Châu Á: Các Giám Mục học cách sử dụng và điều khiển mạng xã hội
Hoa Liên - Hơn 30 Giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân từ mười quốc gia châu Á đã tham gia khoá họp kỳ thứ 16 của các Giám mục thuộc Văn phòng Truyền thông Xã hội (OSC) của Liên Hội đồng Giám mục châu Á (FABC), tổ chức tại Hoa Liên, Đài Loan, từ ngày 14 đến ngày 19-11, với mục đích tiếp xúc và trở nên quen thuộc với các công cụ mới của truyền thông xã hội.
Tại một khoá học kéo dài trong hai ngày 15 và 16-11, các đại biểu đã học hỏi chuyên sâu về cách sử dụng các mạng Facebook, Twitter, YouTube và các công cụ khác trong lĩnh vực của các phương tiện truyền thông đa phương tiện, và các bài thuyết trình được tổ chức bởi cha Stephen Cuyos, một linh mục đến từ Manila, Philippines.
Các đại biểu đã học cách kể chuyện trực quan, và làm thế nào diễn dịch các trình thuật Kinh Thánh sang ngôn ngữ của truyền thông kỹ thuật số. Các đại biểu cũng tham gia vào sự tương tác ảo, và kết nối với "các công dân kỹ thuật số" bằng cách sử dụng Phần mềm nguồn mở và tự do (FOSS). Họ cũng học cách cơ bản rằng các trò chơi trực tuyến có thể được sử dụng để dạy các giá trị nhân bản và Kitô giáo.
Linh mục Cuyos, Dòng Truyền giáo Thánh Tâm (MSC), là một chuyên viên sản xuất và huấn luyện cho Quỹ Truyền Thông châu Á (CFA). Cha hướng các đại biểu đến với thực tế mạng xã hội ở châu Á và xa hơn nữa. Cha cho biết rằng hiện nay giới trẻ đang tham gia vào trò chuyện ‘chat’ và viết blog, chia sẻ hình ảnh, chia sẻ video, chơi trò chơi điện tử cũng như chia sẻ phần mềm.
Đối với cái gọi là "văn hóa trực tuyến", hậu quả là nhiều và đa dạng. Chúng trải phẳng các tổ chức và giải thể các hệ thống phân cấp, bởi vì "tất cả chúng ta, không phân biệt chủng tộc, văn hóa và địa vị, có thể là bạn bè của nhau trong các mạng xã hội", vị linh mục nói.
Sự thay đổi “từ kiểm soát đến hợp tác" cũng là một thực tại trong lĩnh vực truyền thông xã hội, cùng với thông tin phản hồi tức thì, dù tốt hay xấu. Xu hướng cho thanh niên ngày nay là nghĩ rằng "việc giải trí như là vua!", và "nếu nó được phổ biến, thì sau đó nó phải là sự thật!". Các nỗ lực rao giảng Tin Mừng có thể được kể vào trong các hoạt động truyền thông xã hội.
Nhưng theo cha Cuyos, trước tiên cần phải ‘làm bạn’ (friend) với mọi người (đưa vào trong một danh sách bạn bè). Cha nói rằng "làm bạn" là một động từ trong hội thoại của phương tiện truyền thông xã hội, tương tự như từ ngữ "ưa thích" (favorite). Cha nói: “Chúng ta buộc phải sử dụng các phương tiện truyền thông phổ biến như Facebook và Twitter, và giải trí bằng cách sử dụng video và hình ảnh, vốn nói nhiều hơn là bản văn”. Giáo Hội cũng nên khởi động các nỗ lực truyền giáo, vốn là "hợp tác", bằng cách có các đối tác có thể chia sẻ các hình thức khác nhau của chuyên môn, trong các hoạt động trực tuyến.
Cuối cùng, Cha Cuyos khuyến khích các đại biểu học hỏi nhiều hơn về truyền thông xã hội.
Khi có thể được, Giáo Hội nên cố gắng tạo ra nội dung riêng và các ứng dụng của mình, để chúng có thể chia sẻ thông điệp trong cuộc đối thoại, vốn được cung cấp bởi các mạng xã hội toàn cầu.
Những người tham dự khoá học là các Giám mục phụ trách thông tin liên lạc tập thể, thư ký Uỷ ban, nhân viên tu sĩ và giáo dân của các nước Ấn Độ, Brunei, Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia, Mông Cổ, Myanmar, Philippines, Singapore và Thái Lan. (AsiaNews 21-11-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Tại một khoá học kéo dài trong hai ngày 15 và 16-11, các đại biểu đã học hỏi chuyên sâu về cách sử dụng các mạng Facebook, Twitter, YouTube và các công cụ khác trong lĩnh vực của các phương tiện truyền thông đa phương tiện, và các bài thuyết trình được tổ chức bởi cha Stephen Cuyos, một linh mục đến từ Manila, Philippines.
Các đại biểu đã học cách kể chuyện trực quan, và làm thế nào diễn dịch các trình thuật Kinh Thánh sang ngôn ngữ của truyền thông kỹ thuật số. Các đại biểu cũng tham gia vào sự tương tác ảo, và kết nối với "các công dân kỹ thuật số" bằng cách sử dụng Phần mềm nguồn mở và tự do (FOSS). Họ cũng học cách cơ bản rằng các trò chơi trực tuyến có thể được sử dụng để dạy các giá trị nhân bản và Kitô giáo.
Linh mục Cuyos, Dòng Truyền giáo Thánh Tâm (MSC), là một chuyên viên sản xuất và huấn luyện cho Quỹ Truyền Thông châu Á (CFA). Cha hướng các đại biểu đến với thực tế mạng xã hội ở châu Á và xa hơn nữa. Cha cho biết rằng hiện nay giới trẻ đang tham gia vào trò chuyện ‘chat’ và viết blog, chia sẻ hình ảnh, chia sẻ video, chơi trò chơi điện tử cũng như chia sẻ phần mềm.
Đối với cái gọi là "văn hóa trực tuyến", hậu quả là nhiều và đa dạng. Chúng trải phẳng các tổ chức và giải thể các hệ thống phân cấp, bởi vì "tất cả chúng ta, không phân biệt chủng tộc, văn hóa và địa vị, có thể là bạn bè của nhau trong các mạng xã hội", vị linh mục nói.
Sự thay đổi “từ kiểm soát đến hợp tác" cũng là một thực tại trong lĩnh vực truyền thông xã hội, cùng với thông tin phản hồi tức thì, dù tốt hay xấu. Xu hướng cho thanh niên ngày nay là nghĩ rằng "việc giải trí như là vua!", và "nếu nó được phổ biến, thì sau đó nó phải là sự thật!". Các nỗ lực rao giảng Tin Mừng có thể được kể vào trong các hoạt động truyền thông xã hội.
Nhưng theo cha Cuyos, trước tiên cần phải ‘làm bạn’ (friend) với mọi người (đưa vào trong một danh sách bạn bè). Cha nói rằng "làm bạn" là một động từ trong hội thoại của phương tiện truyền thông xã hội, tương tự như từ ngữ "ưa thích" (favorite). Cha nói: “Chúng ta buộc phải sử dụng các phương tiện truyền thông phổ biến như Facebook và Twitter, và giải trí bằng cách sử dụng video và hình ảnh, vốn nói nhiều hơn là bản văn”. Giáo Hội cũng nên khởi động các nỗ lực truyền giáo, vốn là "hợp tác", bằng cách có các đối tác có thể chia sẻ các hình thức khác nhau của chuyên môn, trong các hoạt động trực tuyến.
Cuối cùng, Cha Cuyos khuyến khích các đại biểu học hỏi nhiều hơn về truyền thông xã hội.
Khi có thể được, Giáo Hội nên cố gắng tạo ra nội dung riêng và các ứng dụng của mình, để chúng có thể chia sẻ thông điệp trong cuộc đối thoại, vốn được cung cấp bởi các mạng xã hội toàn cầu.
Những người tham dự khoá học là các Giám mục phụ trách thông tin liên lạc tập thể, thư ký Uỷ ban, nhân viên tu sĩ và giáo dân của các nước Ấn Độ, Brunei, Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia, Mông Cổ, Myanmar, Philippines, Singapore và Thái Lan. (AsiaNews 21-11-2011)
Nguyễn Trọng Đa