Chúa nhật 27 thường niên A
Chúa Giêsu phán: "Các ông chưa bao giờ đọc thấy trong Kinh Thánh: 'Chính viên đá bọn thợ loại ra, đã trở nên viên đá góc. Đó là việc Chúa làm và là việc lạ lùng trước mắt chúng ta!' (Mt 21,42)
Đại đa số con người sống trên trần gian đều có niềm tin. Niềm tin vào Thượng Đế, tin vào Thiên Chúa, tin vào Thần Phật, Thần thiêng, Thần thánh, tin vào quyền năng thượng giới và thậm chí còn có người tin thờ thần Satan. Chúng ta, người Công Giáo, có niềm tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Chúa Con đã xuống thế làm người. Chúa Con là Chúa Giêsu Kitô. Ngài là viên đá bị loại bỏ, đã trở thành đá góc. Chúa Giêsu đã thiết lập Giáo Hội trên nền đá là thánh Phêrô. Chúa trao quyền cho thánh Phêrô và các đấng kế vị cai quản Hội thánh trên trần gian. Qua năm tháng, con thuyền Giáo Hội đã đối diện với muôn vàn sóng gió và khó khăn trên đường lữ thứ. Giáo Hội của Chúa đã bị xâu xé, chia cắt và bị bách hại dưới nhiều hình thức khác nhau. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta luôn tuyên xưng rằng tôi tin một Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền.
Giữa một thế giới tự do muôn mầu muôn sắc, nhiều người đã tự tạo cho mình những nhóm riêng rẽ phù hợp với sở thích. Về vấn đề tôn giáo, như chúng ta đã thấy có rất nhiều linh đạo riêng biệt. Chúng ta cũng không biết chính xác có bao nhiêu tôn giáo trên thế giới. Có những tôn giáo lớn ảnh hưởng đến cả tỉ người. Có những nhóm tôn giáo tự lập nho nhỏ. Thường thường những nhóm nhỏ tách ra từ một phái nào đó vì sự bất bình hay do những đòi hỏi quá cấp tiến. Những hình thức sống đạo như thế dần mất đi tính cốt lõi của Đạo và sự đoàn kết yêu thương. Nếu trong đời sống đạo thể hiện mầm mống chia rẽ và xa cách, chúng ta hãy ý tứ trong cách chọn lựa sống đạo. Chúng ta là những người công giáo cần gắn bó với Giáo Hội Mẹ để mong sinh hoa kết qủa cho đời sống chung.
Ngay từ thời Giáo Hội sơ khai, đã có những phân rẽ giữa các tín hữu và cộng đoàn. Phần đông các tín hữu cậy dựa vào tục lệ, lối suy tư và truyền thống riêng để biện luận cho cách sống và giữ đạo của mình. Ai cũng muốn giữ lại “cái tôi” của mình để chối từ những lời mạc khải hoặc giáo huấn của Giáo Hội. Thánh Phaolô đã phân tích rất rõ: Tôi muốn nói là trong anh em có những luận điệu như: "Tôi thuộc về ông Phaolô, tôi thuộc về ông Apôlô, tôi thuộc về ông Kêpha, tôi thuộc về Đức Kitô." (1 Cor 1,12). Nhiều tín hữu đã đi tìm những giải đáp nhu cầu tâm linh một cách thiển cận. Tìm giải đáp thực hành đức tin nơi những thần tượng thật người. Nhiều tín hữu tìm cậy dựa vào uy tín của người này, người nọ mà quên đi chính nguồn là Đức Kitô, tảng gá góc tường. Thánh Phaolô cảnh báo về sự chia rẽ giữa anh chị em trong cộng đoàn Corintô: Thế ra Đức Kitô đã bị chia năm xẻ bảy rồi ư? Có phải Phaolô đã chịu đóng đinh vào khổ giá vì anh em chăng? Hay anh em đã chịu phép rửa nhân danh Phao-lô sao? (1 Cor 1,13).
Điều quan trọng là tất cả các tôn giáo và các tín hữu phải trổ sinh hoa trái. Nếu cuộc sống đạo chỉ gây nên tranh dành, chia rẽ, hận thù và ghen ghét, tôn giáo đó không thể tồn tại. Hoa trái của tôn giáo là bác ái, yêu thương và nhân từ độ lượng. Các nhà lãnh đạo tôn giáo cần có tinh thần đối thoại và xây dựng hòa bình. Sự bình an là món quà Thiên Chúa ban cho những người có thiện tâm. Ngày xưa Chúa Giêsu đã thẳng thắn nói với các nhà lãnh đạo Do-thái giáo: Bởi vậy, Tôi bảo các ông: Nước Thiên Chúa sẽ cất khỏi các ông để trao cho dân tộc khác biết làm cho trổ sinh hoa trái" (Mt 21,43).
Ở vùng Bronx, một trong 5 tỉnh thành (Boroughs) của thành phố Nữu Ước, đã có trên 971 nhà thờ của các tín hữu thuộc các nhóm giáo hội ngoài Công Giáo. Gần Giáo Xứ nơi phục vụ, đi bộ khoảng nửa giờ, tôi có thể thấy trên 10 nhà thờ nho nhỏ. Có những nhà thờ nhỏ thuộc tư gia được sửa chữa và gắn bảng tên gọi là nơi thờ tự. Các tín đồ đặt nhiều tên khác nhau cho các nhóm sống đạo riêng như: Abundant Life Tabernacle, Alianza Christian Missionary Church, Agape Love Christian, Assembly Christian Church, Church of God, Bethel Community Church, Bethel Temple Church, Bronx Bible Church, Christ Church, Candlelight Church, Atonement Episcopal, Bronx Fellowship of Christ… Tất cả các tín hữu cùng tin tưởng vào Chúa Kitô là Đấng Cứu Thế. Đôi khi chúng ta tự hỏi tại sao người ta chia ra làm nhiều ngành và nhiều nhóm như thế? Có phải vì ơn Chúa Thánh Thần thúc đẩy trăm hoa đua nở hay vì sự chọn lựa chủ quan và tự phân rẽ của nhóm. Họ muốn tách biệt làm của riêng và độc lập. Ở nhiều nhà thờ nhỏ, một nhóm chỉ có khoảng 50 tới 100 người, họ chung góp tài chánh và tự do sinh hoạt theo cách thế riêng. Có những nhóm tụ họp 2 hoặc 3 lần một tuần, họ cùng nhau cầu nguyện và ca hát nhảy múa tới nửa đêm.
Ngay bên kia mặt đường, đối diện với nhà xứ nơi tôi đang phục vụ, có một nhóm người vẫn thường họp mặt cầu nguyện. Tôi cũng không biết họ thuộc trường phái hay tôn giáo nào. Họ tụ họp dưới hầm một ngôi nhà chung cư số 2340 University Ave. Bronx, NY. Trong phòng trang trí đủ mọi loại tượng ảnh các thánh. Giờ hành lễ, có một người đàn bà tự xưng là nữ mục sư mặc áo lễ và bắt đầu các nghi thức. Người nào muốn gia nhập tham dự phải đóng góp 25 đô, có một số người tham gia. Họ ca hát, nhảy múa và cầu nguyện chung với nhau. Nhóm lớn, nhóm nhỏ, hợp pháp hay không, luôn luôn có tín đồ đi theo. Thế mới gọi là tín đồ. Thật lạ kỳ!
Đức Giáo Hoàng Beneđictô thứ 16 trong bài giảng cho giới trẻ thế giới 2011, Ngài nói: Như là người kế vị thánh Phêrô, hãy để cha thúc đẩy chúng con củng cố niềm tin đã được truyền đạt cho chúng ta từ thời các Tông Đồ. Hãy chọn Chúa Kitô, Con Thiên Chúa, làm trung tâm đời sống của chúng con. Nhưng cha nhắc nhở các con hãy bước theo Chúa Kitô trong niềm tin, có nghĩa là bước đi bên cạnh Ngài trong sự hợp nhất với Giáo Hội. Chúng ta không thể tự riêng mình đi theo Chúa. Bất cứ ai cố gắng làm theo ý muốn riêng hay tiến gần đời sống đức tin với kiểu thuộc cá nhân chủ nghĩa đang thịnh hành ngày nay, sẽ có cơ nguy không bao gặp gỡ Chúa Giêsu thực sự hay chung cục họ đi theo một Chúa Giêsu giả mạo.
Gắn bó với Chúa Kitô qua Giáo Hội hữu hình để củng cố niềm tin. Niềm tin đã được thanh luyện qua lịch sử của Giáo Hội hơn 2000 năm. Niềm tin đã trải qua biết bao sự hy sinh xương máu của các Đấng Tử Đạo, bao gương sáng đời sống cầu nguyện, bác ái của các Thánh Nam Nữ và sống nhân chứng của các tín hữu khắp năm châu bốn biển. Niềm tin được xây dựng trên nền tảng các Tông Đồ và truyền thống của Giáo Hội. Chúng ta hãy vững bước theo đường lối của Giáo Hội để xây dựng niềm tin trong tâm hồn và xây dựng nhà Giáo Hội tại thế.
Hãy dõi theo bước chân của Chúa. Đường thánh giá lên núi Sọ luôn là hình ảnh sống động cho mọi niềm tin. Sống niềm tin là phải phấn đấu không ngừng với các trở ngại của trần thế. Sống nhân chứng trong một thế giới đang bị tục hóa và chối từ đời sống tâm linh. Chúng ta cần trau dồi thêm đức tin và sống niềm tin của mình cách vững vàng. Biết rằng đức tin của chúng ta rất yếu kém và mỏng dòn, hãy xin Chúa thêm đức tin. Tổng Giám Mục Timothy M. Dolan của Nữu Ước đã chia sẻ tại Đại Hội Giới Trẻ 2011: Người Công giáo nên nhớ rằng niềm tin không là giáo điều, kinh tin hay là Giáo Hội. Đức tin của chúng ta trong một con người, Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Độ chúng ta. Ngài và chỉ có Ngài là cội rễ, là nguốn gốc và là mục tiêu của niềm tin chúng ta.
Tổng Giám Mục Denver, Charles J. Chaput phát biểu trong giờ học hỏi giáo lý với các bạn trẻ 2011: Chúng ta không thể thay đổi hướng đi của thế giới bởi chính chúng ta hay cách riêng của chúng ta. Nhưng đó không phải là công việc của chúng ta. Công việc của chúng ta và đặc biệt của các lãnh đạo trẻ là để Chúa thay đổi chúng ta và rồi qua chúng ta, Chúa sẽ thay đổi người khác và thế giới.
Chúa Giêsu không hứa ban phần thưởng Nước Trời một cách nhưng không. Vì không qua thánh giá sẽ không có phần thưởng triều thiên vinh quang. Theo Chúa là lội ngược dòng tìm về nguồn chân thật: Suy nghĩ sự thật, sống sự thật và phát biểu sự thật. Một sự thật là Chúa Giêsu là viên đá bị thợ xây loại bỏ, đã trở nên tảng đá góc tường. Đó là tất cả sự thật của niềm tin. Trong cuộc lữ hành trần thế, chúng ta cần phải phấn đấu để làm nhân chứng cho niềm tin này ở mọi nơi và mọi lúc. Chúa Giêsu đã bị bách hại, bị chối từ, bị tẩy chay, bị án tử hình, sau cùng đã chết trên thập giá và đã sống lại. Theo Chúa, chúng ta không đi ra ngoài con đường thập giá này. Đừng sợ! Chúa Giêsu đã chúc phúc cho những ai bị bách hại vì lẽ công chính vì Nước trời là của họ.
Lạy Chúa, xin thêm sức mạnh để chúng con vững bước theo Chúa. Xin Chúa biến đổi tâm hồn chúng con để chúng con nhận ra hình ảnh của Chúa nơi anh chị em. Xin làm cho chúng con trở thành nhân chứng cho niềm tin vào Chúa Kitô giữa dòng đời. Chúng ta cùng suy gẫm lời của Thánh Phaolô gởi cho tín hữu Côlôsê và cũng là đề tài cho Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2011: Anh em hãy bén rễ sâu và xây dựng đời mình trên nền tảng là Đức Kitô Giêsu, hãy dựa vào đức tin mà anh em đã được thụ huấn, và để cho lòng chan chứa niềm tri ân cảm tạ (Col 2,7).
Chúa Giêsu phán: "Các ông chưa bao giờ đọc thấy trong Kinh Thánh: 'Chính viên đá bọn thợ loại ra, đã trở nên viên đá góc. Đó là việc Chúa làm và là việc lạ lùng trước mắt chúng ta!' (Mt 21,42)
Đại đa số con người sống trên trần gian đều có niềm tin. Niềm tin vào Thượng Đế, tin vào Thiên Chúa, tin vào Thần Phật, Thần thiêng, Thần thánh, tin vào quyền năng thượng giới và thậm chí còn có người tin thờ thần Satan. Chúng ta, người Công Giáo, có niềm tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Chúa Con đã xuống thế làm người. Chúa Con là Chúa Giêsu Kitô. Ngài là viên đá bị loại bỏ, đã trở thành đá góc. Chúa Giêsu đã thiết lập Giáo Hội trên nền đá là thánh Phêrô. Chúa trao quyền cho thánh Phêrô và các đấng kế vị cai quản Hội thánh trên trần gian. Qua năm tháng, con thuyền Giáo Hội đã đối diện với muôn vàn sóng gió và khó khăn trên đường lữ thứ. Giáo Hội của Chúa đã bị xâu xé, chia cắt và bị bách hại dưới nhiều hình thức khác nhau. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta luôn tuyên xưng rằng tôi tin một Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền.
Giữa một thế giới tự do muôn mầu muôn sắc, nhiều người đã tự tạo cho mình những nhóm riêng rẽ phù hợp với sở thích. Về vấn đề tôn giáo, như chúng ta đã thấy có rất nhiều linh đạo riêng biệt. Chúng ta cũng không biết chính xác có bao nhiêu tôn giáo trên thế giới. Có những tôn giáo lớn ảnh hưởng đến cả tỉ người. Có những nhóm tôn giáo tự lập nho nhỏ. Thường thường những nhóm nhỏ tách ra từ một phái nào đó vì sự bất bình hay do những đòi hỏi quá cấp tiến. Những hình thức sống đạo như thế dần mất đi tính cốt lõi của Đạo và sự đoàn kết yêu thương. Nếu trong đời sống đạo thể hiện mầm mống chia rẽ và xa cách, chúng ta hãy ý tứ trong cách chọn lựa sống đạo. Chúng ta là những người công giáo cần gắn bó với Giáo Hội Mẹ để mong sinh hoa kết qủa cho đời sống chung.
Ngay từ thời Giáo Hội sơ khai, đã có những phân rẽ giữa các tín hữu và cộng đoàn. Phần đông các tín hữu cậy dựa vào tục lệ, lối suy tư và truyền thống riêng để biện luận cho cách sống và giữ đạo của mình. Ai cũng muốn giữ lại “cái tôi” của mình để chối từ những lời mạc khải hoặc giáo huấn của Giáo Hội. Thánh Phaolô đã phân tích rất rõ: Tôi muốn nói là trong anh em có những luận điệu như: "Tôi thuộc về ông Phaolô, tôi thuộc về ông Apôlô, tôi thuộc về ông Kêpha, tôi thuộc về Đức Kitô." (1 Cor 1,12). Nhiều tín hữu đã đi tìm những giải đáp nhu cầu tâm linh một cách thiển cận. Tìm giải đáp thực hành đức tin nơi những thần tượng thật người. Nhiều tín hữu tìm cậy dựa vào uy tín của người này, người nọ mà quên đi chính nguồn là Đức Kitô, tảng gá góc tường. Thánh Phaolô cảnh báo về sự chia rẽ giữa anh chị em trong cộng đoàn Corintô: Thế ra Đức Kitô đã bị chia năm xẻ bảy rồi ư? Có phải Phaolô đã chịu đóng đinh vào khổ giá vì anh em chăng? Hay anh em đã chịu phép rửa nhân danh Phao-lô sao? (1 Cor 1,13).
Điều quan trọng là tất cả các tôn giáo và các tín hữu phải trổ sinh hoa trái. Nếu cuộc sống đạo chỉ gây nên tranh dành, chia rẽ, hận thù và ghen ghét, tôn giáo đó không thể tồn tại. Hoa trái của tôn giáo là bác ái, yêu thương và nhân từ độ lượng. Các nhà lãnh đạo tôn giáo cần có tinh thần đối thoại và xây dựng hòa bình. Sự bình an là món quà Thiên Chúa ban cho những người có thiện tâm. Ngày xưa Chúa Giêsu đã thẳng thắn nói với các nhà lãnh đạo Do-thái giáo: Bởi vậy, Tôi bảo các ông: Nước Thiên Chúa sẽ cất khỏi các ông để trao cho dân tộc khác biết làm cho trổ sinh hoa trái" (Mt 21,43).
Ở vùng Bronx, một trong 5 tỉnh thành (Boroughs) của thành phố Nữu Ước, đã có trên 971 nhà thờ của các tín hữu thuộc các nhóm giáo hội ngoài Công Giáo. Gần Giáo Xứ nơi phục vụ, đi bộ khoảng nửa giờ, tôi có thể thấy trên 10 nhà thờ nho nhỏ. Có những nhà thờ nhỏ thuộc tư gia được sửa chữa và gắn bảng tên gọi là nơi thờ tự. Các tín đồ đặt nhiều tên khác nhau cho các nhóm sống đạo riêng như: Abundant Life Tabernacle, Alianza Christian Missionary Church, Agape Love Christian, Assembly Christian Church, Church of God, Bethel Community Church, Bethel Temple Church, Bronx Bible Church, Christ Church, Candlelight Church, Atonement Episcopal, Bronx Fellowship of Christ… Tất cả các tín hữu cùng tin tưởng vào Chúa Kitô là Đấng Cứu Thế. Đôi khi chúng ta tự hỏi tại sao người ta chia ra làm nhiều ngành và nhiều nhóm như thế? Có phải vì ơn Chúa Thánh Thần thúc đẩy trăm hoa đua nở hay vì sự chọn lựa chủ quan và tự phân rẽ của nhóm. Họ muốn tách biệt làm của riêng và độc lập. Ở nhiều nhà thờ nhỏ, một nhóm chỉ có khoảng 50 tới 100 người, họ chung góp tài chánh và tự do sinh hoạt theo cách thế riêng. Có những nhóm tụ họp 2 hoặc 3 lần một tuần, họ cùng nhau cầu nguyện và ca hát nhảy múa tới nửa đêm.
Ngay bên kia mặt đường, đối diện với nhà xứ nơi tôi đang phục vụ, có một nhóm người vẫn thường họp mặt cầu nguyện. Tôi cũng không biết họ thuộc trường phái hay tôn giáo nào. Họ tụ họp dưới hầm một ngôi nhà chung cư số 2340 University Ave. Bronx, NY. Trong phòng trang trí đủ mọi loại tượng ảnh các thánh. Giờ hành lễ, có một người đàn bà tự xưng là nữ mục sư mặc áo lễ và bắt đầu các nghi thức. Người nào muốn gia nhập tham dự phải đóng góp 25 đô, có một số người tham gia. Họ ca hát, nhảy múa và cầu nguyện chung với nhau. Nhóm lớn, nhóm nhỏ, hợp pháp hay không, luôn luôn có tín đồ đi theo. Thế mới gọi là tín đồ. Thật lạ kỳ!
Đức Giáo Hoàng Beneđictô thứ 16 trong bài giảng cho giới trẻ thế giới 2011, Ngài nói: Như là người kế vị thánh Phêrô, hãy để cha thúc đẩy chúng con củng cố niềm tin đã được truyền đạt cho chúng ta từ thời các Tông Đồ. Hãy chọn Chúa Kitô, Con Thiên Chúa, làm trung tâm đời sống của chúng con. Nhưng cha nhắc nhở các con hãy bước theo Chúa Kitô trong niềm tin, có nghĩa là bước đi bên cạnh Ngài trong sự hợp nhất với Giáo Hội. Chúng ta không thể tự riêng mình đi theo Chúa. Bất cứ ai cố gắng làm theo ý muốn riêng hay tiến gần đời sống đức tin với kiểu thuộc cá nhân chủ nghĩa đang thịnh hành ngày nay, sẽ có cơ nguy không bao gặp gỡ Chúa Giêsu thực sự hay chung cục họ đi theo một Chúa Giêsu giả mạo.
Gắn bó với Chúa Kitô qua Giáo Hội hữu hình để củng cố niềm tin. Niềm tin đã được thanh luyện qua lịch sử của Giáo Hội hơn 2000 năm. Niềm tin đã trải qua biết bao sự hy sinh xương máu của các Đấng Tử Đạo, bao gương sáng đời sống cầu nguyện, bác ái của các Thánh Nam Nữ và sống nhân chứng của các tín hữu khắp năm châu bốn biển. Niềm tin được xây dựng trên nền tảng các Tông Đồ và truyền thống của Giáo Hội. Chúng ta hãy vững bước theo đường lối của Giáo Hội để xây dựng niềm tin trong tâm hồn và xây dựng nhà Giáo Hội tại thế.
Hãy dõi theo bước chân của Chúa. Đường thánh giá lên núi Sọ luôn là hình ảnh sống động cho mọi niềm tin. Sống niềm tin là phải phấn đấu không ngừng với các trở ngại của trần thế. Sống nhân chứng trong một thế giới đang bị tục hóa và chối từ đời sống tâm linh. Chúng ta cần trau dồi thêm đức tin và sống niềm tin của mình cách vững vàng. Biết rằng đức tin của chúng ta rất yếu kém và mỏng dòn, hãy xin Chúa thêm đức tin. Tổng Giám Mục Timothy M. Dolan của Nữu Ước đã chia sẻ tại Đại Hội Giới Trẻ 2011: Người Công giáo nên nhớ rằng niềm tin không là giáo điều, kinh tin hay là Giáo Hội. Đức tin của chúng ta trong một con người, Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Độ chúng ta. Ngài và chỉ có Ngài là cội rễ, là nguốn gốc và là mục tiêu của niềm tin chúng ta.
Tổng Giám Mục Denver, Charles J. Chaput phát biểu trong giờ học hỏi giáo lý với các bạn trẻ 2011: Chúng ta không thể thay đổi hướng đi của thế giới bởi chính chúng ta hay cách riêng của chúng ta. Nhưng đó không phải là công việc của chúng ta. Công việc của chúng ta và đặc biệt của các lãnh đạo trẻ là để Chúa thay đổi chúng ta và rồi qua chúng ta, Chúa sẽ thay đổi người khác và thế giới.
Chúa Giêsu không hứa ban phần thưởng Nước Trời một cách nhưng không. Vì không qua thánh giá sẽ không có phần thưởng triều thiên vinh quang. Theo Chúa là lội ngược dòng tìm về nguồn chân thật: Suy nghĩ sự thật, sống sự thật và phát biểu sự thật. Một sự thật là Chúa Giêsu là viên đá bị thợ xây loại bỏ, đã trở nên tảng đá góc tường. Đó là tất cả sự thật của niềm tin. Trong cuộc lữ hành trần thế, chúng ta cần phải phấn đấu để làm nhân chứng cho niềm tin này ở mọi nơi và mọi lúc. Chúa Giêsu đã bị bách hại, bị chối từ, bị tẩy chay, bị án tử hình, sau cùng đã chết trên thập giá và đã sống lại. Theo Chúa, chúng ta không đi ra ngoài con đường thập giá này. Đừng sợ! Chúa Giêsu đã chúc phúc cho những ai bị bách hại vì lẽ công chính vì Nước trời là của họ.
Lạy Chúa, xin thêm sức mạnh để chúng con vững bước theo Chúa. Xin Chúa biến đổi tâm hồn chúng con để chúng con nhận ra hình ảnh của Chúa nơi anh chị em. Xin làm cho chúng con trở thành nhân chứng cho niềm tin vào Chúa Kitô giữa dòng đời. Chúng ta cùng suy gẫm lời của Thánh Phaolô gởi cho tín hữu Côlôsê và cũng là đề tài cho Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2011: Anh em hãy bén rễ sâu và xây dựng đời mình trên nền tảng là Đức Kitô Giêsu, hãy dựa vào đức tin mà anh em đã được thụ huấn, và để cho lòng chan chứa niềm tri ân cảm tạ (Col 2,7).