Nhìn lá vàng rơi đầu đông người ta có cảm tưởng trong những chiếc lá đang chết kia có sự sống. Sự sống giả tạo đó không do bởi lá mà do gió thổi khiến lá vàng bay mang lại sự sống cho những chiếc lá mới lìa cành. Mầu vàng tươi của lá là kết quả tiết đông mang lại, không phải màu của chết chóc. Thực sự các lá đang chết lạnh và lìa cành nhưng trong cái chết đó có vẻ đẹp khác thường khiến người quan sát không cảm thấy sợ sự chết. Cái huyền nhiệm của mùa đông là chỗ đó. Cái chết mùa đông đối chọi cái chết mùa hè. Mùa hè mang lại sự chết khô héo trong khi mùa đông mang đến cái chết tươi mát, thi vị.
Lá vàng rơi, lá chết đi nhưng trong lá vẫn mang sức sống, và sức sống trong con mắt người quan sát. Lá vàng chết không mang đến sự sợ hãi. Lá biến hình nhưng không nhăn nhó, lá đổi mầu nhưng là màu vàng sống động. Lá lìa cành nhưng lá bay lả lướt, cuốn theo chiều gió không rơi thô kệch như lá khô trưa hè, cong queo, cháy xém.
Tôi liên tưởng đến cái chết của người có đức tin trong Chúa cũng tươi mát, thi vị như chiếc lá lìa cành tiết đông. Người không có đức tin khi lìa đời cũng quằn quại, khô cằn như chiếc lá khô rơi vèo theo chiều gió; trái lại người có đức tin lìa đời nhẹ nhàng như chiếc lá lìa cành tiết đông. Chết như thế đẹp biết bao. Thực ra chẳng có cái chết nào thi vị, chẳng có cái chết nào đẹp nhưng không ai tránh khỏi cái chết. Do vậy chết nhẹ nhàng như chiếc lá lìa cành tiết đông vẫn nhẹ nhàng hơn cho người còn sống. Chết trong hy vọng vẫn hạnh phúc hơn chết trong tuyệt vọng. Chết trong hy vọng vì khi còn sống họ sống trong hy vọng. Người hy vọng đón nhận cái chết đến tương đối thảnh thơi hơn chết trong tuyệt vọng. Xem thế cả người sống lẫn kẻ chết đều hưởng hoa quả hy vọng mang lại. Hy vọng được hỗ trợ bởi đức tin. Đức tin có được là do Chúa ban. Chúa ban đức tin vì người đó khiêm nhường đón nhận. Kẻ khiêm nhường được Chúa chúc phúc. Người Chúa chúc phúc sẽ ở bên Chúa. Sống bên Chúa là sống đời đời. Sống đời đời là sống hạnh phúc. Hạnh phúc vì họ chan hòa yêu thương trong Chúa.
Sau những cơn gió lốc cuốn đi cánh lá, cành cây trở thành cô đơn như người ung thư tóc rụng không còn một sợi. Nhìn cành cây trơ trụi toàn cành, cành lớn cành nhỏ. Người ta có cảm tưởng cây đó chết đứng. Độ ẩm của sương lạnh, hơi nước của gió buốt giúp rong rêu phát triển biến cả cây thành trụ rong xanh mướt. Không có lá cây thiếu thực phẩm vì không tạo được chất diệp lục tố nuôi thân. Thế nhưng thân cây vẫn sống, sống trong âm thầm. Điều ngạc nhiên cây đói suốt mùa đông. Trong cái đói khát đó cây âm thầm hoạt động để tạo nên sức sống mới. Cây không kiệt lực, mất sức nhưng có thêm sinh lực dù phải tiêu hao sinh lực. Cây vừa đói, vừa tạo chất ấm giữ thân khỏi chết lạnh. Cây không ngừng hoạt động mà âm thầm tạo nên chồi non, hoa lá chuẩn bị sẵn sàng chào đón mùa xuân sắp đến. Để tạo nên sức sống mới, để có lá non chuẩn bị cho mùa xuân, để có thể đâm chồi, nảy lộc, hoa lá đầy cành. Cây phải trải qua thời kì đau khổ, phải tôi luyện trong thời gian dài suốt ba tháng tuyết đông, phải âm thầm chiến đấu để tồn tại. Ánh nắng mùa xuân xuất hiện, hơi ấm của khí xuân ló dạng cũng là lúc lá non đâm chồi, nụ hoa được tác tạo chuẩn bị đón hè. Cây trải qua nhiều đau khổ nhưng qua đau khổ cây ban sức sống mới tràn trề.
Đau khổ là mầm mống của sự sống, là chất liệu tạo dựng đời mới, là hy vọng của tương lai. Qua những tháng tiết đông cây đau khổ nhưng nó cho ra đời bao nhiêu lá non, bao nhiêu bông đẹp và qua đó gây giống cho thế hệ mai sau. Ngoài ra bông hoa còn mang lại sức sống cho muôn loài hút nhụy, và con người thừa hưởng cái vị ngon, ngọt thơm của hoa trái, của mật cây do đàn ong thu quén mang về. Kết quả của đau khổ, của nhịn ăn trong suốt tiết đông, của rụng lá trơ trụi cô đơn. Của âm thầm làm việc kiến tạo đời mới. Mầm mống của sự sống, chất liệu đời mới phôi thai, phát sinh từ đau khổ. Mầm mống đó phát triển nhờ cơ hội tốt tạo nên, do khí mát mùa xuân mang lại. Cây không sinh hoa trái được vì lá ăn hết sinh tố cần thiết. Để cho cây sinh hoa kết trái, các lá kia phải hy sinh, nhường bước một đời.
Không có chiếc lá nào khoe sắc mầu bằng cánh hoa nhưng khi lìa cành lá tạo nên bao vần thơ, có cái thi vị trong cánh lá. Trái lại cánh hoa muôn màu sắc rực rỡ, khêu gợi bao con ong, cánh bướm nhưng khi hoa lìa cành nó tàn tạ, rữa rã không bút nào muốn viết đến. Lá rơi bên vệ đường lá còn hình dạng. Hoa lìa cành hoa mất sắc, phải chăng cái bóng bảy, rực rỡ kia tàn đi làm hoa tàn theo. Cái mầu xanh đỏ tím vàng kia chính là nguyên nhân làm tàn đời hoa. Lá luôn cho đi; hoa luôn đón nhận. Lá cho đi nhưng lá lâu tàn như thế cho đi không phải là mất, là hư nát. Cho đi là nhận lãnh sự sống mới. Hoa không cho đi, hoa luôn nhận nhưng hoa mau tàn phai hơn lá. Lãnh nhận trong trường hợp này chưa hẳn là nhận sức sống bền lâu.
Nhìn vào đời sống tâm linh chúng ta có lẽ cũng cần những ngày tháng khắc khổ như đời sống sinh hoạt của cây hoa, nhánh cỏ. Bông hoa mau thối rữa vì đời hoa luôn khoe sắc. Lá lìa cành nhưng vẫn mang trong mình sức sống vì suốt đời lá âm thầm kết nhựa nuôi thân. Khi lìa cành chính lá vẫn còn chất sống, vẫn còn nhựa sống. Lá cho thì nhiều nhận chẳng bao nhiêu. Trong khi hoa khoe sắc, đón nhận thì nhiều mà không cho đi là mấy nên khi lìa cành hoa mau tàn, chóng rữa. Kết quả cuối cùng cho thấy cho đi thì tốt hơn là nhận. Đây chính là nhận xét của thánh Phaolô. Người Kitô hữu cho đi trong đời khi lìa đời hành trang mang theo là món quà tình yêu và lòng mến. Hai nhân đức đó có sức sống trong mình nên khi đi gặp Thiên Chúa tình yêu họ không mòn mỏi, không sợ chết thối rữa. Họ cho đi món quà vât chất để nhận lãnh món quà tinh thần. Ho cho đi món quà mối mọt đục được để nhận lãnh món quà không sâu nào đục khoét. Họ cho đi tình yêu trần thế để lãnh nhận tình yêu nước trời. Họ làm vơi lòng họ để Thiên Chúa đong đầy tâm hồn. Họ hạ mình khiêm nhường để Thiên Chúa nâng họ lên cao. Họ từ bỏ đời sống trần thế để lãnh nhận đời sống bất diệt. Họ chịu đau khổ vì Đức Kitô để sinh hoa kết trái trong Ngài, để mầm sống mới được nảy sinh. Họ cam lòng chịu khổ một đời để hưởng vinh quang bất diệt ngàn đời.
Đau khổ, bệnh tật không ai tránh khỏi. Không phải ai cũng hiểu ý nghĩa của đau khổ. Người hiểu ý nghĩa đau khổ là người không tìm đau khổ. Đau khổ đến họ không tránh né mà đối diện với đau khổ. Kẻ trốn chay đau khổ không tránh khỏi khổ đau mà chẳng bao giờ hiểu được khổ đau. Có người lí luận chết là hết. Đúng vậy chết là hết đời nhưng chưa chắc hết đau khổ. Trái lại tìm cái chết là gieo thêm đau khổ cho người thân, kẻ ở lại. Như thế chết đâu đã hết đau khổ trái lại gieo thêm đau khổ cho kẻ ở. Người ra đi đau khổ thế nào chúng ra không rõ nhưng rõ ràng kết quả của tự hủy diệt bao giờ cũng để nhiều khắc khoải cho kẻ ở lại. Khi còn sống người ta có thể giết chết tình bạn, tình thân. Tự hủy nằm xuống người ta không gây thêm bạn, cũng chẳng bớt thù. Giết chết chính mình không giết được mối sầu mình gây nên. Giết được chính mình không giết được tình cảm người khác dành cho mình. Đau khổ trong trường hợp này không đâm chồi nảy lộc sự sống. Nếu có là mầm mống của chết chóc, cội rễ của sầu tủi, và căn nguyên của đau thương. Đau khổ vì Chúa Kitô sẽ không bị quên lãng, đau khổ do hủy diệt sớm bị lãng quên. Nhắc nhiều đến làm chi chỉ tổ đau thương nên người sống mong tìm quên hơn là ghi nhớ.
Đau khổ đến đuổi chẳng đi. Càng cố gỡ càng rối. Càng vùng vẫy càng vướng chặt. Càng cố thoát càng bị trói buộc. Đối diện với đau khổ; đau khổ sẽ lui bước. Ta càng lùi đau khổ càng tấn công. Ta càng tiến tới đối diện với đau khổ, đau khổ càng lui bước. Đối diện với đau khổ không hết khổ đau nhưng bớt khổ đau. Khóc lóc, than van là tưới gội thêm sức sống cho nó. Đối diện, mổ xẻ sẽ làm bớt khổ đau.
Chúng ta có thể chọn lối sống của ta như cánh lá, bông hoa. Hoa lá không có quyền chọn lựa, chúng được sanh ra trong số phận riêng của nó, tùy loại hoa, tùy thứ lá. Còn ta có quyền chọn lựa lối sống riêng cho mình. Chọn sống khoe màu sắc, sặc sỡ một đời để cuối đời tàn rữa, sắc tàn, duyên phai. Chọn sống cho đi như chiếc lá, đông đến lá đổi màu lìa cành tạo nên bao vần thơ. Điều này hoàn toàn nằm trong tầm tay chọn lựa của mỗi người.
Lm Vũđình Tường
20/7/2004 Kingston, Brisbane, Úc Đại Lợi
TiengChuong.org
Lá vàng rơi, lá chết đi nhưng trong lá vẫn mang sức sống, và sức sống trong con mắt người quan sát. Lá vàng chết không mang đến sự sợ hãi. Lá biến hình nhưng không nhăn nhó, lá đổi mầu nhưng là màu vàng sống động. Lá lìa cành nhưng lá bay lả lướt, cuốn theo chiều gió không rơi thô kệch như lá khô trưa hè, cong queo, cháy xém.
Tôi liên tưởng đến cái chết của người có đức tin trong Chúa cũng tươi mát, thi vị như chiếc lá lìa cành tiết đông. Người không có đức tin khi lìa đời cũng quằn quại, khô cằn như chiếc lá khô rơi vèo theo chiều gió; trái lại người có đức tin lìa đời nhẹ nhàng như chiếc lá lìa cành tiết đông. Chết như thế đẹp biết bao. Thực ra chẳng có cái chết nào thi vị, chẳng có cái chết nào đẹp nhưng không ai tránh khỏi cái chết. Do vậy chết nhẹ nhàng như chiếc lá lìa cành tiết đông vẫn nhẹ nhàng hơn cho người còn sống. Chết trong hy vọng vẫn hạnh phúc hơn chết trong tuyệt vọng. Chết trong hy vọng vì khi còn sống họ sống trong hy vọng. Người hy vọng đón nhận cái chết đến tương đối thảnh thơi hơn chết trong tuyệt vọng. Xem thế cả người sống lẫn kẻ chết đều hưởng hoa quả hy vọng mang lại. Hy vọng được hỗ trợ bởi đức tin. Đức tin có được là do Chúa ban. Chúa ban đức tin vì người đó khiêm nhường đón nhận. Kẻ khiêm nhường được Chúa chúc phúc. Người Chúa chúc phúc sẽ ở bên Chúa. Sống bên Chúa là sống đời đời. Sống đời đời là sống hạnh phúc. Hạnh phúc vì họ chan hòa yêu thương trong Chúa.
Sau những cơn gió lốc cuốn đi cánh lá, cành cây trở thành cô đơn như người ung thư tóc rụng không còn một sợi. Nhìn cành cây trơ trụi toàn cành, cành lớn cành nhỏ. Người ta có cảm tưởng cây đó chết đứng. Độ ẩm của sương lạnh, hơi nước của gió buốt giúp rong rêu phát triển biến cả cây thành trụ rong xanh mướt. Không có lá cây thiếu thực phẩm vì không tạo được chất diệp lục tố nuôi thân. Thế nhưng thân cây vẫn sống, sống trong âm thầm. Điều ngạc nhiên cây đói suốt mùa đông. Trong cái đói khát đó cây âm thầm hoạt động để tạo nên sức sống mới. Cây không kiệt lực, mất sức nhưng có thêm sinh lực dù phải tiêu hao sinh lực. Cây vừa đói, vừa tạo chất ấm giữ thân khỏi chết lạnh. Cây không ngừng hoạt động mà âm thầm tạo nên chồi non, hoa lá chuẩn bị sẵn sàng chào đón mùa xuân sắp đến. Để tạo nên sức sống mới, để có lá non chuẩn bị cho mùa xuân, để có thể đâm chồi, nảy lộc, hoa lá đầy cành. Cây phải trải qua thời kì đau khổ, phải tôi luyện trong thời gian dài suốt ba tháng tuyết đông, phải âm thầm chiến đấu để tồn tại. Ánh nắng mùa xuân xuất hiện, hơi ấm của khí xuân ló dạng cũng là lúc lá non đâm chồi, nụ hoa được tác tạo chuẩn bị đón hè. Cây trải qua nhiều đau khổ nhưng qua đau khổ cây ban sức sống mới tràn trề.
Đau khổ là mầm mống của sự sống, là chất liệu tạo dựng đời mới, là hy vọng của tương lai. Qua những tháng tiết đông cây đau khổ nhưng nó cho ra đời bao nhiêu lá non, bao nhiêu bông đẹp và qua đó gây giống cho thế hệ mai sau. Ngoài ra bông hoa còn mang lại sức sống cho muôn loài hút nhụy, và con người thừa hưởng cái vị ngon, ngọt thơm của hoa trái, của mật cây do đàn ong thu quén mang về. Kết quả của đau khổ, của nhịn ăn trong suốt tiết đông, của rụng lá trơ trụi cô đơn. Của âm thầm làm việc kiến tạo đời mới. Mầm mống của sự sống, chất liệu đời mới phôi thai, phát sinh từ đau khổ. Mầm mống đó phát triển nhờ cơ hội tốt tạo nên, do khí mát mùa xuân mang lại. Cây không sinh hoa trái được vì lá ăn hết sinh tố cần thiết. Để cho cây sinh hoa kết trái, các lá kia phải hy sinh, nhường bước một đời.
Không có chiếc lá nào khoe sắc mầu bằng cánh hoa nhưng khi lìa cành lá tạo nên bao vần thơ, có cái thi vị trong cánh lá. Trái lại cánh hoa muôn màu sắc rực rỡ, khêu gợi bao con ong, cánh bướm nhưng khi hoa lìa cành nó tàn tạ, rữa rã không bút nào muốn viết đến. Lá rơi bên vệ đường lá còn hình dạng. Hoa lìa cành hoa mất sắc, phải chăng cái bóng bảy, rực rỡ kia tàn đi làm hoa tàn theo. Cái mầu xanh đỏ tím vàng kia chính là nguyên nhân làm tàn đời hoa. Lá luôn cho đi; hoa luôn đón nhận. Lá cho đi nhưng lá lâu tàn như thế cho đi không phải là mất, là hư nát. Cho đi là nhận lãnh sự sống mới. Hoa không cho đi, hoa luôn nhận nhưng hoa mau tàn phai hơn lá. Lãnh nhận trong trường hợp này chưa hẳn là nhận sức sống bền lâu.
Nhìn vào đời sống tâm linh chúng ta có lẽ cũng cần những ngày tháng khắc khổ như đời sống sinh hoạt của cây hoa, nhánh cỏ. Bông hoa mau thối rữa vì đời hoa luôn khoe sắc. Lá lìa cành nhưng vẫn mang trong mình sức sống vì suốt đời lá âm thầm kết nhựa nuôi thân. Khi lìa cành chính lá vẫn còn chất sống, vẫn còn nhựa sống. Lá cho thì nhiều nhận chẳng bao nhiêu. Trong khi hoa khoe sắc, đón nhận thì nhiều mà không cho đi là mấy nên khi lìa cành hoa mau tàn, chóng rữa. Kết quả cuối cùng cho thấy cho đi thì tốt hơn là nhận. Đây chính là nhận xét của thánh Phaolô. Người Kitô hữu cho đi trong đời khi lìa đời hành trang mang theo là món quà tình yêu và lòng mến. Hai nhân đức đó có sức sống trong mình nên khi đi gặp Thiên Chúa tình yêu họ không mòn mỏi, không sợ chết thối rữa. Họ cho đi món quà vât chất để nhận lãnh món quà tinh thần. Ho cho đi món quà mối mọt đục được để nhận lãnh món quà không sâu nào đục khoét. Họ cho đi tình yêu trần thế để lãnh nhận tình yêu nước trời. Họ làm vơi lòng họ để Thiên Chúa đong đầy tâm hồn. Họ hạ mình khiêm nhường để Thiên Chúa nâng họ lên cao. Họ từ bỏ đời sống trần thế để lãnh nhận đời sống bất diệt. Họ chịu đau khổ vì Đức Kitô để sinh hoa kết trái trong Ngài, để mầm sống mới được nảy sinh. Họ cam lòng chịu khổ một đời để hưởng vinh quang bất diệt ngàn đời.
Đau khổ, bệnh tật không ai tránh khỏi. Không phải ai cũng hiểu ý nghĩa của đau khổ. Người hiểu ý nghĩa đau khổ là người không tìm đau khổ. Đau khổ đến họ không tránh né mà đối diện với đau khổ. Kẻ trốn chay đau khổ không tránh khỏi khổ đau mà chẳng bao giờ hiểu được khổ đau. Có người lí luận chết là hết. Đúng vậy chết là hết đời nhưng chưa chắc hết đau khổ. Trái lại tìm cái chết là gieo thêm đau khổ cho người thân, kẻ ở lại. Như thế chết đâu đã hết đau khổ trái lại gieo thêm đau khổ cho kẻ ở. Người ra đi đau khổ thế nào chúng ra không rõ nhưng rõ ràng kết quả của tự hủy diệt bao giờ cũng để nhiều khắc khoải cho kẻ ở lại. Khi còn sống người ta có thể giết chết tình bạn, tình thân. Tự hủy nằm xuống người ta không gây thêm bạn, cũng chẳng bớt thù. Giết chết chính mình không giết được mối sầu mình gây nên. Giết được chính mình không giết được tình cảm người khác dành cho mình. Đau khổ trong trường hợp này không đâm chồi nảy lộc sự sống. Nếu có là mầm mống của chết chóc, cội rễ của sầu tủi, và căn nguyên của đau thương. Đau khổ vì Chúa Kitô sẽ không bị quên lãng, đau khổ do hủy diệt sớm bị lãng quên. Nhắc nhiều đến làm chi chỉ tổ đau thương nên người sống mong tìm quên hơn là ghi nhớ.
Đau khổ đến đuổi chẳng đi. Càng cố gỡ càng rối. Càng vùng vẫy càng vướng chặt. Càng cố thoát càng bị trói buộc. Đối diện với đau khổ; đau khổ sẽ lui bước. Ta càng lùi đau khổ càng tấn công. Ta càng tiến tới đối diện với đau khổ, đau khổ càng lui bước. Đối diện với đau khổ không hết khổ đau nhưng bớt khổ đau. Khóc lóc, than van là tưới gội thêm sức sống cho nó. Đối diện, mổ xẻ sẽ làm bớt khổ đau.
Chúng ta có thể chọn lối sống của ta như cánh lá, bông hoa. Hoa lá không có quyền chọn lựa, chúng được sanh ra trong số phận riêng của nó, tùy loại hoa, tùy thứ lá. Còn ta có quyền chọn lựa lối sống riêng cho mình. Chọn sống khoe màu sắc, sặc sỡ một đời để cuối đời tàn rữa, sắc tàn, duyên phai. Chọn sống cho đi như chiếc lá, đông đến lá đổi màu lìa cành tạo nên bao vần thơ. Điều này hoàn toàn nằm trong tầm tay chọn lựa của mỗi người.
Lm Vũđình Tường
20/7/2004 Kingston, Brisbane, Úc Đại Lợi
TiengChuong.org