Được hát bài Ave Maria tại đám tang không?

Có thể hát bài tương tự thay cho Kinh Vinh Danh, Kinh Tin Kinh… không?

ROMA - Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô, giáo sư phụng vụ tại đại học Regina Apostolorum (Nữ vương các thánh Tông đồ), Roma.

Hỏi: Tôi quen một phụ nữ Công giáo, và khi gần chết, bà xin cho bài Ave Maria của nhạc sĩ Schubert được hát trong đám tang của mình. Tuy nhiên, khi con gái bà là bạn của tôi đến giáo xứ để sắp xếp tang lễ của mẹ mình, cô nghe người giám đốc tang lễ nói rằng bài hát "Ave Maria" đã "lỗi thời", và hơn nữa, “không thích hợp về phụng vụ” cho một đám tang. Người giám đốc tang lễ từ chối tôn trọng sự lựa chọn của phụ nữ gần qua đời, như là một phần của chính sách giáo xứ. Cha nghĩ sao về việc này? Trước đó, tôi đã nghe hát bài Ave Maria tại một tang lễ Công giáo. Liệu một sự thực hành phụng vụ không thích hợp như thế không còn trong phụng vụ Công giáo hiện giờ hay sao? - T.W., Las Vegas, Nevada (Mỹ)

Đáp: Các ý kiến thay đổi rất nhiều liên quan việc dùng bài hát Ave Maria của Shubert trong phụng vụ Công giáo, đặc biệt là đối với đám cưới và đám tang. Ở một số nơi bài hát này không được khuyến khích và thậm chí bị cấm, trong khi ở nhiều nơi khác, nó được coi là hoàn toàn chấp nhận được. Trong thực tế không có gì là chính thức về chủ đề này, về một trong hai cách cả.

Tôi nghĩ rằng cần có một số sự phân biệt. Trước hết, có bản kinh Kính mừng gốc (Ave Maria) đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ, như là một điệp ca trong Phụng Vụ Các Giờ Kinh. Nó không được sử dụng như một văn bản chính thức phụng vụ trong Thánh Lễ, nhưng ở nhiều nơi, nó được sử dụng như một bài thánh ca suy niệm, hoặc trong khi dâng lễ vật, hoặc sau hiệp lễ.

Một vấn đề khác liên quan đến bản văn được sử dụng, và điều này đặt ra vấn đề phức tạp của phong cách âm nhạc chấp nhận được. Một số giai điệu được sáng tác trực tiếp cho kinh Kính Mừng, trong khi các giai điệu khác, chẳng hạn như bài Ave Maria của Shubert, được sáng tác nguyên thuỷ trong một bối cảnh thế tục, mặc dù không phải không có tình cảm tôn giáo.

Nói chung, Giáo Hội có một nguyên tắc lâu dài để tránh sử dụng âm nhạc thế tục trong phụng vụ, trong khi đồng thời Giáo hội không đưa ra các phán đoán dứt khoát về sự nhạy cảm âm nhạc. Do đó, một số hình thức âm nhạc có thể bị loại trừ tại một thời kỳ này và được thừa nhận tại một thời kỳ khác, và một số tác phẩm thế tục nguyên thuỷ đã trở thành không thể tách rời với phiên bản tôn giáo.

Tuy nhiên, phong cách âm nhạc chỉ là một nguyên tắc liên quan. Còn có phong cách khác, chẳng hạn khả năng của âm nhạc để có lợi ích cho việc cầu nguyện. Ngay cả khi không đưa ra phán đoán luân lý liên quan đến một hình thức âm nhạc, Giáo Hội vẫn có thể loại bỏ nó khỏi phụng vụ, nếu nó không có khả năng chu toàn một chức năng phụng vụ. Ví dụ, Thánh Giáo hoàng Piô X đã cấm các "Bộ lễ", được sáng tác trực tiếp cho phụng vụ cuối thế kỷ 19, nhưng được lấy cảm hứng từ phong cách của các nhà hát nhạc kịch, và chúng đòi hỏi một lối trình tấu nhạc kịch, vốn thu hút người ta chú ý đến ca sĩ và rời xa mầu nhiệm.

Về bài Ave Maria, một số phiên bản cổ điển, như thường được gán cho là của Schubert, đã mất gần hết sự liên quan đến bài gốc thế tục, và trong trường hợp này, một phiên bản Kinh Kính Mừng của Ellen của được lấy từ bài thơ của "Đức Bà trên hồ” của Sir Walter Scott. Do bối cảnh tôn giáo này, cá nhân tôi thấy không có khó khăn trong việc sử dụng nó vào các thời điểm thích hợp tại đám cưới và đám tang.

Thật vậy, bài Ave Maria đã được sử dụng chính xác theo cách này trong một khuôn khổ rất công khai, nhân dịp tang lễ của Thượng nghị sĩ Mỹ Edward Kennedy, trước sự hiện diện của một Hồng y và các Giám mục khác.

Thậm chí người ta còn nói rằng bài Ave Maria, với lời xin tha thiết “cầu cho chúng con là kẻ có tội”, là đặc biệt thích hợp cho đám tang, được dùng như là đối trọng cho xu hướng phong thánh người quá cố ngay lập tức. Việc sử dụng bài hát lúc ấy có thể là lời nhắc nhở về thực tại tội lỗi, giáo lý về luyện ngục, và sự cần thiết để cầu khẩn cho linh hồn người đã qua đời.

***

Hỏi: "Liệu có hoặc sẽ có một “Qui Chế Tổng Quát về Sách Lễ Roma” mới, để đi kèm với bản dịch tiếng Anh mới không? Bản dịch mới có cho phép sự tự do để thay đổi các từ hoặc cụm từ cụ thể không (như thường xảy ra với bản dịch hiện tại)? Các bài được hát (như Kinh Vinh Danh, Kinh Tin Kinh, Thánh Thánh Thánh, Lạy Chiên Thiên Chúa) có thể được thay thế bằng các bài hát tương tự không?". Một người Ireland

Đáp:Văn bản “Qui Chế Tổng Quát về Sách Lễ Roma” được công bố cùng lúc với Sách Lễ Roma.

Trong khi vẫn còn một số thời điểm trong phụng vụ, trong đó Chữ đỏ nói rằng chủ tế có thể sử dụng "các từ ngữ này hoặc từ ngữ tương tự", các dịp như thế đã giảm ít đi. Ví dụ, chủ tế không còn tìm thấy việc dẫn nhập nghi thức sám hối. Tuy nhiên, các Hội đồng Giám mục quốc gia có thể đề xuất các giới thiệu mới để sử dụng trong quốc gia của các vị.

Các bài được hát (như Kinh Vinh Danh, Kinh Tin Kinh, Thánh Thánh Thánh, Lạy Chiên Thiên Chúa) không có thể được thay thế bằng các bài khác. Nếu cứ hát thay thế, thì đó là một sự lạm dụng, và là điều đã không được cho phép bởi phiên bản lần trước của sách Lễ Roma. (Zenit.org 30-11-2011)

Nguyễn Trọng Đa