Tràng chuỗi Mân Côi cứu rỗi bà cụ 98 tuổi
Trong tháng mười, Tháng Mân Côi, các Kitô hữu khắp nơi trên thế giới đã hằng ngày sốt sắng dâng lên Mẹ Maria Tràng Chuỗi Mân Côi, những lời Kinh mà chính Thiên Chúa Cha đã truyền cho Sứ Thần Gabriel công bố, để tỏ lòng tôn sùng và biết ơn Mẹ. Vâng, vì đức tin mạnh mẽ và lòng tin tưởng phó thác tuyệt đối của Mẹ vào sự quan phòng đầy yêu thương của Thiên Chúa, Mẹ đã thưa „xin vâng“, Mẹ đã hoàn toàn tự nguyện hy sinh cộng tác vào chương trình cứu chuộc nhân loại của Thiên Chúa. Nhờ thế, Ngôi Hai Thiên Chúa mới có thể nhập thể làm người và cũng nhờ thế, toàn thể nhân loại mới được hòa giải với Thiên Chúa và được cứu rỗi.
Dĩ nhiên, mục đích chính và trực tiếp của Kinh Mân Côi là nhằm tôn thờ Đức Kitô, chứ không phải Mẹ Maria. Vì khi đọc Kinh Mân Côi, các tín hữu suy ngắm 20 mầu nhiệm cuộc đời cứu thế của Đức Kitô – 5 Sự Vui, 5 Sự Sáng, 5 Sự Thương và 5 Sự Mừng – mà trong đó Mẹ Maria giữ một vai trò trọng yếu, mang tính cách quyết định, họ sẽ khám phá được tình yêu vô biên của Thiên Chúa ban cho nhân loại qua Đức Kitô, Con Một của Người. Và chính sự tôn thờ Thiên Chúa, lòng biết ơn và cảm tạ Đức Kitô qua Kinh Mân Côi của các tín hữu là chính sự tôn vinh làm đẹp lòng Mẹ Maria nhất, vì mục đích duy nhất đời Mẹ là tôn thờ và làm sáng danh Thiên Chúa. Đàng khác, Kinh Mân Côi là lời kinh được bắt nguồn trong Kinh Thánh.
Trong Tông thư Marialis Cultus thời danh của Ngài, ĐTC Phaolô VI khẳng định rằng: „Tràng chuỗi Mân Côi là một lối cầu nguyện theo Phúc Âm“ và ĐTC Gioan Phaolô II còn cụ thể hơn: „Thực ra việc lần hạt Mân Côi không gì khác hơn là cùng Mẹ Maria chiêm ngắm Thánh Nhan Đức Kitô.“ Bởi vậy, chính ĐTC Gioan Phaolô II đã đánh giá: „Kinh Mân Côi là một lời kinh đơn sơ, nhưng đẹp và sâu xa nhất“. Còn nhà thần học Karl Rahner thì nhận định rằng: „Kinh Mân Côi là con đường ngắn nhất và chắc chắn nhất, dẫn chúng ta tới cùng Thiên Chúa.“ Nói cách khác, Kinh Mân Côi là con đường chắc chắn dẫn tới sự cứu rỗi. Suốt dòng lịch sử trên 2000 năm của Giáo Hội đã minh nhiên chứng nhận điều đó. Ở đây chúng tôi xin trích câu chuyện kể có thật của cha Gereon Goldmann OFM, một nhà truyền giáo lâu năm tại Nhật Bản như sau:
Tại khu ngoại ô „Cầu Gỗ“ của thủ đô Tokyo có khoảng 500.000 dân sinh sống và trong số đó có vài ba trăm tín hữu Công Giáo thuộc giáo xứ St. Elisabeth. Khu ngoại ô „Cầu Gỗ“ vốn được coi là một trong những khu phố nghèo nhất của thủ đô Tokyo rộng lớn với dân số 13 triệu người. Khắp khu ngoại ô này hầu hết các nhà đều làm bằng gỗ và thấp nhỏ. Khu ngoại ô này là cả một viện dưỡng lão khổng lồ, được chăm sóc về mặt y tế một cách khá chu đáo. Trong số các vị cao niên sống ở đây, mà đa số đã phải nằm liệt giường từ nhiều năm hay từ hằng chục năm rồi, có một số nhỏ là người Công Giáo.
Hàng tháng tôi đến thăm các ông bà cụ người Công Giáo và mang Mình Thánh Chúa cho họ hai lần. Một hôm vào khoảng 2 giờ sáng máy điện thoại nhà tôi reo. Đó là cú điện thoại của cô y tá điều dưỡng trực, cô báo cho tôi hay là tôi phải đến gấp, vì ở ngôi lều số 8 có người đang hấp hối và rất mong muốn gặp tôi.
Thế là tôi lấy xe máy và mang theo dầu thánh chạy đến viện dưỡng lão ngay lập tức. Người canh cổng quen biết tôi nên liền mở cổng cho tôi vào. Cô y tá điều dưỡng cũng đã chờ tôi sẵn ở lối vào. Tôi liền hỏi cô người hấp hối nằm ở đâu và tôi cứ đinh ninh là một ông cụ người Công Giáo mà tôi thường đến thăm viếng. Nhưng cô y tá trả lời: „Không phải ông cụ người Công Giáo muốn gặp cha, nhưng là một bà cụ khác.“ Nghe cô y tá nói, tôi cứ tự thắc mắc mãi, vì theo tôi biết thì tại ngôi lều số 8 đâu có bà cụ già nào là người công Giáo. Cô y ta dẫn tôi tới giường một bà cụ mà trước đây mỗi lần tôi tới viện dưỡng lão bà đều đăm đăm nhìn tôi như muốn trao đổi với tôi điều gì đó.
Nhìn bà cụ tôi đoán biết bà không thể qua được, tuy nhiên bà cụ vẫn còn đủ sức nói chuyện rất rõ ràng, dù rằng bà chỉ nói một cách chậm rãi mà thôi. Từ trên 80 năm qua, bà cụ luôn cầu xin Chúa cho bà trước khi chết được gặp một Linh mục Công Giáo và hôm nay tôi là một Linh mục Công Giáo đang đứng trước mặt bà.
Tôi liếc nhìn tấm bảng ghi tên tuổi của bà cụ treo ở đầu giường, tôi biết được bà cụ đã 98 tuổi. Tôi liền hỏi bà là tại sao bà lại muốn gặp vị Linh mục Công Giáo. Sau một lúc lâu với những câu nói cắt quảng, bà cụ kể tiểu sử đời bà. Bà từng là một nữ học sinh của một trường Công Giáo. Tại trường bà đã được một nữ tu dạy trong suốt ba năm trời. Và khi bà 17 tuổi bà đã được chịu phép Rửa Tội gia nhập Giáo Hội Công Giáo. Bà nói: „Con đã được nhận lãnh nước thánh và tiếp sau đó là bánh thánh của Chúa.“ Nhưng sau đó, bà lập gia đình, và theo truyền thống xưa kia ở Nhật thì việc lập gia đình là do gia đình dàn xếp, cha mẹ đặt đâu con ngồi đó. Và chồng bà là một thầy Sãi coi giữ một ngôi chùa ở trên miền núi cao hẻo lánh. Thế là bà phải sống trong ngôi chùa, hằng ngày lau dọn trong chùa, chăm sóc các ngôi mộ và trong ngày cầu siêu cho các vong linh bà phải chu tất công việc hương khói. Chồng bà biết bà là người Công Giáo nên ông vẫn để bà được tự do đi nhà thờ, nhưng ở khắp miền đó không hề có ngôi nhà thờ nào cả. Và sau đó bà sinh con, nhưng chẳng bao giờ bà có thể đi nhà thờ được. Và cuộc đời bà cứ trôi qua như thế trong suốt 70 năm trời. Sau đó, lần lượt chồng bà và tất cả các con bà đều qua đời, và một vị Sư khác đến trụ trì ngôi chùa nên bà bó buộc phải rời bỏ ngôi chùa và đến ngụ tại viện dưỡng lão này.
Tôi hỏi bà là trong bao nhiêu năm dài như thế có khi nào bà nghĩ đến Thiên Chúa của các Kitô hữu không thì bà đăm đăm nhìn tôi một cách lạ thường và cố sức đưa cánh tay phải khẳng khiu ra khỏi tấm mền đang đắp trên người bà, giơ lên cho tôi xem Tràng chuỗi Mân Côi bà đang cầm trong tay. Bà nói: „Trong bao nhiêu năm trời, chưa một ngày nào mà con không mang Chuỗi tràng hạt Đức Bà trên người, hoặc con cầm trong tay hay bỏ trong túi, hằng ngày và nhiều lần trong ngày con đã lần hạt Mân Côi. Con đã hằng ngày lần hạt Mân Côi cầu Chúa cho con trước khi chết được gặp một vị Linh mục Công Giáo để ngài mang cho con bánh thánh của Chúa.“
Nói xong, bà cụ bắt đầu cầu nguyện. Bà đọc Kinh Lạy Cha và Kinh Kính Mừng Maria. Trong khi bà cụ cầu nguyện như thế thì tôi liền ban Bí tích Xức Dầu cho bà, vì xem chừng sự sống của bà không còn kéo dài bao lâu nữa, chỉ còn được tính bằng phút bằng giây mà thôi. Quả thật, khi tôi chưa hoàn tất các nghi thức Xức Dầu, thì bà cụ trong khi đang lâm râm cầu nguyện Tràng chuỗi Mân Côi đã nhẹ nhàng trút hơi thở cuối cùng trong an bình. Chắc chắn linh hồn bà đã được Mẹ Maria sai các Thiên Thần đón về Trời để thưởng công cho lòng trung thủy gắn bó của bà với Mẹ qua Tràng chuỗi Mân Côi.
Câu chuyện bà cụ già người Nhật Bản trên đây đã hùng hồn khẳng định rằng „chưa hề có ai cầu khẩn Mẹ Maria mà Mẹ không nhận lời và để ra về tay không“. Vâng, Mẹ Thiên Chúa sẽ không bao giờ quên sót bất cứ ai luôn gắn bó với Mẹ bằng Tràng chuỗi Mân Côi. Mẹ sẽ cứu vớt họ khỏi bị hư mất đời đời. Lời hiệu triệu năm xưa của Mẹ tại Fatima „Các con hãy siêng năng lần hạt Mân Côi“ vẫng còn vang vọng mãi trong mọi tâm hồn.
„Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi nay và trong giờ lâm tử. Amen“
( Trích trong: Die schönsten Mariengeschichten, Heft 16, Miram-Verlag Jestetten)
Trong tháng mười, Tháng Mân Côi, các Kitô hữu khắp nơi trên thế giới đã hằng ngày sốt sắng dâng lên Mẹ Maria Tràng Chuỗi Mân Côi, những lời Kinh mà chính Thiên Chúa Cha đã truyền cho Sứ Thần Gabriel công bố, để tỏ lòng tôn sùng và biết ơn Mẹ. Vâng, vì đức tin mạnh mẽ và lòng tin tưởng phó thác tuyệt đối của Mẹ vào sự quan phòng đầy yêu thương của Thiên Chúa, Mẹ đã thưa „xin vâng“, Mẹ đã hoàn toàn tự nguyện hy sinh cộng tác vào chương trình cứu chuộc nhân loại của Thiên Chúa. Nhờ thế, Ngôi Hai Thiên Chúa mới có thể nhập thể làm người và cũng nhờ thế, toàn thể nhân loại mới được hòa giải với Thiên Chúa và được cứu rỗi.
Dĩ nhiên, mục đích chính và trực tiếp của Kinh Mân Côi là nhằm tôn thờ Đức Kitô, chứ không phải Mẹ Maria. Vì khi đọc Kinh Mân Côi, các tín hữu suy ngắm 20 mầu nhiệm cuộc đời cứu thế của Đức Kitô – 5 Sự Vui, 5 Sự Sáng, 5 Sự Thương và 5 Sự Mừng – mà trong đó Mẹ Maria giữ một vai trò trọng yếu, mang tính cách quyết định, họ sẽ khám phá được tình yêu vô biên của Thiên Chúa ban cho nhân loại qua Đức Kitô, Con Một của Người. Và chính sự tôn thờ Thiên Chúa, lòng biết ơn và cảm tạ Đức Kitô qua Kinh Mân Côi của các tín hữu là chính sự tôn vinh làm đẹp lòng Mẹ Maria nhất, vì mục đích duy nhất đời Mẹ là tôn thờ và làm sáng danh Thiên Chúa. Đàng khác, Kinh Mân Côi là lời kinh được bắt nguồn trong Kinh Thánh.
Trong Tông thư Marialis Cultus thời danh của Ngài, ĐTC Phaolô VI khẳng định rằng: „Tràng chuỗi Mân Côi là một lối cầu nguyện theo Phúc Âm“ và ĐTC Gioan Phaolô II còn cụ thể hơn: „Thực ra việc lần hạt Mân Côi không gì khác hơn là cùng Mẹ Maria chiêm ngắm Thánh Nhan Đức Kitô.“ Bởi vậy, chính ĐTC Gioan Phaolô II đã đánh giá: „Kinh Mân Côi là một lời kinh đơn sơ, nhưng đẹp và sâu xa nhất“. Còn nhà thần học Karl Rahner thì nhận định rằng: „Kinh Mân Côi là con đường ngắn nhất và chắc chắn nhất, dẫn chúng ta tới cùng Thiên Chúa.“ Nói cách khác, Kinh Mân Côi là con đường chắc chắn dẫn tới sự cứu rỗi. Suốt dòng lịch sử trên 2000 năm của Giáo Hội đã minh nhiên chứng nhận điều đó. Ở đây chúng tôi xin trích câu chuyện kể có thật của cha Gereon Goldmann OFM, một nhà truyền giáo lâu năm tại Nhật Bản như sau:
Tại khu ngoại ô „Cầu Gỗ“ của thủ đô Tokyo có khoảng 500.000 dân sinh sống và trong số đó có vài ba trăm tín hữu Công Giáo thuộc giáo xứ St. Elisabeth. Khu ngoại ô „Cầu Gỗ“ vốn được coi là một trong những khu phố nghèo nhất của thủ đô Tokyo rộng lớn với dân số 13 triệu người. Khắp khu ngoại ô này hầu hết các nhà đều làm bằng gỗ và thấp nhỏ. Khu ngoại ô này là cả một viện dưỡng lão khổng lồ, được chăm sóc về mặt y tế một cách khá chu đáo. Trong số các vị cao niên sống ở đây, mà đa số đã phải nằm liệt giường từ nhiều năm hay từ hằng chục năm rồi, có một số nhỏ là người Công Giáo.
Hàng tháng tôi đến thăm các ông bà cụ người Công Giáo và mang Mình Thánh Chúa cho họ hai lần. Một hôm vào khoảng 2 giờ sáng máy điện thoại nhà tôi reo. Đó là cú điện thoại của cô y tá điều dưỡng trực, cô báo cho tôi hay là tôi phải đến gấp, vì ở ngôi lều số 8 có người đang hấp hối và rất mong muốn gặp tôi.
Thế là tôi lấy xe máy và mang theo dầu thánh chạy đến viện dưỡng lão ngay lập tức. Người canh cổng quen biết tôi nên liền mở cổng cho tôi vào. Cô y tá điều dưỡng cũng đã chờ tôi sẵn ở lối vào. Tôi liền hỏi cô người hấp hối nằm ở đâu và tôi cứ đinh ninh là một ông cụ người Công Giáo mà tôi thường đến thăm viếng. Nhưng cô y tá trả lời: „Không phải ông cụ người Công Giáo muốn gặp cha, nhưng là một bà cụ khác.“ Nghe cô y tá nói, tôi cứ tự thắc mắc mãi, vì theo tôi biết thì tại ngôi lều số 8 đâu có bà cụ già nào là người công Giáo. Cô y ta dẫn tôi tới giường một bà cụ mà trước đây mỗi lần tôi tới viện dưỡng lão bà đều đăm đăm nhìn tôi như muốn trao đổi với tôi điều gì đó.
Nhìn bà cụ tôi đoán biết bà không thể qua được, tuy nhiên bà cụ vẫn còn đủ sức nói chuyện rất rõ ràng, dù rằng bà chỉ nói một cách chậm rãi mà thôi. Từ trên 80 năm qua, bà cụ luôn cầu xin Chúa cho bà trước khi chết được gặp một Linh mục Công Giáo và hôm nay tôi là một Linh mục Công Giáo đang đứng trước mặt bà.
Tôi liếc nhìn tấm bảng ghi tên tuổi của bà cụ treo ở đầu giường, tôi biết được bà cụ đã 98 tuổi. Tôi liền hỏi bà là tại sao bà lại muốn gặp vị Linh mục Công Giáo. Sau một lúc lâu với những câu nói cắt quảng, bà cụ kể tiểu sử đời bà. Bà từng là một nữ học sinh của một trường Công Giáo. Tại trường bà đã được một nữ tu dạy trong suốt ba năm trời. Và khi bà 17 tuổi bà đã được chịu phép Rửa Tội gia nhập Giáo Hội Công Giáo. Bà nói: „Con đã được nhận lãnh nước thánh và tiếp sau đó là bánh thánh của Chúa.“ Nhưng sau đó, bà lập gia đình, và theo truyền thống xưa kia ở Nhật thì việc lập gia đình là do gia đình dàn xếp, cha mẹ đặt đâu con ngồi đó. Và chồng bà là một thầy Sãi coi giữ một ngôi chùa ở trên miền núi cao hẻo lánh. Thế là bà phải sống trong ngôi chùa, hằng ngày lau dọn trong chùa, chăm sóc các ngôi mộ và trong ngày cầu siêu cho các vong linh bà phải chu tất công việc hương khói. Chồng bà biết bà là người Công Giáo nên ông vẫn để bà được tự do đi nhà thờ, nhưng ở khắp miền đó không hề có ngôi nhà thờ nào cả. Và sau đó bà sinh con, nhưng chẳng bao giờ bà có thể đi nhà thờ được. Và cuộc đời bà cứ trôi qua như thế trong suốt 70 năm trời. Sau đó, lần lượt chồng bà và tất cả các con bà đều qua đời, và một vị Sư khác đến trụ trì ngôi chùa nên bà bó buộc phải rời bỏ ngôi chùa và đến ngụ tại viện dưỡng lão này.
Tôi hỏi bà là trong bao nhiêu năm dài như thế có khi nào bà nghĩ đến Thiên Chúa của các Kitô hữu không thì bà đăm đăm nhìn tôi một cách lạ thường và cố sức đưa cánh tay phải khẳng khiu ra khỏi tấm mền đang đắp trên người bà, giơ lên cho tôi xem Tràng chuỗi Mân Côi bà đang cầm trong tay. Bà nói: „Trong bao nhiêu năm trời, chưa một ngày nào mà con không mang Chuỗi tràng hạt Đức Bà trên người, hoặc con cầm trong tay hay bỏ trong túi, hằng ngày và nhiều lần trong ngày con đã lần hạt Mân Côi. Con đã hằng ngày lần hạt Mân Côi cầu Chúa cho con trước khi chết được gặp một vị Linh mục Công Giáo để ngài mang cho con bánh thánh của Chúa.“
Nói xong, bà cụ bắt đầu cầu nguyện. Bà đọc Kinh Lạy Cha và Kinh Kính Mừng Maria. Trong khi bà cụ cầu nguyện như thế thì tôi liền ban Bí tích Xức Dầu cho bà, vì xem chừng sự sống của bà không còn kéo dài bao lâu nữa, chỉ còn được tính bằng phút bằng giây mà thôi. Quả thật, khi tôi chưa hoàn tất các nghi thức Xức Dầu, thì bà cụ trong khi đang lâm râm cầu nguyện Tràng chuỗi Mân Côi đã nhẹ nhàng trút hơi thở cuối cùng trong an bình. Chắc chắn linh hồn bà đã được Mẹ Maria sai các Thiên Thần đón về Trời để thưởng công cho lòng trung thủy gắn bó của bà với Mẹ qua Tràng chuỗi Mân Côi.
Câu chuyện bà cụ già người Nhật Bản trên đây đã hùng hồn khẳng định rằng „chưa hề có ai cầu khẩn Mẹ Maria mà Mẹ không nhận lời và để ra về tay không“. Vâng, Mẹ Thiên Chúa sẽ không bao giờ quên sót bất cứ ai luôn gắn bó với Mẹ bằng Tràng chuỗi Mân Côi. Mẹ sẽ cứu vớt họ khỏi bị hư mất đời đời. Lời hiệu triệu năm xưa của Mẹ tại Fatima „Các con hãy siêng năng lần hạt Mân Côi“ vẫng còn vang vọng mãi trong mọi tâm hồn.
„Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi nay và trong giờ lâm tử. Amen“
( Trích trong: Die schönsten Mariengeschichten, Heft 16, Miram-Verlag Jestetten)