Vị thánh đầu tiên ấy không ai khác hơn là thánh nử đồng trinh nổi danh Kateri Tekakwitha, một người mang hai dòng máu Da Đỏ, Algonquian và Mohawk. (1656 – 17 tháng 4, 1680)
Ngòai việc thánh nữ là một người bản xứ Mỹ Châu, thánh nữ cỏn là vị "đồng bổn mạng" cho phong trào "bảo vệ môi sinh", một danh dự chia sẻ với vị đại thánh Francisco thành Assisi, mặc dù lúc đó Ngài mới chỉ có tước hiệu là chân phước.
Nhưng cuộc đời thánh Kateri Tekakwitha cũng đại diện cho những cuộc đời mồ côi, cho những người bị chà đạp, cho những dân tộc đối mặt với diệt vong trong một thế giới đầy chiến tranh và bạo lực. Nhưng rõ ràng Thiên Chúa đã chọn những nơi hèn kém này mà làm nên những điều "cao trọng". Trong cuốn tiểu thuyết "Beautiful Losers" (Những người thua cuộc đẹp), nhà văn Gia Nã Đại là Leonard Cohen đã mô tả thánh Tekakwitha là biểu tượng của sự cứu rỗi.
Chúng ta hãy chiêm ngưỡng công việc kỳ diệu đó của Chúa sau đây:
Cô Tekakwitha, theo nghĩa Mohawk là "Xếp Đặt Lại Cho Ngay Ngắn," là con của một vị tù trưởng Mohawk, ông Kenneronkwa, và một phụ nữ Algonquian đã có đạo Công Giáo, là bà Tagaskouita.
Cô sinh ra trên đất của cha mình, ở một nơi gọi là làng Ossernenon, gần thành phố Auriesville, New York bây giờ. Bà mẹ của Tekakwitha đã bị bắt làm nô lệ bởi người Mohawk khi cuộc chiến gọi là cuộc chiến tranh Iroquois bắt đầu. (Còn gọi là Beaver Wars 1567-1635)
Lúc lên 4 tuổi, Tekakwitha trở thành một trẻ mồ côi. Cha mẹ và em trai của cô là nạn nhân của một cơn dịch đậu mùa, một căn bệnh do người Da Trắng từ Âu Châu mang đến và là nguyên nhân chính cho nạn tuyệt chủng của những người Da Đỏ trên khắp châu Mỹ. Bản thân của cô cũng bị lây bệnh, và khi thóat nạn, cô đã bị lòa mắt và mang nhiều vết rỗ trên mặt. Cô được người chú là tù trưởng của bộ lạc Turtle mang về nuôi.
Khi trưởng thành, mặc dù có một diện mạo xấu xí, cô cũng được nhiều chàng trai tìm đến. Cô sớm ý thức được rằng những việc "giạm hỏi" ấy chỉ là những âm mưu "chính trị" nhở vào thân thế của cô là con gái nuôi của một tù trưởng quyền thế, và cô cảm thấy ghê sợ với ý nghĩ sẽ phải sống một cuộc sống hôn nhân không có tình yêu.
Trong thời gian này, Tekakwitha đã quan tâm đến đức tin Công Giáo La Mã. Trước khi chết, mẹ cô đã dậy giỗ cô nhiều điều và đưa cho cô một sâu chuỗi Mân Côi, nhưng người chú đã lấy sâu chuỗi ấy vất đi để cảnh cáo cô không được học đạo. Tuy thế, cô đã tìm đến những nơi thanh tịnh và cầu nguyện cùng Chúa qua tiếng nói của cõi Thiên Nhiên.
Vào lúc này thế lực của các bộ lạc Da Đỏ đã suy yếu rồi, làng Ossernenon bị người Pháp đốt rụi vào năm 1666 sau một cơn dịch đậu mùa nữa, và họ phải di chuyễn tới gần phố của người Hòa Lan là Fonda, NY, nơi có các cha dòng Tên giảng đạo. Linh mục de Lamberville đã xin phép người chú cho Tekakwitha học đạo và vào đêm Phục Sinh, ngày 18 tháng 4 năm 1676, cô Tekakwitha 20 tuổi đã được rửa tội, lấy tên thánh là Catherine thành Siena, tức là Kateri đọc theo giọng thổ âm.
Ngay lập tức Kateri Tekakwitha bị những người trong bộ lạc phản đối dữ dội, nhưng cô coi những việc đó là những thử thách cho đức tin. Cô dùng phương cách "hãm mình đánh xác" để tiến tới trọn lành, cô thỉnh thoảng ngủ trên gai nhọn cho được giống như cuộc khổ nạn của Chúa Kitô, và "than khóc" theo thói tục của dân Da Đỏ lúc bấy giờ là làm chảy máu mình ra để cầu nguyện cho bộ lạc của cô. Sau này cô ngưng những việc đổ máu và thay vào đó là bước đi trên than hồng.
Nhưng sự thù ghét của bộ lạc không giảm, sự sống của Tekakwitha bị đe dọa, cô phải lánh nạn lên vùng Quebec, và gia nhập vào một tu hội dành cho dân bản xứ ở tại Kahnawake. Tại đây cô chuyên sống một đời sống kinh nguyện, đền tội và săn sóc những người già yếu.
Nữ tu Tekakwitha dành trọn cuộc đời hiến mình cho Mầu Nhiệm Thánh Thể và Mầu Nhiệm Khổ Nạn của Chúa Giêsu. Mỗi sáng, dù là dưới trời đông lạnh, người ta thấy cô đứng đợi ở cửa nhà thờ từ 4 giờ sáng và ở lại nhà thờ cho tới khi buổi lễ sáng cuối cúng kết thúc.
Năm 1679, nữ tu Kateri đã khấn đức khiết trinh trọn đời. Một năm sau, vào ngày 17 tháng 4 năm 1680, Tekakwitha qua đời lúc mới 24 tuổi với lời nói cuối cùng là "Chúa Giêsu ơi, con yêu mến Chúa".
Nhiều sự lạ đã xảy ra ngay sau cái chết của nữ tu Tekakwitha.
15 phút ngay sau khi trút hơi thở, trong khi linh mục Cholenec còn đọc kinh cầu nguyện trước cái xác chưa lạnh thì ngài chứng kiến cảnh những vết rỗ trên mặt của nữ tu Tekakwitha hòan tòan biến đi, để lộ ra một khuôn mặt rạng ngời sáng chói. Ngài kinh ngạc kêu lên và mọi người đã đổ xô đến để chứng kiến sự lạ lùng có một không hai này.
Nhiều người đi dự tang lễ sau đó đã được khỏi bệnh một cách kỳ diệu và ít ra là đã có 2 người, trong đó có linh mục Chauchetière, được thấy Tekakwitha hiển linh hiện về và hé mở cho thấy những điềm tiên tri vào những tuần sau đó.
Mãi đến bây giờ, nhiều người đi viếng mộ của vị nữ tu, vẫn lấy ít đất mang về nhà, và loan truyền rằng nhiều phép lạ đã do đó mà sinh ra.
Truyền thống về những vết sẹo biến mất đã khiến cho Đức Giáo Hoàng Piô XII cho phép mở cuộc điều tra và công bố là một phép lạ đích thực vào năm 1943.
Phép lạ thứ hai này là một phép lạ xảy ra năm 2006 cho một thiếu niên người Da Đỏ tại tiểu bang Washington tên là Jake Finkbonner. Cậu bé đã bị một loại vi khuẩn (necrotizing fasciitis, còn gọi là Strep A) xâm phập sau khi bị thương ở môi trong một cuộc thi đấu bóng rổ, căn bệnh làm cho thịt của cậu bé bị rã ra và mỗi ngày các bác sĩ đã phải cắt thêm thịt ở mặt cậu bé để chặn cơn bệnh lan tộng. Khuôn mặt đã biến dạng trông giống như một người cùi. Người ta không thể giải phẫu cho cậu bé được nữa, các bác sĩ tuyên bố bó tay. Cậu được xức dầu chờ chết.
Tối lúc này linh mục Tim Sauer, một người thân của gia đình, khuyên cha mẹ cậu bé hãy cầu nguyện với Chúa Giêsu qua lời cầu bầu của chân phước Kateri Tekakwitha, vì Ngài cũng là người Da Đỏ....Và cậu bé đã được lành bệnh.
Cậu bé Jake, hiện là học sinh lớp 6 của trường Công Giáo Assumption Catholic School ở Bellingham, dự định sẽ đi dự lễ phong thánh.
Qua nhiếu thế hệ, người ta đã tôn vinh thánh Kateri Tekakwitha với nhiều danh hiệu và biểu hiệu. Biểu hiệu thông thường nhất là một cành hoa Huệ, tượng trưng cho đức thanh khiết. Những danh hiệu dành cho vị thánh gồm có "Bông Huệ của dân Mohawks", "Người Trinh Nữ Mohawks" và mới nhất là "Ngôi Sao của Tân Thế Giới".