Chúng ta chú trọng rất nhiều đến phần rỗi các linh hồn và hầu như ít để ý đến thân xác sau khi chết đi. Điều này xảy ra vì quan niệm ‘xác chết vật hèn’. Hơn nữa Thứ Tư Lễ Tro với lời nhạc. ‘Hỡi người hãy nhớ mình là bụi tro, một mai người sẽ trở về bụi tro’. Khi thân xác nằm xuống thân nhân lo mai táng trong quan tài lộng lẫy và xây cho ngôi mộ kiên cố là xong. Ngày giỗ chạp, ngày kị, cầu nguyện thường nhắc đến linh hồn người đó còn thân xác hầu như bị lãng quên.
Sách Sáng Thế Kí thuật lại con người bởi đất mà ra và khi chết đi con người lại trở về đất bụi. Khi chết đi thân xác chôn vào lòng đất, hoặc thiêu thành tro than để giữ hoặc thả bay trên đất, trên biển. Điều chúng ta cần nhớ là đất bụi đó được Thiên Chúa ban cho sự sống. Thiên Chúa lấy sự sống đi nhưng đất đó đã một thời in hình ảnh Thiên Chúa. Đất đó được thanh tẩy, đất đó lãnh nhận các Bí Tích thánh của Giáo Hội. Đất đó từng nhận sự sống bằng Mình và Máu Thánh Chúa. Đất đó có thời là kho tàng cho đi và lãnh nhận vô vàn ‘tình yêu mến’.
Còn hơi thở, chúng ta dành nhiều ưu tiên cho thân xác. Hơi thở tàn, việc lo cho xác cũng lụi theo. Khi hồn yên xác lạnh, hồn được chăm lo chu đáo, xác dường như bị quên lãng.
Trên dương thế hồn nhờ xác rất nhiều. Việc lành thân xác làm mang phúc lợi cho linh hồn. Việc dữ thân xác làm gây họa cho sự sống trường sinh. Còn hơi thở, xác hồn gắn bó. Chết, xác hồn tạm chia lìa. Tạm chia tay vì còn mối giây ràng buộc. Chúa phán trong Dụ ngôn Ngày Phán Xét: ‘Khi Ta đói, các ngươi cho Ta ăn; khi Ta khát các ngươi cho Ta uống; khi trần truồng các ngươi cho mặc. Hãy vào hưởng gia nghiệp dành cho các ngươi’. Mat 25,36.
Thứ hai, trong Kinh Tin Kính chúng ta tuyên xưng: ‘con tin xác loài người ngày sau sống lại’. Sống lại như thế nào chúng ta không rõ. Niềm tin xác tín, thân xác dù là tro bụi có giá trị, chờ ngày sống lại.
Thứ ba, chết đi là bắt đầu cuộc sống mới. An táng là chờ ngày sống lại vinh quang. Cầu cho các linh hồn, xin nhớ đến phần mộ người thân, tôn kính phần mộ đó. Dù là bụi tro nhưng không phải bụi tro thường mà là bụi tro được thánh hóa.
Những lí do trên mời gọi chúng ta yêu thương, đối xử tốt với nhau, ăn ở hiền hậu theo tinh thần Phúc Âm. Lời nói, việc làm, ý riêng gây đau khổ, dày vò thân xác con người kéo dài đến ngày phán xét.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Sách Sáng Thế Kí thuật lại con người bởi đất mà ra và khi chết đi con người lại trở về đất bụi. Khi chết đi thân xác chôn vào lòng đất, hoặc thiêu thành tro than để giữ hoặc thả bay trên đất, trên biển. Điều chúng ta cần nhớ là đất bụi đó được Thiên Chúa ban cho sự sống. Thiên Chúa lấy sự sống đi nhưng đất đó đã một thời in hình ảnh Thiên Chúa. Đất đó được thanh tẩy, đất đó lãnh nhận các Bí Tích thánh của Giáo Hội. Đất đó từng nhận sự sống bằng Mình và Máu Thánh Chúa. Đất đó có thời là kho tàng cho đi và lãnh nhận vô vàn ‘tình yêu mến’.
Còn hơi thở, chúng ta dành nhiều ưu tiên cho thân xác. Hơi thở tàn, việc lo cho xác cũng lụi theo. Khi hồn yên xác lạnh, hồn được chăm lo chu đáo, xác dường như bị quên lãng.
Trên dương thế hồn nhờ xác rất nhiều. Việc lành thân xác làm mang phúc lợi cho linh hồn. Việc dữ thân xác làm gây họa cho sự sống trường sinh. Còn hơi thở, xác hồn gắn bó. Chết, xác hồn tạm chia lìa. Tạm chia tay vì còn mối giây ràng buộc. Chúa phán trong Dụ ngôn Ngày Phán Xét: ‘Khi Ta đói, các ngươi cho Ta ăn; khi Ta khát các ngươi cho Ta uống; khi trần truồng các ngươi cho mặc. Hãy vào hưởng gia nghiệp dành cho các ngươi’. Mat 25,36.
Thứ hai, trong Kinh Tin Kính chúng ta tuyên xưng: ‘con tin xác loài người ngày sau sống lại’. Sống lại như thế nào chúng ta không rõ. Niềm tin xác tín, thân xác dù là tro bụi có giá trị, chờ ngày sống lại.
Thứ ba, chết đi là bắt đầu cuộc sống mới. An táng là chờ ngày sống lại vinh quang. Cầu cho các linh hồn, xin nhớ đến phần mộ người thân, tôn kính phần mộ đó. Dù là bụi tro nhưng không phải bụi tro thường mà là bụi tro được thánh hóa.
Những lí do trên mời gọi chúng ta yêu thương, đối xử tốt với nhau, ăn ở hiền hậu theo tinh thần Phúc Âm. Lời nói, việc làm, ý riêng gây đau khổ, dày vò thân xác con người kéo dài đến ngày phán xét.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org