao giờ đi đâu xa, cứ lẩn quẩn quanh đây để rồi bây giờ muốn giúp con cũng đành bó tay. Hôm nay Thiên không đi coi đá banh được. Chàng phải ở nhà đón bà con. Từ ngày quen Thuận, đây là lần đầu tiên Thuận đi đấu mà vắng mặt Thiên. Thiên định tâm, nếu người anh bà con đến đúng giờ, chàng sẽ rủ đi coi đá banh luôn thể.
Tuấn và Thiên thường chơi chung với nhau. Ngày Tuấn đi Thiên buồn chảy nước mắt. Hai đứa tuy là bà con nhưng lại thân nhau như bạn bè. Đi đâu cũng có nhau. Có cái kẹo cũng cắn làm đôi. Mua cây kem cũng mỗi đứa mút cái. Thời gian trôi đi, hai đứa không liên lạc được với nhau. Nếu có nhớ nhau thì nhắc tên nhau. Bây giờ chắc hẳn tình bạn đó đã vơi đi. Thiên đã có Thuận, người bạn tài banh đá thân nhất trong số bạn bè. Còn Tuấn dĩ nhiên là cũng chững chạc lắm, không hiểu hai người gặp lại nhau thế nào.
Tuấn chớp ngay cơ hội. Nhất định phải làm quen với thằng cầu thủ số bảy kia. Tuấn quay sang hỏi Thiên: “Em có biết người mang số bảy tên gì không? Nó đá khá đấy.” Thiên cướp lời vì chàng đang hãnh diện là bạn thân của Thuận. Sau một lúc khoe khoang, Thiên mới nói tới ý định của mình. Tuấn không ngần ngại gì mà không giúp. Tuy nhiên chàng còn làm bộ là khó khăn, mất thời gian v.v... Thật sự trong thâm tâm chàng như mở cờ trong bụng. Thiên đâu có biết Tuấn là Huấn luyện viên trong Câu lạc bộ Thanh niên Thủ đô. Nhìn cách đá của Thuận là Tuấn phục liền. Nếu Thuận được huấn luyện thêm về kỹ thuật chắc chắn anh ta sẽ tiến khá hơn. Cái tài là của Thuận, nhưng công lao của hướng dẫn viên không phải là nhỏ. Thuận nổi danh về banh; Tuấn nổi tiếng về luyện. Người đứng trung gian là Thiên. Mọi việc do Thiên lo liệu. Tất cả đều mừng, từ cha Thuận đến Thiên đến Tuấn. Mỗi người đều ôm cái lợi riêng của mình mà không có ai nói cho ai hay. Người ít lợi nhất là Thiên. Chàng không đặt lợi lộc cá nhân lên trên mà chỉ muốn giúp bạn. Thuận cũng chỉ thấy cái lợi là điều mình ước mong đã được toại nguyện. Tuấn dường như đắc chí nhất, tương lai có nhiều hứa hẹn lắm. Chỉ một thời gian ngắn dưới sự hướng dẫn của Tuấn, Thuận được gia nhập đội banh Quốc gia. Khả năng của Thuận dư sức được vô. Có khả năng là một; người dẫn nước đưa đường là việc khác, Tuấn nói thế. Từ ngày quen Thuận, uy tín của Tuấn tăng gấp bội. Chàng ngẫu nhiên trở nên tay huấn luyện viên kỹ thuật banh đá lừng danh. Lịch sử banh đá Việt Nam sẽ ghi tên chàng.
Khi hay tin Thuận được gia nhập đội banh Quốc gia, cha Thuận mua tặng cho chàng chiếc xe gắn máy như điều Thuận mong ước. Ông biết rằng con ông sẽ có cơ hội thành nhân. Thuận tiến rất nhanh trên đường sự nghiệp. Các vận động trường thu mối lợi lớn. Báo chí đăng tải hình ảnh chàng. Người ta bắt đầu nói đến ngôi sao sáng trong làng bóng đá. Một số phóng viên còn làm những thiên phóng sự. Họ phỏng vấn cha Thuận. Họ phỏng vấn Thiên và tất nhiên tên Thuận - Tuấn lúc nào cũng đi kèm trên mặt báo, Mặc dầu thế, cái khéo léo của Tuấn vẫn chưa đủ để đưa Thuận thành hàng cầu thủ Quốc tế. Có lẽ thời gian Thuận trở thành hội viên còn quá ít, hay họ muốn nuôi dưỡng mầm non một chút nữa cho có nhiều kinh nghiệm hơn, kỹ thuật cao hơn.
Đùng một cái, tin Thuận bị té xe gẫy chân làm chấn động dư luận. Kẻ cho rằng chàng thực sự té xe, kẻ khác cho rằng chàng bị hại. Báo chí tha hồ nêu nghi vấn. Người ta chỉ biết rằng Thiên đi mổ ruột dư, Thuận đến thăm và trên đường về thì bị nạn. Câu lạc bộ thể thao vẫn im hơi lặng tiếng. Tuấn cũng không biết gì hơn. Chỉ tiếc rằng ngôi sao vừa xuất hiện đã bị tắt. Thật uổng một tài danh.
Hai ngày sau Thuận tỉnh táo. Chàng không nhớ lấy một mảy may gì. Chàng cũng không biết là mình bị gẫy chân mãi cho đến khi muốn đi tiểu, lúc đó chàng mới biết là mình còn yếu, chân trái không cựa quậy gì được. Hai hàng nước mắt trào ra ở khoé mắt. Không ai hiểu chàng nghĩ gì. Đôi mắt nhắm lại cố tránh xúc động.
Xuất viện xong, Thiên về nhà thăm cha mẹ rồi đi gặp Thuận ngay. Hơn tuần lễ xa nhau, gặp lại nhau không ai nói một lời. Hai bàn tay nắm chặt, đôi mắt nhắm nghiền để mặc giọt nước mắt lăn dài trên má. Lúc sau, Thiên ngồi xuống cạnh giường ngó bạn, không ai nói lời nào. Chờ cho cơn xúc động lắng, chàng mới lựa lời khuyên bạn. Thuận chỉ chớp mắt chứ không hề hé răng. Ai hiểu được chớp mắt là đồng ý hay không đồng ý.
Cái ngày đau khổ nhất của Thuận là ngày cắt bột. Suốt thời gian qua chàng biết là bị gẫy chân nhưng vẫn còn chút hy vọng là sẽ khỏi và tiếp tục đường cũ. Sau khi cắt bột, nhìn lại chân trái chàng đâm tuyệt vọng. Không còn gì để mong nữa. Thiên hiểu ý bạn, mặc bạn nói gì cũng được, Thiên không chen vào, mặc kệ Thuận tự do nói cho bớt đau khổ, bớt buồn. Vài tờ báo đăng một tin hết sức khiêm nhường, cầu thủ sáng chói Thuận tuyên bố từ giã sân cỏ. Đấy là lần cuối cùng tên Thuận trên mặt báo đánh dấu sự chấm dứt một ước mơ. Để giúp Thuận đỡ buồn, Thiên luôn luôn ghé thăm bạn. Chàng hiểu Thuận chẳng thể nào một sớm một chiều quên được cái quá khứ vàng son. Thuận sẽ giữ nó mãi để làm kỷ niệm. Biết thế, Thiên giúp bạn sưu tầm những hình ảnh Thuận trên nhật báo và tuần báo thể thao. Những lúc đó, thời giờ hai người ngồi điểm lại kỷ niệm cũ. Thiên khuyến khích Thuận giải thích những bức hình chụp đăng trên báo. Thuận giải thích lý do, kỹ thuật của cú đá, cách trườn người để đá, vị thế của đôi chân và vị thế của đôi tay. Mỗi thứ có công việc riêng của nó và nó bổ túc cho nhau. Cú đá hay phải có kỹ thuật đá đã đành mà thế đá cũng giữ một phần rất quan trọng.
Càng giải thích Thuận càng say mê. Chưa bao giờ chàng nói nhiều như lúc này. Nói một cách say mê, nói không chán. Phải chăng trong những ngày đau đớn qua Thuận đã trải qua một cơn mơ, trải qua một sự suy nghĩ thật nhiều về lý thuyết đá banh. Một sự thay đổi lớn trong chàng làm biến đổi chàng hay là một sự nuối tiếc còn sót lại.
Cha Thuận biết chàng đau khổ nhưng không biết làm gì hơn để giúp Thuận. Ông nhờ đến Thiên, ông biết rằng hai đứa hợp tính nhau thì dễ thông cảm nhau. Ông nhờ Thiên mua dùm mấy cuốn sách về đá banh trao cho Thuận. Thuận đón sách như đón cả tấm lòng của bạn. Thuận đâu biết là cha chàng nhờ Thiên làm việc đó. Cái cử chỉ thân thiện lúc vui khoẻ cũng như khi hoạn nạn làm Thuận cảm động vô cùng. Tuấn thỉnh thoảng cũng đến thămThuận. Có một lúc nào đó Tuấn đã lợi dụng Thuận. Bây giờ luơng tâm không cho phép Tuấn làm điều đó. Tuấn cũng tìm cách giúp Thuận nhưng chưa tìm ra cách nào. Thuận nhờ có mấy người bạn an ủi, chàng cũng tạm chấp nhận hoàn cảnh mới. Thiên luôn nhắc Thuận là “Con người tài không phải vì đôi chân, đôi tay, nhưng là khối óc”. Càng nghĩ thấy nó càng đúng. Có khối óc làm nên sự nghiệp. Chàng phân tích câu nói đó. Đúng thế, người đánh máy đâu cần đôi chân. Anh chàng mù vẫn có thể gảy đàn. Ta mất một chân, tìm công việc gì cho thích hợp. Trở về với sách vở hay học nghề thủ công cần đôi tay. Nghĩ đến đây, Thuận phát sợ, nếu mình hư đôi tay thì làm nghề gì để sống? Tuổi còn trẻ thời gian còn quá lâu để chết.
Nhờ mấy cuốn sách về kỹ thuật đá banh, Thuận nhận thấy rằng họ viết còn nhiều điều thiếu sót. Chàng có ý định viết một cuốn về kinh nghiệm và kỹ thuật đá banh của riêng chàng. Thuận đưa ý kiến bàn với Thiên. Cả hai đồng ý. Công việc xúc tiến đều, cho đến một hôm Tuấn lại thăm, chàng mới phát giác ra là họ đang viết sách. Đọc qua bản thảo, Tuấn thấy văn chương lủng củng quá, chàng đề nghị sửa cho câu văn gọn hơn. Cả hai đều đồng ý vì mối lo chính của Thuận và Thiên là câu văn, nay Tuấn sửa cho thì còn gì bằng. Rốt cuộc cuốn sách mang tên ba người.
Mặc dầu báo chí đã quên lãng Thuận. Giới ham mộ thể thao vẫn còn mến chàng. Họ tiếc cho một cây măng bị gẫy quá sớm. Sách của chàng ra bán rất chạy. Chỉ trong vòng ba tháng đầu đã phải tái bản. Cũng nhờ cuốn sách này mà Thuận trở về hội bóng đá trở lại.Lần này chàng trở lại không phải để đá nhưng để tường thuật trên Radio về những trận đấu.
Riêng Thiên, chàng tuy không thành công trong việc học, nhưng chàng cũng tự hào vì đã giúp bạn thành công trong cuộc đời mới. Cha Thuận cũng nói với Thiên như vậy: “Không nhờ cháu thì thằng Thuận không biết đời nó sẽ ra sao?”
Lm Vũđình Tường
Parkville, Victoria, Úc Đại Lợi, ngày 5 tháng 2 năm 1987
TiengChuong.org
Giờ Thuận và Thiên trở nên hai bạn thân. Đi đâu cũng có nhau. Thuận có biệt tài về banh đá. Thuận lại học trên Thiên hai lớp. Tuy học cùng trường nhưng mãi sau này mới thân nhau. Thiên học không giỏi lắm. Anh không biết đá banh, nhưng rất ghiền coi đá banh. Nhờ đó mà anh quen Thuận. Anh rất phục tài Thuận và cố tìm cách làm quen. Một hôm sau trận đá, Thiên chạy đến chỗ Thuận đứng nghỉ mời thuốc. Thuận cám ơn không hút làm Thiên tiu nghỉu. Quê quá, chàng cố lấp liếm: “Trận vừa qua anh có mấy cú đá hay tuyệt”. Thuận hỏi ngược lại làm Thiên lúng túng. Chàng cố moi óc nhớ lại xem chỗ nào. Không nhớ được anh phịa đại “hai lần ở hiệp đầu anh có những cú đá thật xuất sắc, chính nhờ vậy mà đội anh thắng.” Thuận được khen cũng thấy thích. Câu chuyện càng lúc càng lan man và cũng từ đó hai người thân nhau. Càng gần Thuận, Thiên càng mến chàng. Thuận là con người rất tình cảm, rất thật tình, tính tình trầm lặng, thích nghe hơn là nói. Ít nói đến độ có người cho là anh khinh người. Thiên cũng có cảm tưởng đó lúc đầu. Thiên thường cho rằng người có tài luôn kênh kiệu, tự cao, tự đại. Cần đám khán giả vỗ tay khuyến khích, cổ động, nhưng coi họ rẻ hơn trái banh xì. Thuận không phải là hạng người đó. Anh không dám làm quen trước, anh cũng không có tài về nói chuyện, chỉ dăm ba câu là hết ý. Tính anh lại cũng không vồn vã. Trên sân cỏ anh nhanh bao nhiêu, chững chạc bao nhiêu, nổi tiếng bao nhiêu thì ngoài xã hội anh là con người hoàn toàn khác. Thiên trở nên thân thiết vì cái cảm tình anh dành cho Thuận quá nhiều. Thuận tâm sự anh thành tài là phần lớn do cha anh. Ông có biệt tài về đá banh. Vì sự cạnh tranh giữa hai đội, đội nào cũng muốn có ông. Họ dùng đủ mọi hình thức mua chuộc và cuối cùng là hăm dọa. Theo đội nào cũng khổ, cũng mất tự do. Hai lần bị du đãng đánh. Cả hai đội cùng cử đại diện đến chia buồn và hứa bảo vệ. Ông chán nản và quyết định từ bỏ nghề. Lâu lâu đá giúp vui trong phường. Riết rồi không ai dám đấu thành ra ông lại về hưu non.
Ông tin vào gia truyền nên đã tập cho Thuận đá banh ngay từ khi còn nhỏ. Phần lớn trò chơi trong nhà là banh, lớn nhỏ đủ loại, đủ kiểu. Ông bắt Thuận tụng đi, tụng lại cách chận banh, cách đá xuôi, đá ngược, đá bổng vòng cầu. Khi thấy con đã khá ông cho Thuận gia nhập đội banh nhà trường. Để khuyến khích Thuận, ông dạy Thuận nhiều hơn nữa. Thuận phải thắng trong trận giao đấu đầu tiên. Theo ông trận đầu mà thắng thì đứa trẻ sẽ tự tin và do đó tài năng phát triển hơn. Đúng vậy, từ ngày đá thắng banh, Thuận ham thích học hơn và luyện tập kỹ trước khi đi đấu.
Đối với Thuận, phần thưởng đá banh không còn quan trọng nữa. Chàng muốn có một chiếc xe Honda. Những món quà tặng của nhà trường, của cha chàng giờ tầm thường lắm. Đã có lần Thuận ngỏ ý xin chiếc xe, cha chàng trả lời dứt khoát “công việc và phần thưởng đi đôi với nhau, con đấu nhỏ thì nhận giải thưởng nhỏ. Phần thưởng đó xứng với tài nghệ của con rồi.” Thuận suy nghĩ, nếu muốn có xe chàng phải đấu những trận lớn. Làm sao có trận lớn mà đấu, Thuận đem điều cha chàng nói kể cho Thiên nghe. Thiên không biết cách nào giúp, nhưng cũng hứa để giúp bạn đỡ buồn. Thiên đem chuyện này kể cho cha mẹ chàng, kết quả cũng chẳng đi tới đâu. Gặp ai quen Thiên cũng đem chuyện kể để mong có người mách lối. Thuận về kể cho cha nghe về ý định Thiên giúp chàng đi đấu những trận lớn. Cha Thuận tỏ ý hài lòng. Ông biết là nếu cứ đá ở phường này mãi thì đời thằng Thuận cũng bỏ đi. Khả năng của nó phải cỡ giao đấu Quốc tế, hoặc ít ra đội banh Vùng mới xứng đáng. Biết thế là một việc, còn làm được hay không là khác. Đời ông đã bao giờ đi đâu xa, cứ lẩn quẩn quanh đây để rồi bây giờ muốn giúp con cũng đành bó tay. Hôm nay Thiên không đi coi đá banh được. Chàng phải ở nhà đón bà con. Từ ngày quen Thuận, đây là lần đầu tiên Thuận đi đấu mà vắng mặt Thiên. Thiên định tâm, nếu người anh bà con đến đúng giờ, chàng sẽ rủ đi coi đá banh luôn thể.
Tuấn và Thiên thường chơi chung với nhau. Ngày Tuấn đi Thiên buồn chảy nước mắt. Hai đứa tuy là bà con nhưng lại thân nhau như bạn bè. Đi đâu cũng có nhau. Có cái kẹo cũng cắn làm đôi. Mua cây kem cũng mỗi đứa mút cái. Thời gian trôi đi, hai đứa không liên lạc được với nhau. Nếu có nhớ nhau thì nhắc tên nhau. Bây giờ chắc hẳn tình bạn đó đã vơi đi. Thiên đã có Thuận, người bạn tài banh đá thân nhất trong số bạn bè. Còn Tuấn dĩ nhiên là cũng chững chạc lắm, không hiểu hai người gặp lại nhau thế nào.
Tuấn chớp ngay cơ hội. Nhất định phải làm quen với thằng cầu thủ số bảy kia. Tuấn quay sang hỏi Thiên: “Em có biết người mang số bảy tên gì không? Nó đá khá đấy.” Thiên cướp lời vì chàng đang hãnh diện là bạn thân của Thuận. Sau một lúc khoe khoang, Thiên mới nói tới ý định của mình. Tuấn không ngần ngại gì mà không giúp. Tuy nhiên chàng còn làm bộ là khó khăn, mất thời gian v.v... Thật sự trong thâm tâm chàng như mở cờ trong bụng. Thiên đâu có biết Tuấn là Huấn luyện viên trong Câu lạc bộ Thanh niên Thủ đô. Nhìn cách đá của Thuận là Tuấn phục liền. Nếu Thuận được huấn luyện thêm về kỹ thuật chắc chắn anh ta sẽ tiến khá hơn. Cái tài là của Thuận, nhưng công lao của hướng dẫn viên không phải là nhỏ. Thuận nổi danh về banh; Tuấn nổi tiếng về luyện. Người đứng trung gian là Thiên. Mọi việc do Thiên lo liệu. Tất cả đều mừng, từ cha Thuận đến Thiên đến Tuấn. Mỗi người đều ôm cái lợi riêng của mình mà không có ai nói cho ai hay. Người ít lợi nhất là Thiên. Chàng không đặt lợi lộc cá nhân lên trên mà chỉ muốn giúp bạn. Thuận cũng chỉ thấy cái lợi là điều mình ước mong đã được toại nguyện. Tuấn dường như đắc chí nhất, tương lai có nhiều hứa hẹn lắm. Chỉ một thời gian ngắn dưới sự hướng dẫn của Tuấn, Thuận được gia nhập đội banh Quốc gia. Khả năng của Thuận dư sức được vô. Có khả năng là một; người dẫn nước đưa đường là việc khác, Tuấn nói thế. Từ ngày quen Thuận, uy tín của Tuấn tăng gấp bội. Chàng ngẫu nhiên trở nên tay huấn luyện viên kỹ thuật banh đá lừng danh. Lịch sử banh đá Việt Nam sẽ ghi tên chàng.
Khi hay tin Thuận được gia nhập đội banh Quốc gia, cha Thuận mua tặng cho chàng chiếc xe gắn máy như điều Thuận mong ước. Ông biết rằng con ông sẽ có cơ hội thành nhân. Thuận tiến rất nhanh trên đường sự nghiệp. Các vận động trường thu mối lợi lớn. Báo chí đăng tải hình ảnh chàng. Người ta bắt đầu nói đến ngôi sao sáng trong làng bóng đá. Một số phóng viên còn làm những thiên phóng sự. Họ phỏng vấn cha Thuận. Họ phỏng vấn Thiên và tất nhiên tên Thuận - Tuấn lúc nào cũng đi kèm trên mặt báo, Mặc dầu thế, cái khéo léo của Tuấn vẫn chưa đủ để đưa Thuận thành hàng cầu thủ Quốc tế. Có lẽ thời gian Thuận trở thành hội viên còn quá ít, hay họ muốn nuôi dưỡng mầm non một chút nữa cho có nhiều kinh nghiệm hơn, kỹ thuật cao hơn.
Đùng một cái, tin Thuận bị té xe gẫy chân làm chấn động dư luận. Kẻ cho rằng chàng thực sự té xe, kẻ khác cho rằng chàng bị hại. Báo chí tha hồ nêu nghi vấn. Người ta chỉ biết rằng Thiên đi mổ ruột dư, Thuận đến thăm và trên đường về thì bị nạn. Câu lạc bộ thể thao vẫn im hơi lặng tiếng. Tuấn cũng không biết gì hơn. Chỉ tiếc rằng ngôi sao vừa xuất hiện đã bị tắt. Thật uổng một tài danh.
Hai ngày sau Thuận tỉnh táo. Chàng không nhớ lấy một mảy may gì. Chàng cũng không biết là mình bị gẫy chân mãi cho đến khi muốn đi tiểu, lúc đó chàng mới biết là mình còn yếu, chân trái không cựa quậy gì được. Hai hàng nước mắt trào ra ở khoé mắt. Không ai hiểu chàng nghĩ gì. Đôi mắt nhắm lại cố tránh xúc động.
Xuất viện xong, Thiên về nhà thăm cha mẹ rồi đi gặp Thuận ngay. Hơn tuần lễ xa nhau, gặp lại nhau không ai nói một lời. Hai bàn tay nắm chặt, đôi mắt nhắm nghiền để mặc giọt nước mắt lăn dài trên má. Lúc sau, Thiên ngồi xuống cạnh giường ngó bạn, không ai nói lời nào. Chờ cho cơn xúc động lắng, chàng mới lựa lời khuyên bạn. Thuận chỉ chớp mắt chứ không hề hé răng. Ai hiểu được chớp mắt là đồng ý hay không đồng ý.
Cái ngày đau khổ nhất của Thuận là ngày cắt bột. Suốt thời gian qua chàng biết là bị gẫy chân nhưng vẫn còn chút hy vọng là sẽ khỏi và tiếp tục đường cũ. Sau khi cắt bột, nhìn lại chân trái chàng đâm tuyệt vọng. Không còn gì để mong nữa. Thiên hiểu ý bạn, mặc bạn nói gì cũng được, Thiên không chen vào, mặc kệ Thuận tự do nói cho bớt đau khổ, bớt buồn. Vài tờ báo đăng một tin hết sức khiêm nhường, cầu thủ sáng chói Thuận tuyên bố từ giã sân cỏ. Đấy là lần cuối cùng tên Thuận trên mặt báo đánh dấu sự chấm dứt một ước mơ. Để giúp Thuận đỡ buồn, Thiên luôn luôn ghé thăm bạn. Chàng hiểu Thuận chẳng thể nào một sớm một chiều quên được cái quá khứ vàng son. Thuận sẽ giữ nó mãi để làm kỷ niệm. Biết thế, Thiên giúp bạn sưu tầm những hình ảnh Thuận trên nhật báo và tuần báo thể thao. Những lúc đó, thời giờ hai người ngồi điểm lại kỷ niệm cũ. Thiên khuyến khích Thuận giải thích những bức hình chụp đăng trên báo. Thuận giải thích lý do, kỹ thuật của cú đá, cách trườn người để đá, vị thế của đôi chân và vị thế của đôi tay. Mỗi thứ có công việc riêng của nó và nó bổ túc cho nhau. Cú đá hay phải có kỹ thuật đá đã đành mà thế đá cũng giữ một phần rất quan trọng.
Càng giải thích Thuận càng say mê. Chưa bao giờ chàng nói nhiều như lúc này. Nói một cách say mê, nói không chán. Phải chăng trong những ngày đau đớn qua Thuận đã trải qua một cơn mơ, trải qua một sự suy nghĩ thật nhiều về lý thuyết đá banh. Một sự thay đổi lớn trong chàng làm biến đổi chàng hay là một sự nuối tiếc còn sót lại.
Cha Thuận biết chàng đau khổ nhưng không biết làm gì hơn để giúp Thuận. Ông nhờ đến Thiên, ông biết rằng hai đứa hợp tính nhau thì dễ thông cảm nhau. Ông nhờ Thiên mua dùm mấy cuốn sách về đá banh trao cho Thuận. Thuận đón sách như đón cả tấm lòng của bạn. Thuận đâu biết là cha chàng nhờ Thiên làm việc đó. Cái cử chỉ thân thiện lúc vui khoẻ cũng như khi hoạn nạn làm Thuận cảm động vô cùng. Tuấn thỉnh thoảng cũng đến thămThuận. Có một lúc nào đó Tuấn đã lợi dụng Thuận. Bây giờ luơng tâm không cho phép Tuấn làm điều đó. Tuấn cũng tìm cách giúp Thuận nhưng chưa tìm ra cách nào. Thuận nhờ có mấy người bạn an ủi, chàng cũng tạm chấp nhận hoàn cảnh mới. Thiên luôn nhắc Thuận là “Con người tài không phải vì đôi chân, đôi tay, nhưng là khối óc”. Càng nghĩ thấy nó càng đúng. Có khối óc làm nên sự nghiệp. Chàng phân tích câu nói đó. Đúng thế, người đánh máy đâu cần đôi chân. Anh chàng mù vẫn có thể gảy đàn. Ta mất một chân, tìm công việc gì cho thích hợp. Trở về với sách vở hay học nghề thủ công cần đôi tay. Nghĩ đến đây, Thuận phát sợ, nếu mình hư đôi tay thì làm nghề gì để sống? Tuổi còn trẻ thời gian còn quá lâu để chết.
Nhờ mấy cuốn sách về kỹ thuật đá banh, Thuận nhận thấy rằng họ viết còn nhiều điều thiếu sót. Chàng có ý định viết một cuốn về kinh nghiệm và kỹ thuật đá banh của riêng chàng. Thuận đưa ý kiến bàn với Thiên. Cả hai đồng ý. Công việc xúc tiến đều, cho đến một hôm Tuấn lại thăm, chàng mới phát giác ra là họ đang viết sách. Đọc qua bản thảo, Tuấn thấy văn chương lủng củng quá, chàng đề nghị sửa cho câu văn gọn hơn. Cả hai đều đồng ý vì mối lo chính của Thuận và Thiên là câu văn, nay Tuấn sửa cho thì còn gì bằng. Rốt cuộc cuốn sách mang tên ba người.
Mặc dầu báo chí đã quên lãng Thuận. Giới ham mộ thể thao vẫn còn mến chàng. Họ tiếc cho một cây măng bị gẫy quá sớm. Sách của chàng ra bán rất chạy. Chỉ trong vòng ba tháng đầu đã phải tái bản. Cũng nhờ cuốn sách này mà Thuận trở về hội bóng đá trở lại.Lần này chàng trở lại không phải để đá nhưng để tường thuật trên Radio về những trận đấu.
Riêng Thiên, chàng tuy không thành công trong việc học, nhưng chàng cũng tự hào vì đã giúp bạn thành công trong cuộc đời mới. Cha Thuận cũng nói với Thiên như vậy: “Không nhờ cháu thì thằng Thuận không biết đời nó sẽ ra sao?”
Lm Vũđình Tường
Parkville, Victoria, Úc Đại Lợi, ngày 5 tháng 2 năm 1987
TiengChuong.org