Trong sắc lệnh tôn phong các vị Tử Đạo Việt Nam năm 1900, ĐTC Lêô XIII đã tuyên bố các Ngài là "đội hùng binh" thuộc mọi giai cấp xã hội, đã can trường chấp nhận chịu mọi cực hình, không kém các vị Tử Đạo thời sơ khai. Lời so sánh trên đây giữa Giáo Hội tại Việt Nam và Giáo Hội Rôma không những chỉ đúng khi nói tới lòng qủa cảm của các vị Tử Đạo, mà còn đúng cả về sự thực qua qúa trình lịch sử của cả hai dân tộc. Cũng như Giáo Hội tại Rôma, chỉ ít khi năm sau hai vị Tông Đồ Cả Phêrô và Phaolô gieo rắc hạt giống Đức Tin, đã bị bách hại suốt 300 năm, Giáo Hội tại Việt Nam vừa nhận hạt giống Đức Tin vào năm 1544, đã bị những cuộc cấm đạo đẫm máu bọt nghẹt suốt ba thế kỷ. Có thể chia qua trình lịch sử Giáo Hội Việt Nam làm 4 thời kÿ chính:

1. Thời Kỳ Khai Nguyên (1533-1659)

Cuối thế kỷ XV, các nhà thám hiểm đã đặt chân tới những miền xa xăm trước đây chưa ai biết đến. Họ đi vòng quanh thế giới, theo sau là các nhà buôn với những thương thuyền hùng hậu nhất thời đó của Tây Ban Nha và Hoà Lan. Các ông chủ mặt biển này đã vượt trùng dương sang tận vùng Đông Nam Á để buôn bán hàng hoá và thương mại. Trong điều kiện giao thông này đã giúp các Thừa Sai Công Giáo thực hiện được mộng ước của họ là mang Tin Mừng đến tận chân trời xa xăm và vào Việt Nam, giữa thời kÿ Đất Nước đang bị phân hoá vì nội chiến. Đầu thế kỷ XVI Nhà Lê bắt đầu suy tàn với lớp gian thần và hôn quân như vua Lê Vi Mục và vua Lê Tương Dực. Năm 1527, lấy danh nghĩa phò vua Lê Chiêu Tông, quyền thần Mạc Đăng Dung dẹp nội loạn trong Triều rồi cướp ngôi nhà Lê, lập ra Nhà Mạc. Bấy giờ ông Nguyễn Kim (con cựu thần Nguyễn Hoàng Dụ) đang ở biên trấn, ông chiêu mộ quân binh cùng các chiêu thần nhà Lê đứng lên diệt Mạc dựng lại Nhà Lê. Không bao lâu, Nguyễn Kim lấy lại được đất Thanh Hoá trở vào Thuận Hoá, dựng lại nhà Lê. Đất nước lại chia đôi thành Nam, Bắc Triều. Họ Mạc hùng cứ từ Ninh Bình trở ra Bắc lại được Nhà Minh Trung Hoa che chở để phân hoá Đại Việt. Ít lâu sau, tướng Nguyễn Kim bị tên hàng tướng của nhà Mạc đầu độc chết, con rể ông là Trịnh Kiểm thay thế tiếp tục phò Lê, Bắc tiến. Năm 1583, Trịnh Kiểm lấy lại Thăng Long rước vua Lê về kinh đô lên ngôi chính vị. Tuy nhiên, họ Trịnh từ lâu đã có ý cướp ngôi nhà Lê. Để trừ hậu hoạ, Trịnh Kiểm mưu giết Nguyễn Uông là con Nguyễn Kim ý muốn cướp ngôi đã rõ, họ Trịnh còn cho người đến gặp Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm xin vấn kế. Trạng Trình không nói gì mà chỉ đọc một câu dụ ngôn ý khuyên Trịnh nên dựa vào cái hư vị vủa Nhà Lê mà hưởng công danh phú quý đời đời. Trịnh nghe theo nên chỉ xưng Vương, buộc Vua Lê phải phong Trịnh làm Thượng Phu, Tổng Quốc Chính, nắm trọn quyền bính trong tay, lập Phủ Chúa tức Phủ Liêu với nghi vệ của bậc Đại Vương còn Vua Lê chỉ còn là hư vị, chỉ được hưởng lương bổng do Chúa Trịnh quy định. Từ đó, nước Đại Việt có Vua lại có Chúa. Kế nghiệp Trịnh Kiểm, Trịnh Tùng lên ngôi Chúa, quyền huynh thiên hạ, dồn họ Mạc lên Cao Bằng. Năm 1592, bắt được Mạc Hậu Hợp đem về Thăng Long chém đầu.

Về họ Nguyễn thì sau khi anh là Nguyễn Uông bị giết, Nguyễn Hoàng dự đoán trước sau ông cũng bị hại, ông nhờ chị là Ngọc Bảo, vợ Trịnh Kiểm xin cho em vào trấn thủ Thuận Hoá, lại ngầm sai người đến vấn kế Trạng Trình thì Trạng chỉ vào hòn non bộ, nói: "Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân" (một giải Hoành Sơn dung thân muôn đời). Nguyễn Hoàng được Vua Lê thuận cho vào phương Nam trấn thủ miền địa đầu của Đất Nước, ông về Thanh Hoá đem theo các thủ hạ thân tín, đồng hương cà các đồng tộc vào Quảng Trị, lập Dinh ở Ái Tử sau gọi là Chính Dinh, thủ phủ của phương Nam.

Giai đoạn đầu, Nguyễn Hoàng vẫn giữ danh vị Trấn Thủ, được Vua Lê phong tước Công, ông củng cố Thuận Quảng, xây thành đắp luỹ sau ra mắt công khai chống Trịnh. Cuộc nội chiến Nam Bắc bùng nổ vào năm 1627, kéo dài 42 năm qua bảy trận đẫm máu, bất phân thắng bại, hai bên hưu chiến lấy sông Gianh làm giới hạn phân chia Nam Bắc. Mãi sau này vào đời Võ Vương Chúa Nguyễn mới xưng Vương lập ra triều chế riêng biệt song vẫn tôn Vua Lê và vẫn giữ quốc hiệu là Đại Việt. Từ đó, miền Bắc từ Quảng Bình trở ra gọi là Bắc Hà hay xứ Đàng Ngoài, từ Thuận Quảng trở vào Nam gọi là Nam Hà hay là Xứ Đàng Trong.

Nhà Nguyễn làm Chúa phương Nam đến đời Nguyễn Phúc Dương chạy vào Gia Định, cả họ bị tàn sát, Nam Hà trọn vẹn rơi vào tay Tây Sơn. Chỉ còn lại một hoàng hôn duy nhất sống sót là Nguyễn Phúc Ánh lúc đó 15 tuổi, nhờ các Linh Mục Thừa Sai cho trốn ở trong nhà. Sau đó, Nguyễn Phúc Ánh gặp Giám Mục Bá Đa Lộc ở Hà Tiên, ông lên ngôi kế nghiệp tiên Vương năm 17 tuổi vào lúc Nam Hà đã mất trọn vào tay Tây Sơn.

Năm 1786, Nguyễn Huệ ra Bắc diệt Trịnh phù Lê; hai năm sau, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế lấy hiệu làQuang Trung, đem quân Bắc Tiến đánh quân Thanh xâm lăng. Quang Trunng toàn thắng vào ngày mồng 5 Tết Kỷ Dậu 1789, Nhà Lê cáo chung sau 360 năm trị vì (1428-1788).

Giáo Hội Việt Nam cũng trầm luân trong vận nước trôi nổi bởi thảm kịch Nam Bắc phân tranh lại thêm nạn Bách Đạo mỗi ngày thêm khốc liệt.

Giáo Tỉnh Bắc Hà

Không rõ năm nào hạt giống Đức Tin được gieo mầm trên đất nước Việt Nam, ngoại trừ niên đại lịch sử 1533, sách Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục của Quốc Sử Quán Triều Nguyễn ghi lại cho biết, giáo sĩ "Tây Dương" I-Ni-Khu đến giảng Đạo tại làng Ninh Cường, trấn Sơn Nam (nay thuộc Giáo Phận Bùi Chu). Năm 1578, Chính Sử mới thấy ghi, nhà Mạc tại Bắc Hà cho người sang tận Macao mời người Bồ Đào Nha qua cùng với các Thừa Sai. Nhưng Macao thiếu nhân sự, phải giới thiệu với Manila, xin gửi 4 Thừa Sai sang Việt Nam. Một trận bão lớn đã thổi các Ngài vào Hải Nam, sau cùng chỉ còn vị linh mục duy nhất là cha Ruitz vào giảng đạo năm 1585.

Ba năm sau, Đức Giám Mục Macao mới cử 2 Thừa Sai là Alfonso da Costa và Juan Gonsalves qua kinh đô Nhà Lê (Lam Kinh) lúc ấy còn tạm đặt ở Thanh Hoá do lời mời của Công Chúa Chiêm, bấy giờ đang thay em còn nhỏ làm Nhiếp Chính. Năm 1590, mặc dù cả Triều Đình, Hoàng Thái Hậu và Vua Trang Tôn phản đối, Công Chúa Chiêm vẫn xin rửa tội theo Đạo, tục gọi là Bà Chúa Chèm tức Mai Hoa Công Chúa, cùng với trên 70 cung nhân và nữ tÿ vào Lam Kinh nơi xuất phát Nhà Lê, lập Dòng Đức Mẹ Vô Nhiễm. Đây là Dòng Nữ Tu đầu tiên ở Việt Nam, nhưng chỉ 3 năm sau các Giáo Sĩ lại bị Vua Lê trục xuất.

Năm 1626, Trịnh Tráng lại mời các mời các Thừa Sai vào. Lần này Giáo Sĩ Đắc Lộ và Marquez được gửi qua. Dân Bắc Hà theo đạo rất đông, trong 3 năm đã có 6.700 tín hữu. Chị của chúa Trịnh và 17 người trong phủ Chúa cũng xin rửa tội. Chúa xây luôn nhà thờ cho các vị Thừa Sai. Nhưng năm 1629, Trịnh Tráng thất trận, ông đổi ý, hạ lệnh trục xuất 2 Giáo Sĩ. Các ngài ra đi để lạ 3 Thầy Giảng điều khiển hơn 7.000 giáo dân. Nhưng năm sau, các Thừa Sai lại được vào tiếp tục công việc truyền đỏo. Tính đến năm 1630, Bắc Hà đã có 414 nhà thờ với 350.000 giáo dân.

Giáo tỉnh Nam Hà

Năm 1550, linh mục Thừa Sai Gaspar de Santa Cruz lập tu viện Đa Minh tại Malacca để rồi năm 1558 tu viện này gửi 2 Thừa Sai là Lopez và Azevedo qua Chân Lạp giảng đạo, được 10 năm thì bị trục xuất. Tới năm 1580 tu viện lại phái 2 cha Gregoire de la Motte và Luis de Fonseca sang. Những năm 1586, Chiêm Thành chiến thắng Nam Hà, bắt luôn 2 Thừa Sai về xử tử. Dù vậy, dòng Đa Minh tại Manila còn cố gắng 4 lần nữa gửi Giáo Sĩ vào Nam Hà, nhưng tất cả đều thất bại. Công việc truyền giáo tại đây chỉ đạt được căn bản vững chắc khi dòng Tên vào miền đất Chúa Nguyễn.

Năm 1615 dòng Tên bị trục xuất khỏi Nhật. Các vịn này trở lại cứ điểm Macao và được phái qua Nam Hà. Linh Mục Buzomi và Carvallo vào cửa Hàn và rửa tội cho 10 người tại Quảng Nam nhân dịp lễ Phục Sinh năm đó. Cuối năm, các ngài đã cất 2 nhà thờ tại Hải Phố và tại Quảng Nam cho trên 300 giáo dân đọc kinh thờ phưẼng.

Năm 1617, quan trấn Qui Nhơn có thiện cảm với Công Giáo, ông mời các Thừa Sai tới, xây cất nhà thờ cho giáo dân. Số tân tòng tăng gấp trăm và gồm đủ thành phần từ sư sãi đến trí thức, quan lại và bình dân. Người nổi tiếng nhất là bà Minh ĐỦc Vương Thái Phi, một vương phi rất sùng Phật, Bà theo Đạo và trở thành một nhà truyền giáo rất đắc lực. Tới năm 1665, Nam Hà đã có trên 50.000 giáo dân. Còn cha Đắc Lộ được mời vào Nam Hà chưa đầy 1 năm, đã bị quan trấn Quảng Nam trục xuất năm 1640. Sau 4 lần lén vào Nam Hà, Ngài đã phải gạt nước mắt vĩnh biệt giáo dân về Rôma năm 1645. Tại đây Ngài đã trình lên Đức Giáo Hoàng Innocentê X về nhu cầu cần thiết thành lập Hàng Giáo Phẩm tại Việt Nam. Chương trình này đã được Đức Giáo Hoàng Alexandro VII thực hiện ngày 29-7-1658, mở đầu cho kỷ nguyên mới của lịch sử truyền giáo tại Việt Nam.

2. Thời Thành Lập (1659-1888)

Năm 1659, Đức Thánh Cha Alexandro thiết lập giáo phận Đàng Trong (Nam Hà) và giáo phận Đàng Ngoài (Bắc Hà), trao cho hai Đức Cha Francoise Pallu và Lambert de la Motte. Cả hai vị tìm cách vào Việt Nam và tổ chức cơ cở căn bản như họp Công Đồng, lập Dòng Mến Thánh Giá, Chủng Viện, và đặc biệt dồn hết tâm lực vào việc đào tạo Linh Mục Việt Nam.

Cả hai giáo phận mới thành lập phải đương đầu với cơn bách hại khủng khiếp kéo dài cho tới năm 1888. Cuộc bắt đạo lúc đầu có vẻ thất thời tuÿ theo hứng của Vua Chúa. Nhưng tới khi Vua Gia Long nằm xuống năm 1820, các vua triều Nguyễn là Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức, vì tinh thần bài ngoại và lầm tưởng theo Đạo là bỏ ông bà tổ tiên, đã ra lệnh trên toàn quốc triệt hạ thánh đường, xử tử các Giáo Sĩ và tất cả những giáo dân nào bất tuân lệnh nhà Vua. Những hành động này đã đưa tới việc liên quân Pháp và Tây Ban Nha can thiệp vào nội bộ Việt Nam, ép buộc vua Tự Đức ký hoà ước nhận quyền bảo hộ của Pháp, đồng thời chấm dứt việc sát hại người Công giáo năm 1883.

Nhưng trước khi cơn bão táp ngưng hẳn, nhóm Văn Thân tại vùng Thanh Nghệ Tĩnh Bình còn tổ chức một cuộc tàn sát tập thể những người Công Giáo trong vùng bằng cách bao vây đốt từng làng. Hơn 60.000 người đã hy sinh trong hai năm 1885-1886, nâng tổng số các vị anh hùng tử đạo lên tới 130 ngàn trong suốt ba thế kỷ cấm đạo.

Mặc dù chui rúc trong hang hầm, lẩn trốn nơi rừng rú, người Công Giáo Việt Nam vẫn trung thành với Chúa, số tân tòng vẫn tiếp tục nâng cao. Trong thời kÿ này đã tăng lên 9 Giáo Phận là Sài Gòn, Qui Nhơn, Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Phòng, Bùi Chu, Vinh, Huế và Nam Vang (gồm Cao Mên và Hậu Giang). Số giáo dân còn sống sót vẫn gần 500 ngàn người.

3. Thời Phát Triển (1888-1933)

Mặc dầu Tự Đức ký hiệp ước với Pháp năm 1884, nhưng máu tử đạo chỉ thực sự ngưng khi Hàm Nghi bị bắt vào năm 1888, làm cho phong trào Văn Thân sụp đổ theo, và Giáo Hội Việt Nam được hưởng thái bình để lo củng cố nội bộ và phát triển đời sống Đức Tin sâu rộng.

Cả Giáo Sĩ lẫn giáo dân một tay kiến thiết cơ sở, một tay làm việc trong cánh đồng truyền giáo. Các vị này tích cực phổ biến lòng tôn sùng Thánh Tâm Chúa và biệt kính Đức Mẹ Maria. các thánh đường nguy nga đồ sộ theo lối kiến trúc Rôma hoặc Gothic, kể cả ngôi thánh đường kiến trúc theo kiể Á Đông tại Phát Diệm, cũng đßẼc xây cất vào thời này. Trong đó phải nói tới nhà thờ lớn Hà Nội, Phú Nhai, Kẻ Sở, Nam Định, Ninh Bình, Đà Lạt, Sài Gòn, Tân Định, Huyện Sĩ, Qui Nhơn.....

Các cơ sở bác ái và giáo dục, các bệnh viện Công Giáo được thiết lập tại nhiều thành phố, như bệnh viện Saint Paul, các chi nhánh trường Dòng Taberd, các trại Dục Anh, Tế Bần, Trại Cùi, Viện Dưỡng Lão... Các cơ sở này được điều khiển bởi các tu sĩ của rất nhiều Dòng đang thi đua du nhập và phát triển tại Việt Nam. Rất đông người theo đạo, có khi cả một làng xin trở lại. Riêng tại giáo phận Bùi Chu trong 12 năm, từ 1885-1897, đã có 83 làng theo đạo Chúa.

Một sự kiện khích lệ hơn cả làm cho lửa Tông Đồ bốc cao là việc Đức Thánh Cha Lêô XIII tôn phong Chân Phước cho 64 vị Tử Đạo vào ngày 27-5-1900, Đức Piô X phong 8 vị năm 1906 và 20 vị năm 1909. Năm 1888 có 9 Giáo Phận với số giáo dân nửa triệu người đến măm 1933 đã tăng lên 14 giáo Phận và số giáo dân hơn 1.300.000. Số Giám Mục là 15 vị và Linh Mục là 1.429 vị. Trước sự phát triển vượt mức như trên, Đức Giáo Hoàng đã chỉ định và tấn phong vị Giám Mục tiên khởi tại Rôma năm 1933.

4. Thời Trưởng Thành (1933-1988)

Trước khi đưa ra quyết định chọn cha Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng làm Giám Mục. Toà Thánh đã thiết lập toà Khâm Sứ Đông Dương tại Huế ngày 20-5-1925. Hành động này chứng tỏ toà thánh đã coi Việt Nam ngang hàng với các Quốc Gia khác.

Qua các bài báo cáo của toà Khâm Sứ, ngày 6-11-1933, Đức Thánh Cha Piô IX đã đích thân tấn phong cha Nguyễn Bá Tòng làm Giám Mục phụ tá giáo phận Phát Diệm với quyền kế vị. Năm sau, ngày 18-11-1934 các Giám Mục Đông Dương cùng với Đức Khâm Sứ Dreyer họp Công Đồng thứ nhất tại Hà Nội. Công Đồng đã phân thành nhiều uỷ ban soạn thảo và đúc kết thành quy chế Công Đồng Đông Dương thứ nhất. Quy chế này nhằm phát triển mọi sinh hoạt của Giáo Hội tại đây, đặc biệt đào tạo hàng Giáo Sĩ Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế và thiết lập mọi tổ chức theo như Giáo Luật hiện hành.

Kể từ đây, các Giám Mục Việt Nam được lần lần tấn phong và thay thế các Giám Mục ngoại quốc, như Đức Cha Hồ Ngọc Cẩn năm 1935 coi Bùi Chu, Đức Cha Ngô Đình Thục năm 1938 coi Vĩnh Long được tách rời khỏi Nam Vang, Đức Cha Phan Đình Phùng năm 1940, Đức Cha Lê Hữu Từ năm 1945.

Ngày 9-3-1945, Nhật đảo chánh Pháp tại Việt Nam. Trước tình thế này vai trò của các vị Thừa Sai ngoại quốc càng trở nên khó khăn và số linh mục Việt Nam đủ điều kiện làm Giám Mục tăng thêm nhiều. Toà thánh quyết định "Việt Nam Hoá" hệ thống lãnh đạo Giáo Hội qua việc trao cho Giám Mục bản quốc: Hà Nội cho Đức Cha Trịnh Như Khuê năm 1950, Bắc Ninh cho Đức Cha Hoàng Văn Đoàn năm 1950, Vinh cho Đức Cha Trần Hữu Đưc năm 1951, Hải phòng cho Đức Cha Trương Cao Đại năm 1953.

Năm 1954, hiệp định Genève chia đôi đất nước khiến gần 750.000 giáo dân Công Giáo miền Bắc phải di cư vào miền Nam, sự ra đi này để lại một khoảng trống lớn tại miền Bắc, chỉ khoảng 713.000 giáo dân, 7 Giám Mục cà 374 Linh Mục. Tới năm 1959 vị Thừa Sai cuối cùng trong đó có Đức Khâm Sứ Dooley, bị trục xuất khỏi miền Bắc. Giáo Hội tại đây trở thành Giáo Hội thầm lặng.

Trong khi đó, tại miền Nam tự do, với lực lượng từ miền Bắc tăng cường, Giáo Hội phát triển mau lẹ cả bề rộng lẫn bề sâu. Công viêc truyền giáo được chú trọng trước hết là vấn đề dậy tân tòng. Năm 1957 đã có 67.854 người theo học các lớp giáo lý người lớn. Riêng giới trí thức Công Giáo càng hoạt động mạnh mẽ hơn, họ tham dự vào các hoạt động quốc gia, các trường đại học, trung tiểu học công tư. Không một họ Đạo nào được thiết lập mà bên cạnh không có trường học, một vài cơ sở bác ái từ thiện, đón nhận nhiều người không Công Giáo hơn người Công Giáo. Nhiều thánh đường lớn được xây cất. Các đoàn thể Công Giáo Tiến Hành, các Dòng Tu nam nữ phát triển mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu mục vụ. Đặc biệt 3 viện đại học Công Giáo đã gây được nhiều uy tín và ảnh hưởng nhất tại miền Nam.

Những bước tiến vững mạnh trên đây đưa tới quyết định của Toà Thánh thành lập phẩm trật Giáo Hội tại Việt Nam qua Tông Hiến Venerabilium Nostrorum do Đức Gioan XXIII ký, ban hành ngày 24-11-1960. Tông Hiến này đặt Giáo Hội Việt Nam dưới quyền điều khiển của hàng Giáo Phẩm Việt Nam. Toàn quốc chia thành ba giáo tỉnh: Hà Nội với các giáo phận miền Bắc dưới quyền điều khiển của Đức Tổng Giám Mục Trịnh Như Khuê, Sài Gòn với quyền điều khiển của Đức Giám Mục Nguyễn Văn Bình và Huế dưới quyền điều khiển của Đức Giám Mục Ngô Đình Thục.

Tính tới năm 1988, miền Bắc đã có một vị Hồng Y và 14 Giám Mục, chừng 350 linh mục và hơn 2 triệu giáo dân. Miền Nam có gần 3 triệu giáo dân, tên dưới 2.000 linh mục. Giáo tỉnh Huế có 12 Giám Mục và Giáo tỉnh Sài Gòn có 16 Giám Mục. Hiện nay theo Đức Hồng Y Trịnh Văn Căn số giáo dân Việt Nam gần 6 triệu người với 25 Giáo Phận. Một số Giáo Phận có hai vị giám Mục.

TỈNH THỨC TRƯỚC CƠN BÁCH ĐẠO

Các Thánh Tử Đạo Việt Nam

Là người Công Giáo Việt Nam, chúng ta rất hãnh diện về Cha ông của chúng ta, Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Không chỉ là 117 vị hiển thánh, mà có cả trăm ngàn tín hữu đã anh dũng làm chứng cho Thiên Chúa. Không chỉ có thời các vua Chúa cấm cách, mà ngay cả thời nay, Đức Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận và cuộc sống nhân chứng của Ngài là một tiêu biểu.

Vì niềm tin tuyệt đối và trung kiên vào Thiên Chúa, vì tình yêu mãnh liệt đáp lại tình yêu tạo dựng và cứu chuộc, vì bừng bừng ngọn lửa khát khao được sống trọn vẹn và vĩnh cửu trong thế giới mới của Ba ngôi Thiên Chúa, mà Cha ông của chúng ta đã không ngần ngại từ chối sự sống hay hư nát của thân xác phàm trần để tuyên tín cho thiên hạ biết rằng có một đời sau vĩnh cửu, hạnh phúc thiên thu. Các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã bị cấm cách, bức bách, bắt bớ, tù đày, lăng mạ, lăng nhục và cuối cùng chấp nhận chết cuộc sống mình, chết thân xác mình, bằng trăm ngàn cực hình dã man, đau đớn. Sức mạnh để vượt qua và chiến thắng của họ là nhân đức cơ bản, là nguồn ơn cơ bản Tin Cậy Mến mà Thiên Chúa ban riêng cho mỗi con người và ơn hiệp nhất ban cho cộng đoàn làm chứng tá phục sinh. Tuyệt đối không phải là sức mạnh của tập thể theo nghĩa phong trào, có tính hời hợt, nhất thời đấu tranh cho một quyền lợi thuộc phạm vi trần thế. Họ đã không bắt chước nhau tử đạo vì danh vọng trần thế là để tiếng lại cho đời sau, nhưng là vì họ xác tín một cuộc sống mới được phục hồi sau cái chết quí giá và ý nghĩa ấy: cái chết làm chứng cho Chúa Kitô đã chết và đã sống lại, cái chết để sống lại với Đức Kitô. Họ đã thực thi lời huấn thị của Tin Mừng: “từ bỏ chính mình”: vì xác tín sự sống mình có được là do Thiên Chúa, và thuộc về Thiên Chúa; “vác thập giá mình”: chấp nhận tất cả những thương khó trong đời theo Chúa Giêsu, để ý định cứu rỗi của Thiên Chúa Cha được thực hiện, cho mình và cho mọi người.

Đối với các Thánh Tử Đạo Việt Nam, bước qua thập giá là từ chối ơn cứu chuộc của Đức Kitô, là bội tín với Thiên Chúa. Vì thế, khi cuộc bách đạo càng khốc liệt, càng đẫm máu, thì niềm tin của họ càng được nung nấu, được tôi luyện thành sắt thép vững chắc nhờ đức mến nồng nàn và đức cậy trông mạnh mẽ. Giáo hội Việt Nam thừa hưởng một di sản Đức tin quí báu, vì nhờ máu các Ngài đổ ra, mà cánh đồng truyền giáo trổ sinh muôn hạt vàng tín hữu.

Noi gương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam

Theo gương các Thánh Tử Đạo Việt Nam, các tín hữu Việt Nam đã kiên trung trong đời sống đức tin cá nhân và cộng đoàn thật đáng khâm phục. Qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử đất nước, qua bao nhiêu đổi thay của ý thức hệ… nhưng giáo lý Chúa Kitô và niềm tin vào Thiên Chúa vẫn ngời sáng trên quê hương không chỉ nghèo nàn lạc hậu mà còn chịu bao thảm họa của thiên tai, dịch nạn..

Tuy nhiên, khi mừng lễ các Thánh Tử Đạo Việt Nam, cũng là lúc mà mỗi chúng ta phải nhìn lại đời sống chứng tá của mình và của cộng đoàn. Ở đấng bậc nào trong giáo hội, trong đời sống hằng ngày, tất cả chúng ta đều phải đối diện, phải đặt mình trước thập giá, không phải để chúng ta bước qua, mà là để ôm lấy, yêu mến, hôn kính và nhất là vác đi trong cuộc đời. Ngày xưa những khổ hình có thể nói là kinh khủng lắm, man rợ lắm dành cho ai không bằng lòng bước qua thập tự giá. Thời nay, cuộc bức bách mới dùng cách làm cho tín hữu không thấy dữ tợn mà hiệu quả không kém kinh khủng hay có thể nói còn kinh khủng hơn: chiêu bài đổi hướng niềm tin và tình yêu. Chúng ta không thấy mình đang bước qua thập giá, khi chúng ta yêu mến của cải tiền bạc, tiện nghi vật chất và những khoái lạc trần gian hơn là yêu mến Chúa. Hơn nữa, chúng ta vẫn thấy mình rất xứng đáng vì những việc đạo đức, những việc tông đồ. Chúng ta không thấy mình bước qua thập giá, khi mình đang làm việc Chúa để tìm chút hư danh cho mình. Hướng đến của Tình yêu chúng ta là Chúa, đối tượng duy nhất của lòng trí chúng ta là Thập giá Chúa Kitô, nhưng tài hoa của ma quỉ đã khéo léo chuyển hướng đến tình yêu của chúng ta là chính chúng ta. Quả thật, chúng ta đang không làm chứng cho một Thiên Chúa, nhưng chúng ta đang làm chứng cho chính mình, khẳng định chính mình, củng cố danh dự chính mình. Chúng ta đang bước qua thập giá mà không hề hay biết. Không tỉnh thức trước những âm mưu của ma quỉ, chúng ta có thể nằm gọn trong đúng mục tiêu, đúng tầm ngắm của cuộc bách đạo mới.

Tỉnh thức trước cơn bách đạo thời nay

Mục tiêu của cuộc bách đạo thời nay vẫn là cản trở, ngăn cấm con người đến với Thiên Chúa, hoặc bằng mọi giá, cắt đứt tương quan giữa Thiên Chúa và con người. Một loại gông cùm xiềng xích mới, một loại nhà tù hiện đại đang được sử dụng khắp nơi trên thế giới. Mục tiêu của cuộc bách đạo mới không chỉ đơn thuần là việc bắt bớ, bỏ tù một vài người đấu tranh cho tự do nhân quyền, cho tự do tôn giáo, nhưng là bỏ tù cả ngàn ngàn người trong cái vỏ ốc cầu an, trong cái hố bằng lòng về sự tự do xem như là tạm đủ, trong cái túi chấp nhận một loại tự do ảo tưởng, trá hình mà thực ra đó là thứ tự do làm nô lệ. Cũng vậy, việc đập phá một ngôi thánh đường, chưa bằng đập phá cả triệu cung điện của Thiên Chúa nơi tâm hồn các tín hữu bằng những chủ thuyết vô thần, vô luân, vô vọng tưởng một đời sau… để không còn hòn đá nào trên hòn đá nào, không còn một định luật tôn giáo nào, không còn một nguyên tắc đạo đức nào, không còn niềm tin tôn giáo nào trong chính tâm hồn người công giáo. Nhận lãnh bí tích rửa tội để có một danh xưng, hoặc hợp thức hóa một tình trạng. Và các bí tích Kitô giáo khác được lãnh nhận tiếp theo như một thủ tục-Cung điện của Thiên Chúa là một bức họa không hơn. Việc đóng cửa nhà thờ, không cho các tín hữu hành đạo làm sao nguy hiểm bằng để tự họ cảm thấy đến nhà thờ không còn cần thiết hơn việc xem phim, giải trí và các tiêu khiển khác của một đất nước đang có đủ thứ món ăn chơi. Làm cho cánh cửa tâm hồn các tín hữu tự đóng lại để không đón nhận được Thiên Chúa, và tự mở ra để đón nhận những trào lưu thế tục là mục tiêu cuộc bức bách nguy hiểm vô cùng. Tâm hồn các trẻ thơ vừa có trí khôn, mới mở ra với cuộc đời, đã đón nhận bài học con người bởi khỉ mà ra, để sẽ sống như khỉ và chết như con khỉ - cuộc bức bách về giáo dục không Thiên Chúa. Mới ngày nào đây, lương tâm các đôi vợ chồng, nhất là các tín nữ còn đắn đo, do dự khi phải chọn cho mình một cách tránh thai hợp với luật Thiên Chúa, và cương quyết bảo vệ sự sống đến cùng thì hôm nay, lương tâm ấy đã chai đi và có thể chấp nhận bất kỳ một phương pháp nào để khước từ thiên chức làm Mẹ. Hơn thế nữa, không những khước từ ơn tiếp tục cuộc sáng tạo của Thiên Chúa, mà còn có thể hủy hoại quà tặng tuyệt vời của Thiên Chúa ở bất kỳ tháng tuổi nào. Không cần thiết phải cấm các em học giáo lý, vì biết chắc những trang giáo lý khô khan kia sẽ không hấp dẫn bằng những trò chơi vô bổ hàng giờ trên máy vi tính ở các dịch vụ internet, hoặc những trang web có sức gieo vào đầu các em một kiểu sống vô luân. Vì thế cuộc bách đạo hướng đến việc sản xuất và du nhập hàng loạt phim ảnh như những viên đạn đồng bắn nát đức tin và luân lý của cả một thế hệ. Còn một điểm nhắm quan trọng hơn cả của cuộc bách đạo là làm rạn nứt sự hiệp nhất giáo hội, mà phải là sự rạn nứt bắt đầu từ những thẩm quyền cao nhất, đến các thành phần ưu tú nhất, rồi đến những cộng sự thân cận, xuống đến các tín hữu. Tinh thần thế tục luồn lách vào trong mọi bất đồng gây nên những xáo trộn nội bộ không đáng có, dẫn đến những rẽ chia đáng tiếc.

Mừng kính lễ các Thánh Tử Đạo Việt Nam không chỉ là những cuộc rước kiệu linh đình, tôn vinh Cha Ông với niềm tự hào dân tộc, nhưng trước tiên là tạ ơn Chúa đã gieo trồng Hội Thánh Chúa ở Việt Nam bằng những giọt máu, và tôn vinh Cha ông với niềm tự hào về sức mạnh toàn thắng của Thánh Giá Chúa Kitô. Nếu không có niềm tin, cậy, mến vào Thiên Chúa và nhất là vào Thánh giá vô địch của Chúa Kitô, Cha ông chúng ta đã không thể lãnh nhận phúc tử đạo, làm chứng cho Thiên Chúa.

Mừng kính lễ các Thánh Tử Đạo còn là cơ hội cho mỗi người chúng ta nhìn lại cách sống chứng nhân của mình và phải luôn cảnh giác trước cuộc bách đạo kiểu mới, nhất là trong toàn cảnh xã hội Việt Nam. Có thể chúng ta đang nằm gọn trong mục tiêu cuộc bách đạo, vì đã bước qua thập giá đức Kitô lúc nào không hề hay biết, mà vẫn chủ quan tự nhận những chứng nhân anh dũng giữa lòng quê hương dân tộc. Có thể chúng ta không những đã bước qua thập giá, không được diễm phúc tử đạo, mà còn tiếp tay cho cuộc bức bách tiến đến mục tiêu tối hậu là tách rời tương quan với Thiên Chúa thật hoặc vẫn còn tương quan với một Thiên Chúa theo mô hình một loại đức tin cập nhật từ chủ thuyết không Thiên Chúa.

Thiên Chúa sẽ không hài lòng khi chúng ta từ chối Thập Giá Chúa Kitô và chính Chúa Giêsu nói: “Kẻ nào hổ thẹn chối Ta và các lời Ta, thì Con Người cũng sẽ hổ thẹn chối nó, khi Ngài đến trong vinh quang của Ngài và của Cha cùng các Thiên thần” (Lc 9,26)

Chỉ trong vòng một tuần lễ trước Lễ các Thánh Tử Đạo Việt Nam, mà trang tin Vietcatholic đã đưa hai tin quan trọng của giáo phận Phan Thiết: đầu tuần là Tin, Ảnh về nhà thờ Sông Mao hạt Bắc Tuy bị bộ đội đập phá, cuối tuần là Tin, Ảnh Thánh Tâm Chúa Giêsu chảy máu tại Giáo xứ Phước An, Hạt Hàm Tân. Nơi này nơi kia Đức Mẹ khóc. Trái tim Chúa đau buồn đến đổ máu. Chuyện thật hư chưa nhất thiết phải nói đến, nhưng trước khi mừng Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, thiết nghĩ mỗi người đều phải đặt mình trước một sự thật: Thiên Chúa đau lòng vì con người xúc phạm đến Thiên Chúa và vì các tín hữu Chúa chưa can đảm để làm chứng cho Ngài. Và từ đó, mỗi người phải tự cảnh tỉnh trước những biến dạng thiên hình vạn trạng của cơn bách đạo hôm nay, để cương quyết “không bước qua Thập Giá” và càng không tiếp tay nối giáo cho giặc.

Lạy Chúa, giáo hội lữ hành, và đặc biệt giáo hội Việt Nam chúng con đang gặp những thách đố lớn lao vì những chủ trương không Thiên Chúa và không đời sau đang lôi kéo các tín hữu buông bỏ tinh thần từ bỏ, tinh thần tử đạo của Chúa Kitô. Xin Chúa ban cho mọi thành phần trong giáo hội ơn kiên trung làm chứng cho Chúa qua việc không hướng theo tinh thần thế tục đang hấp dẫn mọi nơi.

Lạy Chúa, trong đời sống gia đình, chúng con làm cha, làm mẹ một thiên chức Chúa ban gắn liền với ơn tử đạo, qua việc hiến dâng cả đời cho con cái với bao hy sinh đầy đắng cay và nước mắt. Xin Chúa ban cho chúng con, nồng nàn yêu mến và tín thác vào Chúa, để mỗi hy sinh của chúng con trong đời, xứng đáng là một giọt máu tử đạo rơi xuống, cho mầm đức tin mọc lên trong mỗi gia đình chúng con.

(Nguồn: http://thieunhichinhtoaxuanloc.blogspot.com/2010/11/vai-dong-lich-su-tu-ao-giao-hoi-viet.html)