VATICAN - Lúc 5 giờ 10 chiều Thứ Sáu Tuần Thánh 6-4-2012, ĐTC Biển Đức 16 đã chủ tọa nghi thức trọng thể tại Đền thờ Thánh Phêrô để tưởng niệm cuộc khổ nạn của Chúa Kitô, trước sự hiện diện của gần 9 ngàn tín hữu, hơn 40 Hồng Y và 50 Giám mục tại Tòa Thánh.
Cùng với đoàn giúp lễ, ĐTC tiến lên bàn thờ, được hai vị Hồng Y Phó tế tháp tùng: Francesco Coccopalmerio, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về các văn bản luật, và Mauro Piacenza, Tổng trưởng Bộ giáo sĩ. Ngài quì gối trong thinh lặng, trước khi mở đầu với lời nguyện, xin Chúa nhớ lại lòng từ bi và đoái thương, bảo vệ gia đình mà Chúa Kitô, Con Chúa, đã khai mạc mầu nhiệm vượt qua cho họ trong máu của Người.
Sau bài Thương Khó, Cha Raniero Cantalamessa, dòng Capuchino, Giảng thuyết viên tại Phủ Giáo Hoàng đã diễn giảng về đề tài là một câu trích từ sách Khải Huyền ”Tôi đã chết, giờ đây Tôi sống mãi mãi” (Kh 1,18).
Cha nhắc lại hình ảnh mà một số Giáo Phụ dùng để mô tả sự tham phần của chúng ta vào chiến thắng của Chúa Kitô: giống như một người anh hùng đương đầu với tên bạo chúa tàn ác, sau nhiều cố gắng và đau khổ, đã chiến thắng. Các khán giả trên các bục ghế không chiến đấu nhưng ngưỡng mộ người anh dũng, và chia vui với người ấy, họ cũng được dự phần vào chiến thắng của dũng sĩ. Thánh Gioan Kim Khẩu đã thốt lên: ”Các lưỡi gươm của chúng ta không vấy máu, chúng ta không ở giữa thao trường, chúng ta không bị vết thương nào, chúng ta cũng chẳng thấy cuộc chiến, vậy mà này đây chúng ta đạt được chiến thắng. Cuộc chiến ấy là của chúng ta, triều thiên là của chúng ta. Vì chiến thắng ấy cũng là của chúng ta, nên chúng ta cũng hãy bắt chước điều mà các quân lính đã làm trong những trường hợp ấy: Chúng ta hãy vui mừng, xướng lên những bài ca chúc tụng Chúa” (De coemeterio et de cruce, PG, 49,596).
Cha Cantalamessa cũng nhấn mạnh đến sức thanh tẩy của lòng từ bi Chúa và khẳng định rằng: ”Nếu bạn cởi bỏ áo quần rách rưới, tội lỗi của bạn, bạn sẽ được tắm gội trong lòng từ bi Chúa và khi bạn trỗi dậy, bạn sẽ được mặc áo cứu độ, được ao phủ bằng áo choàng công chính” (Is 61,10). Người Thu Thuế trong dụ ngôn của Phúc Âm, lên Đền thờ cầu nguyện, ông chỉ nói tự thâm tâm ”Lạy Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi!”, ông ra về được được trở nên công chính (Lc 18,14), được hòa giải, được đổi mới, trở nên người vô tội. Nếu chúng ta có niềm tin và lòng thống hối người ông ta, người ta cũng có thể nói về chúng ta như vậy, khi chúng ta trở về nhà sau phụng vụ này”.
Cha Cantalamessa cũng nhắc đến tấm gương người trộm lành cùng bị đóng đanh cạnh Chúa Giêsu và kêu gọi các tội nhân hãy can đảm xưng thú tội của mình để được Thiên Chúa tha thứ.
Lễ nghi được tiếp nối với 10 lời nguyện cho các nhu cầu của Công Giáo và mọi thành phần trong nhân loại. Kế đến là nghi thức tôn thờ Thánh Giá và phần hiệp lễ. 130 LM đã phân phát Mình Thánh Chúa cho các tín hữu.
Cùng với đoàn giúp lễ, ĐTC tiến lên bàn thờ, được hai vị Hồng Y Phó tế tháp tùng: Francesco Coccopalmerio, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về các văn bản luật, và Mauro Piacenza, Tổng trưởng Bộ giáo sĩ. Ngài quì gối trong thinh lặng, trước khi mở đầu với lời nguyện, xin Chúa nhớ lại lòng từ bi và đoái thương, bảo vệ gia đình mà Chúa Kitô, Con Chúa, đã khai mạc mầu nhiệm vượt qua cho họ trong máu của Người.
Sau bài Thương Khó, Cha Raniero Cantalamessa, dòng Capuchino, Giảng thuyết viên tại Phủ Giáo Hoàng đã diễn giảng về đề tài là một câu trích từ sách Khải Huyền ”Tôi đã chết, giờ đây Tôi sống mãi mãi” (Kh 1,18).
Cha nhắc lại hình ảnh mà một số Giáo Phụ dùng để mô tả sự tham phần của chúng ta vào chiến thắng của Chúa Kitô: giống như một người anh hùng đương đầu với tên bạo chúa tàn ác, sau nhiều cố gắng và đau khổ, đã chiến thắng. Các khán giả trên các bục ghế không chiến đấu nhưng ngưỡng mộ người anh dũng, và chia vui với người ấy, họ cũng được dự phần vào chiến thắng của dũng sĩ. Thánh Gioan Kim Khẩu đã thốt lên: ”Các lưỡi gươm của chúng ta không vấy máu, chúng ta không ở giữa thao trường, chúng ta không bị vết thương nào, chúng ta cũng chẳng thấy cuộc chiến, vậy mà này đây chúng ta đạt được chiến thắng. Cuộc chiến ấy là của chúng ta, triều thiên là của chúng ta. Vì chiến thắng ấy cũng là của chúng ta, nên chúng ta cũng hãy bắt chước điều mà các quân lính đã làm trong những trường hợp ấy: Chúng ta hãy vui mừng, xướng lên những bài ca chúc tụng Chúa” (De coemeterio et de cruce, PG, 49,596).
Cha Cantalamessa cũng nhấn mạnh đến sức thanh tẩy của lòng từ bi Chúa và khẳng định rằng: ”Nếu bạn cởi bỏ áo quần rách rưới, tội lỗi của bạn, bạn sẽ được tắm gội trong lòng từ bi Chúa và khi bạn trỗi dậy, bạn sẽ được mặc áo cứu độ, được ao phủ bằng áo choàng công chính” (Is 61,10). Người Thu Thuế trong dụ ngôn của Phúc Âm, lên Đền thờ cầu nguyện, ông chỉ nói tự thâm tâm ”Lạy Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi!”, ông ra về được được trở nên công chính (Lc 18,14), được hòa giải, được đổi mới, trở nên người vô tội. Nếu chúng ta có niềm tin và lòng thống hối người ông ta, người ta cũng có thể nói về chúng ta như vậy, khi chúng ta trở về nhà sau phụng vụ này”.
Cha Cantalamessa cũng nhắc đến tấm gương người trộm lành cùng bị đóng đanh cạnh Chúa Giêsu và kêu gọi các tội nhân hãy can đảm xưng thú tội của mình để được Thiên Chúa tha thứ.
Lễ nghi được tiếp nối với 10 lời nguyện cho các nhu cầu của Công Giáo và mọi thành phần trong nhân loại. Kế đến là nghi thức tôn thờ Thánh Giá và phần hiệp lễ. 130 LM đã phân phát Mình Thánh Chúa cho các tín hữu.