Bài giáo lý của Đức Thánh Cha Benedict XVI về kinh nguyện của Chúa Kitô
ROME, Thứ Tư 7 tháng 2, 2012 (Le Monde vu de Rome) – Đức Thánh Cha Benedict XVI giải thích trong bài giáo lý của ngài ngày thứ tứ 7 tháng 3, tại quảng trường Thánh Phêrô: "Lòng tin tưởng nơi Thiên Chúa trưởng thành trong thinh lặng.
Thực vậy, sáng thứ tư Đức Thánh Cha đã giảng bài giáo lý cuối cùng về kinh nguyện của Chúa Kitô khi nói về sự thinh lặng của Thiên Chúa, sự thinh lặng của Chúa Kitô, và sự thinh lặng cần thiết cho kitô hữu.
Học hỏi thêm về sự thinh lặng
Ngài mời gọi "học hỏi thêm về sự thinh lặng, cởi mở cho sự lắng nghe, để mở lòng cho người khác và cho Lời Chúa." Ngài giải thích: "Các Phúc Âm thường trình bầy Chúa Giêsu, nhất là trong các lúc cần có những lựa chọn quyết định, Người rút lui một mình vào một nơi chốn cách xa đám đông và các môn đệ để cầu nguyện trong thinh lặng và sống trong mối tương quan phụ tử với Chúa Cha. Sự thinh lặng có thể đào một khoảng nội tâm sâu hơn chính chúng ta, để cho Thiên Chúa ngự vào, để cho lời Chúa ở trong chúng ta, để cho tình yêu chúng ta dành cho Người bắt rễ trong tâm trí chúng ta và làm cho đời sống chúng ta sống động."
Sau đó ngài nhắc đến "một một mối liên hệ giữa thinh lặng và kinh nguyện": "Không chỉ sự thinh lặng của chúng ta mới giúp chúng ta lắng nghe Lời Chúa; thường khi, trong kinh nguyện của chúng ta, chúng ta cũng gặp phải sự thinh lặng của Thiên Chúa, chúng ta cảm thấy hầu như bị bỏ rơi, dường như Thiên Chúa không nghe lời cầu xin của chúng ta và không đáp trả. Nhưng sự thinh lặng này của Thiên Chúa, cũng như đối với Chúa Giêsu, không phải là sự thinh lặng của xa vắng."
Muốn biết về sự thinh lặng của Thiên Chúa
Đức Thánh Cha nhấn mạnh: "Kitô hữu biết rõ là Chúa hiện diện và lắng nghe, ngay trong bóng tối của đau khổ, của sự chối bỏ và cô độc. Chúa Giêu ban cho các môn đệ và mỗi người chúng ta sự đảm bảo là Thiên Chúa biết rõ những nhu cầu của chúng ta, trong mọi hoàn cảnh của đời sống. Người dậy các môn đệ: "Khi cầu nguyện, anh em đừng lải nhải như dân ngoại; họ nghĩ rằng: cứ nói nhiều là được nhậm lời. Ðừng bắt chước họ, vì Cha anh em đã biết rõ anh em cần gì, trước khi anh em cầu xin. (Mt 6, 7-8)".
"Một trái tim chăm chú, thinh lặng, cởi mở quan trọng hơn là nhiều lời. Thiên Chúa biết chúng ta thật mật thiết, biết rõ hơn chính chúng ta, và Người yêu thương chúng ta: biết như vậy là đủ cho chúng ta", ngài nói tiếp như vậy trước khi dẫn chứng thí dụ của ông Job: "Chỉ trong khoảnh khắc, người này đã mất hết tất cả: người thân, của cải, bạn bè, sức khỏe; cách cư xử của Thiên Chúa đối với ông dường như là một sự bỏ rơi, một sự thinh lặng hoàn toàn. Tuy nhiên trong mối tương quan với Thiên Chúa, ông Job vẫn nói và van xin: mặc dầu chịu tất cả mọi sự đau khổ, trong kinh nguyện, ông vẫn giữ được đức tin, và cuối cùng, ông đã khám phá được giá trị của kinh nghiệm này và của sự thinh lặng của Thiên Chúa. Và như vậy, khi nói với Đấng Tạo Hóa, ông có thể cuối cùng kết luận: "Trước kia, con chỉ được biết về Ngài nhờ người ta nói lại, nhưng giờ đây, chính mắt con chứng kiến"(Jb 42, 5).
Đức Thánh Cha trở lại với tình trạng của những người đã chịu phép rửa: "Tất cả chúng ta, chúng ta cũng chỉ biết Chúa vì được nghe thấy, và chúng ta càng cởi mở trước sự thinh lặng của Người, thì chúng ta càng hiểu biết Người thật sự hơn. Chính sự tin tưởng quá mức này, khi mở ra cho chúng ta một sự gặp gỡ Thiên Chúa, lại được trưởng thành trong sự thinh lặng."
ROME, Thứ Tư 7 tháng 2, 2012 (Le Monde vu de Rome) – Đức Thánh Cha Benedict XVI giải thích trong bài giáo lý của ngài ngày thứ tứ 7 tháng 3, tại quảng trường Thánh Phêrô: "Lòng tin tưởng nơi Thiên Chúa trưởng thành trong thinh lặng.
Thực vậy, sáng thứ tư Đức Thánh Cha đã giảng bài giáo lý cuối cùng về kinh nguyện của Chúa Kitô khi nói về sự thinh lặng của Thiên Chúa, sự thinh lặng của Chúa Kitô, và sự thinh lặng cần thiết cho kitô hữu.
Học hỏi thêm về sự thinh lặng
Ngài mời gọi "học hỏi thêm về sự thinh lặng, cởi mở cho sự lắng nghe, để mở lòng cho người khác và cho Lời Chúa." Ngài giải thích: "Các Phúc Âm thường trình bầy Chúa Giêsu, nhất là trong các lúc cần có những lựa chọn quyết định, Người rút lui một mình vào một nơi chốn cách xa đám đông và các môn đệ để cầu nguyện trong thinh lặng và sống trong mối tương quan phụ tử với Chúa Cha. Sự thinh lặng có thể đào một khoảng nội tâm sâu hơn chính chúng ta, để cho Thiên Chúa ngự vào, để cho lời Chúa ở trong chúng ta, để cho tình yêu chúng ta dành cho Người bắt rễ trong tâm trí chúng ta và làm cho đời sống chúng ta sống động."
Sau đó ngài nhắc đến "một một mối liên hệ giữa thinh lặng và kinh nguyện": "Không chỉ sự thinh lặng của chúng ta mới giúp chúng ta lắng nghe Lời Chúa; thường khi, trong kinh nguyện của chúng ta, chúng ta cũng gặp phải sự thinh lặng của Thiên Chúa, chúng ta cảm thấy hầu như bị bỏ rơi, dường như Thiên Chúa không nghe lời cầu xin của chúng ta và không đáp trả. Nhưng sự thinh lặng này của Thiên Chúa, cũng như đối với Chúa Giêsu, không phải là sự thinh lặng của xa vắng."
Muốn biết về sự thinh lặng của Thiên Chúa
Đức Thánh Cha nhấn mạnh: "Kitô hữu biết rõ là Chúa hiện diện và lắng nghe, ngay trong bóng tối của đau khổ, của sự chối bỏ và cô độc. Chúa Giêu ban cho các môn đệ và mỗi người chúng ta sự đảm bảo là Thiên Chúa biết rõ những nhu cầu của chúng ta, trong mọi hoàn cảnh của đời sống. Người dậy các môn đệ: "Khi cầu nguyện, anh em đừng lải nhải như dân ngoại; họ nghĩ rằng: cứ nói nhiều là được nhậm lời. Ðừng bắt chước họ, vì Cha anh em đã biết rõ anh em cần gì, trước khi anh em cầu xin. (Mt 6, 7-8)".
"Một trái tim chăm chú, thinh lặng, cởi mở quan trọng hơn là nhiều lời. Thiên Chúa biết chúng ta thật mật thiết, biết rõ hơn chính chúng ta, và Người yêu thương chúng ta: biết như vậy là đủ cho chúng ta", ngài nói tiếp như vậy trước khi dẫn chứng thí dụ của ông Job: "Chỉ trong khoảnh khắc, người này đã mất hết tất cả: người thân, của cải, bạn bè, sức khỏe; cách cư xử của Thiên Chúa đối với ông dường như là một sự bỏ rơi, một sự thinh lặng hoàn toàn. Tuy nhiên trong mối tương quan với Thiên Chúa, ông Job vẫn nói và van xin: mặc dầu chịu tất cả mọi sự đau khổ, trong kinh nguyện, ông vẫn giữ được đức tin, và cuối cùng, ông đã khám phá được giá trị của kinh nghiệm này và của sự thinh lặng của Thiên Chúa. Và như vậy, khi nói với Đấng Tạo Hóa, ông có thể cuối cùng kết luận: "Trước kia, con chỉ được biết về Ngài nhờ người ta nói lại, nhưng giờ đây, chính mắt con chứng kiến"(Jb 42, 5).
Đức Thánh Cha trở lại với tình trạng của những người đã chịu phép rửa: "Tất cả chúng ta, chúng ta cũng chỉ biết Chúa vì được nghe thấy, và chúng ta càng cởi mở trước sự thinh lặng của Người, thì chúng ta càng hiểu biết Người thật sự hơn. Chính sự tin tưởng quá mức này, khi mở ra cho chúng ta một sự gặp gỡ Thiên Chúa, lại được trưởng thành trong sự thinh lặng."