(Michelle Bauman, CNA / EWTN News) - 43 giáo phận và tổ chức Công giáo khắp nước đã đồng loạt công bố nộp đơn kiện chính phủ liên bang vi phạm tự do tôn giáo và chống lại những luật lệ tránh thai của chính quyền Obama.
Những công bố trên được Đức Hồng Y Timothy M. Dolan của New York, chủ tịch của Hội đồng các Giám mục Công giáo Hoa Kỳ, nhiệt liệt hoan nghênh, gọi đó là "một bằng chứng hùng hồn của sự hiệp nhất của Giáo Hội trong việc bảo vệ tự do tôn giáo."
"Chúng tôi đã cố gắng đàm phán với chính quyền và đề nghị những luật lệ với Quốc hội - chúng tôi vẫn tiếp tục con đường đó - nhưng tới nay vẫn chưa có dấu hiệu sửa chữa nào."
ĐHY giải thích qua một tuyên bố ngày 21 Tháng 5 rằng "Thời gian không còn nhiều nữa, và những cơ sở mục vụ giá trị và các quyền cơ bản của chúng tôi đã bị xô đẩy vào một tình huống bấp bênh, vì vậy chúng tôi phải tìm đến Toà án."
Hội Đồng giám mục không trực tiếp là nguyên đơn của các vụ kiện, nhưng là nhiều giáo phận ở khắp nước.
Đức Hồng Y Dolan ca ngợi những hành động đó là "dũng cảm" là "một chứng tỏ tuyệt vời của sự đa dạng về những mục vụ của Giáo Hội đang phục vụ lợi ích chung, những mục vụ đó đang bị hủy hoại vì sắc lệnh Y tế. "
Các đơn kiện tranh luận rằng sắc lệnh y tế liên bang ban hành bởi chính quyền của Tổng thống Obama vi phạm tự do tôn giáo cơ bản của các tổ chức Công Giáo. Sắc lệnh gây tranh cãi đó đòi hỏi những chủ nhân lao động phải cung cấp kế hoạch bảo hiểm y tế bao gồm các biện pháp tránh thai, triệt sản và phá thai, ngay cả khi làm như vậy vi phạm lương tâm của họ.
Sắc lênh đã bị mọi giám mục trong tất cả các giáo phận Hoa Kỳ chỉ trích nặng nề và cảnh báo rằng các quy định có thể buộc các trường, bệnh viện và các cơ quan từ thiện Công giáo trên khắp nước phải đóng cửa.
Ít nhất có 11 vụ kiện chống lại sắc luật đã được nộp bởi các tiểu bang, trường cao đẳng, người sử dụng lao động tư nhân và các tổ chức trên khắp nước Mỹ
Bây giờ, 12 vụ kiện mới được khởi sự bởi 43 giáo phận, bệnh viện, trường học và các cơ sở mục vụ, 12 vụ kiện đó được nộp tới hàng tá cơ quan pháp lý khác nhau ở nhiếu nơi trên khắp nước Mỹ.
Tổng giáo phận New York, St Louis và Washington, DC, là những nguyên đơn của một vụ kiện riêng biệt, một vụ kiện khác do các tổ chức từ thiện Công giáo Catholic Charities cuả các giáo phận và các nhóm xuất bản Công Giáo Our Sunday Visitor. Những giáo phận khác nộp đơn kiện gồm có, Rockville Centre, Pittsburgh, Dallas, Fort Worth, Jackson, Biloxi, Fort Wayne-South Bend, Joliet, và Springfield, Ill - mỗi giáo phận nộp đơn kiện riêng tới các toà án tương ứng trong địa bàn của tòa án liên bang.
Tờ báo "OSV Newsweekly" giải thích rằng họ "tự hào đứng chung với các đồng nghiệp Công giáo và với các giám mục trong việc chống lại thách thức này".
Tờ báo kêu gọi độc giả hỗ trợ nỗ lực này, cho dù "bất cứ điều hy sinh nào chúng ta phải chịu và bất cứ điều thách thức nào chúng ta phải gánh vác, chúng ta chỉ làm nhiệm vụ của những công dân Mỹ thực hành đức tin của chúng ta trong quảng trường công cộng."
Tờ báo nhắc lại tinh thần của người sáng lập Our Sunday Visitor’s là linh mục John Noll đã "chống lại sức mạnh của nhóm Ku Klux Klan, khi chúng còn là một lực lượng chính trị hùng mạnh."
"đó là tinh thần dũng cảm mà chúng tôi noi theo khi chúng tôi tham gia vào cuộc đấu tranh tuyệt vời ngày hôm nay."
Nhiều trường đại học Công giáo khắp nước cũng tham gia vào vụ kiện, bao gồm Trường Đại học Công Giáo Hoa Kỳ, Đại học Notre Dame và Đại học Phanxicô ở Steubenville.
Cha John Jenkins, dòng Tên, viện trưởng cuả Notre Dame cho biết vụ kiện đã được nộp "không lơ là và cũng không vui vẻ, nhưng với quyết tâm tỉnh táo".
"Chúng tôi không tìm cách áp đặt tín ngưỡng của chúng tôi trên người khác," ngài giải thích trong một email tới các nhân viên Notre Dame.
Thay vào đó, ngài giải thích, "chúng tôi chỉ đơn giản yêu cầu Chính phủ không áp đặt các giá trị của họ vào Đại học khi những giá trị đó xung đột với giáo lý của chúng tôi."
Theo Cha. Jenkins, các vụ kiện nhắm vào mục đích "đòi sự tự do cho một tổ chức tôn giáo để sống sứ mệnh của mình, và ý nghĩa của sứ mệnh này thì vượt lên trên bất kỳ cuộc tranh luận nào về biện pháp tránh thai."
Ngài cảnh báo rằng khi chính phủ quyết định "tổ chức tôn giáo nào mới đủ tôn giáo để được trao tặng sự tự do theo đuổi các nguyên tắc xác định nhiệm vụ của họ," thì quốc gia đã bắt đầu đi xuống một con đường dẫn đến "sự kết thúc của các tổ chức tôn giáo thực sự, mà chỉ còn là những cái tên mà thôi.”
Những công bố trên được Đức Hồng Y Timothy M. Dolan của New York, chủ tịch của Hội đồng các Giám mục Công giáo Hoa Kỳ, nhiệt liệt hoan nghênh, gọi đó là "một bằng chứng hùng hồn của sự hiệp nhất của Giáo Hội trong việc bảo vệ tự do tôn giáo."
"Chúng tôi đã cố gắng đàm phán với chính quyền và đề nghị những luật lệ với Quốc hội - chúng tôi vẫn tiếp tục con đường đó - nhưng tới nay vẫn chưa có dấu hiệu sửa chữa nào."
ĐHY giải thích qua một tuyên bố ngày 21 Tháng 5 rằng "Thời gian không còn nhiều nữa, và những cơ sở mục vụ giá trị và các quyền cơ bản của chúng tôi đã bị xô đẩy vào một tình huống bấp bênh, vì vậy chúng tôi phải tìm đến Toà án."
Hội Đồng giám mục không trực tiếp là nguyên đơn của các vụ kiện, nhưng là nhiều giáo phận ở khắp nước.
Đức Hồng Y Dolan ca ngợi những hành động đó là "dũng cảm" là "một chứng tỏ tuyệt vời của sự đa dạng về những mục vụ của Giáo Hội đang phục vụ lợi ích chung, những mục vụ đó đang bị hủy hoại vì sắc lệnh Y tế. "
Các đơn kiện tranh luận rằng sắc lệnh y tế liên bang ban hành bởi chính quyền của Tổng thống Obama vi phạm tự do tôn giáo cơ bản của các tổ chức Công Giáo. Sắc lệnh gây tranh cãi đó đòi hỏi những chủ nhân lao động phải cung cấp kế hoạch bảo hiểm y tế bao gồm các biện pháp tránh thai, triệt sản và phá thai, ngay cả khi làm như vậy vi phạm lương tâm của họ.
Sắc lênh đã bị mọi giám mục trong tất cả các giáo phận Hoa Kỳ chỉ trích nặng nề và cảnh báo rằng các quy định có thể buộc các trường, bệnh viện và các cơ quan từ thiện Công giáo trên khắp nước phải đóng cửa.
Ít nhất có 11 vụ kiện chống lại sắc luật đã được nộp bởi các tiểu bang, trường cao đẳng, người sử dụng lao động tư nhân và các tổ chức trên khắp nước Mỹ
Bây giờ, 12 vụ kiện mới được khởi sự bởi 43 giáo phận, bệnh viện, trường học và các cơ sở mục vụ, 12 vụ kiện đó được nộp tới hàng tá cơ quan pháp lý khác nhau ở nhiếu nơi trên khắp nước Mỹ.
Tổng giáo phận New York, St Louis và Washington, DC, là những nguyên đơn của một vụ kiện riêng biệt, một vụ kiện khác do các tổ chức từ thiện Công giáo Catholic Charities cuả các giáo phận và các nhóm xuất bản Công Giáo Our Sunday Visitor. Những giáo phận khác nộp đơn kiện gồm có, Rockville Centre, Pittsburgh, Dallas, Fort Worth, Jackson, Biloxi, Fort Wayne-South Bend, Joliet, và Springfield, Ill - mỗi giáo phận nộp đơn kiện riêng tới các toà án tương ứng trong địa bàn của tòa án liên bang.
Tờ báo "OSV Newsweekly" giải thích rằng họ "tự hào đứng chung với các đồng nghiệp Công giáo và với các giám mục trong việc chống lại thách thức này".
Tờ báo kêu gọi độc giả hỗ trợ nỗ lực này, cho dù "bất cứ điều hy sinh nào chúng ta phải chịu và bất cứ điều thách thức nào chúng ta phải gánh vác, chúng ta chỉ làm nhiệm vụ của những công dân Mỹ thực hành đức tin của chúng ta trong quảng trường công cộng."
Tờ báo nhắc lại tinh thần của người sáng lập Our Sunday Visitor’s là linh mục John Noll đã "chống lại sức mạnh của nhóm Ku Klux Klan, khi chúng còn là một lực lượng chính trị hùng mạnh."
"đó là tinh thần dũng cảm mà chúng tôi noi theo khi chúng tôi tham gia vào cuộc đấu tranh tuyệt vời ngày hôm nay."
Nhiều trường đại học Công giáo khắp nước cũng tham gia vào vụ kiện, bao gồm Trường Đại học Công Giáo Hoa Kỳ, Đại học Notre Dame và Đại học Phanxicô ở Steubenville.
Cha John Jenkins, dòng Tên, viện trưởng cuả Notre Dame cho biết vụ kiện đã được nộp "không lơ là và cũng không vui vẻ, nhưng với quyết tâm tỉnh táo".
"Chúng tôi không tìm cách áp đặt tín ngưỡng của chúng tôi trên người khác," ngài giải thích trong một email tới các nhân viên Notre Dame.
Thay vào đó, ngài giải thích, "chúng tôi chỉ đơn giản yêu cầu Chính phủ không áp đặt các giá trị của họ vào Đại học khi những giá trị đó xung đột với giáo lý của chúng tôi."
Theo Cha. Jenkins, các vụ kiện nhắm vào mục đích "đòi sự tự do cho một tổ chức tôn giáo để sống sứ mệnh của mình, và ý nghĩa của sứ mệnh này thì vượt lên trên bất kỳ cuộc tranh luận nào về biện pháp tránh thai."
Ngài cảnh báo rằng khi chính phủ quyết định "tổ chức tôn giáo nào mới đủ tôn giáo để được trao tặng sự tự do theo đuổi các nguyên tắc xác định nhiệm vụ của họ," thì quốc gia đã bắt đầu đi xuống một con đường dẫn đến "sự kết thúc của các tổ chức tôn giáo thực sự, mà chỉ còn là những cái tên mà thôi.”