Bosnia-Herzegovina -- Ngày Chúa Nhật hôm nay 22-6-2003, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II Chúa đã đến thăm Bosnia Herzegovina, một chuyến tông du có thể nói là cuộc mạo hiểm vào vùng đất vẫn còn đầy thù nghịch giữa những sắc dân địa phương, và còn nhiều ác cảm đối với vị Cha Chung của Công Giaó.
Cuộc tông du lần thứ 101 của Đức Thánh Cha nhằm mục đích chính là để thăm mục vụ người công giáo gốc Croatia ở đây - có lúc đã lên tới 30,000 ở Banja Luka, nhưng đã tản mác hết trong chiến tranh. Giờ đây mới có khoảng 2,000 người trở về, cùng với một số ít người Hồi Giáo.
Dân chúng tại Bosnia đa số là theo đạo Chính Thống Giáo và họ đã phổ biến những tờ truyền đơn từ nhiều ngày trước, kêu gọi "Giáo hoàng, ông về đi". Người Chính Thống Giáo Serbia tố cáo Đức Thánh Cha tới đây với mục đích chính trị - chứ không phải viếng thăm mục vụ - cho thiểu số người Croatia mà đa số là người Công Giáo.
Theo báo chí cho thấy thì dường như đa số dân Bosnia vì quá bận rộn với công việc thường nhật, nên chẳng mấy quan tâm đến chuyến viếng thăm này của Đức Thánh Cha.
Nhìn lại sau 8 năm cuộc nội chiến (1992-1995) trong đó có 250,000 người dân bị thiệt mạng và bật rễ 1.8 triệu người phải di cư, thế nên nỗ lực xây dựng một cuộc sống hòa hợp giữa các sắc dân trong vùng vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Hiện nay thì 60% dân số Bosnia vẫn thất nghiệp.
Chính quyền địa phương đã ra lệnh cấm chỉ tất cả mọi biểu hiện chống đối, như vẫy cờ hoặc mặc trang phục với nôi dung khiêu khích hằn thù chủng tộc, trong lúc Đức Giáo Hoàng viếng thăm.
Giám Mục giáo phận Banja Luka, Đức Cha Franjo Komarica, đã phát biểu rằng: "Nhiều người đã chết vì sầu khổ trong lúc chờ đợi hồi hương. Không phải chỉ dùng dao súng chúng ta mới sát nhân, mà khi tước bỏ quyền lợi của họ cũng là giết họ rồi. Đuổi một người ra khỏi nhà của họ là một tội ác."
Trong chuyến tông du lần này, Đức Thánh Cha sẽ phong chân phước cho một nhà thần học người Croatia tại tu viện Petricevac, nơi đã từng bị lực lượng Serbia bỏ bom trong cuộc nội chiến năm 1995.
GM Kmarica hy vọng Đức Giáo Hoàng mang thông điêp hòa bình và hòa giải cho không khí hằn thù còn âm ỉ. Để thực hiện sứ mạng này, Đức Giáo Hoàng dự định sẽ dùng cơm trưa với 3 vị lãnh đạo tôn giáo đại diện 3 sắc dân lớn trong vùng.
Cuộc tông du lần thứ 101 của Đức Thánh Cha nhằm mục đích chính là để thăm mục vụ người công giáo gốc Croatia ở đây - có lúc đã lên tới 30,000 ở Banja Luka, nhưng đã tản mác hết trong chiến tranh. Giờ đây mới có khoảng 2,000 người trở về, cùng với một số ít người Hồi Giáo.
Dân chúng tại Bosnia đa số là theo đạo Chính Thống Giáo và họ đã phổ biến những tờ truyền đơn từ nhiều ngày trước, kêu gọi "Giáo hoàng, ông về đi". Người Chính Thống Giáo Serbia tố cáo Đức Thánh Cha tới đây với mục đích chính trị - chứ không phải viếng thăm mục vụ - cho thiểu số người Croatia mà đa số là người Công Giáo.
Theo báo chí cho thấy thì dường như đa số dân Bosnia vì quá bận rộn với công việc thường nhật, nên chẳng mấy quan tâm đến chuyến viếng thăm này của Đức Thánh Cha.
Nhìn lại sau 8 năm cuộc nội chiến (1992-1995) trong đó có 250,000 người dân bị thiệt mạng và bật rễ 1.8 triệu người phải di cư, thế nên nỗ lực xây dựng một cuộc sống hòa hợp giữa các sắc dân trong vùng vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Hiện nay thì 60% dân số Bosnia vẫn thất nghiệp.
Chính quyền địa phương đã ra lệnh cấm chỉ tất cả mọi biểu hiện chống đối, như vẫy cờ hoặc mặc trang phục với nôi dung khiêu khích hằn thù chủng tộc, trong lúc Đức Giáo Hoàng viếng thăm.
Giám Mục giáo phận Banja Luka, Đức Cha Franjo Komarica, đã phát biểu rằng: "Nhiều người đã chết vì sầu khổ trong lúc chờ đợi hồi hương. Không phải chỉ dùng dao súng chúng ta mới sát nhân, mà khi tước bỏ quyền lợi của họ cũng là giết họ rồi. Đuổi một người ra khỏi nhà của họ là một tội ác."
Trong chuyến tông du lần này, Đức Thánh Cha sẽ phong chân phước cho một nhà thần học người Croatia tại tu viện Petricevac, nơi đã từng bị lực lượng Serbia bỏ bom trong cuộc nội chiến năm 1995.
GM Kmarica hy vọng Đức Giáo Hoàng mang thông điêp hòa bình và hòa giải cho không khí hằn thù còn âm ỉ. Để thực hiện sứ mạng này, Đức Giáo Hoàng dự định sẽ dùng cơm trưa với 3 vị lãnh đạo tôn giáo đại diện 3 sắc dân lớn trong vùng.