VATICAN CITY (CNS) -- Đức Thánh Cha Benedict XVI bầy tỏ mối ưu tư về hàng triệu người di cư trên thế giới, và khuyến khích các cơ quan trợ giúp họ.
Đức Thánh Cha nói trong lúc ban phép lành buổi trưa ngày 4 tháng 12: "Tôi dâng lên Thiên Chúa tất cả những ai, thường bị buộc phải rời khỏi quê hương, hay là những người vô tổ quốc. Trong khi tôi khuyến khích sự tương trợ đối với họ, tôi cầu nguyện cho những ai đang cố gắng hết sức để bảo vệ và trợ giúp những người anh chị em này đang ở trong các tình trạng khẩn cấp, dù chính bản thân họ gặp phải nhiều khó khăn và nguy hiểm."
Đức Thánh Cha ghi nhận ngày kỷ niệm sắp tới của hội nghị quốc tế được tổ chức để trợ giúp người di cư trên toàn thế giới.
Vào đầu tháng 12, các đaị biểu của các chính phủ đã họp tại Geneva để đánh dấu ngày kỷ niệm năm thứ 60 Tổ Chức Quốc Tế về Di Dân được thành lập, và thảo luận về các vấn đề di cư.
Ngày hôm sau, Vatican tuyên bố là tổ chức quốc tế này đã chấp nhận Tòa Thánh như một quốc gia có toàn quyền tham dự.
Đức Tổng Giám Mục Silvano Tomasi, đại diện Vatican tại tổ chức quốc tế có trụ sở tại Geneva, nói với phóng viên đài phát thanh Vatican ngày 54 tháng 12: "Vào lúc chúng ta đang thấy có một sự gia tăng liên tục về di cư, tị nạn và những người du mục vì nhiều lý do khác nhau, điều cần thiết là phải tham gia vào các nỗ lực của cộng đồng quốc tế để mang lại một cái gì đặc biệt, một điều độc đáo của Tòa Thánh: đó là tiếng nói của đaọ lý."
Đức Tổng Giám Mục nói: Trong nhiều thế kỷ, người Công Giáo đã trợ giúp quảng đại những người di cư và tị nạn "bất kể tôn giáo, mầu da hay tình trạng pháp lý của họ. Đây là vấn đề con người, phẩm giá của con người phải được chú ý, và thường gặp nguy khốn trong các hoàn cảnh bị loại ra bên lề của xã hội vì phải di chuyển từ một quốc gia này sang một quốc gia khác."
Đức Tổng Giám Mục nói: "Là thành viên thực sự của Tổ Chức Di Dân Quốc Tế, thay vì chỉ là một quan sát viên thường trực như Vatican trước đây cùng với một số cơ quan của Hoa Kỳ, sẽ giúp cho Vatican có một tiếng nói mạnh mẽ hơn trong một lãnh vực mà chính trị không quan trọng bằng việc đáp ứng các nhu cầu của con người.
Tham dự vào cuộc thảo luận khoáng đại ngày 5 tháng 12 tại Geneva, Đức Tổng Giám Mục Tomasi kêu gọi phải có các nỗ lực lớn hơn để cổ võ "một nhận định tích cực về người di cư," nhất là vào lúc những khó khăn về kinh tế đã đưa dẫn tới một cảm nghĩ sai lầm là những người mới tới đang chiếm đoạt công ăn việc làm của người khác và là một gánh nặng cho xã hội."
Đức Tổng Giám Mục nói "Có một bằng chứng rõ ràng và tích lũy nhiều về sự đóng góp kinh tế tích cực của người di cư cho quốc gia mới của họ qua thuế má họ trả, qua những doanh nghiệp họ khởi sự và các dịch vụ khác nhau họ cung ứng trong những việc làm được coi là không hấp dẫn trong xã hội, mặc dầu cần thiết, cho đến việc chăm sóc những thành viên trong gia đình bị tật nguyền, già nua hay trẻ em."
Đức Thánh Cha nói trong lúc ban phép lành buổi trưa ngày 4 tháng 12: "Tôi dâng lên Thiên Chúa tất cả những ai, thường bị buộc phải rời khỏi quê hương, hay là những người vô tổ quốc. Trong khi tôi khuyến khích sự tương trợ đối với họ, tôi cầu nguyện cho những ai đang cố gắng hết sức để bảo vệ và trợ giúp những người anh chị em này đang ở trong các tình trạng khẩn cấp, dù chính bản thân họ gặp phải nhiều khó khăn và nguy hiểm."
Đức Thánh Cha ghi nhận ngày kỷ niệm sắp tới của hội nghị quốc tế được tổ chức để trợ giúp người di cư trên toàn thế giới.
Vào đầu tháng 12, các đaị biểu của các chính phủ đã họp tại Geneva để đánh dấu ngày kỷ niệm năm thứ 60 Tổ Chức Quốc Tế về Di Dân được thành lập, và thảo luận về các vấn đề di cư.
Ngày hôm sau, Vatican tuyên bố là tổ chức quốc tế này đã chấp nhận Tòa Thánh như một quốc gia có toàn quyền tham dự.
Đức Tổng Giám Mục Silvano Tomasi, đại diện Vatican tại tổ chức quốc tế có trụ sở tại Geneva, nói với phóng viên đài phát thanh Vatican ngày 54 tháng 12: "Vào lúc chúng ta đang thấy có một sự gia tăng liên tục về di cư, tị nạn và những người du mục vì nhiều lý do khác nhau, điều cần thiết là phải tham gia vào các nỗ lực của cộng đồng quốc tế để mang lại một cái gì đặc biệt, một điều độc đáo của Tòa Thánh: đó là tiếng nói của đaọ lý."
Đức Tổng Giám Mục nói: Trong nhiều thế kỷ, người Công Giáo đã trợ giúp quảng đại những người di cư và tị nạn "bất kể tôn giáo, mầu da hay tình trạng pháp lý của họ. Đây là vấn đề con người, phẩm giá của con người phải được chú ý, và thường gặp nguy khốn trong các hoàn cảnh bị loại ra bên lề của xã hội vì phải di chuyển từ một quốc gia này sang một quốc gia khác."
Đức Tổng Giám Mục nói: "Là thành viên thực sự của Tổ Chức Di Dân Quốc Tế, thay vì chỉ là một quan sát viên thường trực như Vatican trước đây cùng với một số cơ quan của Hoa Kỳ, sẽ giúp cho Vatican có một tiếng nói mạnh mẽ hơn trong một lãnh vực mà chính trị không quan trọng bằng việc đáp ứng các nhu cầu của con người.
Tham dự vào cuộc thảo luận khoáng đại ngày 5 tháng 12 tại Geneva, Đức Tổng Giám Mục Tomasi kêu gọi phải có các nỗ lực lớn hơn để cổ võ "một nhận định tích cực về người di cư," nhất là vào lúc những khó khăn về kinh tế đã đưa dẫn tới một cảm nghĩ sai lầm là những người mới tới đang chiếm đoạt công ăn việc làm của người khác và là một gánh nặng cho xã hội."
Đức Tổng Giám Mục nói "Có một bằng chứng rõ ràng và tích lũy nhiều về sự đóng góp kinh tế tích cực của người di cư cho quốc gia mới của họ qua thuế má họ trả, qua những doanh nghiệp họ khởi sự và các dịch vụ khác nhau họ cung ứng trong những việc làm được coi là không hấp dẫn trong xã hội, mặc dầu cần thiết, cho đến việc chăm sóc những thành viên trong gia đình bị tật nguyền, già nua hay trẻ em."