Mùa Chay Giáo Phận Thanh Hóa sẻ chia “chút tình” với người dân tộc Hmông…
GPTH._ Tháng Ba nhẹ nhàng đến với chút nắng đầu mùa nhè nhẹ, vài cơn gió lạnh cuối mùa, phảng phất chút sương sớm đọng trên cành lá. Tháng Ba cũng có cái non xanh của lá non đang trở dậy sau một mùa đông dài. Với người Công giáo, tháng Ba như một lần hồi sức, con người tĩnh lặng trong Mùa Chay yêu thương, Mùa Chay bác ái, Mùa Chay sẻ chia…
Xem hình
Lại một lần nữa tôi được lên với những con người cùng tôn giáo nhưng khác dân tộc trên bản nhỏ mang tên một dòng suối – Suối Tôn (thuộc xã Phú Lệ - Quan Sơn – Thanh Hóa). Đường lên Pa Búa gập ghềnh sỏi đá. Đường lên Suối Tôn có phẳng hơn, có dễ đi hơn nhưng lại ngoằn nghèo như đồ thị hình sin. Con đường ấy nhìn xa cứ như một con rắn khổng lồ, hết đoạn cua này đến đoạn cua khác, dốc lên dốc xuống dễ khiến người ta hoa mắt.
Trên con đường đó, các cha ở xứ Phong Ý vẫn hàng tuần, hàng tháng xuống làm phúc cho bà con, dù quản đường đi không hề ngắn, mất cả 4 tiếng ngồi xe. Phải có một ý chí mạnh mẽ, tính kiên nhẫn, và lòng nhiệt thành các cha mới làm được điều đó. Cha phó Phong Ý, Gioan Baotixita Đinh Xuân Đức có tâm sự, đường xa không ngại bằng việc lên đến nơi với bà con mà không được dâng lễ. Cha có kể nhiều lần đến nơi, bà con giáo dân bản đã tập trung đầy đủ nhưng cán bộ nói không được làm lễ, “đành tâm sự với bà con chút rồi về”. Có khi cha phải vào tận bản, đèo từng người tới nhà nguyện để dâng lễ. Tuy có vất vả, “nhưng người dân tộc họ đơn sơ lắm, thấy các cha tới là vui rồi. Nhìn thấy họ là bao nhiêu mệt mỏi thấy cũng đáng lắm…”
Đi qua một cây cầu treo leo bắc qua Sông Mã oai hùng, đi vào sâu khoảng gần 20km, chúng tôi vào tới bản khi mặt trời đã đi ngủ. Dưới ánh điện mập mờ, rất đông bà con đã đứng đó để đợi đoàn chúng tôi. Đoàn gồm Cha Giuse Nghiêm Văn Sơn – chánh văn phòng Tòa giám mục Thanh hóa, Cha Gioan Baotixita Đinh Xuân Đức – phó xứ Phong ý, cha Phêrô Nguyễn Cao Vinh – chánh xứ Sầm Sơn, anh Hiếu, anh Toản, anh Sơn và các bạn đại diện cho nhóm sinh viên công giáo Thanh hóa học tại Hà Nội.
Mới đầu mọi người còn ngơ ngác nhưng rồi dường như nhận ra khuôn mặt thân quen của cha Sơn, của một số bạn sinh viên đã từng lên đây, những nụ cười hồn nhiên nở trên từng khuôn mặt. Ông trùm Lo đón chúng tôi với cái bắt tay nồng hậu. Ông nói trước đó các em nhỏ chờ ở đây đông lắm, nhưng muộn quá các em về mất rồi. Nói rồi ông cầm loa gọi mọi người tới nhà nguyện bằng tiếng của người H’Mông.
Nhà nguyện nhỏ, đơn sơ trước đây là nơi mà các cha lui tới làm lễ hàng tuần. Nhưng giờ thì làm lễ được khó lắm. Các cha cũng chỉ có thể trao quà, nói chuyện cùng bà con và ban phép lành chứ không được làm lễ. Bên ngoài, biên phòng và cán bộ xã cũng có mặt.
Tôi cùng mấy bạn sinh viên được một bạn gái H’Mong mời vào nhà chơi. Ngôi nhà nhỏ kề bên nhà nguyện. Nói là bạn nhưng cô còn kém tôi đến năm tuổi. Năm nay cô bước sang tuổi 17 nhưng cô đã có tổ ấm của mình với đứa con hơn một tháng tuổi. Đám cưới của người H’Mong cũng đơn giản lắm. Cô kể cho chúng tôi chồng cô đem đến nhà cô một con lợn rồi đón cô về. Không nhà lầu, xe hoa, không trầu cau, không vàng bạc đá quí…nhưng hai con người vẫn nên duyên cùng nhau, bền vững bên nhau cả một cuộc đời. Cái tình hồn nhiên và chân thật mà biết bao người ước ao có được là thế đó…
Ngôi nhà bé nhỏ ấy là nơi nương thân của một đại gia đình gồm ba thế hệ (10 người). Chồng cô hơn cô khoảng 6 tuổi. Đối với người H’Mong, đó có thể là tuổi đã lớn. Nhưng với người miền xuôi, tuổi 24 hãy còn trẻ lắm. Trong ngôi nhà nhỏ cũng được chia làm hai gian, một gian dành để ngủ, một gian để đun nấu. Trên bếp lửa hồng luôn sẵn sàng, có một nồi cơm đã nấu sẵn. Hỏi cả nhà đi đâu hết, cô trả lời “đi làm hết rồi, không biết bao giờ mới về”. Cô tên Và Thị Lầu, con gái tên Thầu Lệ Phi – một cái tên rất đẹp. Ước gì cuộc đời của cô bé rồi cũng đẹp như cái tên ấy…
Sau khi tập hợp đông đủ bà con tại nhà nguyện, các cha có đôi lời với mọi người. Cả bản chỉ còn phụ nữ, người già và trẻ nhỏ. “Còn lại đi làm trên núi hết rồi” – một cụ bà nói. Dù không được dâng lễ nhưng mọi người vẫn cùng nhau đọc kinh. Tiếng nói có khác nhau, nhịp điệu có khác nhau nhưng nỗi lòng hướng về Chúa thì giống nhau. Người miền ngược, kẻ miền xuôi, người là linh mục, người là con chiên…cùng chung một tấm lòng, một ước nguyện cho tương lai Suối Tôn trở nên tươi sáng hơn, tự do hơn. Những món quà nhỏ được trao tận tay từng người. Chuyến đi này có sự đóng góp của cộng đoàn dân Chúa Âu Châu do cha Bùi Thựơng Lưu kêu gọi, của anh Hiếu và của nhiều tấm lòng hảo tâm. Chuyến đi có mệt vì đường xa lắc léo, nhưng “thật là ý nghĩa” như lời anh Hiếu chia sẻ. Quà gồm có gạo, muối, bánh, mì chính, dầu ăn, đường. Tuy nhỏ nhưng cũng đủ cho bà con có bữa ăn ngon, đậm đà hơn thay vì ăn cơm trộn sắn…
Sương bắt đầu giăng phủ không gian. Ánh điện càng mờ hơn. Trời cũng đã trôi dần về khuya, đoàn phải nói lời tạm biệt với Suối Tôn. Ông Trùm Lo muốn mời đoàn ở lại ăn tối với bản. Nhưng muộn quá, hơn nữa các cha cũng còn công việc ở xứ. Đành phải chia tay trong tiếc nuối và trong cái hẹn gặp lại ở ngày gần nhất. Dù là Suối Tôn, dù là Pa Búa…hay bất cứ nơi nào, dù xa xôi, dù đường xá cách trở, nhưng miễn là con chiên của Chúa thì cái tình vẫn còn, và người ta vẫn tìm tới nhau. Đó là tình liên đới thiêng liêng mà có lẽ không tôn giáo nào có được.
Mùa Chay sắp qua đi nhưng tình bác ái thì không dừng lại. Cầu nguyện cho Suối Tôn và những con người vùng sơn cước có cuộc sống khởi sắc hơn. Cầu nguyện cho những tấm lòng bác ái tìm được về với những cảnh đời còn thiếu thốn…Cầu nguyện một Mùa Chay sốt sắng và yêu thương trên khắp giáo phận Thanh hóa thân yêu…
Tiểu Yến
GPTH._ Tháng Ba nhẹ nhàng đến với chút nắng đầu mùa nhè nhẹ, vài cơn gió lạnh cuối mùa, phảng phất chút sương sớm đọng trên cành lá. Tháng Ba cũng có cái non xanh của lá non đang trở dậy sau một mùa đông dài. Với người Công giáo, tháng Ba như một lần hồi sức, con người tĩnh lặng trong Mùa Chay yêu thương, Mùa Chay bác ái, Mùa Chay sẻ chia…
Xem hình
Lại một lần nữa tôi được lên với những con người cùng tôn giáo nhưng khác dân tộc trên bản nhỏ mang tên một dòng suối – Suối Tôn (thuộc xã Phú Lệ - Quan Sơn – Thanh Hóa). Đường lên Pa Búa gập ghềnh sỏi đá. Đường lên Suối Tôn có phẳng hơn, có dễ đi hơn nhưng lại ngoằn nghèo như đồ thị hình sin. Con đường ấy nhìn xa cứ như một con rắn khổng lồ, hết đoạn cua này đến đoạn cua khác, dốc lên dốc xuống dễ khiến người ta hoa mắt.
Trên con đường đó, các cha ở xứ Phong Ý vẫn hàng tuần, hàng tháng xuống làm phúc cho bà con, dù quản đường đi không hề ngắn, mất cả 4 tiếng ngồi xe. Phải có một ý chí mạnh mẽ, tính kiên nhẫn, và lòng nhiệt thành các cha mới làm được điều đó. Cha phó Phong Ý, Gioan Baotixita Đinh Xuân Đức có tâm sự, đường xa không ngại bằng việc lên đến nơi với bà con mà không được dâng lễ. Cha có kể nhiều lần đến nơi, bà con giáo dân bản đã tập trung đầy đủ nhưng cán bộ nói không được làm lễ, “đành tâm sự với bà con chút rồi về”. Có khi cha phải vào tận bản, đèo từng người tới nhà nguyện để dâng lễ. Tuy có vất vả, “nhưng người dân tộc họ đơn sơ lắm, thấy các cha tới là vui rồi. Nhìn thấy họ là bao nhiêu mệt mỏi thấy cũng đáng lắm…”
Đi qua một cây cầu treo leo bắc qua Sông Mã oai hùng, đi vào sâu khoảng gần 20km, chúng tôi vào tới bản khi mặt trời đã đi ngủ. Dưới ánh điện mập mờ, rất đông bà con đã đứng đó để đợi đoàn chúng tôi. Đoàn gồm Cha Giuse Nghiêm Văn Sơn – chánh văn phòng Tòa giám mục Thanh hóa, Cha Gioan Baotixita Đinh Xuân Đức – phó xứ Phong ý, cha Phêrô Nguyễn Cao Vinh – chánh xứ Sầm Sơn, anh Hiếu, anh Toản, anh Sơn và các bạn đại diện cho nhóm sinh viên công giáo Thanh hóa học tại Hà Nội.
Mới đầu mọi người còn ngơ ngác nhưng rồi dường như nhận ra khuôn mặt thân quen của cha Sơn, của một số bạn sinh viên đã từng lên đây, những nụ cười hồn nhiên nở trên từng khuôn mặt. Ông trùm Lo đón chúng tôi với cái bắt tay nồng hậu. Ông nói trước đó các em nhỏ chờ ở đây đông lắm, nhưng muộn quá các em về mất rồi. Nói rồi ông cầm loa gọi mọi người tới nhà nguyện bằng tiếng của người H’Mông.
Nhà nguyện nhỏ, đơn sơ trước đây là nơi mà các cha lui tới làm lễ hàng tuần. Nhưng giờ thì làm lễ được khó lắm. Các cha cũng chỉ có thể trao quà, nói chuyện cùng bà con và ban phép lành chứ không được làm lễ. Bên ngoài, biên phòng và cán bộ xã cũng có mặt.
Tôi cùng mấy bạn sinh viên được một bạn gái H’Mong mời vào nhà chơi. Ngôi nhà nhỏ kề bên nhà nguyện. Nói là bạn nhưng cô còn kém tôi đến năm tuổi. Năm nay cô bước sang tuổi 17 nhưng cô đã có tổ ấm của mình với đứa con hơn một tháng tuổi. Đám cưới của người H’Mong cũng đơn giản lắm. Cô kể cho chúng tôi chồng cô đem đến nhà cô một con lợn rồi đón cô về. Không nhà lầu, xe hoa, không trầu cau, không vàng bạc đá quí…nhưng hai con người vẫn nên duyên cùng nhau, bền vững bên nhau cả một cuộc đời. Cái tình hồn nhiên và chân thật mà biết bao người ước ao có được là thế đó…
Ngôi nhà bé nhỏ ấy là nơi nương thân của một đại gia đình gồm ba thế hệ (10 người). Chồng cô hơn cô khoảng 6 tuổi. Đối với người H’Mong, đó có thể là tuổi đã lớn. Nhưng với người miền xuôi, tuổi 24 hãy còn trẻ lắm. Trong ngôi nhà nhỏ cũng được chia làm hai gian, một gian dành để ngủ, một gian để đun nấu. Trên bếp lửa hồng luôn sẵn sàng, có một nồi cơm đã nấu sẵn. Hỏi cả nhà đi đâu hết, cô trả lời “đi làm hết rồi, không biết bao giờ mới về”. Cô tên Và Thị Lầu, con gái tên Thầu Lệ Phi – một cái tên rất đẹp. Ước gì cuộc đời của cô bé rồi cũng đẹp như cái tên ấy…
Sau khi tập hợp đông đủ bà con tại nhà nguyện, các cha có đôi lời với mọi người. Cả bản chỉ còn phụ nữ, người già và trẻ nhỏ. “Còn lại đi làm trên núi hết rồi” – một cụ bà nói. Dù không được dâng lễ nhưng mọi người vẫn cùng nhau đọc kinh. Tiếng nói có khác nhau, nhịp điệu có khác nhau nhưng nỗi lòng hướng về Chúa thì giống nhau. Người miền ngược, kẻ miền xuôi, người là linh mục, người là con chiên…cùng chung một tấm lòng, một ước nguyện cho tương lai Suối Tôn trở nên tươi sáng hơn, tự do hơn. Những món quà nhỏ được trao tận tay từng người. Chuyến đi này có sự đóng góp của cộng đoàn dân Chúa Âu Châu do cha Bùi Thựơng Lưu kêu gọi, của anh Hiếu và của nhiều tấm lòng hảo tâm. Chuyến đi có mệt vì đường xa lắc léo, nhưng “thật là ý nghĩa” như lời anh Hiếu chia sẻ. Quà gồm có gạo, muối, bánh, mì chính, dầu ăn, đường. Tuy nhỏ nhưng cũng đủ cho bà con có bữa ăn ngon, đậm đà hơn thay vì ăn cơm trộn sắn…
Sương bắt đầu giăng phủ không gian. Ánh điện càng mờ hơn. Trời cũng đã trôi dần về khuya, đoàn phải nói lời tạm biệt với Suối Tôn. Ông Trùm Lo muốn mời đoàn ở lại ăn tối với bản. Nhưng muộn quá, hơn nữa các cha cũng còn công việc ở xứ. Đành phải chia tay trong tiếc nuối và trong cái hẹn gặp lại ở ngày gần nhất. Dù là Suối Tôn, dù là Pa Búa…hay bất cứ nơi nào, dù xa xôi, dù đường xá cách trở, nhưng miễn là con chiên của Chúa thì cái tình vẫn còn, và người ta vẫn tìm tới nhau. Đó là tình liên đới thiêng liêng mà có lẽ không tôn giáo nào có được.
Mùa Chay sắp qua đi nhưng tình bác ái thì không dừng lại. Cầu nguyện cho Suối Tôn và những con người vùng sơn cước có cuộc sống khởi sắc hơn. Cầu nguyện cho những tấm lòng bác ái tìm được về với những cảnh đời còn thiếu thốn…Cầu nguyện một Mùa Chay sốt sắng và yêu thương trên khắp giáo phận Thanh hóa thân yêu…
Tiểu Yến