MYANMAR (UCANews, 1-12-2011) – TGM Charles Bo, TGP Yangon, nói rằng chuyến viếng thăm của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tới Myanmar là dấu hiệu thay đổi quan trọng, nhưng Tổng thống Thein Sein còn nhiều điều cần hoàn tất là thuyết phục thế giới và nhân dân Myanmar rằng việc cải cách dân chủ là thật và lâu dài.

Clinton gặp thứ trưởng ngoại giao Myanmar
TGM Bo, nguyên tổng thư ký HĐGM Myanmar, nói rằng chuyến viếng thăm của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tới Myanmar dấu hiệu cho thấy chính phủ đã thay đổi nhiều, nhưng ngài nói thêm rằng cải cách dân chủ thực sự cần nhiều nỗ lực hơn.

TGM Bo cho biết: “Chính phủ cần thả các tù nhân chính trị còn lại để chứng tỏ mình nghiêm túc về việc cải cách dân chủ. Nhiều năm xung đột vũ trang đã ảnh hưởng tồi tệ đến cơ sở hạ tầng và hệ thống giáo dục của đất nước. Chỉ nhờ hòa bình thì chính phủ mới có thể đem lại sự phát triển cho đất nước và cải thiện giáo dục. Không có nền giáo dục đúng theo tiêu chuẩn quốc tế thì chúng ta vẫn ở tron bóng tối”.

Ngài nói thêm rằng mối quan ngại đầu tiên về Giáo hội, trong số các vấn đề chung về cải cách dân chủ, là đến các vùng xung đột tại Myanmar và các cộng đồng cần cứu trợ, nhất là tại Kachin, nơi giao tranh giữa Lực lượng Độc lập Kachin và lực lượng của chính phủ đã khiến hàng chục ngàn người mất nhà cửa.

Ngoại trưởng Clinton là ngoại trưởng Mỹ đầu tiên đến thăm Myanmar sau nửa thế kỷ qua, bà đến sau nhiều tháng thảo luận với các viên chức Mỹ về tầm quan trọng và quy mô của việc cải cách tại đất nước này.

Ngoại trưởng Clinton đã gặp ngoại trưởng Wunna Maung Lwin của Myanmar và tổng thống Thein Sein.

Phát ngôn viên Hoa Kỳ cho biết: “Chúng tôi hy vọng đây là cách nhìn xuyên suốt không chỉ những bước mà họ áp dụng, những điều mà chúng ta hy vọng thấy trong tương lai, nhưng có những vấn đề mà Hoa Kỳ chuẩn bị làm để phản hồi không chỉ với những bước đầu này, mà những điều có thể nếu tiến trình cải cách và cởi mở vẫn tiếp diễn”.

Ngoại trưởng Clinton cũng gặp các nghị sĩ Thượng viện và Hạ viện trước khi đi Yangon, nơi bà sẽ gặp nhà lãnh đạo đối kháng Aung San Suu Kyi, các thành viên Liên minh Quốc gia về Dân chủ và các đại diện các dân tộc thiểu số của Myanmar, trước khi ngoại trưởng Clinton rời Myanmar ngày 2-12-2011.