Báo Vatican bác bỏ thắc mắc về giáo huấn ly dị và tái hôn
Vatican - Sau khi một Giám mục hàng đầu của Đức nêu thắc mắc của giáo huấn Giáo Hội về ly dị và tái hôn, ngày 29-11 nhật báo L’Osservatore Romano của Vatican đã đăng một bài của ĐTC Biển Đức XVI, lúc đó là Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, được gọi là giáo huấn từ bi và mục vụ, bởi vì nó đúng với giáo huấn của Chúa Kitô.
ĐTC Biển Đức XVI cho biết vào năm 1998: “Quả thật, lời của chân lý có thể gây đau đớn và khó chịu. Nhưng đó là đường đi đến sự thánh thiện, hòa bình, và tự do nội tâm".
Ngài viết: "Một lối tiếp cận mục vụ, vốn muốn giúp đỡ thực sự cho những người có liên quan, phải luôn luôn đặt nền tảng vào sự thật, bởi vì cuối cùng, chỉ có sự thật mới có tính mục vụ". Ngài trích dẫn lời hứa Tin Mừng của Chúa Kitô, nói rằng “anh em sẽ biết sự thật, và sự thật sẽ giải phóng anh em”.
Bài viết này đã được đăng lại lần nữa, khi một số giáo sĩ cao cấp ở Đức đang kêu gọi Giáo Hội xem xét sự hiểu biết của mình về hôn nhân, cùng với việc cấm người Công Giáo tái hôn rước lễ.
Trong bài viết năm 1998 của mình, ĐTC Biển Đức XVI - lúc ấy là Tổng Trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin - giải thích rằng các văn kiện gần đây của Giáo Hội về các vấn đề như vậy "cùng mang lại các đòi hỏi của sự thật với những người đang yêu, trong một cách rất cân bằng".
Vì đôi khi trong quá khứ "tình yêu tỏa sáng ra quá ít trong việc giải thích sự thật", nên ngày nay, có một nguy hiểm lớn rằng "nhân danh tình yêu, sự thật hoặc là im lặng hoặc là thoả hiệp”.
Ngày 29-11, việc đăng lại bài viết của ĐTC được thực hiện trong sáu ngôn ngữ khác nhau, với các tiêu đề nhỏ giải thích “về một số phản đối cho giáo huấn của Giáo Hội về việc rước lễ của các tín hữu ly dị và tái hôn".
Việc này xảy ra hai tháng, sau khi Chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức công khai nêu ra thắc mắc giáo lý của Giáo Hội về ly dị tái hôn trong một cuộc phỏng vấn báo chí.
"Chúng tôi đang phải đối mặt với vấn đề làm thế nào chúng tôi có thể giúp những người, mà đời sống của họ gặp sự sai trái và một cuộc hôn nhân đổ vỡ", - Đức Tổng Giám Mục Robert Zollitsch nói ngày 5-9, chỉ vài tuần trước khi ĐTC Biển Đức XVI có chuyến tông du đến Đức.
Tổng giám mục nói với tờ báo Đức Die Zeit: “Đây là một vấn đề của lòng thương xót, và chúng tôi sẽ thảo luận nó một cách mạnh mẽ trong tương lai gần".
Đức Tổng Giám Mục Zollitsch đã được hỏi cụ thể về tình trạng hôn nhân của Tổng thống Đức Christian Wulff, một người Công Giáo tái hôn và không rước lễ.
Khi được hỏi về ông Klaus Wowereit, Thị trưởng Berlin, cũng là một người Công Giáo, nhưng có quan hệ đồng tính luyến ái, Đức Tổng Giám Mục Zollitsch trả lời: "Chúng tôi phải xem cách tìm ra các câu trả lời dựa vào thần học cho các câu hỏi về lối sống ấy".
Trong bài viết ngày 29-11, được xuất bản như là một phần của tài liệu thảo luận của Vatican vào năm 1998, ĐTC Biển Đức XVI giải thích lý do tại sao giáo huấn Giáo Hội bắt nguồn từ Thánh Kinh, Thánh truyền và lý trí.
Từ Kinh Thánh, Ngài nêu rõ làm thế nào "giáo huấn Giáo Hội về sự bất khả phân ly của hôn nhân là trung thành với những lời dạy của Chúa Giêsu".
Dựa trên Thánh truyền, Ngài giải thích rằng có một "sự đồng thuận rõ ràng", giữa các Giáo phụ thời Giáo Hội sơ khai "liên quan đến sự bất khả phân ly của hôn nhân", một điều làm cho Kitô giáo tách rời xã hội Roma.
Ngài nói: “Vào thời ấy, các tín hữu ly dị và tái hôn không bao giờ được chính thức Rước lễ sau một thời gian sám hối".
Ngài nói thêm rằng việc thực hành ngày càng tự do, vốn phát triển trong các Giáo hội Đông phương đã tách rời Roma, đã trở thành "ngày càng xa rời lời Chúa", vì nhiều lý do lịch sử, và không bao giờ được chấp nhận bởi Giáo Hội Công Giáo.
ĐTC nói: "Giáo Hội không thể cho phép các thực hành mục vụ, - chẳng hạn các thực hành mục vụ bí tích – vốn mâu thuẫn với giáo huấn rõ ràng của Chúa".
"Nói cách khác, nếu cuộc hôn nhân trước của hai tín hữu nam nữ đã ly dị và tái hôn là hợp lệ, thì hôn nhân hiện tại của họ là không hợp pháp trong mọi lý do, do đó việc họ nhận lãnh các bí tích là không thể chấp nhận được về bản chất".
ĐTC Biển Đức XVI cũng nhắc đến gợi ý rằng ĐTC có thể "tiêu hôn một hôn nhân hoàn hợp, vốn đã đổ vỡ". Ngài trả lời: "Nếu Giáo Hội chấp nhận lý thuyết rằng một hôn nhân sẽ chấm dứt, khi hai vợ chồng không còn yêu nhau nữa, thì Giáo hội nên cho phép ly dị và sẽ tôn trọng sự bất khả phân ly của hôn nhân bằng lời nói, chứ không bằng hành động".
Cuối cùng, Ngài đã trả lời cho những người nói rằng Giáo Hội Công Giáo là "quá mang tính pháp lý và không có tính mục vụ” về các vấn đề ấy.
Ngài viết: "Họ cho rằng con người ngày nay không còn có thể hiểu ngôn ngữ ấy nữa, rằng Chúa Giêsu sẽ mở tai ra để lắng nghe nhu cầu của người dân, đặc biệt là đối với những người sống bên lề xã hội".
"Mặt khác, họ nói rằng Giáo Hội tự trình bày mình giống như một thẩm phán, loại trừ các người không được hưởng các bí tích, không cho giữ một số trách nhiệm công khai".
Đáp lại, Ngài nói rằng "cách thể hiện của Giáo Hội đôi khi dường như không rất dễ hiểu”, và do đó "cần phải được diễn dịch bởi các nhà giảng thuyết và giáo lý viên, trong một ngôn ngữ có liên quan đến người dân và môi trường văn hóa của họ".
Ngài nói thêm: "Nội dung thiết yếu của giáo huấn của Giáo Hội phải được duy trì trong tiến trình này. Nó không chỉ được làm dịu đi bằng các cơ sở mục vụ được ám chỉ, bởi vì nó truyền đạt chân lý mạc khải".
Toàn văn bài của ĐTC có thể đọc tại http://www.osservatoreromano.va
(CNA / EWTN News 29-11-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Vatican - Sau khi một Giám mục hàng đầu của Đức nêu thắc mắc của giáo huấn Giáo Hội về ly dị và tái hôn, ngày 29-11 nhật báo L’Osservatore Romano của Vatican đã đăng một bài của ĐTC Biển Đức XVI, lúc đó là Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, được gọi là giáo huấn từ bi và mục vụ, bởi vì nó đúng với giáo huấn của Chúa Kitô.
ĐTC Biển Đức XVI cho biết vào năm 1998: “Quả thật, lời của chân lý có thể gây đau đớn và khó chịu. Nhưng đó là đường đi đến sự thánh thiện, hòa bình, và tự do nội tâm".
Ngài viết: "Một lối tiếp cận mục vụ, vốn muốn giúp đỡ thực sự cho những người có liên quan, phải luôn luôn đặt nền tảng vào sự thật, bởi vì cuối cùng, chỉ có sự thật mới có tính mục vụ". Ngài trích dẫn lời hứa Tin Mừng của Chúa Kitô, nói rằng “anh em sẽ biết sự thật, và sự thật sẽ giải phóng anh em”.
Bài viết này đã được đăng lại lần nữa, khi một số giáo sĩ cao cấp ở Đức đang kêu gọi Giáo Hội xem xét sự hiểu biết của mình về hôn nhân, cùng với việc cấm người Công Giáo tái hôn rước lễ.
Trong bài viết năm 1998 của mình, ĐTC Biển Đức XVI - lúc ấy là Tổng Trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin - giải thích rằng các văn kiện gần đây của Giáo Hội về các vấn đề như vậy "cùng mang lại các đòi hỏi của sự thật với những người đang yêu, trong một cách rất cân bằng".
Vì đôi khi trong quá khứ "tình yêu tỏa sáng ra quá ít trong việc giải thích sự thật", nên ngày nay, có một nguy hiểm lớn rằng "nhân danh tình yêu, sự thật hoặc là im lặng hoặc là thoả hiệp”.
Ngày 29-11, việc đăng lại bài viết của ĐTC được thực hiện trong sáu ngôn ngữ khác nhau, với các tiêu đề nhỏ giải thích “về một số phản đối cho giáo huấn của Giáo Hội về việc rước lễ của các tín hữu ly dị và tái hôn".
Việc này xảy ra hai tháng, sau khi Chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức công khai nêu ra thắc mắc giáo lý của Giáo Hội về ly dị tái hôn trong một cuộc phỏng vấn báo chí.
"Chúng tôi đang phải đối mặt với vấn đề làm thế nào chúng tôi có thể giúp những người, mà đời sống của họ gặp sự sai trái và một cuộc hôn nhân đổ vỡ", - Đức Tổng Giám Mục Robert Zollitsch nói ngày 5-9, chỉ vài tuần trước khi ĐTC Biển Đức XVI có chuyến tông du đến Đức.
Tổng giám mục nói với tờ báo Đức Die Zeit: “Đây là một vấn đề của lòng thương xót, và chúng tôi sẽ thảo luận nó một cách mạnh mẽ trong tương lai gần".
Đức Tổng Giám Mục Zollitsch đã được hỏi cụ thể về tình trạng hôn nhân của Tổng thống Đức Christian Wulff, một người Công Giáo tái hôn và không rước lễ.
Khi được hỏi về ông Klaus Wowereit, Thị trưởng Berlin, cũng là một người Công Giáo, nhưng có quan hệ đồng tính luyến ái, Đức Tổng Giám Mục Zollitsch trả lời: "Chúng tôi phải xem cách tìm ra các câu trả lời dựa vào thần học cho các câu hỏi về lối sống ấy".
Trong bài viết ngày 29-11, được xuất bản như là một phần của tài liệu thảo luận của Vatican vào năm 1998, ĐTC Biển Đức XVI giải thích lý do tại sao giáo huấn Giáo Hội bắt nguồn từ Thánh Kinh, Thánh truyền và lý trí.
Từ Kinh Thánh, Ngài nêu rõ làm thế nào "giáo huấn Giáo Hội về sự bất khả phân ly của hôn nhân là trung thành với những lời dạy của Chúa Giêsu".
Dựa trên Thánh truyền, Ngài giải thích rằng có một "sự đồng thuận rõ ràng", giữa các Giáo phụ thời Giáo Hội sơ khai "liên quan đến sự bất khả phân ly của hôn nhân", một điều làm cho Kitô giáo tách rời xã hội Roma.
Ngài nói: “Vào thời ấy, các tín hữu ly dị và tái hôn không bao giờ được chính thức Rước lễ sau một thời gian sám hối".
Ngài nói thêm rằng việc thực hành ngày càng tự do, vốn phát triển trong các Giáo hội Đông phương đã tách rời Roma, đã trở thành "ngày càng xa rời lời Chúa", vì nhiều lý do lịch sử, và không bao giờ được chấp nhận bởi Giáo Hội Công Giáo.
ĐTC nói: "Giáo Hội không thể cho phép các thực hành mục vụ, - chẳng hạn các thực hành mục vụ bí tích – vốn mâu thuẫn với giáo huấn rõ ràng của Chúa".
"Nói cách khác, nếu cuộc hôn nhân trước của hai tín hữu nam nữ đã ly dị và tái hôn là hợp lệ, thì hôn nhân hiện tại của họ là không hợp pháp trong mọi lý do, do đó việc họ nhận lãnh các bí tích là không thể chấp nhận được về bản chất".
ĐTC Biển Đức XVI cũng nhắc đến gợi ý rằng ĐTC có thể "tiêu hôn một hôn nhân hoàn hợp, vốn đã đổ vỡ". Ngài trả lời: "Nếu Giáo Hội chấp nhận lý thuyết rằng một hôn nhân sẽ chấm dứt, khi hai vợ chồng không còn yêu nhau nữa, thì Giáo hội nên cho phép ly dị và sẽ tôn trọng sự bất khả phân ly của hôn nhân bằng lời nói, chứ không bằng hành động".
Cuối cùng, Ngài đã trả lời cho những người nói rằng Giáo Hội Công Giáo là "quá mang tính pháp lý và không có tính mục vụ” về các vấn đề ấy.
Ngài viết: "Họ cho rằng con người ngày nay không còn có thể hiểu ngôn ngữ ấy nữa, rằng Chúa Giêsu sẽ mở tai ra để lắng nghe nhu cầu của người dân, đặc biệt là đối với những người sống bên lề xã hội".
"Mặt khác, họ nói rằng Giáo Hội tự trình bày mình giống như một thẩm phán, loại trừ các người không được hưởng các bí tích, không cho giữ một số trách nhiệm công khai".
Đáp lại, Ngài nói rằng "cách thể hiện của Giáo Hội đôi khi dường như không rất dễ hiểu”, và do đó "cần phải được diễn dịch bởi các nhà giảng thuyết và giáo lý viên, trong một ngôn ngữ có liên quan đến người dân và môi trường văn hóa của họ".
Ngài nói thêm: "Nội dung thiết yếu của giáo huấn của Giáo Hội phải được duy trì trong tiến trình này. Nó không chỉ được làm dịu đi bằng các cơ sở mục vụ được ám chỉ, bởi vì nó truyền đạt chân lý mạc khải".
Toàn văn bài của ĐTC có thể đọc tại http://www.osservatoreromano.va
(CNA / EWTN News 29-11-2011)
Nguyễn Trọng Đa