Hội Pave the Way tiếp tục khám phá những bằng chứng là Đức Giáo Hoàng Piô XII không phải là một ‘giáo hoàng của Hitler’
NEW YORK, ngày 8 tháng 3, 2012 (Zenit.org).- Một tổ chức nghiên cứu lịch sử về mối liên hệ của Đức Giáo Hoàng Piô XII với người Do Thái đã nói rằng một loạt các tài liệu mới khám phá gần đây cho thấy có một khuôn khổ hoạt động của tổng giám mục Eugenio Pacelli (giáo hoàng tương lai) đã đưa đến việc thành lập một quốc gia Do Thái mới.
Hội Pave the Way có căn cứ tại Nữu Ước giải thích là năm 1917, tổng giám mục Eugenio Pacelli đã tiếp xúc với Nahum Sokolow, chủ tịch tổ chức World Zionist và thu xếp để ông Sokolow gặp Đức Giáo Hoàng để thảo luận về một quốc gia Do Thái. Trong môt phúc trình thống thiết, Sokolow đã viết về buổi triều kiến ngày 12 tháng 5, 1917:
“Trước hết tôi được Đức Cha Eugenio Pacelli, Thư Ký Thượng Ngoại Vụ, và sau đó đã có một vài ngày họp lâu dài với Đức Hồng Y Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao Gasparri. Cả hai buổi họp đều hết sức thân hữu và tích cực. Tôi không có khuynh hướng nghi ngờ hay phóng đại và vẫn không có thể tránh được việc nhấn mạnh rằng điều này bầy tỏ được một tình ưu ái rất đặc biệt: đã nhanh chóng dành cho một người Do Thái và đại diện của Chủ Nghĩa Phục Quốc Do Thái (Zionism) một buổi triều kiến riêng tư trong một khoảng thời gian lâu dài và thân mật, cũng như đã xẩy ra với một sự thông cảm, đối với người Do Thái nói chung và Zionism nói riêng; việc này chứng tỏ chúng ta không cần lo ngại là bất cứ trở ngại nào về bên phía Vatican cũng không thể vượt thắng. Đức Giáo Hoàng hỏi tôi, “Pacelli nói với tôi về sứ mệnh của ông: ông có thể nói cho tôi biết thêm chi tiết không?'" (Hồ Sơ A 18/25 trong Văn Khố Chính Yad Vashem)
Một tuyên ngôn của Hội Pave the Way cũng ghi nhận thêm: Ngày 15 tháng 11, 1917, Đức Khâm Sứ Pacelli đã hành động vì có một yêu cầu khẩn cấp của cộng đồng Do Thái tại Thụy Sĩ xin ngài can thiệp vì họ sợ sẽ có một sự tàn sát người Do Thái tại Palétin bởi người Ottoman. Đức Pacelli đã yêu cầu chính phủ Đức, là đồng minh của người Thổ Ottoman, che chở cho người Do Thái tại Palétin. Đức Pacelli đã thành công trong việc đạt được hứa hẹn của chính phủ Đức là bảo vệ cho người Do Thái dù có phải dùng võ lực.”
Đức Pacelli lại gặp gỡ ông Sokolow lần nữa ngày 15 tháng 2, 1925, và sắp xếp một buổi họp khác với Đức Hồng Y Pietro Gasparri về vấn đề một quê hương Do Thái tại Palétin. Năm 1926, Đức Pacelli yêu cầu tất cả mọi người Công Giáo tham gia vào phong trào bênh vực người Do Thái tại Đức cùng với những thành viên nổi danh như Albert Einstein, Thomas Mann, Konrad Adenauer, và Fr. Ludwig Kaas.
Hội Pave the Way biết được có một tài liệu rất thích thú, chưa được phổ biến, có thể trình bầy thái độ của Đức Piô XII về một quê hương Do Thái. Năm 1944, Đức Piô XII chống lại cảm nghĩ của Bộ Trưởng Ngoại Giao của ngài, khi ngài đáp lại bài viết của Đức Ông Domenico Tardini lưu ý và chống lại việc giúp người Do Thái thiết lập một quê hương. Đức Piô XII viết tay như sau: "Người Do Thái cần có một mảnh đất riêng của họ." Tài liệu này nằm trong khu vực khóa kín của Thư Viện Vatican và sẽ không được phổ biến trước khi tất cá các văn khố được hoàn toàn khai mở.
Hội này giải thích là các khảo cứu gia cũng đã khám phá bài diễn văn năm 1946 Đức Piô XII đọc cho một phái đoàn Ả Rập đến Rôma để yêu cầu Giáo Hoàng không ủng hộ cho việc thiết lập một nước Do Thái tại Palétin. Đức Piô XII chấm dứt cuộc tiếp xúc và khiến cho phái đoàn Ả Rập rất bất mãn khi ngài nói rõ ràng như sau: "Như chúng tôi cũng đã lên án rất nhiều lần trong quá khứ, sự đàn áp mà nhóm chống Do Thái đã đối xử với dân tộc này."
Theo nghiên cứu của Hội Raoul Wallenberg, chính Đức Piô XII đã "dọn đường" cho các thành viên thuộc các quốc gia Công Giáo của Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu thuận cho việc phân chia Palétin vào tháng 11 năm 1947. Chúng tôi đã khám phá các bài báo về việc Vatican khuyến khích Tây Ban Nha công nhận quốc gia Do Thái năm 1955.
Elliot Hershberg, Giám đốc của Hội Pave the Way nói, "các nghiên cứu của chúng tôi đã cho thấy Đức Piô XII có mối tương quan tích cực với người Do Thái ngay trong thời thơ ấu của ngài với một người bạn thân hồi nhỏ là một người Do Thái Chính Thống giáo, tên là Guido Mendes. Đức Pacelli đã chia xẻ những bữa ăn ngày Sa Bát, ngài đã học để đọc được tiếng Hebrew và mượn các cuốn sách của các học giả ráp-bi nổi tiếng. Các tài liệu chúng tôi đã khám phá cho thấy Đức Pacelli đã can thiệp nhiều lần để cứu mạng người Do Thái và bảo vệ các truyền thống Do Thái. Chứng cớ này phủ nhận sự lên án là Đức Pacelli không bênh vực người Do Thái chút nào, điều này đã được một vài sử gia tuyên bố như vậy.”
Gary Krupp, chủ tịch của Hội Pave the Way nói, "Mục tiêu của Hội Pave the Way là dùng các mối tương quan quốc tế để nhận định và phổ biến tất cả mọi tài liệu chúng tôi có thể khám phá và đưa lên mạng lưới toàn cầu và khiến cho các thông tin này sẵn có cho các học giả hoàn vũ, dù cho bản văn tích cực hay tiêu cực. Cho đến nay chúng tôi đã bỏ lên mạng trên 46.000 trang các tài liệu nghiên cứu, cùng với các lời khai đã thu hình của nhưng nhân chứng được phỏng vấn. Theo sứ mệnh của chúng tôi, chúng tôi đang cố gắng giải trừ chướng ngại giữa người Do Thái và Công Giáo từ lâu đời tới 47 năm.”
NEW YORK, ngày 8 tháng 3, 2012 (Zenit.org).- Một tổ chức nghiên cứu lịch sử về mối liên hệ của Đức Giáo Hoàng Piô XII với người Do Thái đã nói rằng một loạt các tài liệu mới khám phá gần đây cho thấy có một khuôn khổ hoạt động của tổng giám mục Eugenio Pacelli (giáo hoàng tương lai) đã đưa đến việc thành lập một quốc gia Do Thái mới.
Hội Pave the Way có căn cứ tại Nữu Ước giải thích là năm 1917, tổng giám mục Eugenio Pacelli đã tiếp xúc với Nahum Sokolow, chủ tịch tổ chức World Zionist và thu xếp để ông Sokolow gặp Đức Giáo Hoàng để thảo luận về một quốc gia Do Thái. Trong môt phúc trình thống thiết, Sokolow đã viết về buổi triều kiến ngày 12 tháng 5, 1917:
“Trước hết tôi được Đức Cha Eugenio Pacelli, Thư Ký Thượng Ngoại Vụ, và sau đó đã có một vài ngày họp lâu dài với Đức Hồng Y Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao Gasparri. Cả hai buổi họp đều hết sức thân hữu và tích cực. Tôi không có khuynh hướng nghi ngờ hay phóng đại và vẫn không có thể tránh được việc nhấn mạnh rằng điều này bầy tỏ được một tình ưu ái rất đặc biệt: đã nhanh chóng dành cho một người Do Thái và đại diện của Chủ Nghĩa Phục Quốc Do Thái (Zionism) một buổi triều kiến riêng tư trong một khoảng thời gian lâu dài và thân mật, cũng như đã xẩy ra với một sự thông cảm, đối với người Do Thái nói chung và Zionism nói riêng; việc này chứng tỏ chúng ta không cần lo ngại là bất cứ trở ngại nào về bên phía Vatican cũng không thể vượt thắng. Đức Giáo Hoàng hỏi tôi, “Pacelli nói với tôi về sứ mệnh của ông: ông có thể nói cho tôi biết thêm chi tiết không?'" (Hồ Sơ A 18/25 trong Văn Khố Chính Yad Vashem)
Một tuyên ngôn của Hội Pave the Way cũng ghi nhận thêm: Ngày 15 tháng 11, 1917, Đức Khâm Sứ Pacelli đã hành động vì có một yêu cầu khẩn cấp của cộng đồng Do Thái tại Thụy Sĩ xin ngài can thiệp vì họ sợ sẽ có một sự tàn sát người Do Thái tại Palétin bởi người Ottoman. Đức Pacelli đã yêu cầu chính phủ Đức, là đồng minh của người Thổ Ottoman, che chở cho người Do Thái tại Palétin. Đức Pacelli đã thành công trong việc đạt được hứa hẹn của chính phủ Đức là bảo vệ cho người Do Thái dù có phải dùng võ lực.”
Đức Pacelli lại gặp gỡ ông Sokolow lần nữa ngày 15 tháng 2, 1925, và sắp xếp một buổi họp khác với Đức Hồng Y Pietro Gasparri về vấn đề một quê hương Do Thái tại Palétin. Năm 1926, Đức Pacelli yêu cầu tất cả mọi người Công Giáo tham gia vào phong trào bênh vực người Do Thái tại Đức cùng với những thành viên nổi danh như Albert Einstein, Thomas Mann, Konrad Adenauer, và Fr. Ludwig Kaas.
Hội Pave the Way biết được có một tài liệu rất thích thú, chưa được phổ biến, có thể trình bầy thái độ của Đức Piô XII về một quê hương Do Thái. Năm 1944, Đức Piô XII chống lại cảm nghĩ của Bộ Trưởng Ngoại Giao của ngài, khi ngài đáp lại bài viết của Đức Ông Domenico Tardini lưu ý và chống lại việc giúp người Do Thái thiết lập một quê hương. Đức Piô XII viết tay như sau: "Người Do Thái cần có một mảnh đất riêng của họ." Tài liệu này nằm trong khu vực khóa kín của Thư Viện Vatican và sẽ không được phổ biến trước khi tất cá các văn khố được hoàn toàn khai mở.
Hội này giải thích là các khảo cứu gia cũng đã khám phá bài diễn văn năm 1946 Đức Piô XII đọc cho một phái đoàn Ả Rập đến Rôma để yêu cầu Giáo Hoàng không ủng hộ cho việc thiết lập một nước Do Thái tại Palétin. Đức Piô XII chấm dứt cuộc tiếp xúc và khiến cho phái đoàn Ả Rập rất bất mãn khi ngài nói rõ ràng như sau: "Như chúng tôi cũng đã lên án rất nhiều lần trong quá khứ, sự đàn áp mà nhóm chống Do Thái đã đối xử với dân tộc này."
Theo nghiên cứu của Hội Raoul Wallenberg, chính Đức Piô XII đã "dọn đường" cho các thành viên thuộc các quốc gia Công Giáo của Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu thuận cho việc phân chia Palétin vào tháng 11 năm 1947. Chúng tôi đã khám phá các bài báo về việc Vatican khuyến khích Tây Ban Nha công nhận quốc gia Do Thái năm 1955.
Elliot Hershberg, Giám đốc của Hội Pave the Way nói, "các nghiên cứu của chúng tôi đã cho thấy Đức Piô XII có mối tương quan tích cực với người Do Thái ngay trong thời thơ ấu của ngài với một người bạn thân hồi nhỏ là một người Do Thái Chính Thống giáo, tên là Guido Mendes. Đức Pacelli đã chia xẻ những bữa ăn ngày Sa Bát, ngài đã học để đọc được tiếng Hebrew và mượn các cuốn sách của các học giả ráp-bi nổi tiếng. Các tài liệu chúng tôi đã khám phá cho thấy Đức Pacelli đã can thiệp nhiều lần để cứu mạng người Do Thái và bảo vệ các truyền thống Do Thái. Chứng cớ này phủ nhận sự lên án là Đức Pacelli không bênh vực người Do Thái chút nào, điều này đã được một vài sử gia tuyên bố như vậy.”
Gary Krupp, chủ tịch của Hội Pave the Way nói, "Mục tiêu của Hội Pave the Way là dùng các mối tương quan quốc tế để nhận định và phổ biến tất cả mọi tài liệu chúng tôi có thể khám phá và đưa lên mạng lưới toàn cầu và khiến cho các thông tin này sẵn có cho các học giả hoàn vũ, dù cho bản văn tích cực hay tiêu cực. Cho đến nay chúng tôi đã bỏ lên mạng trên 46.000 trang các tài liệu nghiên cứu, cùng với các lời khai đã thu hình của nhưng nhân chứng được phỏng vấn. Theo sứ mệnh của chúng tôi, chúng tôi đang cố gắng giải trừ chướng ngại giữa người Do Thái và Công Giáo từ lâu đời tới 47 năm.”