Ngọn cờ sau Ba Mươi năm
Vào buổi sáng ngày 30-4-1975, tôi đứng trong thềm căn biệt thự không lớn lắm ở đường Nguyễn Văn Lạc, Thị Nghè, nhìn về phía mặt trời mọc. Trời cao xanh, nắng vừa lên, đổ bóng xuống trên nền cái sân rộng. Tôi lặng lẽ bước ra sân, đi lần ra phía cổng. Bên ngoài cánh cổng khép kín kia, tôi không thấy nhiều dấu hiệu của chết chóc, của tàn phá, nhưng hình như đã có một vài đổi thay.
Khi quay vào trong nhà, tôi gặp hầu hết những người có mặt trong căn nhà Chung này. Họ đã thức dậy, nhìn nhau, dấu kín niềm vui sau một đêm... "chờ đợi biển máu", nhưng không có máu. Tuy thế, không thể tìm được một nụ cười. Thay vào đó là những đôi mắt nặng âu lo. Họ như dò hỏi nhau, chuyện gì sẽ xảy ra? Hôm nay và ngày mai sẽ ra sao? Không có câu trả lời. Bữa ăn sáng không một ai còn nhắc đến.
Khoảng 9 giờ sáng, tôi lại ra ngoài sân. Đất trời như đã đổi thay. Trước mặt tôi, ngay phía ngoài cánh cổng còn khép kín kia là từng đoàn người chạy ngược, chạy xuôi. Đuổi theo lưng họ là những loạt đạn đinh tai nhức óc, vọng lại từ phía cầu Tân Cảng, ngã tư Hàng Xanh, hay gần hơn thế. Tiếng đạn càng rát, bước chân người càng gấp rút hơn. Vào lúc ấy, tiếng đạn vang trở thành một thứ ma lực, giật đứt tung những hàng nút áo. Làm rớt lại phía sau lưng những mũ đỏ cánh dù, những màu xanh ó biển, những mũ nâu hoa rừng, những mũ sắt với lưới ngụy trang. Tang thương hơn thế, những màu áo của non sông, của một thời ngang dọc với chí làm trai đang bị gío cuốn lăn trên mặt đường, hoặc cuộn theo bước chân người chạy qua.
Tôi đứng chết lặng, dõi mắt về cuối con đường. Không phải tôi chỉ thấy có bấy nhiêu. Trái lại, súng đạn là những loại vũ khí nhiệm màu của đoàn quân đi bảo vệ quê hương. Lúc này xem ra không còn linh nghiệm. Nó bị vất bỏ dưới gốc cây, trên lề đường, không ai thương tiếc. Rồi những đôi giày sô, vật bất khả ly thân dưới chân người lính. Nó đã theo người lính đi khắp mọi nẻo đường của quê hương. Từ rừng sâu núi thắm, đến sông hồ biển cả. Từ thành thị cho đến thôn quê. Ở bất cứ nơi nào có bước chân của họ đến là nới ấy người dân Việt có niềm vui, có bình an, có hơi thở ấm. Và dĩ nhiên, có lũ chuột đồng nằm nín thở chờ chết trong những hang ổ hôi tanh. Nhưng nay, hỡi ơi, giày sô, áo trận vất ngổn ngang như rác ruới trên đường, Cuộc chiến bại chăng?...
- Anh làm ơn cho tôi cái áo được không?
Tôi nhìn xững hai người thanh niên trạc bằng tuổi tôi, mình trần, chạy ngang qua. Tôi nhìn và chưa hiểu anh ta nói gì. Tôi hỏi lại:
- Anh cần áo gì?
Một người kéo tay bạn, dục:
- Thôi đi.
Tôi ngơ ngác nhìn anh. Rồi vỡ lẽ khi thấy những người cùng khu xóm, tay ôm từng bó quần áo đứng nấp nửa người trong khung cửa, đưa tay ra ngoài:
- Quần áo đây, quần áo đây các chú ơi! Mặc vào đi. Thôi kể chi, cứ khoác lên người là được rồi.
Nghe thế, tôi cởi ngay chiếc áo đang mặc trên người ra đưa cho anh và bảo:
- Chờ một tý, tôi vào lấy quần áo cho các anh.
Nói xong, tôi chạy vào ôm ra một ít quần áo. Tiếc thay, khi ra đến nơi, hai người kia đã đi rồi. Tôi ân hận vì đã không kịp thời biếu cho họ manh áo để che thân lúc cần thiết. Tuy thế, nỗi ân hận không kéo dài lâu. Bởi vì chính tôi lại có dịp trao những cái áo, cái quần kia cho những người khác đang chạy trờ tới. Rồi tôi bỏ đống quần áo trên tay xuống, chạy vào vơ vét bất cứ cái áo, cái quần khả dụng nào đem ra đứng trước cánh cổng chờ họ ngang qua. Tôi đứng đó thật lâu. Lòng trĩu nặng đầy lo âu. Ánh mắt không có đủ niềm vui. Rồi tôi muốn khóc khi nhìn thấy cảnh bà con lối xóm gọi nhau ơi ới, đem quần áo trong nhà ra cho những người lính thất trận trở về. Và hơn thế, có nhiều cánh cổng nhà mở ra và tiếng dục vội vã:
- Trời ơi, chạy đi đâu nữa đây. Tụi nó tơi nơi rồi kia, vô đi, vô trong nhà đi, chờ cho nó lắng xuống rồi hãy đi!
Cùng với lời nói ấy. Những vòng tay mở ra. Mở ra như đón mừng con, mừng anh, mừng em trở về. Khi những vòng tay mở ra cũng là lúc những giọt nước mắt nóng trào lăn trên từng khuôn mặt trong giây hạnh ngộ, nhưng chưa bao giờ thấy nhau từ trước.
Một tiếng nổ thật lớn dội lại từ phía cầu Thị Nghè. Lập tức những tiếng gào thét trở nên thê thảm hơn. Chẳng bao lâu sau, bắt đầu có những tiếng nói lanh lảnh, những tiếng la hét của hàng tôm hàng cá bắt đầu vang ra, truyền đi từ cái loa phát thanh của xã Hạnh Thông Tây kêu gọi dân chúng ra đường đón... Việt cộng. Lời kêu gọi không một ai đáp trả. Trái lại, chỉ có những cánh tay vẫn giang ra đón người thất trận trở về trong nước mắt.
Một chiếc xe T54 lùi lũi tiến vào con đường Nguyễn Văn lạc. Đến ngay ngã ba, gần căn nhà tôi đang ở. Nó đứng lại, hạ thấp tầm súng xuống. Bà con hoảng thần hồn, gào thét bỏ chạy tán loạn. Tôi cũng vội vã chạy vào trong nhà đóng chặt cửa lại. Trong căn phòng khách khá rộng, người người ủ dột, ngồi bất động, không ai nói với nhau một lời nào. Nhưng đôi tai như mở thật lớn ra để nghe cho rõ ràng từng tiếng nói của Dương văn Minh và Nguyễn hữu Hạnh vừa truyền đi qua làn sóngcủa đài phát thanh quân đội.
Lát sau, tôi lại trở ra trước sân. Đứng nhìn trời. Mắt tôi hoa lên vì vừa thoáng thấy những cái bóng, như những bóng ma, vác lá cờ của cái gọi là" mặt trận giải phóng miền nam" chạy qua lại trên đường. Tự nhiên, hai bàn tay tôi xoắn chặt lấy nhau, nước mắt bỗng tuôn trào trên mặt.
Tôi khóc thương tôi. Tôi khóc thương cho những người lính vừa bị bó buộc tan hàng, hay là tôi khóc thương cho màu cờ từ nay không còn được tung bay trên phố, trên nhà và trên quê hương của tôi? Thú thật, tôi không biết vì lý do gì tôi đã khóc và khóc ngon lành đến thế…
Hôm nay, hơn ba mươi năm sau, ở một nơi mà trong đời tôi trước kia không hình dung ra được. Tôi lại thấy ngọn cờ tung bay. Không phải một, mà có thể nói là có cả một rừng cờ trong biển người tha hương cùng giơ lên cao. Nhìn lá cớ bay, niềm vui, nỗi mừng dâng lên nghẹn lòng.
Thực ra, đây không phải là lần đầu tiên tôi mừng cui vì là cờ của tổ quốc Việt Nam tung bay giửa bầu trời hải ngoại. Nhưng mỗi một lần thấy là cờ yêu dấu kia tung bay trên cao là một lần nó ghi khắc vào tâm khảm tôi và người đứng nhìn một dấu ấn riêng biệt.
Này là lần ghi dấu ngày quốc hận đầu tiên trên xứ người. Này là lần Võ văn Kiệt vỡ mật chui qua cổng hậu của phi trường Canberra khi nhìn thầy ngọn cờ vàng lững lẫy trên tay người tỵ nạn đứng ngoài cổng chính. Kia, lần bí thư có tay nghề thợ cạo Đỗ Mười bỏ cả chương trình mà chạy khi thấy đoàn người tỵ nan hùng dũng tiến lên với ngọn cờ Vàng của tổ quốc trong tay. Rồi những lần, từ Phan vân Khải, Nguyễn tấn Dủng, Nguyễn Minh Triêt bở vía, tan hồn khi nhìn thấy ngọn cờ chính nghĩa được giơ lên cao từ bàn tay của những thanh thiếu niên vừa trưởng thành nơi xứ lạ. Có thể nói, đó là tất cả những dấu ấn, là những chứng tích uy dũng của người Việt Nam vì đại nghĩa.
Rồi hôm nay, ngọn cờ thì vẫn ngọn cờ dấu yêu ấy. Ngày, vẫn là ngày ghi dấu quốc nạn của dân tộc Việt. Nhưng bóng cờ thiêng kia như đang vươn trải ra một ý nghĩa hoàn toàn khác biệt. Sự khác biệt ấy chính là vì ngọn cờ thiêng kia đang được những người trẻ Việt Nam khơi nguồn sinh khí mới. Nói cách khách, la cờ ấy đang được lớp trẻ đầy nhiệt tâm dựng lại thành một niềm hy vọng mới cho dân tộc.
Tại sao tôi lại nói đến sự khác biệt của lá cờ trong tay ngừơi đang nắm giữ nó. Thưa, có nhiều lý do, nhưng ít nhất có những điểm chính yếu sau đây:
Những năm về trước, đa phần ngọn cờ của dân tộc được nâng niu và bảo vệ từ thế hệ cha anh, một thế hệ không ít thì nhiều đã có ân, lộc hoặc it nhất là có liên hệ một phần của đời mình với ngọn cờ ấy. Theo đó, khi họ ra đi, dù là thương hay giận hờn, lá cờ ấy cũng đã nằm lòng trong họ. Họ vì quen mà giơ ngọn cờ lên cao. Họ vì nhớ mà trương cờ lên. Hoặc vì căm thù bọn cộng sản vô nhân mà tranh đấu.
Ý nghĩa ấy gói trong ngọn cờ tung bay thì không phải là không tạo ra dấu ấn. Tuy nhiên, ảnh hưởng của dấu ấn ấy không thể bay cao, truyền đi xa. Ấy là chưa kể đến đến mặt tiêu cực bị nhà nuớc Việt cộng và tay sai đánh phá khi chúng tung ra những chiêu thức đểu cáng là: trương cờ vì phục quyền, phục chức, chứ nào phải vì phục quốc!
Thoạt nghe những lời ấy, rất nhiều người đau tím gan, giận thâm ruột. Tuy nhiên, nhất thời cũng khó mà bào chữa, hoặc tẩy rửa cho hết được cái luận điệu tuyên truyền xảo trá của chúng. Nhưng khi bình tâm trở lại, cũng có người nhận ra một sự thật là có những kẻ gian manh đã lợi dụng lòng yêu nước cuồng nhiệt của đồng bào. Họ đã trương ngọn cờ lên để trục lợi cho mục đích riêng tư, phe nhóm? Sự thật này đúng hay sai, tôi không có t1 bàn đến ở đây.
Rồi một thập niên nữa trôi qua, những chiến binh trẻ trong ngày bó buộc phải tan hàng kia đã xiết lấy tay nhau. Ngọn cờ của họ đã khởi sắc, mang một ý nghĩa đấu tranh cứng rắn. Tuy thế, vì những liên hệ với màu cờ ấy. Nó cũng có một quy luật khắt khe là bị hạn chế. Theo đó, ngọn cờ dù có tung bay, cũng khó lòng mà vươn trải ý nghĩa tranh đấu cho hoài bão tự do, dân chủ cho quê hương được.
Nay thì khác rồi. Ngọn cờ đã bay cao và đưa vào vũ đài thế giói một ý nghĩa khác biệt. Bởi vì, người đi đầu, trương cao ngọn cờ kia đã không được sinh ra, lớn lên và trưởng thành dưới màu cờ sắc áo ấy. Nhưng là những hậu bối được sinh trưởng trên phần đất tự do. Họ đã đem tài đức, trí lực của mình ra mà tranh luận với thế giới rằng: Đây là ngọn cờ của Chính Nghĩa, của Lương Tâm, của Dân Chủ của Nhân Quyền, của Độc Lập, Tự Do và của Công Lý.
Dĩ nhiên, khi hiếu kỳ nhìn theo bước chân ngạo nghễ của những người trẻ tiến bước, dẫu là hòn đá bên đường cũng phải tự đặt ra vấn đề là: Tại sao những người trẻ này lại đem thân vào trường tranh đấu mới.?
Có phải vì họ được giáo dục và trưởng thành trong một môi trường đầy nhân bản. Họ hiểu được thế nào là Tự Do, thế nào là Dân Chủ, thế nào là nhân bản, thế nào là Nhân Quyền. Rồi họ hiếu thế nào là cưòng bạo, thế nào là độc tài, áp bức, thế nào là phi dân chủ, mà họ tiến bưóc đấu tranh cho đồng loại?
Có phải vì họ được đào tạo trong Tín Nghĩa. Họ hiểu thế nào là Liêm là Chính. Thế nào là xảo trá, lường gạt, là tham ô, hối lộ, độc ác và thế nào là cướp ngày?
Có phải vì họ được giáo dục trong lẽ thật. Họ hiểu thế nào là công bằng, là bác ái. Thế nào là bất công, thế nào là bóc lột, thế nào là buôn dân bán nước?
Và có phải vì họ thấm nhuần nền văn hóa nhân bản của dân tộc. Hơn thế, họ có những trái tim quảng đại, có bầu nhiệt huyết trào dâng và bằng một vòng tay mở rộng. Họ đã không ngần ngại dấn thân, giơ cao ngọn cờ của dân tộc lên mà tranh đấu cho cuộc sống ấm no của đồng bào ở quê xưa? Hay vì đại nghĩa, vì tự do, vì dân chủ vì nhân quyền và vì dân tộc mà họ bước tới? Nếu họ đã không đi vì mình, nhưng vì xã hội, vì quê hương thì đó chính là ý nghĩa khác biệt của ngọn cờ sau hơn ba mưoi năm, ngày cộng sản nhuộm đỏ toàn cõi Việt Nam.
Nhìn vào cuộc thế trong bước đi của ngày 30-4 hôm nay, anh thấy gì, chị thấy gì, bạn bè thấy chi?
Tôi tin rằng khi thấy những bước đi anh dũng của các bạn trang lứa từ hải ngoại và sau những ngày giao tiếp với thế giới bên ngoài, dù chỉ qua bàn máy tính, những người trẻ ở trog nước sẽ tự mặc cho mình tư duy mới. Họ sẽ có được cái nhìn rõ nét và trong sáng hơn theo nhịp bước của những ngưòi đồng trang lứa nơi hải ngoại. Họ sẽ nhìn ra được những ruồi trâu đang tàn phá quê hương Việt. Họ sẽ nhìn thấy thảm cảnh Văn Hóa của Việt Nam đang bị những ngụy chứng “Macle Maoho” xoáy mòn luân lý đạo đức. Họ sẽ nhìn ra được cái tai họa của dân tộc khi nên Văn Hóa Nhân Bản, Bao Dung của chủng tộc Việt bị phá sản. Họ cũng sẽ nhìn ra được một cuộc tầu hóa trên đất Việt từ phương bắc. Và sự nhận thức ấy chính là động cơ làm thức tỉnh lòng họ. Và từ một định đề, cùng nhau đổi mới quê hương. Họ ngại gì khi nhìn sang và cùng nắm lấy tay các bạn đồng trang lứa ở hải ngoại để cùng nhau lo cho quê hương. Như thế, Việt Nam mới có bước hưng thịnh.
Phần chúng ta thì sao. ( tôi muốn nói đến thế hệ cha, anh)Trâu chết để da, người ta chết để tiếng. Nếu như biết sức đã cùng, lực đã kiệt, không thể làm gì hơn được nữa thì ít ra nên giữ im lặng. Hay tích cực hỗ trợ cho lớp trẻ ngày nay tiến lên, hơn là bày vẽ ra những tổ này, chức khác. Bởi lẽ, theo cái nhìn thiển cận của tôi ( có thể không đúng) là: Càng vẽ hươu thì chỉ thấy rừng trút lá và thấy ngày rất ngắn. Và sẽ chẳng có niềm vui trong cảnh hoàng hôn.
Theo đó, ngoại trừ niềm tin và sức sống của lớp người trẻ hôm nay, thật khó có thể tìm được lực đẩy có khả năng mang lại Tự Do, Dân Chủ và Công Lý cho quê hương trong ngày mai. Bởi lẽ, lòng họ sạch, trí họ sáng, lực thì dồi dào, bụng không hám danh, quyền tước lợi lộc, lòng không tư vướng hận thù. Bấy nhiêu điều đã qúa đủ để những lớp đàn anh còn phục chí, phải khuất phục mà hỗ trợ cho những bước đi của tuổi trẻ. Có thế, may ra ý nguyện của cả dân tộc mới có cơ thực hiện. Trái lại, lớp tre gìa cũng khó cưỡng lại định luật của thòi gian. Nghĩa địa ngoại có thêm nhiều ngưòi tên Việt và quê nhà cũng không có một điều gì mới mẻ hơn!
Bảo Giang
ngày Quốc Hận 30-4
Vào buổi sáng ngày 30-4-1975, tôi đứng trong thềm căn biệt thự không lớn lắm ở đường Nguyễn Văn Lạc, Thị Nghè, nhìn về phía mặt trời mọc. Trời cao xanh, nắng vừa lên, đổ bóng xuống trên nền cái sân rộng. Tôi lặng lẽ bước ra sân, đi lần ra phía cổng. Bên ngoài cánh cổng khép kín kia, tôi không thấy nhiều dấu hiệu của chết chóc, của tàn phá, nhưng hình như đã có một vài đổi thay.
Khi quay vào trong nhà, tôi gặp hầu hết những người có mặt trong căn nhà Chung này. Họ đã thức dậy, nhìn nhau, dấu kín niềm vui sau một đêm... "chờ đợi biển máu", nhưng không có máu. Tuy thế, không thể tìm được một nụ cười. Thay vào đó là những đôi mắt nặng âu lo. Họ như dò hỏi nhau, chuyện gì sẽ xảy ra? Hôm nay và ngày mai sẽ ra sao? Không có câu trả lời. Bữa ăn sáng không một ai còn nhắc đến.
Khoảng 9 giờ sáng, tôi lại ra ngoài sân. Đất trời như đã đổi thay. Trước mặt tôi, ngay phía ngoài cánh cổng còn khép kín kia là từng đoàn người chạy ngược, chạy xuôi. Đuổi theo lưng họ là những loạt đạn đinh tai nhức óc, vọng lại từ phía cầu Tân Cảng, ngã tư Hàng Xanh, hay gần hơn thế. Tiếng đạn càng rát, bước chân người càng gấp rút hơn. Vào lúc ấy, tiếng đạn vang trở thành một thứ ma lực, giật đứt tung những hàng nút áo. Làm rớt lại phía sau lưng những mũ đỏ cánh dù, những màu xanh ó biển, những mũ nâu hoa rừng, những mũ sắt với lưới ngụy trang. Tang thương hơn thế, những màu áo của non sông, của một thời ngang dọc với chí làm trai đang bị gío cuốn lăn trên mặt đường, hoặc cuộn theo bước chân người chạy qua.
Tôi đứng chết lặng, dõi mắt về cuối con đường. Không phải tôi chỉ thấy có bấy nhiêu. Trái lại, súng đạn là những loại vũ khí nhiệm màu của đoàn quân đi bảo vệ quê hương. Lúc này xem ra không còn linh nghiệm. Nó bị vất bỏ dưới gốc cây, trên lề đường, không ai thương tiếc. Rồi những đôi giày sô, vật bất khả ly thân dưới chân người lính. Nó đã theo người lính đi khắp mọi nẻo đường của quê hương. Từ rừng sâu núi thắm, đến sông hồ biển cả. Từ thành thị cho đến thôn quê. Ở bất cứ nơi nào có bước chân của họ đến là nới ấy người dân Việt có niềm vui, có bình an, có hơi thở ấm. Và dĩ nhiên, có lũ chuột đồng nằm nín thở chờ chết trong những hang ổ hôi tanh. Nhưng nay, hỡi ơi, giày sô, áo trận vất ngổn ngang như rác ruới trên đường, Cuộc chiến bại chăng?...
- Anh làm ơn cho tôi cái áo được không?
Tôi nhìn xững hai người thanh niên trạc bằng tuổi tôi, mình trần, chạy ngang qua. Tôi nhìn và chưa hiểu anh ta nói gì. Tôi hỏi lại:
- Anh cần áo gì?
Một người kéo tay bạn, dục:
- Thôi đi.
Tôi ngơ ngác nhìn anh. Rồi vỡ lẽ khi thấy những người cùng khu xóm, tay ôm từng bó quần áo đứng nấp nửa người trong khung cửa, đưa tay ra ngoài:
- Quần áo đây, quần áo đây các chú ơi! Mặc vào đi. Thôi kể chi, cứ khoác lên người là được rồi.
Nghe thế, tôi cởi ngay chiếc áo đang mặc trên người ra đưa cho anh và bảo:
- Chờ một tý, tôi vào lấy quần áo cho các anh.
Nói xong, tôi chạy vào ôm ra một ít quần áo. Tiếc thay, khi ra đến nơi, hai người kia đã đi rồi. Tôi ân hận vì đã không kịp thời biếu cho họ manh áo để che thân lúc cần thiết. Tuy thế, nỗi ân hận không kéo dài lâu. Bởi vì chính tôi lại có dịp trao những cái áo, cái quần kia cho những người khác đang chạy trờ tới. Rồi tôi bỏ đống quần áo trên tay xuống, chạy vào vơ vét bất cứ cái áo, cái quần khả dụng nào đem ra đứng trước cánh cổng chờ họ ngang qua. Tôi đứng đó thật lâu. Lòng trĩu nặng đầy lo âu. Ánh mắt không có đủ niềm vui. Rồi tôi muốn khóc khi nhìn thấy cảnh bà con lối xóm gọi nhau ơi ới, đem quần áo trong nhà ra cho những người lính thất trận trở về. Và hơn thế, có nhiều cánh cổng nhà mở ra và tiếng dục vội vã:
- Trời ơi, chạy đi đâu nữa đây. Tụi nó tơi nơi rồi kia, vô đi, vô trong nhà đi, chờ cho nó lắng xuống rồi hãy đi!
Cùng với lời nói ấy. Những vòng tay mở ra. Mở ra như đón mừng con, mừng anh, mừng em trở về. Khi những vòng tay mở ra cũng là lúc những giọt nước mắt nóng trào lăn trên từng khuôn mặt trong giây hạnh ngộ, nhưng chưa bao giờ thấy nhau từ trước.
Một tiếng nổ thật lớn dội lại từ phía cầu Thị Nghè. Lập tức những tiếng gào thét trở nên thê thảm hơn. Chẳng bao lâu sau, bắt đầu có những tiếng nói lanh lảnh, những tiếng la hét của hàng tôm hàng cá bắt đầu vang ra, truyền đi từ cái loa phát thanh của xã Hạnh Thông Tây kêu gọi dân chúng ra đường đón... Việt cộng. Lời kêu gọi không một ai đáp trả. Trái lại, chỉ có những cánh tay vẫn giang ra đón người thất trận trở về trong nước mắt.
Một chiếc xe T54 lùi lũi tiến vào con đường Nguyễn Văn lạc. Đến ngay ngã ba, gần căn nhà tôi đang ở. Nó đứng lại, hạ thấp tầm súng xuống. Bà con hoảng thần hồn, gào thét bỏ chạy tán loạn. Tôi cũng vội vã chạy vào trong nhà đóng chặt cửa lại. Trong căn phòng khách khá rộng, người người ủ dột, ngồi bất động, không ai nói với nhau một lời nào. Nhưng đôi tai như mở thật lớn ra để nghe cho rõ ràng từng tiếng nói của Dương văn Minh và Nguyễn hữu Hạnh vừa truyền đi qua làn sóngcủa đài phát thanh quân đội.
Lát sau, tôi lại trở ra trước sân. Đứng nhìn trời. Mắt tôi hoa lên vì vừa thoáng thấy những cái bóng, như những bóng ma, vác lá cờ của cái gọi là" mặt trận giải phóng miền nam" chạy qua lại trên đường. Tự nhiên, hai bàn tay tôi xoắn chặt lấy nhau, nước mắt bỗng tuôn trào trên mặt.
Tôi khóc thương tôi. Tôi khóc thương cho những người lính vừa bị bó buộc tan hàng, hay là tôi khóc thương cho màu cờ từ nay không còn được tung bay trên phố, trên nhà và trên quê hương của tôi? Thú thật, tôi không biết vì lý do gì tôi đã khóc và khóc ngon lành đến thế…
Hôm nay, hơn ba mươi năm sau, ở một nơi mà trong đời tôi trước kia không hình dung ra được. Tôi lại thấy ngọn cờ tung bay. Không phải một, mà có thể nói là có cả một rừng cờ trong biển người tha hương cùng giơ lên cao. Nhìn lá cớ bay, niềm vui, nỗi mừng dâng lên nghẹn lòng.
Thực ra, đây không phải là lần đầu tiên tôi mừng cui vì là cờ của tổ quốc Việt Nam tung bay giửa bầu trời hải ngoại. Nhưng mỗi một lần thấy là cờ yêu dấu kia tung bay trên cao là một lần nó ghi khắc vào tâm khảm tôi và người đứng nhìn một dấu ấn riêng biệt.
Này là lần ghi dấu ngày quốc hận đầu tiên trên xứ người. Này là lần Võ văn Kiệt vỡ mật chui qua cổng hậu của phi trường Canberra khi nhìn thầy ngọn cờ vàng lững lẫy trên tay người tỵ nạn đứng ngoài cổng chính. Kia, lần bí thư có tay nghề thợ cạo Đỗ Mười bỏ cả chương trình mà chạy khi thấy đoàn người tỵ nan hùng dũng tiến lên với ngọn cờ Vàng của tổ quốc trong tay. Rồi những lần, từ Phan vân Khải, Nguyễn tấn Dủng, Nguyễn Minh Triêt bở vía, tan hồn khi nhìn thấy ngọn cờ chính nghĩa được giơ lên cao từ bàn tay của những thanh thiếu niên vừa trưởng thành nơi xứ lạ. Có thể nói, đó là tất cả những dấu ấn, là những chứng tích uy dũng của người Việt Nam vì đại nghĩa.
Rồi hôm nay, ngọn cờ thì vẫn ngọn cờ dấu yêu ấy. Ngày, vẫn là ngày ghi dấu quốc nạn của dân tộc Việt. Nhưng bóng cờ thiêng kia như đang vươn trải ra một ý nghĩa hoàn toàn khác biệt. Sự khác biệt ấy chính là vì ngọn cờ thiêng kia đang được những người trẻ Việt Nam khơi nguồn sinh khí mới. Nói cách khách, la cờ ấy đang được lớp trẻ đầy nhiệt tâm dựng lại thành một niềm hy vọng mới cho dân tộc.
Tại sao tôi lại nói đến sự khác biệt của lá cờ trong tay ngừơi đang nắm giữ nó. Thưa, có nhiều lý do, nhưng ít nhất có những điểm chính yếu sau đây:
Những năm về trước, đa phần ngọn cờ của dân tộc được nâng niu và bảo vệ từ thế hệ cha anh, một thế hệ không ít thì nhiều đã có ân, lộc hoặc it nhất là có liên hệ một phần của đời mình với ngọn cờ ấy. Theo đó, khi họ ra đi, dù là thương hay giận hờn, lá cờ ấy cũng đã nằm lòng trong họ. Họ vì quen mà giơ ngọn cờ lên cao. Họ vì nhớ mà trương cờ lên. Hoặc vì căm thù bọn cộng sản vô nhân mà tranh đấu.
Ý nghĩa ấy gói trong ngọn cờ tung bay thì không phải là không tạo ra dấu ấn. Tuy nhiên, ảnh hưởng của dấu ấn ấy không thể bay cao, truyền đi xa. Ấy là chưa kể đến đến mặt tiêu cực bị nhà nuớc Việt cộng và tay sai đánh phá khi chúng tung ra những chiêu thức đểu cáng là: trương cờ vì phục quyền, phục chức, chứ nào phải vì phục quốc!
Thoạt nghe những lời ấy, rất nhiều người đau tím gan, giận thâm ruột. Tuy nhiên, nhất thời cũng khó mà bào chữa, hoặc tẩy rửa cho hết được cái luận điệu tuyên truyền xảo trá của chúng. Nhưng khi bình tâm trở lại, cũng có người nhận ra một sự thật là có những kẻ gian manh đã lợi dụng lòng yêu nước cuồng nhiệt của đồng bào. Họ đã trương ngọn cờ lên để trục lợi cho mục đích riêng tư, phe nhóm? Sự thật này đúng hay sai, tôi không có t1 bàn đến ở đây.
Rồi một thập niên nữa trôi qua, những chiến binh trẻ trong ngày bó buộc phải tan hàng kia đã xiết lấy tay nhau. Ngọn cờ của họ đã khởi sắc, mang một ý nghĩa đấu tranh cứng rắn. Tuy thế, vì những liên hệ với màu cờ ấy. Nó cũng có một quy luật khắt khe là bị hạn chế. Theo đó, ngọn cờ dù có tung bay, cũng khó lòng mà vươn trải ý nghĩa tranh đấu cho hoài bão tự do, dân chủ cho quê hương được.
Nay thì khác rồi. Ngọn cờ đã bay cao và đưa vào vũ đài thế giói một ý nghĩa khác biệt. Bởi vì, người đi đầu, trương cao ngọn cờ kia đã không được sinh ra, lớn lên và trưởng thành dưới màu cờ sắc áo ấy. Nhưng là những hậu bối được sinh trưởng trên phần đất tự do. Họ đã đem tài đức, trí lực của mình ra mà tranh luận với thế giới rằng: Đây là ngọn cờ của Chính Nghĩa, của Lương Tâm, của Dân Chủ của Nhân Quyền, của Độc Lập, Tự Do và của Công Lý.
Dĩ nhiên, khi hiếu kỳ nhìn theo bước chân ngạo nghễ của những người trẻ tiến bước, dẫu là hòn đá bên đường cũng phải tự đặt ra vấn đề là: Tại sao những người trẻ này lại đem thân vào trường tranh đấu mới.?
Có phải vì họ được giáo dục và trưởng thành trong một môi trường đầy nhân bản. Họ hiểu được thế nào là Tự Do, thế nào là Dân Chủ, thế nào là nhân bản, thế nào là Nhân Quyền. Rồi họ hiếu thế nào là cưòng bạo, thế nào là độc tài, áp bức, thế nào là phi dân chủ, mà họ tiến bưóc đấu tranh cho đồng loại?
Có phải vì họ được đào tạo trong Tín Nghĩa. Họ hiểu thế nào là Liêm là Chính. Thế nào là xảo trá, lường gạt, là tham ô, hối lộ, độc ác và thế nào là cướp ngày?
Có phải vì họ được giáo dục trong lẽ thật. Họ hiểu thế nào là công bằng, là bác ái. Thế nào là bất công, thế nào là bóc lột, thế nào là buôn dân bán nước?
Và có phải vì họ thấm nhuần nền văn hóa nhân bản của dân tộc. Hơn thế, họ có những trái tim quảng đại, có bầu nhiệt huyết trào dâng và bằng một vòng tay mở rộng. Họ đã không ngần ngại dấn thân, giơ cao ngọn cờ của dân tộc lên mà tranh đấu cho cuộc sống ấm no của đồng bào ở quê xưa? Hay vì đại nghĩa, vì tự do, vì dân chủ vì nhân quyền và vì dân tộc mà họ bước tới? Nếu họ đã không đi vì mình, nhưng vì xã hội, vì quê hương thì đó chính là ý nghĩa khác biệt của ngọn cờ sau hơn ba mưoi năm, ngày cộng sản nhuộm đỏ toàn cõi Việt Nam.
Nhìn vào cuộc thế trong bước đi của ngày 30-4 hôm nay, anh thấy gì, chị thấy gì, bạn bè thấy chi?
Tôi tin rằng khi thấy những bước đi anh dũng của các bạn trang lứa từ hải ngoại và sau những ngày giao tiếp với thế giới bên ngoài, dù chỉ qua bàn máy tính, những người trẻ ở trog nước sẽ tự mặc cho mình tư duy mới. Họ sẽ có được cái nhìn rõ nét và trong sáng hơn theo nhịp bước của những ngưòi đồng trang lứa nơi hải ngoại. Họ sẽ nhìn ra được những ruồi trâu đang tàn phá quê hương Việt. Họ sẽ nhìn thấy thảm cảnh Văn Hóa của Việt Nam đang bị những ngụy chứng “Macle Maoho” xoáy mòn luân lý đạo đức. Họ sẽ nhìn ra được cái tai họa của dân tộc khi nên Văn Hóa Nhân Bản, Bao Dung của chủng tộc Việt bị phá sản. Họ cũng sẽ nhìn ra được một cuộc tầu hóa trên đất Việt từ phương bắc. Và sự nhận thức ấy chính là động cơ làm thức tỉnh lòng họ. Và từ một định đề, cùng nhau đổi mới quê hương. Họ ngại gì khi nhìn sang và cùng nắm lấy tay các bạn đồng trang lứa ở hải ngoại để cùng nhau lo cho quê hương. Như thế, Việt Nam mới có bước hưng thịnh.
Phần chúng ta thì sao. ( tôi muốn nói đến thế hệ cha, anh)Trâu chết để da, người ta chết để tiếng. Nếu như biết sức đã cùng, lực đã kiệt, không thể làm gì hơn được nữa thì ít ra nên giữ im lặng. Hay tích cực hỗ trợ cho lớp trẻ ngày nay tiến lên, hơn là bày vẽ ra những tổ này, chức khác. Bởi lẽ, theo cái nhìn thiển cận của tôi ( có thể không đúng) là: Càng vẽ hươu thì chỉ thấy rừng trút lá và thấy ngày rất ngắn. Và sẽ chẳng có niềm vui trong cảnh hoàng hôn.
Theo đó, ngoại trừ niềm tin và sức sống của lớp người trẻ hôm nay, thật khó có thể tìm được lực đẩy có khả năng mang lại Tự Do, Dân Chủ và Công Lý cho quê hương trong ngày mai. Bởi lẽ, lòng họ sạch, trí họ sáng, lực thì dồi dào, bụng không hám danh, quyền tước lợi lộc, lòng không tư vướng hận thù. Bấy nhiêu điều đã qúa đủ để những lớp đàn anh còn phục chí, phải khuất phục mà hỗ trợ cho những bước đi của tuổi trẻ. Có thế, may ra ý nguyện của cả dân tộc mới có cơ thực hiện. Trái lại, lớp tre gìa cũng khó cưỡng lại định luật của thòi gian. Nghĩa địa ngoại có thêm nhiều ngưòi tên Việt và quê nhà cũng không có một điều gì mới mẻ hơn!
Bảo Giang
ngày Quốc Hận 30-4