Chúa Nhật 4 Mùa Chay năm B
Ga 3,14-21
Cuộc đời chúng ta vừa học cho vừa học nhận. Nhận để làm giầu và đồng thời cũng là nhận để cho. Nếu chỉ cho mà không nhận hẳn nguồn cho sẽ cạn dần, cuối cùng không còn bao nhiêu để cho. Vì thế cần phải vừa cho vừa nhận. Nói về của cải vật chất trần thế là thế. Tuy nhiên lí luận hợp lí này không đúng với tình yêu, tình thương và lòng mến con người dành cho nhau. Tình yêu, lòng mến, tình người, con người dành cho nhau không bao giờ cạn. Trái ngược hẳn với của cải vật chất trần thế. Trong tình yêu càng cho đi nhiều chừng nào thì nguồn tình yêu càng triển nở chừng đó. Nguồn tình yêu sung mãn đến độ không bao giờ cạn. Nguồn tình yêu khô cạn, héo hắt là nguồn tình yêu tích trữ. Càng tích trữ nguồn tình yêu càng khô cạn. Tựa như giếng nước trong. Một khi không múc nước, nước giếng vẫn không dâng cao hơn, vẫn không tràn đầy trái lại nước giếng trở nên hôi, bẩn, chứa nhiều vi khuẩn trở thành nước giếng tù hãm, ô nhiễm, độc hại. Trái lại nước giếng trong sáng nhờ có người múc nước hàng ngày. Múc cạn hôm sau nước lại tràn đầy. Cứ thế nước giếng đủ nước cung cấp cho cả làng. Mọi người được tươi mát nhờ nước giếng được múc cạn mỗi ngày.
Tình yêu tích trữ chính là tình yêu tù hãm, loại tình yêu ô nhiễm này độc hại vì nó chỉ biết yêu những gì thuộc về nó mà loại bỏ tình yêu không thuộc về nó. Loại bỏ tình yêu khác chỉ là bước đầu. Bước tiếp theo của loại bỏ chính là tàn phá, giết chết các tình yêu không thuộc về nó. Nguồn gốc của độc tài phát sinh, thúc đẩy bởi loại tình yêu loại bỏ. Những gì không thuộc về nó thì không thể tồn tại. Nếu tồn tại nó không sống yên ổn nên cần loại trừ, triệt tiêu. Nói cách khác tình yêu tích trữ là tình yêu ích kỉ. Bản tính ích kỉ là luôn lo thu quén, gom góp cho chính nó và yêu quí những gì thuộc về nó. Yêu chính nó trên hết mọi sự nên nguồn tình yêu nào không thoả mãn tính ích kỉ đều bị loại trừ.
Trong tình yêu, cho đi chính là làm cho tình yêu triển nở, làm giầu tình yêu bằng cách cho đi. Đây không phải là phí phạm mà chính là tạo cơ hội thuận tiện cho tình yêu nở hoa, kết trái. Hoa trái của tình yêu không thành tựu nơi người cho hay nguồn tình yêu xuất phát. Hoa trái tình yêu thành tựu nơi người lãnh nhận, nơi nguồn tình yêu được trao đến. Dâng hiến, cho đi làm giầu cho tình yêu, tạo cơ hội cho tình yêu đơm hoa, kết trái.Theo nghĩa này trao tặng tình yêu chính là cho sự sống, đổi mới, làm cho tốt hơn. Đây chính là ý nghĩa câu Kinh Thánh,
Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi ban cho Con Một Ngài, để những ai tin vào Người Con sẽ không phải chết nhưng nhận được sự sống trường sinh. Gioan 3,16.
Cho đi những gì dư thừa, không thích, dù vẫn còn tốt, vẫn mang lại lợi ích cho người nhưng có khác chi nhờ người dọn rác dùm. Cho như thế không phải là cho một cách chân thành. Cho đi điều mình yêu quí, ưa thích, ấp ủ thật lòng như thế mới thật sự là cho đi. Ngoài ra đều không phải là chân thành. Dâng hiến tình yêu một cách tự nguyện, không điều kiện ràng buộc, không mong đền đáp chính là mối tình Thiên Chúa trao tặng nhân loại. Vì trao tặng nên không ép buộc phải đón nhận. Ai đón nhận thì được hưởng hoa trái tình yêu Chúa ban, đó là sự sống mới, sự sống trường sinh. Ai từ chối đồng nghĩa với từ chối sự sống trường sinh. Bởi vì từ chối sự sống trường sinh đời sau nên người ta tranh nhau tìm kiếm sự sống tạm bợ đời này. Để được sống an nhàn người ta bắt người khác phục vụ họ. Để được sống hoan lạc người ta đi tìm lạc thú qua mọi thú vui trần thế. Để được phục vụ cần có người phục vụ và tất nhiên cần tiền chi tiêu cho người cung cấp dịch vụ. Tranh nhau vì tiền từ đó mà ra. Nguồn gốc chính là từ chối sự sống đời sau, sự sống trường sinh Chúa ban. Vì thế Kinh thánh ghi tiếp những ai từ chối đón nhận Con Một Thiên Chúa là tự mình chọn sự sống đời này để rồi chết trong tuyệt vọng. Nói cách khác là tự chọn cuộc sống ngắn ngủi đời này. Chọn sống trong sợ hãi, u sầu vì sợ thần chết đến bất tử.
Chọn tin Con Một Thiên Chúa hay chọn từ chối không tin cùng sống trong một xã hội, một thế giới nhưng có sự khác biệt. Kitô hữu tin vào Thiên Chúa nên học từ Thiên Chúa là cho đi để được nhận lãnh. Hành động bác ái, yêu thương chính là cho đi để tình yêu được đong đầy.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Ga 3,14-21
Cuộc đời chúng ta vừa học cho vừa học nhận. Nhận để làm giầu và đồng thời cũng là nhận để cho. Nếu chỉ cho mà không nhận hẳn nguồn cho sẽ cạn dần, cuối cùng không còn bao nhiêu để cho. Vì thế cần phải vừa cho vừa nhận. Nói về của cải vật chất trần thế là thế. Tuy nhiên lí luận hợp lí này không đúng với tình yêu, tình thương và lòng mến con người dành cho nhau. Tình yêu, lòng mến, tình người, con người dành cho nhau không bao giờ cạn. Trái ngược hẳn với của cải vật chất trần thế. Trong tình yêu càng cho đi nhiều chừng nào thì nguồn tình yêu càng triển nở chừng đó. Nguồn tình yêu sung mãn đến độ không bao giờ cạn. Nguồn tình yêu khô cạn, héo hắt là nguồn tình yêu tích trữ. Càng tích trữ nguồn tình yêu càng khô cạn. Tựa như giếng nước trong. Một khi không múc nước, nước giếng vẫn không dâng cao hơn, vẫn không tràn đầy trái lại nước giếng trở nên hôi, bẩn, chứa nhiều vi khuẩn trở thành nước giếng tù hãm, ô nhiễm, độc hại. Trái lại nước giếng trong sáng nhờ có người múc nước hàng ngày. Múc cạn hôm sau nước lại tràn đầy. Cứ thế nước giếng đủ nước cung cấp cho cả làng. Mọi người được tươi mát nhờ nước giếng được múc cạn mỗi ngày.
Tình yêu tích trữ chính là tình yêu tù hãm, loại tình yêu ô nhiễm này độc hại vì nó chỉ biết yêu những gì thuộc về nó mà loại bỏ tình yêu không thuộc về nó. Loại bỏ tình yêu khác chỉ là bước đầu. Bước tiếp theo của loại bỏ chính là tàn phá, giết chết các tình yêu không thuộc về nó. Nguồn gốc của độc tài phát sinh, thúc đẩy bởi loại tình yêu loại bỏ. Những gì không thuộc về nó thì không thể tồn tại. Nếu tồn tại nó không sống yên ổn nên cần loại trừ, triệt tiêu. Nói cách khác tình yêu tích trữ là tình yêu ích kỉ. Bản tính ích kỉ là luôn lo thu quén, gom góp cho chính nó và yêu quí những gì thuộc về nó. Yêu chính nó trên hết mọi sự nên nguồn tình yêu nào không thoả mãn tính ích kỉ đều bị loại trừ.
Trong tình yêu, cho đi chính là làm cho tình yêu triển nở, làm giầu tình yêu bằng cách cho đi. Đây không phải là phí phạm mà chính là tạo cơ hội thuận tiện cho tình yêu nở hoa, kết trái. Hoa trái của tình yêu không thành tựu nơi người cho hay nguồn tình yêu xuất phát. Hoa trái tình yêu thành tựu nơi người lãnh nhận, nơi nguồn tình yêu được trao đến. Dâng hiến, cho đi làm giầu cho tình yêu, tạo cơ hội cho tình yêu đơm hoa, kết trái.Theo nghĩa này trao tặng tình yêu chính là cho sự sống, đổi mới, làm cho tốt hơn. Đây chính là ý nghĩa câu Kinh Thánh,
Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi ban cho Con Một Ngài, để những ai tin vào Người Con sẽ không phải chết nhưng nhận được sự sống trường sinh. Gioan 3,16.
Cho đi những gì dư thừa, không thích, dù vẫn còn tốt, vẫn mang lại lợi ích cho người nhưng có khác chi nhờ người dọn rác dùm. Cho như thế không phải là cho một cách chân thành. Cho đi điều mình yêu quí, ưa thích, ấp ủ thật lòng như thế mới thật sự là cho đi. Ngoài ra đều không phải là chân thành. Dâng hiến tình yêu một cách tự nguyện, không điều kiện ràng buộc, không mong đền đáp chính là mối tình Thiên Chúa trao tặng nhân loại. Vì trao tặng nên không ép buộc phải đón nhận. Ai đón nhận thì được hưởng hoa trái tình yêu Chúa ban, đó là sự sống mới, sự sống trường sinh. Ai từ chối đồng nghĩa với từ chối sự sống trường sinh. Bởi vì từ chối sự sống trường sinh đời sau nên người ta tranh nhau tìm kiếm sự sống tạm bợ đời này. Để được sống an nhàn người ta bắt người khác phục vụ họ. Để được sống hoan lạc người ta đi tìm lạc thú qua mọi thú vui trần thế. Để được phục vụ cần có người phục vụ và tất nhiên cần tiền chi tiêu cho người cung cấp dịch vụ. Tranh nhau vì tiền từ đó mà ra. Nguồn gốc chính là từ chối sự sống đời sau, sự sống trường sinh Chúa ban. Vì thế Kinh thánh ghi tiếp những ai từ chối đón nhận Con Một Thiên Chúa là tự mình chọn sự sống đời này để rồi chết trong tuyệt vọng. Nói cách khác là tự chọn cuộc sống ngắn ngủi đời này. Chọn sống trong sợ hãi, u sầu vì sợ thần chết đến bất tử.
Chọn tin Con Một Thiên Chúa hay chọn từ chối không tin cùng sống trong một xã hội, một thế giới nhưng có sự khác biệt. Kitô hữu tin vào Thiên Chúa nên học từ Thiên Chúa là cho đi để được nhận lãnh. Hành động bác ái, yêu thương chính là cho đi để tình yêu được đong đầy.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org