Có nhiều hình thức cầu nguyện khác nhau. Đọc kinh, suy gẫm Phúc Âm, thiền, ngắm đàng thánh giá, lần chuỗi, đi rước. Tất cả các hình thức trên đều là việc đạo đức, tốt lành nhưng không thể thay thế thánh lễ. Cầu nguyện mà bỏ thánh lễ là mất căn bản trong đạo. Kitô hữu đó giống như một cây bị sâu ăn thối rễ cái, còn lại rễ phụ. Sống theo chiều gió; gió chiều nào ngả chiều đó. Gặp gió chướng đức tin khủng hoảng. Cầu nguyện không thay thế thánh lễ. Buổi đọc kinh sốt sắng mấy cũng chỉ là đọc kinh; không phải thánh lễ. Giáo Hội dậy chúng ta phải tham dự thánh lễ nhất là trong Mùa Phục Sinh. Tuần Thánh chúng ta kỉ niệm mừng ngày Chúa Kitô toàn thắng ma quỷ và sự chết. Chúa chết để tiêu diệt cái chết của chúng ta. Chúa sống lại để ban cho chúng ta nguồn sống mới (Hiến Chế Phụng Vụ mục số năm). Chúa sống để chúng ta nên công chính và thanh tẩy giúp chúng ta nên con cái Chúa.
Thánh lễ căn bản thờ phượng trong đạo
Không hình thức cầu nguyện nào thay thế Thánh Thể. Lịch sử Giáo Hội từ Đông sang Tây luôn mừng Tuần Thánh bắt đầu từ lễ Lá cho đến Chúa Nhật Phục Sinh. Tiệc Li và Chúa Nhật Phục Sinh là điểm cao nhất trong năm phụng vụ. Lời nguyện nhập lễ tối Thứ Năm “Chúa Kitô trối cho Hội Thánh một hy lễ mới muôn đời tồn tại làm bằng chứng tình thương của Người”. Lời nguyện tiến lễ xin “cho cộng đoàn chúng con cử hành thánh lễ cho xứng đáng”. Kinh tiền tụng xin “cùng hiệp thông trong Hội Thánh, chúng con họp mừng ngày cực thánh là ngày Chúa Kitô Chúa chúng con bị trao nộp vì chúng con”. Khi đặt tay trên lễ vật linh mục xin “Chúa thánh hoá và chấp nhận lễ vật này làm của lễ thiêng liêng, hoàn hảo và đẹp lòng Cha. Tối hôm trước ngày chịu khổ hình Chúa cho chúng con và muôn người được cứu độ, là chính ngày hôm nay”. Và rồi ”Anh em hãy làm việc này để nhớ đến Ta”.
Qua Bí Tích Thánh Thể:
1. Chúa lập Giao Ước Mới với các Kitô hữu.
2. Chúa thể hiện tình yêu cho nhân loại.
3. Chúa lập hy lễ tồn tại muôn đời
4. Chúa dậy sống yêu thương và tha thứ.
5. Chúa lập chức tư tế.
6. Chúa truyền hãy làm để nhớ đến Chúa.
Không tham dự thánh lễ trong Tuần Thánh là không sống tâm tình tạ ơn. Không “làm việc này” là không nhớ đến Chúa; không giữ lời Chúa truyền. Đón nhận Chúa trong Bí Tích Thánh thể là xin Chúa “nhận chúng con vào dự tiệc muôn đời trong Nước Chúa” (kinh nguyện thánh thể). Thánh Augustino gọi đêm vọng Phục Sinh là “đêm mẹ các đêm Vọng”. “Không thời điểm nào tốt hơn cho việc phụng vụ bằng Tuần Thánh. Dân Israel kỉ niệm ơn Chúa cứu thoát, họ đi qua Biển Đỏ ráo chân. Đêm Chúa đập tan xiềng xích tử thần và từ âm phủ khải hoàn đi lên; đây còn là đêm Giáo Hội, vẫn chờ mong Chúa trở lại”. (Nghi Thức Tuần Thánh).
Đêm Kitô hữu ôn lại lịch sử cứu độ “Chúng ta hãy gẫm xem thời Cựu Ước Chúa đã cứu chuộc dân Người làm sao và trong thời đại cuối cùng này, Người lại sai Con Một đến cứu chuộc chúng ta thế nào. Chúng ta hãy xin Chúa hoàn tất công trình cứu độ mà Người đã khởi sự trong mầu nhiệm Vượt Qua”. Nến Phục Sinh tượng trưng cho đám mây soi đường cho dân Chúa về đất hứa, và đặc biệt tượng trưng cho Chúa Kitô là ánh sáng soi dẫn muôn dân. Lời nguyện Phục Sinh linh mục xin Đức Kitô “khai đường mở lối cho chúng con vào cuộc sống muôn đời. Xin cha ban Thánh Thần làm cho chúng con trở nên người mới để sống một cuộc đời tràn ngập ánh sáng Đấng Phục Sinh”. Lời nguyện tiến lễ “hôm nay mừng đại lễ Vượt Qua, chúng con hoan hỉ dâng lên Chúa lễ tế này, là lễ tế làm cho Giáo Hội được tái sinh vào đời sống mới, và được nuôi dưỡng cách lạ lùng”. Lời tiền tụng tuyên xưng “Nhờ Người, chúng con được tái sinh làm con cái ánh sáng để được sống muôn đời, và cửa Nước Trời rộng mở đón các tín hữu. Người đã chết để giải thoát chúng con khỏi tử thần, và đã sống lại để phục hồi sự sống cho mọi người chúng con”.
Thiếu Bí Tích Thánh thể, thiếu của ăn nuôi linh hồn, không có kiệu Thánh Thể chẳng có các giờ Chầu Chúa. Giáo Hội rất quan tâm cho ơn gọi linh mục để cử hành Bí Tích Thánh Thể. Ngoài ra Giáo Hội buộc Kitô hữu rước lễ trong mùa Phục Sinh đủ nói lên tầm quan trọng của Thánh Lễ.
Tôi mượn câu chuyện vui để nói đến phép nhiệm mầu của thánh lễ.
Bà mẹ nghèo không tiền mua thịt nấu cháo cho bé gái bệnh liệt giường. Bà năn nỉ chủ tiệm “cháu bệnh quá, xin ông tí thịt về nấu cháo cho nó. Tôi đi lễ cầu nguyện cho ông”. Được, đáp chủ tiệm thịt, “khi nào đi lễ về tôi đưa thịt cho”.
Ông lấy giấy viết câu “tôi đi lễ cầu nguyện cho ông” rồi bỏ lên cân.
Lạ thay, chỉ có bằng đó chữ mà mấy đùi bò của ông vẫn nhẹ hơn mấy chữ kia.
Lm Vũđình Tường
Inala Úc Châu 30/4/2006
TiengChuong.org
Thánh lễ căn bản thờ phượng trong đạo
Không hình thức cầu nguyện nào thay thế Thánh Thể. Lịch sử Giáo Hội từ Đông sang Tây luôn mừng Tuần Thánh bắt đầu từ lễ Lá cho đến Chúa Nhật Phục Sinh. Tiệc Li và Chúa Nhật Phục Sinh là điểm cao nhất trong năm phụng vụ. Lời nguyện nhập lễ tối Thứ Năm “Chúa Kitô trối cho Hội Thánh một hy lễ mới muôn đời tồn tại làm bằng chứng tình thương của Người”. Lời nguyện tiến lễ xin “cho cộng đoàn chúng con cử hành thánh lễ cho xứng đáng”. Kinh tiền tụng xin “cùng hiệp thông trong Hội Thánh, chúng con họp mừng ngày cực thánh là ngày Chúa Kitô Chúa chúng con bị trao nộp vì chúng con”. Khi đặt tay trên lễ vật linh mục xin “Chúa thánh hoá và chấp nhận lễ vật này làm của lễ thiêng liêng, hoàn hảo và đẹp lòng Cha. Tối hôm trước ngày chịu khổ hình Chúa cho chúng con và muôn người được cứu độ, là chính ngày hôm nay”. Và rồi ”Anh em hãy làm việc này để nhớ đến Ta”.
Qua Bí Tích Thánh Thể:
1. Chúa lập Giao Ước Mới với các Kitô hữu.
2. Chúa thể hiện tình yêu cho nhân loại.
3. Chúa lập hy lễ tồn tại muôn đời
4. Chúa dậy sống yêu thương và tha thứ.
5. Chúa lập chức tư tế.
6. Chúa truyền hãy làm để nhớ đến Chúa.
Không tham dự thánh lễ trong Tuần Thánh là không sống tâm tình tạ ơn. Không “làm việc này” là không nhớ đến Chúa; không giữ lời Chúa truyền. Đón nhận Chúa trong Bí Tích Thánh thể là xin Chúa “nhận chúng con vào dự tiệc muôn đời trong Nước Chúa” (kinh nguyện thánh thể). Thánh Augustino gọi đêm vọng Phục Sinh là “đêm mẹ các đêm Vọng”. “Không thời điểm nào tốt hơn cho việc phụng vụ bằng Tuần Thánh. Dân Israel kỉ niệm ơn Chúa cứu thoát, họ đi qua Biển Đỏ ráo chân. Đêm Chúa đập tan xiềng xích tử thần và từ âm phủ khải hoàn đi lên; đây còn là đêm Giáo Hội, vẫn chờ mong Chúa trở lại”. (Nghi Thức Tuần Thánh).
Đêm Kitô hữu ôn lại lịch sử cứu độ “Chúng ta hãy gẫm xem thời Cựu Ước Chúa đã cứu chuộc dân Người làm sao và trong thời đại cuối cùng này, Người lại sai Con Một đến cứu chuộc chúng ta thế nào. Chúng ta hãy xin Chúa hoàn tất công trình cứu độ mà Người đã khởi sự trong mầu nhiệm Vượt Qua”. Nến Phục Sinh tượng trưng cho đám mây soi đường cho dân Chúa về đất hứa, và đặc biệt tượng trưng cho Chúa Kitô là ánh sáng soi dẫn muôn dân. Lời nguyện Phục Sinh linh mục xin Đức Kitô “khai đường mở lối cho chúng con vào cuộc sống muôn đời. Xin cha ban Thánh Thần làm cho chúng con trở nên người mới để sống một cuộc đời tràn ngập ánh sáng Đấng Phục Sinh”. Lời nguyện tiến lễ “hôm nay mừng đại lễ Vượt Qua, chúng con hoan hỉ dâng lên Chúa lễ tế này, là lễ tế làm cho Giáo Hội được tái sinh vào đời sống mới, và được nuôi dưỡng cách lạ lùng”. Lời tiền tụng tuyên xưng “Nhờ Người, chúng con được tái sinh làm con cái ánh sáng để được sống muôn đời, và cửa Nước Trời rộng mở đón các tín hữu. Người đã chết để giải thoát chúng con khỏi tử thần, và đã sống lại để phục hồi sự sống cho mọi người chúng con”.
Thiếu Bí Tích Thánh thể, thiếu của ăn nuôi linh hồn, không có kiệu Thánh Thể chẳng có các giờ Chầu Chúa. Giáo Hội rất quan tâm cho ơn gọi linh mục để cử hành Bí Tích Thánh Thể. Ngoài ra Giáo Hội buộc Kitô hữu rước lễ trong mùa Phục Sinh đủ nói lên tầm quan trọng của Thánh Lễ.
Tôi mượn câu chuyện vui để nói đến phép nhiệm mầu của thánh lễ.
Bà mẹ nghèo không tiền mua thịt nấu cháo cho bé gái bệnh liệt giường. Bà năn nỉ chủ tiệm “cháu bệnh quá, xin ông tí thịt về nấu cháo cho nó. Tôi đi lễ cầu nguyện cho ông”. Được, đáp chủ tiệm thịt, “khi nào đi lễ về tôi đưa thịt cho”.
Ông lấy giấy viết câu “tôi đi lễ cầu nguyện cho ông” rồi bỏ lên cân.
Lạ thay, chỉ có bằng đó chữ mà mấy đùi bò của ông vẫn nhẹ hơn mấy chữ kia.
Lm Vũđình Tường
Inala Úc Châu 30/4/2006
TiengChuong.org