CHÚA NHẬT 7 THƯỜNG NIÊN – B
Isaia 43: 18-19,21-22, 24b-25; Tv 41; 2 Corintô 1: 18-22; Máccô 2: 1-12

Khi đọc 10 chương đầu của Tin Mừng Máccô, ta thực sự ấn tượng bởi số các phép lạ Đức Giêsu đã thực hiện. Chẳng có gì lạ khi người ta rất phấn khởi với Người và dường như đổ xô đến Người trong suốt sứ vụ của Người.

Giọng điệu phấn khởi này được nhận ra ngay từ đầu Tin Mừng Máccô. Sau khi chữa lành mẹ vợ ông Simon (1,29-31), Máccô cho biết “toàn thị trấn” (1,33) đã tụ họp tại nhà và Đức Giêsu đã chữa bệnh và trừ quỷ. Sáng hôm sau, Đức Giêsu một mình đi vào hoang địa, nhưng ông Simon và các bạn “tìm thấy Người” và các ông đã thưa: “Mọi người đang tìm Thầy”. Việc chữa bệnh của Đức Giêsu đã thực sự lôi cuốn những người tuyệt vọng đang mong được cứu khỏi những gì đã nhấn chìm cuộc đời họ.

Thoạt nhìn, bài Tin Mừng hôm nay có vẻ không khác gì một câu truyện thần kỳ. Có lẽ những ai ở bên ngoài, những người không thể nghe thấy những gì Đức Giêsu đã nói, mà chỉ thấy kẻ bại liệt vác chõng mà đi, hẳn sẽ nghĩ rằng: Đức Giêsu, Đấng đã làm phép lạ, lại đã thực hiện phép lạ nữa rồi. Phải chăng đó là điều khiến họ “sửng sốt”, một phép lạ khác trong hàng loạt các phép lạ? Phải chăng đó chỉ là việc chữa trị thể xác khiến họ ấn tượng? Rõ ràng, một số hiện diện tại đó đã không hề thấy ấn tượng gì, vì họ lên án Đức Giêsu đã phạm thượng. Họ không hiểu toàn bộ những gì Đức Giêsu đã làm: Người đã chữa cho kẻ bại liệt cả vể thể xác lẫn tinh thần.

Thêm một lần nữa, chúng ta trở lại phần đầu của Tin Mừng. Sau khi lãnh phép rửa và chịu cám dỗ trong hoang địa, Đức Giêsu xuất hiện ở Galilê rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa: "Thời kỳ đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng." (1,15).

Phép lạ trong Tin Mừng hôm nay cho những kẻ chúng kiến biết thế nào là tin vui. Nơi đức Giêsu, Thiên Chúa đã đến gần để hàn gắn vết thương nhân loại. Phép lạ thể lý thì quan trọng vì nó cho thấy rõ việc chữa trị sâu xa hơn mà Thiên Chúa muốn đem lại: chữa lành một tâm hồn tan vỡ do tội lỗi gây ra. Đức Giêsu cho thấy rõ tính hiệu quả của phép lạ: “Nhưng để các ông biết rằng Con Người có quyền tha tội…”.

Thời Đức Giêsu, người ta nối kết tội lỗi với bệnh tật. Nếu quý vị bị bệnh, chắc chắn quý vị đã làm điều gì sai, vì thế Thiên Chúa mới trừng phạt. Nhiều người dường như vẫn còn suy nghĩ như thế, khi có điều xấu xảy ra với họ, họ liền hỏi: “Tôi đã làm gì sai mà Thiên Chúa lại trừng phạt tôi?” Vì thế, Đức Giêsu đã công khai việc chữa bệnh để cho thấy rằng Người có quyền thực hiện những gì Người đã loan báo, chữa lành trọn vẹn cho người bại liệt – tha tội cho anh ta cũng như chữa trị bệnh thể xác. Sứ điệp đã quá rõ ràng đối với họ; nếu người bại liệt được chữa khỏi thì chắc chắn anh ta phải được tha thứ. Đức Giêsu đang nói lên sự thật rằng: Người có thể tha tội, việc chữa bệnh đã chứng minh điều đó. Quý vị có để ý cách Đức Giêsu nói với người bại liệt: “Này con, tội con được tha rồi”? Mỗi chúng ta đều là người con đó trong đôi tay của Thiên Chúa Tình Thương. Nhờ vào ơn tha thứ của Thiên Chúa, mỗi chúng ta lại được đổi mới – trở nên con cái Chúa với một đời sống mới phía trước.

Trước kia, chúng ta đã kết luận rằng phạm tội trọng là điều thường xảy ra trong đời sống thiêng liêng của chúng ta. Thời niên thiếu, việc xếp hàng dài để xưng tội vào các ngày thứ Bảy ở giáo xứ có vẻ chứng minh điều này. Nhưng, thực tế cho thấy chỉ có khoảng một nửa trong số thành viên trong cộng đoàn lên rước lễ ngày Chúa Nhật. Có lẽ họ nghĩ rằng tội của họ nghiêm trọng đến nỗi không thể lãnh Bí tích; và rằng họ ở trong tình trạng tội trọng và bị cắt đứt khỏi Thiên Chúa.

Qua nhiều năm tháng, ý nghĩ về điều gì cấu thành tội trọng đã thay đổi. Những bậc luân lý đã giúp mang lại thay đổi này. Trọng tâm huấn dụ của họ là vấn nạn: Yếu tố chọn lựa cơ bản nào mà chúng ta đã thực hiện trong cuộc sống? Cuộc sống của chúng ta hướng đến Thiên Chúa hay không cần đến Người? Theo cách suy nghĩ này, tội trọng là tội cắt đứt mối tương quan của chúng ta với Thiên Chúa; tội xảy ra vì chúng ta đã thực hiện một chọn lựa cơ bản là rời xa Thiên Chúa.

Khuynh hướng cơ bản trên không xảy ra mà không có ý muốn, tự nguyện và thói quen thường xuyên trong suốt cuộc đời chúng ta. Khi chúng ta nhận ra một số hay một chuỗi những hành vi đã làm cho chúng ta rời xa Thiên Chúa, thì đó là lúc để xin ơn tha thứ. Một cách quan trọng để những người Công giáo chúng ta quay về với chỉ dẫn của Thiên Chúa là chúng ta đến với Bí tích Hòa giải (Chúng ta thường gọi là “Xưng tội”).

Quý vị có chú ý đến vai trò của cộng đoàn trong Tin Mừng hôm nay không? Bốn người đàn ông, có lẽ là những người bạn của người bại liệt, đã mang anh ta đến cho Đức Giêsu. Họ đã khó nhọc vì anh ta. Khi đám đông ngăn không cho họ đến gần, họ đã dỡ một lỗ trên mái nhà rồi thả người bại liệt xuống trước mặt Đức Giêsu.

Bốn người này không chỉ là những người khuân vác được mướn dịp này. Thánh Máccô nhấn mạnh vai trò quan trọng của họ qua việc nói với chúng ta rằng Đức Giêsu đã tha các tội cho người bại liệt khi Người thấy được đức tin của họ. Đức tin của “cộng đoàn” này đã đóng vai trò quan trọng trong sự tha thứ và chữa lành cho người bại liệt.

Bí tích Hòa giải là sự biểu lộ đức tin của cộng đoàn tín hữu với ước mong được Đức Giêsu tha tội. Bí tích tán dương ơn tha thứ mà Thiên Chúa ban cho chúng ta trong Đức Giêsu. Linh mục, đại diện cho cộng đoàn, chào đón chúng ta quay về sau những sai lầm mà chúng ta đã trót làm vì tội lỗi xúi giục. Khi đã xa rời Thiên Chúa, giờ đây chúng ta quay về và, trong Bí tích, cộng đoàn đảm bảo chúng ta đã được ơn tha thứ, dâng lời tạ ơn và tán dương Thiên Chúa cùng với chúng ta.

Tuần tới, chúng ta sẽ bước vào Mùa Chay. Người tín hữu chúng ta sẽ nghe trong Tin Mừng lời quả quyết của Đức Giêsu: “Thời kỳ đã mãn. Nước Thiên Chúa đã đến gần”. Thiên Chúa đã thấy nhu cầu được chữa lành của chúng ta và Người đang kéo chúng ta đến gần Người. Đó chẳng phải là tin vui hay sao? Khi đó Đức Giêsu loan báo cho chúng ta thời cơ đã đến gần: “Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng”. Mùa Chay là thời gian thuận tiện để thực hiện điều này. Đây cũng là dịp tốt để duyệt xét lại chỉ dẫn của đời sống chúng ta, nhận ra những cách thức lớn nhỏ chúng ta đã chọn lựa ngoài Thiên Chúa, sau đó đến với Bí tích Hòa giải, nơi chúng ta có thể cảm thấy Đức Giêsu đang nói với chúng ta như với người bại liệt trong Tin Mừng hôm nay: “Này con, tội con được tha rồi”.
Chuyển ngữ : Anh em HV Đaminh Gò-Vấp

7th SUNDAY IN ORDINARY TIME (B)
Isaiah 43: 18-19,21-22, 24b-25; Psalm 41; 2 Corinthians 1: 18-22; Mark 2: 1-12

Reading the first ten chapters of Mark's gospel one can't help but be impressed by the number of miracles Jesus performed. No wonder people got so excited over him and seemed to mob him throughout his ministry.

This tone of excitement is set very early in Mark's gospel. After healing Simon's mother-in-law (1:29-31), Mark says "the whole town" (1:33) gathered at the house and Jesus performed healings and exorcisms. The next morning Jesus went off early to be alone in the desert, but Simon and his companions "track him down" and they tell Jesus, "Everybody is looking for you." Jesus' cures couldn't help but attract desperate people looking for relief from what wore them down.

At first glance today's gospel may seem like one more miracle story. Perhaps those who were there on the periphery of the event, who couldn't hear what Jesus said, but only saw the once-crippled man pick up his mat and leave, surmised that Jesus, the miracle worker, had done it again. Is that what "astounded" them, another miracle in a series of miracles? Was it just the physical cure that impressed them? Apparently some of those present weren't impressed at all, since they accused Jesus of blasphemy. They didn't perceive the totality of what Jesus had done: he made the man both physically and spiritually whole.

Once again we turn to the beginning of the gospel. After his baptism and desert temptations Jesus emerges in Galilee preaching the good news of God. "This is the time of fulfillment. The reign of God is at hand. Reform your live and believe in the gospel!" (1:15)

Today's gospel miracle shows the witnesses what the good news looks like. In Jesus God has drawn close to heal hurting humanity. The physical miracle is important because it points to the deeper healing God wants to bring about: the healing of a broken spirit caused by sin. Jesus makes the point of the miracle very clear, "But that you may know that the Son of Man has the authority to forgive sins…."

In Jesus' time people linked sin and sickness. If you got sick, you must have done something wrong and so God was punishing you. Some people still seem to think in this way for, when something bad happens to them, they ask, "I wonder what I've done wrong that God is punishing me?!" So, Jesus did something visible, the healing, to show he had power to perform what he announced, a full healing for the man -- the forgiveness of his sins as well as a physical cure. The message should have been clear to them; if the man was cured then he must have been forgiven. Jesus was telling the truth, he could forgive sin, the healing proved it. Did you notice how Jesus addressed the man? "Child your sins are forgiven." Each of us is that child in the hands of a loving God. Each of us, through God's forgiveness, is made new again -- a child of God with new life before us.

In the past we might have concluded that committing mortal sin was a frequent occurrence in our spiritual lives. The long lines for confession on Saturdays at my boyhood parish seemed to give evidence of this. So did the fact that only about half of the Sunday congregants came forward to receive communion. People seemed to think their sins were serious enough to keep them from the sacrament; that they were in a state of mortal sin and cut off from God.

Over these years the thinking about what constitutes mortal sin has changed. Teachers of morality have helped bring this change about. At the heart of their teaching is the question: what fundamental choice have we made in life? Is our life oriented to God, or is it without God? In this way of thinking mortal sin is what ruptures our relationship with God; it comes about because we have a made a fundamental choice away from God.

Such a fundamental orientation does not occur without thought, choices and habitual practice throughout our lifetime. When we realize some act, or a series of acts, have turned us away from God, it is time to ask for forgiveness. One key way we Catholics make the turn again in God's direction is that we go to the Sacrament of Reconciliation. (We used to call it "Confession.")

Did you notice the community's role in today's gospel? Four men, possibly the man's friends, brought the paralytic to Jesus. They worked hard on the man's behalf. When the crowds inhibited them from getting close, they opened a hole in the roof and lowered the man down before Jesus.

These four were not mere stretcher bearers hired for the occasion. Mark underlines their important role by telling us that Jesus forgave the man's sins when he saw their faith. The faith of this "community" played an important role in the man's forgiveness and healinng.

The Sacrament of Reconciliation is a manifestation of the believing community's faith in Jesus' desire to forgive. The sacrament celebrates the forgiveness God offers us in Jesus. The priest, representing the community, welcomes us back from the misdirections our sins have led us. Having turned from God, now we turn back and, in the sacrament, the community assures us of forgiveness, gives thanks and praises God with u

Next week Lent begins. We, the faithful, will hear in the gospel Jesus' assurance, "This is the time of fulfillment. The Kingdom of God is at hand." God has seen our need for healing and is drawing close. Isn't that good news? Jesus then announces to us the opportunity at hand, "Repent and believe in the gospel." Lent is a good time to do that. It is also a good time to review our life's direction, notice the big and small ways we have made choices other than God and then to go to the sacrament of Reconciliation where we, like the man in today's gospel, can experience Jesus saying to us, "Child your sins are forgiven."