Thánh lễ khai mạc Đại hội Công giáo Việt Nam kỳ thứ 36 tại cộng hòa liên bang Đức
Chủ đề: Lòng Chúa Thương Xót qua Bí Tích Hòa Giải
Aschaffenburg - Đại Hội CGVN kỳ thứ 36 tại Đức với chủ đề: “ Lòng Chúa Thương Xót qua Bí Tích Hòa Giải ” đã được tổ chức vào dịp đại lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống từ ngày thứ bẩy 26.5 đến ngày thứ hai 28.5.2012, tại trung tâm huấn nghệ và hội trường rộng lớn của thành phố Aschaffenburg, khoảng 40 cây số cách thành phố Frankfurt. Đây là Đại Hội kỳ thứ 36 năm 2012 ghi dấu 37 năm tỵ nạn.
Xem hình ảnh Rước kiệu và Thánh lễ
Xem hình ảnh Văn nghệ
Chủ đề: “ Lòng Chúa Thương Xót qua Bí Tích Hòa Giải ” được ghi bằng chữ đỏ thắm ngay dưới bức tranh chính của Đại Hội treo ở trên lễ đài, sau bàn thờ. Bước vào hội trường, ai ai cũng cảm thấy cuốn hút trước chân dung Lòng Chúa Thương Xót, bên cạnh là hoạ ảnh người cha nhân lành đang ôm đứa con hoang trở về.
Trong bài diễn văn chào mừng và khai mạc Đại Hội kỳ thứ 36, ông Phùng Khải Tuấn, chủ tịch Liên Đoàn CGVN tại Đức, đã thay mặt toàn Ban Chấp Hành Liên Đoàn và Ban Tổ Chức Đại Hội chào mừng các linh mục trong Tuyên Uý đoàn và toàn thể các tín hữu thuộc10 cộng đoàn Công giáo Việt Nam tại Đức. Ông cũng chào mừng quý linh mục, nam nữ tu sĩ tại Đức và từ các nước khác. Đại hội cùng vui mừng chào đón đông đảo các tham dự viên đến từ các nước khác. Đặc biệt chào mừng cha Phanxicoo Hồ Ngọc Thỉnh, thuyết trình viên chính và chào mừng thầy phó tế Vinh sơn Nguyễn Công Trứ, phó tế vĩnh viễn tiên khởi của cộng đồng CGVN tại Đức.
Sau đây là nguyên văn bài diễn văn chào mừng Đại hội CG kỳ thứ 36 của ông chủ tịch Liên Đoàn:
“Hàng năm chúng ta tụ họp về đây, trước hết để mừng kính đại lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống. Và cũng để cùng nhau sống và tuyên xưng niềm tin Công giáo. Sau đó, ba ngày Đại hội cũng là cơ hội thuận tiện cho những gặp gỡ nhau trong tương quan liên đới tình người đồng hương Việt nam ở nước Đức.
Trong niềm vui mừng ngày đại lễ Kính Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống Đại Hội Công giáo Việt Nam tại Đức xin chào mừng:
1. Các Cộng đoàn Công giáo vùng Đức Ông Antôn Huỳnh văn Lộ.
2. Các Cộng đoàn giáo xứ các Thánh tử đạo Việt Nam vùng Cha Stephanô Bùi thượng Lưu.
3. Các Cộng đoàn giáo xứ Nữ vương Hòa Bình vùng Cha Thoma Lê thanh Liêm.
4. Các Cộng đoàn vùng Cha Vincentê Trần văn Bằng
5. Các Cộng đoàn vùng Cha Gioan Bosco Nguyễn hữu Thy
6. Cộng đoàn thủ đô Berlin cùng với hai Cha tuyên úy Antôn Đỗ ngọc Hà và Cha Stephan Täubner.
7. Các Cộng đoàn vùng Cha Phaolô Phạm văn Tuấn.
8. Các Cộng đoàn liên giáo phận Münster&Osnabrück vùng cha Giuse Huỳnh công Hạnh.
9. Các Cộng đoàn Cộng đồng Paderborn và Essen vùng Cha Phanxicô Nguyễn ngọc Thủy.
10. Các Cộng đoàn trong Giáo đoàn liên giáo phận vùng cha Đaminh Nguyễn ngọc Long
Qúy vị đã cùng chung tay tổ chức và tham dự ba ngày đại hội mừng kính đại lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống tại Aschaffenburg.
Và cùng với toàn thể Đại Hội, chúng con xin chào mừng Đức Ông, qúy Cha Tuyên úy, qúy Cha khách, qúy nam nữ Tu sĩ, qúy Ông Bà Anh Chị Em từ các nước lân bang cũng như qúy Ông Bà Anh Chị Em đã từ quê hương Việt nam cùng đến tham dự với Đại Hội chúng con hôm nay.
Đại Hội chúng con hân hoan chào mừng Cha Phanxicô Hồ ngọc Thỉnh.
Năm nay Cha đến không chỉ cùng chúng con mừng lễ và tham dự đại hội nhưng cha còn chia sẻ và hướng dẫn linh đạo cho Đại hội theo chủ đề: „Lòng Chúa thương xót qua Bí tích Hòa giải“ để chúng con được tìm hiểu và sống tích cực trong mầu nhiệm Bí tích lòng Chúa thương xót. Vì đây chính là nếp sống Đức tin căn bản của người Công giáo Chúa Giêsu Kitô. Cùng với toàn thể Đại hội, chúng con xin chân thành cám ơn Cha.
Chúng ta cùng chào mừng Thầy Vinh Sơn Nguyễn công Trứ,vùng cha Giuse Huỳnh công Hạnh, Thầy là người Việt đầu tiên đã được trao tác vụ phó tế vĩnh viễn. Đây là niềm vinh dự lớn lao cho cộng đồng Công giáo Việt nam tại Đức
Kính thưa Đại hội,
Hàng năm chúng ta tụ họp về đây (trong những ngày lễ này), trước hết để mừng kính đại lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống. Và cũng để cùng nhau sống và tuyên xưng niềm tin Công giáo. Sau đó, ba ngày Đại hội cũng là cơ hội thuận tiện cho những gặp gỡ nhau trong tương quan liên đới tình người đồng hương Việt nam ở nước Đức.
Trong giây phút này, chúng ta không quên hướng lòng mình về quê hương tổ quốc Việt Nam thân yêu với lòng biết ơn sâu thẳm, cùng lòng thành tâm cầu nguyện cho quê hương đất nước được an bình, cho các tiền nhân đã góp công, góp sức hy sinh dựng nước và bảo vệ tổ quốc: cho mọi người con dân đất Việt luôn có cuộc sống an cư lạc nghiệp ở trong nước cũng như đang sinh sống khắp nơi trên toàn thế giới.
Trong niềm tin tưởng và tín thác vào Thiên chúa, chúng ta cũng nhớ đến và cầu nguyện cho những người không may đã mất trên con đường tìm Tự do, và cho những người đã ra đi trước chúng ta trên xứ lạ quê người.
Xin Ân đức của Đức Chúa Thánh Thần xuống trên Đại Hội, giúp mang lại hoa trái thánh thiện cho ba ngày Đại Hội và đời sống thiêng liêng trong mỗi người chúng ta.
Giờ đây, con xin long trọng khai mạc Đại Hội Công giáo Việt nam tại Đức kỳ thứ 36 với chủ đề „LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT QUA BÍ TÍCH HÒA GIẢI“.
Xin chân thành cám ơn Đại Hội. „
Sau lời tuyên bố khai mạc Đại Hội, tất cả hội trường cùng đứng lên cùng với ca đoàn tổng hợp hát vang lên những lời ca bài hát “Lên đền” của dân thánh Chúa xưa, cùng hân hoan trong cuộc gặp gỡ lần thứ 36. Cùng hiệp thông trong niềm vui hội ngộ trong đức tin. Cùng hiệp thông cầu nguyện cho Giáo Hội và Quê Hương nhân dịp kỷ niệm 37 năm tha hương. Trong tiếng hát nguyện cầu, đoàn thanh thiếu niên đại diện các cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Đức long trọng rước cây nến đại hội, cùng với 7 cây nến và bẩy cờ hiệu biểu tượng cho bẩy hồng ân của Chúa Thánh Thần được đưa lên bàn thờ chính của lễ đài và được treo hai bên lễ đài trong suốt những ngày Đại Hội. Đoàn rước muôn mầu muôn sắc đỏ xanh trắng vàng với cờ Thánh Tâm Chúa Giêsu, cờ Đức Mẹ và cờ Hội Thánh vui mừng tiến vào trong tiếng hát: “Từ muôn phương, ta về đây sánh vai lên đường, đường đưa ta đi lên đền Chúa ta. Lòng hân hoan ta hoà chung tiếng hát nhịp nhàng, vui hát mừng danh Chúa Cứu Độ ta…“
Tiếp đến, Đức Ông Antôn Huỳnh Văn Lộ, Đại diện Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam bên cạnh Hội Đồng Giám Mục Đức đã thay mặt cho Hội Đồng Tuyên Uý và tất cả linh mục tu sĩ Việt Nam tại Đức chào mừng Đại Hội cùng tất cả quý cha, quý nam nữ tu sĩ và anh chị em tín hữu đến từ các cộng đoàn, đặc biệt các bạn trẻ và các em thiếu nhi. Sau đó Đức Ông hướng toàn thể Đại Hội về chủ đề “Lòng Chúa Thương Xót qua Bí Tích Hòa Giải “, đặc biệt nhấn mạnh khía cạnh: Lòng Thương Xót của Chúa nhưng không được bỏ qua sự công minh chính trực của Thiên Chúa Tình Thương:
“Kính thưa quý Cha, quý Tu Sĩ nam nữ, Ông Bà Anh Chị Em,
Con đặc biệt chào mừng Cha Phanxicô Hồ Ngọc Thỉnh sẽ hướng dẫn đề tài của Ðại Hội và Thầy Vinh Sơn Nguyễn Công Trứ, phó tế vĩnh viễn đầu tiên của Cộng Ðồng Công Giáo Việt Nam tị nạn tại Ðức, được thụ phong phó tế vào tháng 11 năm 2011 để phục vụ giáo phận Münster.
Con chào mừng quý Cha, quý Tu Sĩ đến từ các nước cũng như đang tu học hay hoạt động tại Ðức.
Tôi chào mừng Anh Chị Em đến từ các nước đã không ngại đường xa đến đây sống niềm tin với Cộng Ðồng Công Giáo Việt Nam tại Ðức trong những ngày nầy.
Tôi chào mừng Ban Tổ Chức Ðại Hội, Ban Chấp Hành Liên Ðoàn Công Giáo, Ban Tư Vấn, các Ban Ðại Diện Vùng và các Ban Ðại Diện Cộng Ðoàn, các Hội Ðoàn, Anh Chị Chị Em tại Ðức.
Ðại Hội Công Giáo tạo cơ hội cho các cuộc gặp gỡ, đem lại niềm vui cho mọi người, đồng thời bầu khí của Ðại Hội đem lại sức sống, là nguồn lực cho niềm tin, cho đời sống đạo của chúng ta.
"Lòng Chúa thương xót qua bí tích hòa giải", để tài của Ðại Hội có một ý nghĩa đặc biệt, mời gọi mỗi người chúng ta dành một ít suy tư trong những ngày nầy. Khi nói đến lòng Chúa thương xót là mặc nhiên thừa nhận con người có lỗi lầm và thiếu sót.
Thế nhưng ngày nay chúng ta chỉ nghĩ đến lòng Chúa nhân hậu và quên đi công lý của Ngài. Ðây là một thái độ không đúng và có thể nói là vô trách nhiệm, có ảnh hưởng lớn lao đến tương quan xã hội giữa con người với nhau. Con người ngày nay dễ làm những điều không tốt, bất chính, gây thiệt hại cho người khác, song lại dửng dưng, nhất là khi Chúa chưa muốn tỏ ra sự công minh của Ngài ở đời nầy.
Thiên Chúa của niềm tin chúng ta là Thiên Chúa nhân hậu, đồng thời công bằng. Chúng ta có thể hiểu: nhân hậu mà không công minh có thể đưa tới lạm dụng và bất công. Công minh mà không có lòng thương xót sẽ đưa tới khắc nghiệt, đi ngược lại lòng nhân hậu.
Tôi tin rằng thuyết trình viên của Ðại Hội sẽ khai triển sâu rộng đề tài, giúp chúng ta có được một cái nhìn chính xác, minh bạch về lòng Chúa thương xót, để chúng ta biết sống đạo tốt theo thánh ý Chúa, chứ không theo ý muốn riêng của chúng ta.“
Sau nghi thức khai mạc là thánh lễ khai mạc Đại Hội, lễ vọng Chúa Thánh Thần do cha Phanxicô Hồ Ngọc Thỉnh chủ tế cùng với các linh mục tuyên úy và quý cha khách. Tất cả có 16 linh mục hiện diện trong lễ khai mạc Đại Hội. Trong lời chào mừng đầu lễ, cha chủ tế nói lên niềm vui và vinh dự được đến tham dự Đại Hội. Ngài vui mừng được lập lại câu ca dao: “Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn“ diễn tả niềm vui được tái ngộ cộng đoàn CGVN tại Đức. Trong tâm tình một người con của giáo hội Đức, của cộng đoàn CGVN tại Đức, vì từ hơn 30 năm phục vụ trong giáo xứ Đức trong vai trò quản xứ, bôn ba nhiều nơi trên thế giới, nay trong những thời gian hưu dưỡng, lại có dịp được phục vụ cộng đồng.
Trong bài giảng, cha chủ tế đã diễn giảng chủ đề: “Chúa Thánh Thần mở cửa vào Lòng Chúa Thương Xót“. Với những câu chuyện dí dỏm, cha đã giúp các tham dự viên mở trí mở lòng đi vào nội dung của chủ đề.
Xin được đăng trọn bài giảng, để các tham dự viên cũng như những người bị ngăn trở không được tham dự đại hội, và tất cả quý độc giả Dân Chúa khắp nơi cùng được dịp chia sẻ và học hỏi bài giảng này (xin mời đọc bài giảng đăng trên trang nhà Danchua.eu:
Sau Thánh Lễ, hàng trăm bạn trẻ đã tụ họp đông đảo cùng với cha Tôma Lê Thanh Liêm và các huynh trưởng của đoàn Thanh Niên Công Giáo Việt Nam tại Đức hăng say tham gia sinh hoạt qua sự điều hợp của các anh Tạ anh Dũng và Đào Trọng Anh: cùng nhau hát các bài thánh ca, những lời cầu nguyện, các trò chơi. Các bạn trẻ cũng được hướng dẫn và học hỏi, cùng nhau chia sẻ đề tài đại hội “ Lòng Chúa Thương Xót qua Bí Tích Hòa Giải ”. Đặc biệt các bạn trẻ cũng dành thời gian nhìn lại cuộc sống, xét mình chuẩn bị tâm hồn và nhiều bạn trẻ đã đến lãnh nhận bí tích hoà giải với 4 linh mục hiện diện: Cha Liêm, cha Lê Phan, cha Hạnh và cha Lưu.
Theo truyền thống của Đại Hội từ mấy năm qua, giờ Chầu Thánh Thể theo chủ đề của Đại Hội và đền tạ Đức Mẹ, nhân dịp kỷ niệm 95 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima kêu mời giáo hội ăn năn cải thiện đời sống, năng lần hạt Mân Côi và tôn sùng Mẫu Tâm. Giờ chầu Thánh Thể do cha Đominicô Nguyễn Ngọc Long hướng dẫn với sự cộng tác của hội các bà mẹ Công Giáo.
Năm nay, khu hành lang hội trường được trang trí thành một nhà nguyện, giúp cho các tham dự viên cảm nghiệm rõ ràng bầu khí trang nghiêm. Trung tâm điểm của nguyện đường là “Gian cung thánh” với bàn thờ và nhà tạm để đặt Mình Thánh Chúa, với bức ảnh lớn “Lòng Chúa Thương Xót” và tượng Đức Mẹ Fatima. Ngoài ra còn có hoa nến rực rỡ muôn mầu. Ban tổ chức cũng giúp tăng cường thêm ánh sáng để các tham dự viên có thể hát và cùng đọc các lời kinh nguyện.
Hơn bốn trăm anh chị em đã sốt sắng đến tham dự. Sau khi đặt Mình Thánh Chúa, giáo dân cung kính quỳ gối thờ lậy Chúa qua các bài hát: Lòng Chúa ái tuất, Giêsu chúng con tới đây sấp mình. Xen giữa hai bài hát là những lời nguyện thờ lậy Chúa đang thực sự hiện diện.
Tiếp đến, giáo dân đã sốt sắng lần chuỗi kính Lòng Chúa Thương Xót. Sau đó là kinh cầu chúc tụng Lòng Thương Xót của Chúa. Cùng với 50 chục ngọn nến được thắp sáng trên bàn thờ, tất cả cộng đoàn cung kính thờ lậy và hết lòng khẩn nguyện hiệp thông trong bẩy lời khẩn nguyện kính dâng lên Chúa Thánh Thể:
1. Kính lạy lòng thương xót Chúa là suối nguồn đức tin, chúng con xin dâng những lời kinh tiếng hát chiều hôm nay, cùng với ánh sáng những cây nến lòng kính mến Chúa của chúng con cho Hội Thánh Chúa ở trần gian.
Xin Chúa Thánh Thần hướng dẫn Hội thánh Chúa ở trần gian trong nhiệm vụ rao giảng làm chứng cho tình yêu Chúa giữa con người.
2. Kính lạy lòng thương xót Chúa là suối nguồn sự bình an, chúng con xin dâng những lời kinh tiếng hát chiều hôm nay, cùng với ánh sáng những cây nến lòng biết ơn của chúng con cho cội nguồn đời sống chúng con.
Xin Chúa Thánh Thần ban ân đức chúc lành cho quê hương tổ quốc Việt Nam chúng con, cho gia đình ông bà cha mẹ, con cháu chúng con.
3. Kính lạy lòng thương xót Chúa là suối nguồn niềm hy vọng, chúng con xin dâng những lời kinh tiếng hát chiều hôm nay, cùng với ánh sáng những cây nến lòng cậy trông của chúng con cho mọi người khi sống trong thất vọng lo âu, sống trong đau khổ vì chiến tranh loạn lạc nghèo túng.
Xin Chúa Thánh Thần ban ân đức trợ giúp an ủi tinh thần đời sống họ đứng vững trước những nghịch cảnh của đời sống.
4. Kính lạy lòng thương xót Chúa là suối nguồn mọi linh dược, chữa lành những vết thương tâm hồn cũng như thể xác con người. Chúng con xin dâng những lời kinh tiếng hát chiều hôm nay, cùng với ánh sáng những cây nến nguyện cầu của cho bản thân hay đau yếu chúng con, cùng cho mọi người đang sống trong đau yếu bệnh tật.
Xin Chúa Thánh Thần ban ân đức chữa lành những vết thương đau khổ phần hồn cũng như phần thân xác, mà con người chúng con hay mắc vào.
5. Kính lạy lòng thương xót Chúa là suối nguồn tình yêu thương. Chúng con xin dâng những lời kinh tiếng hát chiều hôm nay, cùng với ánh sáng những cây nến tình liên đới cho các gia đình, cho những bạn trẻ thanh niên nam nữ đang sắp sửa lập gia đình.
Xin Chúa Thánh Thần ban ân đức soi sáng trợ giúp các cha mẹ trong việc dậy dỗ tạo tào con cái mình, và các bạn trẻ tìm nhận ra con đường tốt giúp ích cho đời sống hôn nhân.
6. Kính lạy lòng thương xót Chúa là suối nguồn ơn Kêu Gọi. Chúng con xin dâng những lời kinh tiếng hát chiều hôm nay, cùng với ánh sáng những cây nến lòng trung thành với ơn kêu gọi cho tất cả mọi người đã nghe tiếng Chúa chọn sống đời tận hiến cho Chúa và Hội Thánh.
Xin Chúa Thánh Thần ban ân đức giúp họ sống gìn giữ niềm vui phấn khởi với ơn kêu gọi đã chọn, cùng luôn lấy Chúa làm gia sản đời mình.
7. Kính lạy lòng thương xót Chúa là suối nguồn sự sống, chúng con xin dâng những lời kinh tiếng hát chiều hôm nay, cùng với ánh sáng những cây nến lòng than khóc tưởng nhớ cho những người thân yêu của chúng con đã được Chúa gọi trở về đời sau, và tất cả mọi người đã qua đời.
Xin Chúa Thánh Thần thổi hơi sức sống cho họ được cùng sống lại với Chúa Giêsu Kitô trên thiên đàng.
Sau đó, trong giờ hát kinh cầu Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, tất cả các tham dự viên, mỗi người dâng lên một đoá hồng tươi, tượng trưng cho đoá hoa lòng, cho tình con thảo, kính dâng Mẹ trong tháng hoa, theo tập tục của giáo hội tại Việt Nam. Cùng hiệp thông cầu nguyện cho Quê Hương và Giáo Hội Việt Nam.
Giờ Chầu Thánh Thể được kết thưc với bài hát „Này con là đá“ cầu nguyện cho Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, bài hát „Đây Nhiệm Tích“ và Phép Lành Mình Thánh.
Kết thúc giờ Chầu Thánh Thể, toàn thể cùng hát bài Sống Gần Mẹ. Sau giờ đền tạ, nhiều người còn ở lại chầu Thánh Thể Chúa cho tới tận đêm khuya. (Xin xem Giờ Chầu Thánh Thể do linh mục Đamonh Nguyễn Ngọc Long soạn và chủ sự đăng trong trang nhà DANCHUA.eu)
Xin đón đọc bản tin Đại lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, cao điểm của đại hội CGVN tại Đức và ngày bế mạc Đại Hội. (bản tin của Phước Nam - Dân Chúa Âu Châu)
Đại Hội CGVN tại Đức kỳ thứ 36 Đại Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống
Cao điểm của Đại Hội CGVN tại Đức kỳ thứ 36
Chủ đề: Lòng Chúa Thương Xót qua Bí Tích Hòa Giải
Hồng ân Thiên Chúa bao la, muôn đời con sẽ ngợi ca ơn Người.
Có lẽ đó là tiếng reo cảm tạ vang vọng trong mọi tâm hồn của hơn bốn ngàn tham dự viên có mặt tại những ngày đại hội hồng phúc này.
Hoa trái phong phú nhất của đại hội là hàng ngàn tham dự viên già trẻ đã sốt sắng dìm mình vào biển cả của Lòng Thương Xót hải hà của Chúa qua bí tích Hòa Giải. Tất cả các linh mục tuyên úy và quý cha khách về tham dự Đại Hội đã sẵn sàng đón tiếp các hối nhân chung quanh hội trường chính trong mấy ngày đại hội.
Trước thánh lễ, vào khoảng 9g15 Chúa Nhật 27.5.2012, tại hội trường chính, thay vì giờ thuyết trình về chủ đề Đại Hội như mọi năm, cha Phanxicô Hồ Ngọc Thỉnh đã chủ sự nghi thức thống hối, chuẩn bị tín hữu lãnh nhận bí tích Hòa Giải trước đại lễ Chúa Thánh Thần. Cha đã khai triển chủ đề “Đi Trệch Đường Rầy“ để giúp hàng ngàn tham dự viên học hỏi sứ điệp Tình Thương bao la của Thiên Chúa đã mặc khải cho Thánh nữ Faustina để dẫn dắt các tâm hồn đến tận thẳm sâu của “Lòng Chúa Thương Xót trong Bí Tích Hoà Giải“.
Cha chủ sự đã giải thích ý nghĩa “Hình ảnh của Đấng Cứu Độ nhân từ khi Ngài hiện ra với thánh nữ Faustina trong vinh quang phục sinh. Trong hình ảnh này, Chúa Giêsu đặt tay trái nơi Thánh Tâm Ngài, nơi Máu và Nước vọt ra thành hai tia sáng chữa lành và thương xót dành cho chúng ta. Trong khi đó, Ngài nâng tay phải lên chúc lành, ban bình an, ban Thánh Thần, và tha thứ cho chúng ta, Ngài chúc lành cho chúng ta bằng LTX“
Cha cũng mượn lời của thánh nữ để bắt đầu GiỜ THỐNG HỐI - để giúp những ai muốn dọn mình xưng tội hầu có thể tận hưởng LTX của Chúa trong dịp ĐH này:
"Con hãy viết và hãy nói về LTX của Ta. Hãy nói cho các linh hồn biết rằng họ sẽ tìm thấy sự khuây khỏa ở đâu; đó là ở tòa Thương Xót [Phép Giải Tội]. Ở đó phép lạ cả thể nhất xảy ra và được tái diễn không ngừng. Để lãnh nhận phép lạ này, không cần các cuộc đại hành hương hay cử hành những nghi thức bề ngoài; điều thiết yếu là lấy đức tin mà đến quỳ dưới chân vị đại diện của Cha (LM, cha giải tội) và tỏ lộ cho ngài sự đau đớn của mình, và phép lạ LTX sẽ được biểu lộ đầy đủ. Ôi, đáng thương thay những linh hồn không biết lợi dụng phép lạ Thương Xót này của Thiên Chúa! Các người sẽ kêu cứu vô ích, vì quá trễ!" (Nhật Ký, 1448). Nói cách khác phép giải tội, ơn Hòa Giải là quà tặng của LCTX ban cho các hối nhân.
Sau lễ Nghi Thống Hối, hàng ngàn tham dự viên già trẻ đã sốt sắng dìm mình vào biển cả của Lòng Thương Xót hải hà của Chúa qua bí tích Hòa Giải. 18 linh mục hiện diện đã sẵn sàng đón tiếp các hối nhân chung quanh hội trường chính không những trước đại lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, trong giờ chầu Thánh Thể buổi chiều mà suốt mấy ngày đại hội, ngay cả chiều thứ bẩy, mấy giờ trước khi khai mạc. Có thể quả quyết không sai lầm rằng hoa trái chính của Đại Hội năm 2012 là ơn hoà giải với Thiên Chúa Tình Thương đã tuôn đổ xuống trên nhiều tâm hồn.
Cao điểm của Đại Hội CGVN kỳ thứ 36 tại Đức năm 2012 chính là Đại Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống do linh mục Phanxicô Hồ Ngọc Thỉnh chủ tế vào 11g15 sáng Chúa Nhật 27.5.2012. Cùng đồng tế có các linh mục tuyên úy, và quý cha khách, tổng cộng 19 linh mục.
Cũng như mọi năm, đông đảo giáo dân từ khắp các cộng đoàn, nhất là các cộng đoàn trong các vùng ở gần địa điểm, đã tụ họp về tham dự thánh lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Ước lượng trên bốn ngàn tín hữu, chưa kể các em thiếu nhi chưa rước lễ lần đầu và mấy trăm em thiếu nhi dâng lễ riêng tại một hội trường nhỏ khác với cha Antôn Đỗ Ngọc Hà, cha Lê Phan và cha Gioan Vũ Chí Thiện dòng Phanxicô.
Cộng đoàn đã tích cực dâng lời ca tiếng hát thật sốt sắng. Cũng như năm ngoái, ban tổ chức đã cho in ấn cuốn cẩm nang của Đại Hội dầy 52 trang, gồm các bài hát và kinh nguyện được sử dụng trong các thánh lễ, trong giờ chầu Thánh Thể, giờ đền tạ Thánh Tâm và Mẫu Tâm và trong cuộc đi kiệu, giúp cho các tham dự viên tích cực góp lời kinh tiếng hát thêm phần sốt sắng. Đặc biệt trong trang bìa một có in hình Logo chính của Đại Hội: Lòng Chúa Thương Xót và trong trang bìa hai in lời giới thiệu về chủ đề và mục đích của đại hội. Trang bìa ba giúp giáo dân hiểu ý nghĩ 7 hồng ân của Chúa Thánh Thần. Trang cuối cẩm nang Đại Hội năm nay dành tóm tắt cuộc đời củaThánh nữ Faustina, thư ký và tông đồ của Lòng Chúa Thương Xót. Tiếc rằng, có nhiều bài hát, vì sao chép quá mờ nhạt, khiến các tham dự viên không thể đọc được để cùng thông công!
Hàng trăm ca viên trong ca đoàn tổng hợp từ các cộng đoàn trên toàn nước Đức đã hòa vang những bài thánh ca Việt Nam nhiều bè thật long trọng và sốt sắng như bài ca nhập lễ: “Hãy đến ta reo mừng“; đáp ca: “Bài ca hiệp nhất“, dâng của lễ: “Tuổi đời dâng hiến“; ca hiệp lễ: “Ca dao tình Chúa và bài „cho con biết yêu thương“ và bài ca kết lễ: “Bài ca tình yêu“. Phải ghi nhận nơi đây bao công lao vất vả của các ca trưởng, các nhạc công và hàng trăm ca viên đã hy sinh nhiều thời giờ để tổng dượt các bài thánh ca trong những ngày Đại Hội. Nhiều tháng trước, sau khi chọn lựa các bài thánh ca, các ca trưởng đã gửi về các cộng đoàn xin tập dượt trước. Đây cũng phải ghi nhận là hoa trái của Đại Hội, thành quả mục vụ trong các cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Đức: vì ý thức sự quan trọng của thánh nhạc trong phụng vụ, nên rất nhiều các thành viên già trẻ thuộc đủ lưa tuổi, cả nam lẫn nữ, trong các cộng đoàn địa phương đã hy sinh công ăn việc làm vất vả tại gia đình, phải lái xe hàng bao chục cây số, dấn thân trong các nhiệm vụ là đoàn trưởng, ca trưởng, ca viên, nhạc công, để giúp cộng đoàn sốt sắng dâng lễ cộng đoàn trong các Chúa Nhật và đại lễ quanh năm.
Trong bài giảng, cha chủ tế đã dựa vào các bài đọc để trình bầy Hồng Ân CHÚA THÁNH THẦN (Xin mời quý vị xem bài giảng Lễ Chúa Thánh Thần đã đăng trong Website DAN CHUA.EU).
Sau Kinh Tin Kính, cộng đoàn Dân Chúa hiện diện đã dâng 7 lời nguyện giáo dân, theo thứ tự của 7 hồng ân của Chúa Thánh Thần, nguyện xin Ngài tuôn đổ xuống các tín hữu, các cộng đoàn và toàn thể giáo hội Việt Nam. Tất cả cùng hiệp thông cầu cho quốc thái dân an trong giai đoạn lịch sử vô cùng nguy biến hiện nay. Trong phần dâng của lễ, các thiếu nữ duyên dáng trong tà áo dài Việt Nam đã dâng lên Chúa các bó hoa muôn sắc, cùng bánh thánh và rượu thánh.
Sau khi rước lễ, mấy trăm em thiếu nhi đã trở lại hội trường để tham dự phần kết thúc đại lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống với cộng đoàn, sau khi đã hoàn tất dâng lễ riêng dành cho các em thiếu nhi do linh mục Antôn Đỗ Ngọc Hà chủ sự với sự cộng tác của hai cha Lê Phan và cha Chí Thiện. Các em đã hát tặng cộng đoàn bài ca Lòng Thương Xót Chúa đúng với chủ đề Đại Hội. Cả cộng đoàn cùng nhiệt liệt vỗ tay hoan hô khích lệ con cháu của mình, tương lai của cộng đoàn.
Đại lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống kết thúc vào khoảng một giờ trưa trong niềm vui gặp gỡ chia sẻ bữa cơm thanh đạm tại phòng ăn hoặc trên công viên và ngay tại nhà đậu xe. Thời tiết nắng ấm khiến lòng người thêm vui tươi phấn khởi. Các quán ăn bên lề Đại Hội với những tô phở, hủ tiếu, bún, và bát chè đông nghẹt khách chiếu cố thưởng thức...
Sau giờ nghỉ ngơi vào buổi trưa, vào lúc 14g30, cha Phanxicô Hồ Ngọc Thỉnh đã thuyết trình tiếp đề tài chính LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT. Bí Tích Hòa Giải là Quà Tặng của LCTX. Trước khi thuyết trình, cha Stêphanô Lưu đã giới thiệu vài nét chính về cha Phanxicô Thỉnh: sinh năm 1944 tại Ba Làng, giáo phận Thanh Hoá. Ngài đã học triết học tại Giáo Hoàng Học Viện Piô X Đà Lạt, sau đó du học bên giáo đô Roma, đậu tiến sĩ văn hoá xã hội. Đã từng cộng tác viên với nguyệt san Dân Chúa qua bút hiệu Cô Đức. Ngài cũng đã được mời thuyết trình trong các đại hội nổi danh của các cộng đông CGVN tại hải ngoại. Ngài cũng là tác giả của nhiều sách. Sau hơn mấy chục năm phục vụ trong nhiệm vụ cha xứ giáo xứ Đức trong giáo phận Bamberg, từ mấy năm qua đã được hưu dưỡng. Nay „ta về ta tắm ao ta“ phục vụ cho đại hội trong tư cách thuyết trình viên chính thức của Đại Hội kỳ thứ 36 với chủ đề: "Lòng Chúa thương Xót“.
Về phía nguyệt san Dân Chúa cũng vui mừng giới thiệu báo Dân Chúa số tháng 5.2012 dành nhiều trang cho chủ đề chính của Đại Hội: Lòng Chúa Thương Xót, nhân dịp kỷ niệm 30 năm nguyệt san Dân Chúa phục vụ các cộng đoàn CGVN tại các nước châu Âu. Đặc biệt giới thiệu cuốn sách bỏ túi ngắn gọn “Mặc khải Lòng Chúa Thương Xót“ do linh mục dòng Chúa Cứu Thế Micae Giuse Nguyễn Trường Luân C.Ss.R. gửi 10.000 cuốn mến tặng Đại hội và các cộng đoàn CGVN tại Đức và các tham dự viên. Ngoài ra ngài còn gửi tặng hàng ngàn tấm ảnh khổ bỏ túi, mặt trước in hình Lòng Chúa Thương Xót, mặt sau in cách thức lần chuỗi Lòng Thương Xót Chúa. Cũng nhân dịp Đại Hội, Dân Chúa cũng mến tặng các tham dự viên và độc giả bức ảnh Lòng Chúa Thương Xót do họa sĩ Vi Vi hoạ theo bức ảnh mẫu bên Ba Lan, được in theo khổ A4 và A6 (sử dụng chung với sách Phụng Ca III). Bức ảnh này được mến tặng cho cộng đồng Công Giáo Việt Nam tại thủ đô London và hiện trưng bầy và được tôn kính trong nhà nguyện của cộng đoàn.
Hoa trái của Chúa Thánh Thần trong đại hội tràn đổ trên khuôn mặt rạng rỡ, tay bắt mặt mừng, những nụ cười thân ái, hăng say chu toàn công tác làm vệ sinh chung, cùng tập hát với ca đoàn tổng hợp…Không biết bao nhiêu trăm người trong đó có nhiều bạn trẻ và nhiều em thiếu nhi cùng với ông bà cha mẹ đã hy sinh những vui chơi giải trí bên ngoài trời đẹp, để đến hội trường chính tham dự giờ chầu Thánh Thể do Cha Giuse Huỳnh Công Hạnh chủ tọa.
Đại hội năm nay cũng dành cho các tham dự viên và các bạn trẻ yêu chuộng thể thao những cuộc tranh tài trên sân cỏ chung quanh hội trường… và các sinh hoạt thiếu nhi thật sống động vui tươi. Trời đẹp và ấm, nên lôi cuốn nhiều khán giả đến ủng hộ gà nhà. Lễ phát giải thưởng khuyến khích cho đội bóng thắng chung kết cũng đã được diễn ra trong chương trình văn nghệ buổi chiều.
Sau cơm chiều, hàng ngàn khán giả đến tham dự đêm trình diễn văn nghệ "cây nhà lá vườn" đầy tình tự mầu sắc dân tộc và quê hương, với sự đóng góp của nhiều nghệ sĩ trẻ tuổi và các em thiếu nhi từ một vài cộng đoàn CGVN tại Đức, đặc biệt các thanh thiếu niên và thiếu nhi của hai cộng đoàn Thánh Gia thủ đô Bá Linh vùng cha Antôn Hà và giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam thuộc giáo phận Rottenbủg-Stuttgart vùng cha Stêphanô Lưu.
Buổi văn nghệ được vinh dự đón tiếp Đức Cha phụ tá Matthias Heinrich của tổng giáo phận Berlin đến tham dự. Sự hiện diện của vị khách đặc biệt này là một khích lệ cho chương trình văn nghệ ca vũ nhạc hôm của Đại Hội. Cha Lê Phan đã tháp tùng Đức Cha và đã giúp thông dịch lại nội dung và ý nghĩa chính của các mục trình diễn để Đức Cha có thể hiểu phần nào văn hoá nước Việt.
Sau phần rước quốc kỳ và chào cờ, cũng như phút mặc niệm khai mạc chương trình văn nghệ, LĐCGVN tại Đức đã mời gọi Đại Hội cầu nguyện cho Tổ Quốc và Giáo Hội tại Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 37 năm tỵ nạn tha hương, ghi dấu Ngày Quốc Hận và Quốc Nạn 30 tháng tư đen. Ban chấp hành Liên Đoàn và một số đại diện các cộng đoàn đã dâng những ngọn nến sáng trước bàn thờ Tổ Quốc, biểu tượng cho lòng Tin Cậy Mến, cùng hiệp thông tha thiết nguyện cầu xin Chúa giải thoát Quê Hương khỏi ách độc tài cộng sản vô thần.
Tất cả hội trường cùng đứng lên và hiệp thông trong lời nguyện và bài ca KINH HOÀ BÌNH của Thánh Phanxicô Assisi. Bài hát nối kết muôn lòng với Giáo Hội Việt Nam ở trong nước hay hải ngoại, cùng hiệp thông kêu xin mọi người ra công phụng sự Chúa trong mọi người, quyết tâm xây dựng hòa bình, tha thứ và nhân ái.
Buổi văn nghệ cũng mở đầu bằng chương trình đặc biệt tưởng niệm và cầu nguyện cho thi sĩ Hàn Mạc Tử nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày thi sĩ qua đời (+22.09.1912- 22.09.2012). Di ảnh của thi sĩ đã được trang trọng rước lên sân khấu và sư huynh Hà Đậu Đồng đã trình bầy đôi nét tiểu sử về thân thế và sự nghiệp của thi sĩ tài ba nhưng bạc mệnh vào tuổi xuân xanh 28 vì bệnh phong cùi. Thi sĩ đã để lại cho nền văn học Việt nói chung và văn hoá Công Giáo Việt nói riêng nhiều bài thơ lai láng huyền nhiệm tuôn chảy từ hồn thơ và bút thơ của thi sĩ trong ray rứt của cơn bệnh ngặt nghèo… Sau đó, các linh mục tuyên uý và ban chấp hành Liên Đoàn cùng quý nữ tu đã ký tên lưu niệm chung quanh di ảnh. (Trang Danchua.eu trang trọng giới thiệu Bộ Sưu tập Thơ Công giáo “Có một Vườn thơ Đạo” Kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Hàn Mạc Tử của linh mục Trăng Thập Tự với sự đóng góp của nhiều văn nghệ sĩ Công giáo Việt Nam) (xem số 1 dưới bản tin)
Để cổ võ ơn gọi và mời gọi khán giả biết nghĩ đến giúp đỡ tha nhân và trở thành nhân chứng cho Lòng Chúa Thương Xót trong xã hội hôm nay, các em thiếu nhi Bá Linh và Stuttgart đã hoá trang thành các cha dòng, các ma soeur thuộc đủ mọi dòng, từ Mến Thánh Giá tới Mân Côi, từ Phanxicô tới dòng kín Carmelite, từ Đa Minh đến Ursuline…có em còn đóng vai Giám Mục và một em bé thuộc giáo xứ Stuttgart còn đón vai Giáo Hoàng. Trước bài hát, cha Stêphanô Lưu, cha Tuấn và ông chủ tịch Liên Đoàn Phùng Khải Tuấn đã đốt ba cây nến dâng trên bàn thờ để cùng hiệp thông với các em. Cả hội trường cùng hát và múa theo …
Phải nói hoạt cảnh “Xin hỏi anh là ai” (xem số 2 dưới bản tin ) với sự đóng góp của ba bốn chục thanh thiếu niên và các em thiếu nhi do cộng đoàn Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Stuttgart là sôi nổi và hào hứng nhất, đã khiến nhiều khán giả trong hội trường và ngay cả các diễn viên trên sân khấu phải rơi lệ xót thương cho thân phận đau thương khốn cùng của dân tộc và các tôn giáo trong hiện tình đất nước hiện nay dưới ách độc tài đảng trị. Hoạt cảnh diễn lại cảnh đánh đập tàn nhẫn của công an và bộ đội cùng với bọn đầu gấu (cao bồi du đãng được nhà nước thuê mướn để chém giết dân mình) ngăn cấm các cuộc biểu tình của giáo dân tại Thái Hà, của các bạn trẻ biểu tình chống giặc Tầu đang hăm he xâm lăng Biển Đông, của hàng ngàn hàng triệu nông dân bần cố nông đang bị nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam cấu kết bóc lột…cảnh tàn bạo diễn ra trên sân khấu trong cảnh tăm tối với nền nhạc “anh là ai” của nhạc sĩ trẻ Việt Khang, đã hiên ngang viết lên (dù bị đe doạ bắt bớ tù đầy) để chống đối chế độ tư bản mafia đỏ, đang tâm phá tan tiền đồ của Tổ Quốc và dìm tương lai dân tộc vào họa diệt vong. Tất cả hội trường đều đứng lên chào đốn đại kỳ Cộng Hoà Việt Nam, Cờ Vàng chính nghĩa của dân tộc…và cùng giơ tay hát vang bài ca đầy hùng khí hiên ngang: “Thề Không Phản Bội Quê Hương - HÙNG CA SỬ VIỆT” của Tác giả: Cục Chính Huấn (xem số 3 dưới bản tin )
…Chương trình văn nghệ còn được các diễn viên trình diễn các màn vũ thật đặc sắc: Cái đen cù, múa nón…Cũng có nhiều bài đơn ca tiếng Việt, tiếng Anh do nhiều ca sĩ trẻ “cây nhà lá vườn” trình diễn với tất cả tâm hồn và giọng hát thật điêu luyện.
Vào khoảng 10g30 giờ đêm, mấy ngàn bạn trẻ ngồi chật ních trong hội trường trừ trên xuống dưới say sưa theo dõi buổi văn nghệ “show your talent“ do các bạn trẻ đoàn Thanh Niên CGVN tại Đức điều hợp… Chương trình lôi cuốn và hấp dẫn từ đầu đến cuối…nên nhiều bạn trẻ và những người lớn tuổi có tâm hồn trẻ đã hăng say tham gia các thi đua trình diễn cá nhân cũng như đồng đội đến tận một giờ khuya. Đây là sáng kiến của Thanh Niên Công Giáo Việt Nam tại Đức từ sáu năm qua, nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn nghệ cho các bạn trẻ, giúp các bạn trẻ phát triển tài năng trình diễn về mọi bộ môn, đồng thời giúp các bạn xa lánh các hộp đêm, không thích hợp với tinh thần của Đại Hội.
Xin đón đọc tường trình Lễ Bế Mạc Đại Hội với cuộc cung nghinh rước kiệu Đức Mẹ. (bản tin Phước Nam của nguyệt san DAN CHUA AU CHAU)
(1) Giới thiệu Bộ Sưu tập Thơ Công giáo “Có một Vườn thơ Đạo”
Kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Hàn Mạc Tử:
Giới thiệu Bộ Sưu tập Thơ Công giáo “Có một Vườn thơ Đạo”
Ngày 22-9-2012 tới đây sẽ là kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Hàn Mạc Tử. Đây là một niềm vui cho giới Công giáo vì nhà thơ được công chúng biết đến rộng rãi nhất và được thương mến nhiều nhất này là một tín hữu Công giáo trẻ, chết lúc mới 28 tuổi. Sự kiện này đồng thời cũng khiến chúng ta nhớ đến những khó khăn rất lớn mà Giáo hội Công giáo Việt Nam đang gặp phải trên lãnh vực văn hóa.
Những trì trệ và khó khăn lớn Giáo hội Công giáo Việt Nam đang gặp phải trên lãnh vực văn hóa:
– Chữ Quốc ngữ do các thừa sai Công giáo sáng tạo hơn 400 năm qua và giờ đây đã trở nên công cụ cho mọi sinh hoạt thường ngày của dân Việt, thế nhưng trên diễn đàn văn học chỉ có duy nhất một tác giả Công giáo được công chúng biết đến là nhà thơ Hàn Mạc Tử;
– Giới Công giáo bị coi như vắng mặt trên văn đàn vừa do những hoàn cảnh cụ thể bên ngoài, vừa do Giáo hội Việt Nam chưa quan tâm đào tạo;
– Không có các nhà văn, nhà thơ thì cũng không có những người viết kịch bản và làm phim để chuyển tải Tin mừng qua nghệ thuật;
– Những người được ơn cầm bút đã quá ít, rời rạc, lại không được khích lệ cho nên không quan tâm phát triển tài năng;
– “Tiếng Việt là gia tài cha ông để lại cho con cháu luyện tập để chuyển tải Tin Mừng cứu độ cho thiên hạ lại bị bỏ quên hoặc coi thường, trong khi thiên hạ biết tôi luyện và tận dụng tiếng Việt để chuyển đạt các tư tưởng chống Chúa, chống Giáo hội” (ĐGM Micae Hoàng Đức Oanh, lời tựa bộ sưu tập thơ Có Một Vườn Thơ Đạo);
– “Tình trạng viết văn tiếng Việt của các bạn trẻ ngày nay thật đáng suy nghĩ! Mấy chục năm thời chiến, vừa học vừa nấp bom tránh đạn, thì thước đo trí thức lấy cộng trừ nhân chia làm chính. Hòa bình lập lại, cả thầy lẫn trò bị hút vào vi tính và ngoại ngữ, tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ bị bỏ quên, chẳng còn mấy ai chuyên chăm luyện văn, tập viết” (ĐGM Micae Hoàng Đức Oanh, sđd). Khả năng viết tiếng Việt của sinh viên học sinh trong nước xuống thấp không tưởng tượng nổi, trở ngại rất lớn cho việc đào tạo các ơn gọi trẻ trong Hội Thánh – nơi tất cả các Giáo phận và các Dòng tu quốc nội. “Trên thương trường và các mặt khác của xã hội, tình trạng yếu kém tiếng Việt chẳng trở ngại gì lắm, nhưng trên cánh đồng của Chúa mà cứ thế, thì người của Chúa lấy đâu văn chương chữ nghĩa mà rao giảng Tin Mừng?” (ĐGM Micae Hoàng Đức Oanh, sđd).
Bộ sưu tập thơ kỷ niệm 100 năm ngày sinh Hàn Mạc Tử
Để khơi dậy sinh hoạt sáng tác văn thơ nơi giới Công giáo, từ hơn 20 năm qua, một vài anh em chúng tôi (linh mục và giáo dân) đã tìm liên lạc, gặp gỡ và nối kết những người cầm bút. Chúng tôi đã thực hiện những sưu tập (1) để gom góp những tác phẩm sẵn có và những cuộc thi sáng tác (2) để phát hiện và vun trồng những tài năng mới. Dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh Hàn Mạc Tử, là một cột mốc để chúng tôi đúc kết một giai đoạn làm việc với bộ sưu tập thơ Công giáo mang tên CÓ MỘT VƯỜN THƠ ĐẠO, gồm 4 quyển:
+ Quyển 1: nói riêng về Hàn Mạc Tử, tập trung vào mảng thơ đạo của nhà thơ
+ Quyển 2: 45 tác giả thơ Công giáo, có năm sinh từ 1912 đến 1940
+ Quyển 3: 51 tác giả thơ Công giáo, có năm sinh từ 1941 đến 1955
+ Quyển 4: 44 tác giả thơ Công giáo, có năm sinh từ 1956 đến 1990
Hiện nay giới văn học vẫn còn ngộ nhận trầm trọng về thơ đạo của Hàn Mạc Tử. Với những bài viết của một số tác giả Công giáo sắp xếp có hệ thống, quyển 1 của bộ sách mong sẽ giúp độc giả có được cái nhìn chính xác và sâu xa hơn, tiếp cận với tinh thần đạo hạnh và cả kinh nghiệm tâm linh sâu thẳm đáng kinh ngạc của nhà thơ trẻ tuổi.
140 tác giả ở ba quyển sau gồm 03 giám mục, 32 linh mục, 05 tu sĩ, 03 chủng sinh, 59 giáo dân nam, 01 nam cảm tình viên, 25 giáo dân nữ và 12 nữ tu.
Thế nhưng bài toán cộng rất đáng suy nghĩ. 1 + 140 mà kết quả hình như vẫn chỉ mới là = 1. Sau hơn 400 năm cống hiến chữ Quốc ngữ cho Dân tộc, giới Công giáo chỉ mới có được một ngôi sao duy nhất trên nền trời văn học. Ước mong của nhóm biên tập là bộ sưu tập sẽ tạo điều kiện để sớm xuất hiện những tác giả văn thơ Công giáo sáng giá có chỗ đứng trên diễn đàn văn học nước nhà.
Ghi chú:
(1) Cụ thể là: quyển GÓP NHẶT THƠ CÔNG GIÁO VIỆT NAM với 40 tác giả (Nxb Thuận Hóa 1998), quyển KINH TRONG SƯƠNG với 15 tác giả (Nxb Phương Đong, 2007) và bộ sách Ở THƯỢNG NGUỒN THI CA CÔNG GIÁO (6 quyển, Nxb Tôn giáo, 2009)
(2) Ngoài hai cuộc thi chung SEN GIỮA LẦY (2010) và NHÁNH HUỆ NƯỚC TRỜI (2011), còn có những cuộc thi ở cấp giáo phận tại Qui Nhơn, Phan Thiết và Xuân Lộc. Lm Trăng Thập Tự
(2) Nhạc Phẩm Anh Là Ai ? sáng tác Việt Khang.
Xin kính gửi đến quý vị Nhạc Phẩm ANH LÀ AI? do nhạc sĩ Việt Khang sáng tác. Anh Việt Khang đã viết ca khúc này cũng là lúc cuộc biểu tình lần thứ 11 khi các anh em Sinh Viên bị đàn áp và hình ảnh qua các máy chụp cho thấy công an csVN thẳng tay đàn áp người yêu nước và nhu nhược với Tàu Cộng.
(2) Nhạc Phẩm Anh Là Ai ? sáng tác Việt Khang
Xin kính gửi đến quý vị Nhạc Phẩm ANH LÀ AI? do nhạc sĩ Việt Khang sáng tác. Anh Việt Khang đã viết ca khúc này cũng là lúc cuộc biểu tình lần thứ 11 khi các anh em Sinh Viên bị đàn áp và hình ảnh qua các máy chụp cho thấy công an csVN thẳng tay đàn áp người yêu nước và nhu nhược với Tàu Cộng.
Anh Là Ai ?
Xin hỏi anh là ai?
sao bắt tôi, tôi làm điều gì sai
Xin hỏi anh là ai?
sao đánh tôi, chẳng một chút nương tay
Xin hỏi anh là ai?
không cho tôi xuống đường để tỏ bày
tinh yêu quê hương này
dân tộc này đã quá nhiều đắng cay.
Xin hỏi anh ở đâu?
ngăn bước tôi, chống giặc tàu ngoại xâm
Xin hỏi anh ở đâu?
sao mắng tôi, bằng giọng nói dân tôi
dân tộc anh ở đâu?
sao đan tâm, làm tay sai cho tàu
để ngàn sau ghi dấu
bàn tay nào, nhuộm đầy máu đồng bào.
Tôi không thể ngồi yên
khi nước việt nam đang ngả nghiêng
dân tộc tôi, sấp phải đắm chìm
một ngàn năm hay triền miên tăm tối
Tôi không thể ngồi yên
để đời sau cháu con tôi làm người
cội nguồn ở đâu?
khi thế giới này đã không còn Việt Nam.
Tôi không thể ngồi yên
khi nước việt nam đang ngả nghiêng
dân tộc tôi sấp phải đắm chìm
một ngàn năm hay triền miên tăm tối
Tôi không thể ngồi yên
để đời sau cháu con tôi làm người
cội nguồn ở đâu?
khi thế giới này đã không còn Việt Nam.
(3) “Thề Không Phản Bội Quê Hương - HÙNG CA SỬ VIỆT” của tác giả: Cục Chính Huấn
“Một cánh tay đưa lên
Hàng ngàn cánh tay đưa lên
Hàng vạn cánh tay đưa lên
Quyết đấu tranh cho một nền hòa bình công chính
Đập phá tan mưu toan, đầu hàng cái quân xâm lăng
Hoà bình phải trong vinh quang
Đền công lao bao máu xương hùng anh
Nào đứng lên bên nhau
Nào cùng sát vai bên nhau
Thề nguyền với vung tay cao
Quyết đấu tranh đến khi nào đạt thành mong ước
Vận nước trong tay ta
Là quyền của quân dân ta
Tình đoàn kết quê hương ta
Chận âm mưu chia cắt thêm sơn hà
ĐK:
Quyết chiến Thề quyết chiến ! Quyết chiến!
Quyết không cần hoà bình đen tối
Chẳng liên hiệp ngồi chung quân bán nước vong nô
Quyết chiến Thề quyết chiến ! Quyết chiến!
Đánh cho cùng dù mình phải chết
Để mai này về sau con cháu ta sống còn
Vận nước đang vươn lên
Hàng ngàn chiến công chưa quên
Hàng vạn xác quân vong nô
đã chứng minh cho sức mạnh hào hùng quân dân
Thề chớ bao lui chân.
Ngồi cùng với quân xâm lăng
Ta thà chết chớ không hề lui
Quyết không hề phản bội quê hương (2)“
Chủ đề: Lòng Chúa Thương Xót qua Bí Tích Hòa Giải
Aschaffenburg - Đại Hội CGVN kỳ thứ 36 tại Đức với chủ đề: “ Lòng Chúa Thương Xót qua Bí Tích Hòa Giải ” đã được tổ chức vào dịp đại lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống từ ngày thứ bẩy 26.5 đến ngày thứ hai 28.5.2012, tại trung tâm huấn nghệ và hội trường rộng lớn của thành phố Aschaffenburg, khoảng 40 cây số cách thành phố Frankfurt. Đây là Đại Hội kỳ thứ 36 năm 2012 ghi dấu 37 năm tỵ nạn.
Xem hình ảnh Rước kiệu và Thánh lễ
Xem hình ảnh Văn nghệ
Chủ đề: “ Lòng Chúa Thương Xót qua Bí Tích Hòa Giải ” được ghi bằng chữ đỏ thắm ngay dưới bức tranh chính của Đại Hội treo ở trên lễ đài, sau bàn thờ. Bước vào hội trường, ai ai cũng cảm thấy cuốn hút trước chân dung Lòng Chúa Thương Xót, bên cạnh là hoạ ảnh người cha nhân lành đang ôm đứa con hoang trở về.
Trong bài diễn văn chào mừng và khai mạc Đại Hội kỳ thứ 36, ông Phùng Khải Tuấn, chủ tịch Liên Đoàn CGVN tại Đức, đã thay mặt toàn Ban Chấp Hành Liên Đoàn và Ban Tổ Chức Đại Hội chào mừng các linh mục trong Tuyên Uý đoàn và toàn thể các tín hữu thuộc10 cộng đoàn Công giáo Việt Nam tại Đức. Ông cũng chào mừng quý linh mục, nam nữ tu sĩ tại Đức và từ các nước khác. Đại hội cùng vui mừng chào đón đông đảo các tham dự viên đến từ các nước khác. Đặc biệt chào mừng cha Phanxicoo Hồ Ngọc Thỉnh, thuyết trình viên chính và chào mừng thầy phó tế Vinh sơn Nguyễn Công Trứ, phó tế vĩnh viễn tiên khởi của cộng đồng CGVN tại Đức.
Sau đây là nguyên văn bài diễn văn chào mừng Đại hội CG kỳ thứ 36 của ông chủ tịch Liên Đoàn:
“Hàng năm chúng ta tụ họp về đây, trước hết để mừng kính đại lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống. Và cũng để cùng nhau sống và tuyên xưng niềm tin Công giáo. Sau đó, ba ngày Đại hội cũng là cơ hội thuận tiện cho những gặp gỡ nhau trong tương quan liên đới tình người đồng hương Việt nam ở nước Đức.
Trong niềm vui mừng ngày đại lễ Kính Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống Đại Hội Công giáo Việt Nam tại Đức xin chào mừng:
1. Các Cộng đoàn Công giáo vùng Đức Ông Antôn Huỳnh văn Lộ.
2. Các Cộng đoàn giáo xứ các Thánh tử đạo Việt Nam vùng Cha Stephanô Bùi thượng Lưu.
3. Các Cộng đoàn giáo xứ Nữ vương Hòa Bình vùng Cha Thoma Lê thanh Liêm.
4. Các Cộng đoàn vùng Cha Vincentê Trần văn Bằng
5. Các Cộng đoàn vùng Cha Gioan Bosco Nguyễn hữu Thy
6. Cộng đoàn thủ đô Berlin cùng với hai Cha tuyên úy Antôn Đỗ ngọc Hà và Cha Stephan Täubner.
7. Các Cộng đoàn vùng Cha Phaolô Phạm văn Tuấn.
8. Các Cộng đoàn liên giáo phận Münster&Osnabrück vùng cha Giuse Huỳnh công Hạnh.
9. Các Cộng đoàn Cộng đồng Paderborn và Essen vùng Cha Phanxicô Nguyễn ngọc Thủy.
10. Các Cộng đoàn trong Giáo đoàn liên giáo phận vùng cha Đaminh Nguyễn ngọc Long
Qúy vị đã cùng chung tay tổ chức và tham dự ba ngày đại hội mừng kính đại lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống tại Aschaffenburg.
Và cùng với toàn thể Đại Hội, chúng con xin chào mừng Đức Ông, qúy Cha Tuyên úy, qúy Cha khách, qúy nam nữ Tu sĩ, qúy Ông Bà Anh Chị Em từ các nước lân bang cũng như qúy Ông Bà Anh Chị Em đã từ quê hương Việt nam cùng đến tham dự với Đại Hội chúng con hôm nay.
Đại Hội chúng con hân hoan chào mừng Cha Phanxicô Hồ ngọc Thỉnh.
Năm nay Cha đến không chỉ cùng chúng con mừng lễ và tham dự đại hội nhưng cha còn chia sẻ và hướng dẫn linh đạo cho Đại hội theo chủ đề: „Lòng Chúa thương xót qua Bí tích Hòa giải“ để chúng con được tìm hiểu và sống tích cực trong mầu nhiệm Bí tích lòng Chúa thương xót. Vì đây chính là nếp sống Đức tin căn bản của người Công giáo Chúa Giêsu Kitô. Cùng với toàn thể Đại hội, chúng con xin chân thành cám ơn Cha.
Chúng ta cùng chào mừng Thầy Vinh Sơn Nguyễn công Trứ,vùng cha Giuse Huỳnh công Hạnh, Thầy là người Việt đầu tiên đã được trao tác vụ phó tế vĩnh viễn. Đây là niềm vinh dự lớn lao cho cộng đồng Công giáo Việt nam tại Đức
Kính thưa Đại hội,
Hàng năm chúng ta tụ họp về đây (trong những ngày lễ này), trước hết để mừng kính đại lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống. Và cũng để cùng nhau sống và tuyên xưng niềm tin Công giáo. Sau đó, ba ngày Đại hội cũng là cơ hội thuận tiện cho những gặp gỡ nhau trong tương quan liên đới tình người đồng hương Việt nam ở nước Đức.
Trong giây phút này, chúng ta không quên hướng lòng mình về quê hương tổ quốc Việt Nam thân yêu với lòng biết ơn sâu thẳm, cùng lòng thành tâm cầu nguyện cho quê hương đất nước được an bình, cho các tiền nhân đã góp công, góp sức hy sinh dựng nước và bảo vệ tổ quốc: cho mọi người con dân đất Việt luôn có cuộc sống an cư lạc nghiệp ở trong nước cũng như đang sinh sống khắp nơi trên toàn thế giới.
Trong niềm tin tưởng và tín thác vào Thiên chúa, chúng ta cũng nhớ đến và cầu nguyện cho những người không may đã mất trên con đường tìm Tự do, và cho những người đã ra đi trước chúng ta trên xứ lạ quê người.
Xin Ân đức của Đức Chúa Thánh Thần xuống trên Đại Hội, giúp mang lại hoa trái thánh thiện cho ba ngày Đại Hội và đời sống thiêng liêng trong mỗi người chúng ta.
Giờ đây, con xin long trọng khai mạc Đại Hội Công giáo Việt nam tại Đức kỳ thứ 36 với chủ đề „LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT QUA BÍ TÍCH HÒA GIẢI“.
Xin chân thành cám ơn Đại Hội. „
Sau lời tuyên bố khai mạc Đại Hội, tất cả hội trường cùng đứng lên cùng với ca đoàn tổng hợp hát vang lên những lời ca bài hát “Lên đền” của dân thánh Chúa xưa, cùng hân hoan trong cuộc gặp gỡ lần thứ 36. Cùng hiệp thông trong niềm vui hội ngộ trong đức tin. Cùng hiệp thông cầu nguyện cho Giáo Hội và Quê Hương nhân dịp kỷ niệm 37 năm tha hương. Trong tiếng hát nguyện cầu, đoàn thanh thiếu niên đại diện các cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Đức long trọng rước cây nến đại hội, cùng với 7 cây nến và bẩy cờ hiệu biểu tượng cho bẩy hồng ân của Chúa Thánh Thần được đưa lên bàn thờ chính của lễ đài và được treo hai bên lễ đài trong suốt những ngày Đại Hội. Đoàn rước muôn mầu muôn sắc đỏ xanh trắng vàng với cờ Thánh Tâm Chúa Giêsu, cờ Đức Mẹ và cờ Hội Thánh vui mừng tiến vào trong tiếng hát: “Từ muôn phương, ta về đây sánh vai lên đường, đường đưa ta đi lên đền Chúa ta. Lòng hân hoan ta hoà chung tiếng hát nhịp nhàng, vui hát mừng danh Chúa Cứu Độ ta…“
Tiếp đến, Đức Ông Antôn Huỳnh Văn Lộ, Đại diện Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam bên cạnh Hội Đồng Giám Mục Đức đã thay mặt cho Hội Đồng Tuyên Uý và tất cả linh mục tu sĩ Việt Nam tại Đức chào mừng Đại Hội cùng tất cả quý cha, quý nam nữ tu sĩ và anh chị em tín hữu đến từ các cộng đoàn, đặc biệt các bạn trẻ và các em thiếu nhi. Sau đó Đức Ông hướng toàn thể Đại Hội về chủ đề “Lòng Chúa Thương Xót qua Bí Tích Hòa Giải “, đặc biệt nhấn mạnh khía cạnh: Lòng Thương Xót của Chúa nhưng không được bỏ qua sự công minh chính trực của Thiên Chúa Tình Thương:
“Kính thưa quý Cha, quý Tu Sĩ nam nữ, Ông Bà Anh Chị Em,
Con đặc biệt chào mừng Cha Phanxicô Hồ Ngọc Thỉnh sẽ hướng dẫn đề tài của Ðại Hội và Thầy Vinh Sơn Nguyễn Công Trứ, phó tế vĩnh viễn đầu tiên của Cộng Ðồng Công Giáo Việt Nam tị nạn tại Ðức, được thụ phong phó tế vào tháng 11 năm 2011 để phục vụ giáo phận Münster.
Con chào mừng quý Cha, quý Tu Sĩ đến từ các nước cũng như đang tu học hay hoạt động tại Ðức.
Tôi chào mừng Anh Chị Em đến từ các nước đã không ngại đường xa đến đây sống niềm tin với Cộng Ðồng Công Giáo Việt Nam tại Ðức trong những ngày nầy.
Tôi chào mừng Ban Tổ Chức Ðại Hội, Ban Chấp Hành Liên Ðoàn Công Giáo, Ban Tư Vấn, các Ban Ðại Diện Vùng và các Ban Ðại Diện Cộng Ðoàn, các Hội Ðoàn, Anh Chị Chị Em tại Ðức.
Ðại Hội Công Giáo tạo cơ hội cho các cuộc gặp gỡ, đem lại niềm vui cho mọi người, đồng thời bầu khí của Ðại Hội đem lại sức sống, là nguồn lực cho niềm tin, cho đời sống đạo của chúng ta.
"Lòng Chúa thương xót qua bí tích hòa giải", để tài của Ðại Hội có một ý nghĩa đặc biệt, mời gọi mỗi người chúng ta dành một ít suy tư trong những ngày nầy. Khi nói đến lòng Chúa thương xót là mặc nhiên thừa nhận con người có lỗi lầm và thiếu sót.
Thế nhưng ngày nay chúng ta chỉ nghĩ đến lòng Chúa nhân hậu và quên đi công lý của Ngài. Ðây là một thái độ không đúng và có thể nói là vô trách nhiệm, có ảnh hưởng lớn lao đến tương quan xã hội giữa con người với nhau. Con người ngày nay dễ làm những điều không tốt, bất chính, gây thiệt hại cho người khác, song lại dửng dưng, nhất là khi Chúa chưa muốn tỏ ra sự công minh của Ngài ở đời nầy.
Thiên Chúa của niềm tin chúng ta là Thiên Chúa nhân hậu, đồng thời công bằng. Chúng ta có thể hiểu: nhân hậu mà không công minh có thể đưa tới lạm dụng và bất công. Công minh mà không có lòng thương xót sẽ đưa tới khắc nghiệt, đi ngược lại lòng nhân hậu.
Tôi tin rằng thuyết trình viên của Ðại Hội sẽ khai triển sâu rộng đề tài, giúp chúng ta có được một cái nhìn chính xác, minh bạch về lòng Chúa thương xót, để chúng ta biết sống đạo tốt theo thánh ý Chúa, chứ không theo ý muốn riêng của chúng ta.“
Sau nghi thức khai mạc là thánh lễ khai mạc Đại Hội, lễ vọng Chúa Thánh Thần do cha Phanxicô Hồ Ngọc Thỉnh chủ tế cùng với các linh mục tuyên úy và quý cha khách. Tất cả có 16 linh mục hiện diện trong lễ khai mạc Đại Hội. Trong lời chào mừng đầu lễ, cha chủ tế nói lên niềm vui và vinh dự được đến tham dự Đại Hội. Ngài vui mừng được lập lại câu ca dao: “Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn“ diễn tả niềm vui được tái ngộ cộng đoàn CGVN tại Đức. Trong tâm tình một người con của giáo hội Đức, của cộng đoàn CGVN tại Đức, vì từ hơn 30 năm phục vụ trong giáo xứ Đức trong vai trò quản xứ, bôn ba nhiều nơi trên thế giới, nay trong những thời gian hưu dưỡng, lại có dịp được phục vụ cộng đồng.
Trong bài giảng, cha chủ tế đã diễn giảng chủ đề: “Chúa Thánh Thần mở cửa vào Lòng Chúa Thương Xót“. Với những câu chuyện dí dỏm, cha đã giúp các tham dự viên mở trí mở lòng đi vào nội dung của chủ đề.
Xin được đăng trọn bài giảng, để các tham dự viên cũng như những người bị ngăn trở không được tham dự đại hội, và tất cả quý độc giả Dân Chúa khắp nơi cùng được dịp chia sẻ và học hỏi bài giảng này (xin mời đọc bài giảng đăng trên trang nhà Danchua.eu:
Sau Thánh Lễ, hàng trăm bạn trẻ đã tụ họp đông đảo cùng với cha Tôma Lê Thanh Liêm và các huynh trưởng của đoàn Thanh Niên Công Giáo Việt Nam tại Đức hăng say tham gia sinh hoạt qua sự điều hợp của các anh Tạ anh Dũng và Đào Trọng Anh: cùng nhau hát các bài thánh ca, những lời cầu nguyện, các trò chơi. Các bạn trẻ cũng được hướng dẫn và học hỏi, cùng nhau chia sẻ đề tài đại hội “ Lòng Chúa Thương Xót qua Bí Tích Hòa Giải ”. Đặc biệt các bạn trẻ cũng dành thời gian nhìn lại cuộc sống, xét mình chuẩn bị tâm hồn và nhiều bạn trẻ đã đến lãnh nhận bí tích hoà giải với 4 linh mục hiện diện: Cha Liêm, cha Lê Phan, cha Hạnh và cha Lưu.
Theo truyền thống của Đại Hội từ mấy năm qua, giờ Chầu Thánh Thể theo chủ đề của Đại Hội và đền tạ Đức Mẹ, nhân dịp kỷ niệm 95 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima kêu mời giáo hội ăn năn cải thiện đời sống, năng lần hạt Mân Côi và tôn sùng Mẫu Tâm. Giờ chầu Thánh Thể do cha Đominicô Nguyễn Ngọc Long hướng dẫn với sự cộng tác của hội các bà mẹ Công Giáo.
Năm nay, khu hành lang hội trường được trang trí thành một nhà nguyện, giúp cho các tham dự viên cảm nghiệm rõ ràng bầu khí trang nghiêm. Trung tâm điểm của nguyện đường là “Gian cung thánh” với bàn thờ và nhà tạm để đặt Mình Thánh Chúa, với bức ảnh lớn “Lòng Chúa Thương Xót” và tượng Đức Mẹ Fatima. Ngoài ra còn có hoa nến rực rỡ muôn mầu. Ban tổ chức cũng giúp tăng cường thêm ánh sáng để các tham dự viên có thể hát và cùng đọc các lời kinh nguyện.
Hơn bốn trăm anh chị em đã sốt sắng đến tham dự. Sau khi đặt Mình Thánh Chúa, giáo dân cung kính quỳ gối thờ lậy Chúa qua các bài hát: Lòng Chúa ái tuất, Giêsu chúng con tới đây sấp mình. Xen giữa hai bài hát là những lời nguyện thờ lậy Chúa đang thực sự hiện diện.
Tiếp đến, giáo dân đã sốt sắng lần chuỗi kính Lòng Chúa Thương Xót. Sau đó là kinh cầu chúc tụng Lòng Thương Xót của Chúa. Cùng với 50 chục ngọn nến được thắp sáng trên bàn thờ, tất cả cộng đoàn cung kính thờ lậy và hết lòng khẩn nguyện hiệp thông trong bẩy lời khẩn nguyện kính dâng lên Chúa Thánh Thể:
1. Kính lạy lòng thương xót Chúa là suối nguồn đức tin, chúng con xin dâng những lời kinh tiếng hát chiều hôm nay, cùng với ánh sáng những cây nến lòng kính mến Chúa của chúng con cho Hội Thánh Chúa ở trần gian.
Xin Chúa Thánh Thần hướng dẫn Hội thánh Chúa ở trần gian trong nhiệm vụ rao giảng làm chứng cho tình yêu Chúa giữa con người.
2. Kính lạy lòng thương xót Chúa là suối nguồn sự bình an, chúng con xin dâng những lời kinh tiếng hát chiều hôm nay, cùng với ánh sáng những cây nến lòng biết ơn của chúng con cho cội nguồn đời sống chúng con.
Xin Chúa Thánh Thần ban ân đức chúc lành cho quê hương tổ quốc Việt Nam chúng con, cho gia đình ông bà cha mẹ, con cháu chúng con.
3. Kính lạy lòng thương xót Chúa là suối nguồn niềm hy vọng, chúng con xin dâng những lời kinh tiếng hát chiều hôm nay, cùng với ánh sáng những cây nến lòng cậy trông của chúng con cho mọi người khi sống trong thất vọng lo âu, sống trong đau khổ vì chiến tranh loạn lạc nghèo túng.
Xin Chúa Thánh Thần ban ân đức trợ giúp an ủi tinh thần đời sống họ đứng vững trước những nghịch cảnh của đời sống.
4. Kính lạy lòng thương xót Chúa là suối nguồn mọi linh dược, chữa lành những vết thương tâm hồn cũng như thể xác con người. Chúng con xin dâng những lời kinh tiếng hát chiều hôm nay, cùng với ánh sáng những cây nến nguyện cầu của cho bản thân hay đau yếu chúng con, cùng cho mọi người đang sống trong đau yếu bệnh tật.
Xin Chúa Thánh Thần ban ân đức chữa lành những vết thương đau khổ phần hồn cũng như phần thân xác, mà con người chúng con hay mắc vào.
5. Kính lạy lòng thương xót Chúa là suối nguồn tình yêu thương. Chúng con xin dâng những lời kinh tiếng hát chiều hôm nay, cùng với ánh sáng những cây nến tình liên đới cho các gia đình, cho những bạn trẻ thanh niên nam nữ đang sắp sửa lập gia đình.
Xin Chúa Thánh Thần ban ân đức soi sáng trợ giúp các cha mẹ trong việc dậy dỗ tạo tào con cái mình, và các bạn trẻ tìm nhận ra con đường tốt giúp ích cho đời sống hôn nhân.
6. Kính lạy lòng thương xót Chúa là suối nguồn ơn Kêu Gọi. Chúng con xin dâng những lời kinh tiếng hát chiều hôm nay, cùng với ánh sáng những cây nến lòng trung thành với ơn kêu gọi cho tất cả mọi người đã nghe tiếng Chúa chọn sống đời tận hiến cho Chúa và Hội Thánh.
Xin Chúa Thánh Thần ban ân đức giúp họ sống gìn giữ niềm vui phấn khởi với ơn kêu gọi đã chọn, cùng luôn lấy Chúa làm gia sản đời mình.
7. Kính lạy lòng thương xót Chúa là suối nguồn sự sống, chúng con xin dâng những lời kinh tiếng hát chiều hôm nay, cùng với ánh sáng những cây nến lòng than khóc tưởng nhớ cho những người thân yêu của chúng con đã được Chúa gọi trở về đời sau, và tất cả mọi người đã qua đời.
Xin Chúa Thánh Thần thổi hơi sức sống cho họ được cùng sống lại với Chúa Giêsu Kitô trên thiên đàng.
Sau đó, trong giờ hát kinh cầu Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, tất cả các tham dự viên, mỗi người dâng lên một đoá hồng tươi, tượng trưng cho đoá hoa lòng, cho tình con thảo, kính dâng Mẹ trong tháng hoa, theo tập tục của giáo hội tại Việt Nam. Cùng hiệp thông cầu nguyện cho Quê Hương và Giáo Hội Việt Nam.
Giờ Chầu Thánh Thể được kết thưc với bài hát „Này con là đá“ cầu nguyện cho Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, bài hát „Đây Nhiệm Tích“ và Phép Lành Mình Thánh.
Kết thúc giờ Chầu Thánh Thể, toàn thể cùng hát bài Sống Gần Mẹ. Sau giờ đền tạ, nhiều người còn ở lại chầu Thánh Thể Chúa cho tới tận đêm khuya. (Xin xem Giờ Chầu Thánh Thể do linh mục Đamonh Nguyễn Ngọc Long soạn và chủ sự đăng trong trang nhà DANCHUA.eu)
Xin đón đọc bản tin Đại lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, cao điểm của đại hội CGVN tại Đức và ngày bế mạc Đại Hội. (bản tin của Phước Nam - Dân Chúa Âu Châu)
Đại Hội CGVN tại Đức kỳ thứ 36 Đại Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống
Cao điểm của Đại Hội CGVN tại Đức kỳ thứ 36
Chủ đề: Lòng Chúa Thương Xót qua Bí Tích Hòa Giải
Hồng ân Thiên Chúa bao la, muôn đời con sẽ ngợi ca ơn Người.
Có lẽ đó là tiếng reo cảm tạ vang vọng trong mọi tâm hồn của hơn bốn ngàn tham dự viên có mặt tại những ngày đại hội hồng phúc này.
Hoa trái phong phú nhất của đại hội là hàng ngàn tham dự viên già trẻ đã sốt sắng dìm mình vào biển cả của Lòng Thương Xót hải hà của Chúa qua bí tích Hòa Giải. Tất cả các linh mục tuyên úy và quý cha khách về tham dự Đại Hội đã sẵn sàng đón tiếp các hối nhân chung quanh hội trường chính trong mấy ngày đại hội.
Trước thánh lễ, vào khoảng 9g15 Chúa Nhật 27.5.2012, tại hội trường chính, thay vì giờ thuyết trình về chủ đề Đại Hội như mọi năm, cha Phanxicô Hồ Ngọc Thỉnh đã chủ sự nghi thức thống hối, chuẩn bị tín hữu lãnh nhận bí tích Hòa Giải trước đại lễ Chúa Thánh Thần. Cha đã khai triển chủ đề “Đi Trệch Đường Rầy“ để giúp hàng ngàn tham dự viên học hỏi sứ điệp Tình Thương bao la của Thiên Chúa đã mặc khải cho Thánh nữ Faustina để dẫn dắt các tâm hồn đến tận thẳm sâu của “Lòng Chúa Thương Xót trong Bí Tích Hoà Giải“.
Cha chủ sự đã giải thích ý nghĩa “Hình ảnh của Đấng Cứu Độ nhân từ khi Ngài hiện ra với thánh nữ Faustina trong vinh quang phục sinh. Trong hình ảnh này, Chúa Giêsu đặt tay trái nơi Thánh Tâm Ngài, nơi Máu và Nước vọt ra thành hai tia sáng chữa lành và thương xót dành cho chúng ta. Trong khi đó, Ngài nâng tay phải lên chúc lành, ban bình an, ban Thánh Thần, và tha thứ cho chúng ta, Ngài chúc lành cho chúng ta bằng LTX“
Cha cũng mượn lời của thánh nữ để bắt đầu GiỜ THỐNG HỐI - để giúp những ai muốn dọn mình xưng tội hầu có thể tận hưởng LTX của Chúa trong dịp ĐH này:
"Con hãy viết và hãy nói về LTX của Ta. Hãy nói cho các linh hồn biết rằng họ sẽ tìm thấy sự khuây khỏa ở đâu; đó là ở tòa Thương Xót [Phép Giải Tội]. Ở đó phép lạ cả thể nhất xảy ra và được tái diễn không ngừng. Để lãnh nhận phép lạ này, không cần các cuộc đại hành hương hay cử hành những nghi thức bề ngoài; điều thiết yếu là lấy đức tin mà đến quỳ dưới chân vị đại diện của Cha (LM, cha giải tội) và tỏ lộ cho ngài sự đau đớn của mình, và phép lạ LTX sẽ được biểu lộ đầy đủ. Ôi, đáng thương thay những linh hồn không biết lợi dụng phép lạ Thương Xót này của Thiên Chúa! Các người sẽ kêu cứu vô ích, vì quá trễ!" (Nhật Ký, 1448). Nói cách khác phép giải tội, ơn Hòa Giải là quà tặng của LCTX ban cho các hối nhân.
Sau lễ Nghi Thống Hối, hàng ngàn tham dự viên già trẻ đã sốt sắng dìm mình vào biển cả của Lòng Thương Xót hải hà của Chúa qua bí tích Hòa Giải. 18 linh mục hiện diện đã sẵn sàng đón tiếp các hối nhân chung quanh hội trường chính không những trước đại lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, trong giờ chầu Thánh Thể buổi chiều mà suốt mấy ngày đại hội, ngay cả chiều thứ bẩy, mấy giờ trước khi khai mạc. Có thể quả quyết không sai lầm rằng hoa trái chính của Đại Hội năm 2012 là ơn hoà giải với Thiên Chúa Tình Thương đã tuôn đổ xuống trên nhiều tâm hồn.
Cao điểm của Đại Hội CGVN kỳ thứ 36 tại Đức năm 2012 chính là Đại Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống do linh mục Phanxicô Hồ Ngọc Thỉnh chủ tế vào 11g15 sáng Chúa Nhật 27.5.2012. Cùng đồng tế có các linh mục tuyên úy, và quý cha khách, tổng cộng 19 linh mục.
Cũng như mọi năm, đông đảo giáo dân từ khắp các cộng đoàn, nhất là các cộng đoàn trong các vùng ở gần địa điểm, đã tụ họp về tham dự thánh lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Ước lượng trên bốn ngàn tín hữu, chưa kể các em thiếu nhi chưa rước lễ lần đầu và mấy trăm em thiếu nhi dâng lễ riêng tại một hội trường nhỏ khác với cha Antôn Đỗ Ngọc Hà, cha Lê Phan và cha Gioan Vũ Chí Thiện dòng Phanxicô.
Cộng đoàn đã tích cực dâng lời ca tiếng hát thật sốt sắng. Cũng như năm ngoái, ban tổ chức đã cho in ấn cuốn cẩm nang của Đại Hội dầy 52 trang, gồm các bài hát và kinh nguyện được sử dụng trong các thánh lễ, trong giờ chầu Thánh Thể, giờ đền tạ Thánh Tâm và Mẫu Tâm và trong cuộc đi kiệu, giúp cho các tham dự viên tích cực góp lời kinh tiếng hát thêm phần sốt sắng. Đặc biệt trong trang bìa một có in hình Logo chính của Đại Hội: Lòng Chúa Thương Xót và trong trang bìa hai in lời giới thiệu về chủ đề và mục đích của đại hội. Trang bìa ba giúp giáo dân hiểu ý nghĩ 7 hồng ân của Chúa Thánh Thần. Trang cuối cẩm nang Đại Hội năm nay dành tóm tắt cuộc đời củaThánh nữ Faustina, thư ký và tông đồ của Lòng Chúa Thương Xót. Tiếc rằng, có nhiều bài hát, vì sao chép quá mờ nhạt, khiến các tham dự viên không thể đọc được để cùng thông công!
Hàng trăm ca viên trong ca đoàn tổng hợp từ các cộng đoàn trên toàn nước Đức đã hòa vang những bài thánh ca Việt Nam nhiều bè thật long trọng và sốt sắng như bài ca nhập lễ: “Hãy đến ta reo mừng“; đáp ca: “Bài ca hiệp nhất“, dâng của lễ: “Tuổi đời dâng hiến“; ca hiệp lễ: “Ca dao tình Chúa và bài „cho con biết yêu thương“ và bài ca kết lễ: “Bài ca tình yêu“. Phải ghi nhận nơi đây bao công lao vất vả của các ca trưởng, các nhạc công và hàng trăm ca viên đã hy sinh nhiều thời giờ để tổng dượt các bài thánh ca trong những ngày Đại Hội. Nhiều tháng trước, sau khi chọn lựa các bài thánh ca, các ca trưởng đã gửi về các cộng đoàn xin tập dượt trước. Đây cũng phải ghi nhận là hoa trái của Đại Hội, thành quả mục vụ trong các cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Đức: vì ý thức sự quan trọng của thánh nhạc trong phụng vụ, nên rất nhiều các thành viên già trẻ thuộc đủ lưa tuổi, cả nam lẫn nữ, trong các cộng đoàn địa phương đã hy sinh công ăn việc làm vất vả tại gia đình, phải lái xe hàng bao chục cây số, dấn thân trong các nhiệm vụ là đoàn trưởng, ca trưởng, ca viên, nhạc công, để giúp cộng đoàn sốt sắng dâng lễ cộng đoàn trong các Chúa Nhật và đại lễ quanh năm.
Trong bài giảng, cha chủ tế đã dựa vào các bài đọc để trình bầy Hồng Ân CHÚA THÁNH THẦN (Xin mời quý vị xem bài giảng Lễ Chúa Thánh Thần đã đăng trong Website DAN CHUA.EU).
Sau Kinh Tin Kính, cộng đoàn Dân Chúa hiện diện đã dâng 7 lời nguyện giáo dân, theo thứ tự của 7 hồng ân của Chúa Thánh Thần, nguyện xin Ngài tuôn đổ xuống các tín hữu, các cộng đoàn và toàn thể giáo hội Việt Nam. Tất cả cùng hiệp thông cầu cho quốc thái dân an trong giai đoạn lịch sử vô cùng nguy biến hiện nay. Trong phần dâng của lễ, các thiếu nữ duyên dáng trong tà áo dài Việt Nam đã dâng lên Chúa các bó hoa muôn sắc, cùng bánh thánh và rượu thánh.
Sau khi rước lễ, mấy trăm em thiếu nhi đã trở lại hội trường để tham dự phần kết thúc đại lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống với cộng đoàn, sau khi đã hoàn tất dâng lễ riêng dành cho các em thiếu nhi do linh mục Antôn Đỗ Ngọc Hà chủ sự với sự cộng tác của hai cha Lê Phan và cha Chí Thiện. Các em đã hát tặng cộng đoàn bài ca Lòng Thương Xót Chúa đúng với chủ đề Đại Hội. Cả cộng đoàn cùng nhiệt liệt vỗ tay hoan hô khích lệ con cháu của mình, tương lai của cộng đoàn.
Đại lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống kết thúc vào khoảng một giờ trưa trong niềm vui gặp gỡ chia sẻ bữa cơm thanh đạm tại phòng ăn hoặc trên công viên và ngay tại nhà đậu xe. Thời tiết nắng ấm khiến lòng người thêm vui tươi phấn khởi. Các quán ăn bên lề Đại Hội với những tô phở, hủ tiếu, bún, và bát chè đông nghẹt khách chiếu cố thưởng thức...
Sau giờ nghỉ ngơi vào buổi trưa, vào lúc 14g30, cha Phanxicô Hồ Ngọc Thỉnh đã thuyết trình tiếp đề tài chính LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT. Bí Tích Hòa Giải là Quà Tặng của LCTX. Trước khi thuyết trình, cha Stêphanô Lưu đã giới thiệu vài nét chính về cha Phanxicô Thỉnh: sinh năm 1944 tại Ba Làng, giáo phận Thanh Hoá. Ngài đã học triết học tại Giáo Hoàng Học Viện Piô X Đà Lạt, sau đó du học bên giáo đô Roma, đậu tiến sĩ văn hoá xã hội. Đã từng cộng tác viên với nguyệt san Dân Chúa qua bút hiệu Cô Đức. Ngài cũng đã được mời thuyết trình trong các đại hội nổi danh của các cộng đông CGVN tại hải ngoại. Ngài cũng là tác giả của nhiều sách. Sau hơn mấy chục năm phục vụ trong nhiệm vụ cha xứ giáo xứ Đức trong giáo phận Bamberg, từ mấy năm qua đã được hưu dưỡng. Nay „ta về ta tắm ao ta“ phục vụ cho đại hội trong tư cách thuyết trình viên chính thức của Đại Hội kỳ thứ 36 với chủ đề: "Lòng Chúa thương Xót“.
Về phía nguyệt san Dân Chúa cũng vui mừng giới thiệu báo Dân Chúa số tháng 5.2012 dành nhiều trang cho chủ đề chính của Đại Hội: Lòng Chúa Thương Xót, nhân dịp kỷ niệm 30 năm nguyệt san Dân Chúa phục vụ các cộng đoàn CGVN tại các nước châu Âu. Đặc biệt giới thiệu cuốn sách bỏ túi ngắn gọn “Mặc khải Lòng Chúa Thương Xót“ do linh mục dòng Chúa Cứu Thế Micae Giuse Nguyễn Trường Luân C.Ss.R. gửi 10.000 cuốn mến tặng Đại hội và các cộng đoàn CGVN tại Đức và các tham dự viên. Ngoài ra ngài còn gửi tặng hàng ngàn tấm ảnh khổ bỏ túi, mặt trước in hình Lòng Chúa Thương Xót, mặt sau in cách thức lần chuỗi Lòng Thương Xót Chúa. Cũng nhân dịp Đại Hội, Dân Chúa cũng mến tặng các tham dự viên và độc giả bức ảnh Lòng Chúa Thương Xót do họa sĩ Vi Vi hoạ theo bức ảnh mẫu bên Ba Lan, được in theo khổ A4 và A6 (sử dụng chung với sách Phụng Ca III). Bức ảnh này được mến tặng cho cộng đồng Công Giáo Việt Nam tại thủ đô London và hiện trưng bầy và được tôn kính trong nhà nguyện của cộng đoàn.
Hoa trái của Chúa Thánh Thần trong đại hội tràn đổ trên khuôn mặt rạng rỡ, tay bắt mặt mừng, những nụ cười thân ái, hăng say chu toàn công tác làm vệ sinh chung, cùng tập hát với ca đoàn tổng hợp…Không biết bao nhiêu trăm người trong đó có nhiều bạn trẻ và nhiều em thiếu nhi cùng với ông bà cha mẹ đã hy sinh những vui chơi giải trí bên ngoài trời đẹp, để đến hội trường chính tham dự giờ chầu Thánh Thể do Cha Giuse Huỳnh Công Hạnh chủ tọa.
Đại hội năm nay cũng dành cho các tham dự viên và các bạn trẻ yêu chuộng thể thao những cuộc tranh tài trên sân cỏ chung quanh hội trường… và các sinh hoạt thiếu nhi thật sống động vui tươi. Trời đẹp và ấm, nên lôi cuốn nhiều khán giả đến ủng hộ gà nhà. Lễ phát giải thưởng khuyến khích cho đội bóng thắng chung kết cũng đã được diễn ra trong chương trình văn nghệ buổi chiều.
Sau cơm chiều, hàng ngàn khán giả đến tham dự đêm trình diễn văn nghệ "cây nhà lá vườn" đầy tình tự mầu sắc dân tộc và quê hương, với sự đóng góp của nhiều nghệ sĩ trẻ tuổi và các em thiếu nhi từ một vài cộng đoàn CGVN tại Đức, đặc biệt các thanh thiếu niên và thiếu nhi của hai cộng đoàn Thánh Gia thủ đô Bá Linh vùng cha Antôn Hà và giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam thuộc giáo phận Rottenbủg-Stuttgart vùng cha Stêphanô Lưu.
Buổi văn nghệ được vinh dự đón tiếp Đức Cha phụ tá Matthias Heinrich của tổng giáo phận Berlin đến tham dự. Sự hiện diện của vị khách đặc biệt này là một khích lệ cho chương trình văn nghệ ca vũ nhạc hôm của Đại Hội. Cha Lê Phan đã tháp tùng Đức Cha và đã giúp thông dịch lại nội dung và ý nghĩa chính của các mục trình diễn để Đức Cha có thể hiểu phần nào văn hoá nước Việt.
Sau phần rước quốc kỳ và chào cờ, cũng như phút mặc niệm khai mạc chương trình văn nghệ, LĐCGVN tại Đức đã mời gọi Đại Hội cầu nguyện cho Tổ Quốc và Giáo Hội tại Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 37 năm tỵ nạn tha hương, ghi dấu Ngày Quốc Hận và Quốc Nạn 30 tháng tư đen. Ban chấp hành Liên Đoàn và một số đại diện các cộng đoàn đã dâng những ngọn nến sáng trước bàn thờ Tổ Quốc, biểu tượng cho lòng Tin Cậy Mến, cùng hiệp thông tha thiết nguyện cầu xin Chúa giải thoát Quê Hương khỏi ách độc tài cộng sản vô thần.
Tất cả hội trường cùng đứng lên và hiệp thông trong lời nguyện và bài ca KINH HOÀ BÌNH của Thánh Phanxicô Assisi. Bài hát nối kết muôn lòng với Giáo Hội Việt Nam ở trong nước hay hải ngoại, cùng hiệp thông kêu xin mọi người ra công phụng sự Chúa trong mọi người, quyết tâm xây dựng hòa bình, tha thứ và nhân ái.
Buổi văn nghệ cũng mở đầu bằng chương trình đặc biệt tưởng niệm và cầu nguyện cho thi sĩ Hàn Mạc Tử nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày thi sĩ qua đời (+22.09.1912- 22.09.2012). Di ảnh của thi sĩ đã được trang trọng rước lên sân khấu và sư huynh Hà Đậu Đồng đã trình bầy đôi nét tiểu sử về thân thế và sự nghiệp của thi sĩ tài ba nhưng bạc mệnh vào tuổi xuân xanh 28 vì bệnh phong cùi. Thi sĩ đã để lại cho nền văn học Việt nói chung và văn hoá Công Giáo Việt nói riêng nhiều bài thơ lai láng huyền nhiệm tuôn chảy từ hồn thơ và bút thơ của thi sĩ trong ray rứt của cơn bệnh ngặt nghèo… Sau đó, các linh mục tuyên uý và ban chấp hành Liên Đoàn cùng quý nữ tu đã ký tên lưu niệm chung quanh di ảnh. (Trang Danchua.eu trang trọng giới thiệu Bộ Sưu tập Thơ Công giáo “Có một Vườn thơ Đạo” Kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Hàn Mạc Tử của linh mục Trăng Thập Tự với sự đóng góp của nhiều văn nghệ sĩ Công giáo Việt Nam) (xem số 1 dưới bản tin)
Để cổ võ ơn gọi và mời gọi khán giả biết nghĩ đến giúp đỡ tha nhân và trở thành nhân chứng cho Lòng Chúa Thương Xót trong xã hội hôm nay, các em thiếu nhi Bá Linh và Stuttgart đã hoá trang thành các cha dòng, các ma soeur thuộc đủ mọi dòng, từ Mến Thánh Giá tới Mân Côi, từ Phanxicô tới dòng kín Carmelite, từ Đa Minh đến Ursuline…có em còn đóng vai Giám Mục và một em bé thuộc giáo xứ Stuttgart còn đón vai Giáo Hoàng. Trước bài hát, cha Stêphanô Lưu, cha Tuấn và ông chủ tịch Liên Đoàn Phùng Khải Tuấn đã đốt ba cây nến dâng trên bàn thờ để cùng hiệp thông với các em. Cả hội trường cùng hát và múa theo …
Phải nói hoạt cảnh “Xin hỏi anh là ai” (xem số 2 dưới bản tin ) với sự đóng góp của ba bốn chục thanh thiếu niên và các em thiếu nhi do cộng đoàn Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Stuttgart là sôi nổi và hào hứng nhất, đã khiến nhiều khán giả trong hội trường và ngay cả các diễn viên trên sân khấu phải rơi lệ xót thương cho thân phận đau thương khốn cùng của dân tộc và các tôn giáo trong hiện tình đất nước hiện nay dưới ách độc tài đảng trị. Hoạt cảnh diễn lại cảnh đánh đập tàn nhẫn của công an và bộ đội cùng với bọn đầu gấu (cao bồi du đãng được nhà nước thuê mướn để chém giết dân mình) ngăn cấm các cuộc biểu tình của giáo dân tại Thái Hà, của các bạn trẻ biểu tình chống giặc Tầu đang hăm he xâm lăng Biển Đông, của hàng ngàn hàng triệu nông dân bần cố nông đang bị nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam cấu kết bóc lột…cảnh tàn bạo diễn ra trên sân khấu trong cảnh tăm tối với nền nhạc “anh là ai” của nhạc sĩ trẻ Việt Khang, đã hiên ngang viết lên (dù bị đe doạ bắt bớ tù đầy) để chống đối chế độ tư bản mafia đỏ, đang tâm phá tan tiền đồ của Tổ Quốc và dìm tương lai dân tộc vào họa diệt vong. Tất cả hội trường đều đứng lên chào đốn đại kỳ Cộng Hoà Việt Nam, Cờ Vàng chính nghĩa của dân tộc…và cùng giơ tay hát vang bài ca đầy hùng khí hiên ngang: “Thề Không Phản Bội Quê Hương - HÙNG CA SỬ VIỆT” của Tác giả: Cục Chính Huấn (xem số 3 dưới bản tin )
…Chương trình văn nghệ còn được các diễn viên trình diễn các màn vũ thật đặc sắc: Cái đen cù, múa nón…Cũng có nhiều bài đơn ca tiếng Việt, tiếng Anh do nhiều ca sĩ trẻ “cây nhà lá vườn” trình diễn với tất cả tâm hồn và giọng hát thật điêu luyện.
Vào khoảng 10g30 giờ đêm, mấy ngàn bạn trẻ ngồi chật ních trong hội trường trừ trên xuống dưới say sưa theo dõi buổi văn nghệ “show your talent“ do các bạn trẻ đoàn Thanh Niên CGVN tại Đức điều hợp… Chương trình lôi cuốn và hấp dẫn từ đầu đến cuối…nên nhiều bạn trẻ và những người lớn tuổi có tâm hồn trẻ đã hăng say tham gia các thi đua trình diễn cá nhân cũng như đồng đội đến tận một giờ khuya. Đây là sáng kiến của Thanh Niên Công Giáo Việt Nam tại Đức từ sáu năm qua, nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn nghệ cho các bạn trẻ, giúp các bạn trẻ phát triển tài năng trình diễn về mọi bộ môn, đồng thời giúp các bạn xa lánh các hộp đêm, không thích hợp với tinh thần của Đại Hội.
Xin đón đọc tường trình Lễ Bế Mạc Đại Hội với cuộc cung nghinh rước kiệu Đức Mẹ. (bản tin Phước Nam của nguyệt san DAN CHUA AU CHAU)
(1) Giới thiệu Bộ Sưu tập Thơ Công giáo “Có một Vườn thơ Đạo”
Kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Hàn Mạc Tử:
Giới thiệu Bộ Sưu tập Thơ Công giáo “Có một Vườn thơ Đạo”
Ngày 22-9-2012 tới đây sẽ là kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Hàn Mạc Tử. Đây là một niềm vui cho giới Công giáo vì nhà thơ được công chúng biết đến rộng rãi nhất và được thương mến nhiều nhất này là một tín hữu Công giáo trẻ, chết lúc mới 28 tuổi. Sự kiện này đồng thời cũng khiến chúng ta nhớ đến những khó khăn rất lớn mà Giáo hội Công giáo Việt Nam đang gặp phải trên lãnh vực văn hóa.
Những trì trệ và khó khăn lớn Giáo hội Công giáo Việt Nam đang gặp phải trên lãnh vực văn hóa:
– Chữ Quốc ngữ do các thừa sai Công giáo sáng tạo hơn 400 năm qua và giờ đây đã trở nên công cụ cho mọi sinh hoạt thường ngày của dân Việt, thế nhưng trên diễn đàn văn học chỉ có duy nhất một tác giả Công giáo được công chúng biết đến là nhà thơ Hàn Mạc Tử;
– Giới Công giáo bị coi như vắng mặt trên văn đàn vừa do những hoàn cảnh cụ thể bên ngoài, vừa do Giáo hội Việt Nam chưa quan tâm đào tạo;
– Không có các nhà văn, nhà thơ thì cũng không có những người viết kịch bản và làm phim để chuyển tải Tin mừng qua nghệ thuật;
– Những người được ơn cầm bút đã quá ít, rời rạc, lại không được khích lệ cho nên không quan tâm phát triển tài năng;
– “Tiếng Việt là gia tài cha ông để lại cho con cháu luyện tập để chuyển tải Tin Mừng cứu độ cho thiên hạ lại bị bỏ quên hoặc coi thường, trong khi thiên hạ biết tôi luyện và tận dụng tiếng Việt để chuyển đạt các tư tưởng chống Chúa, chống Giáo hội” (ĐGM Micae Hoàng Đức Oanh, lời tựa bộ sưu tập thơ Có Một Vườn Thơ Đạo);
– “Tình trạng viết văn tiếng Việt của các bạn trẻ ngày nay thật đáng suy nghĩ! Mấy chục năm thời chiến, vừa học vừa nấp bom tránh đạn, thì thước đo trí thức lấy cộng trừ nhân chia làm chính. Hòa bình lập lại, cả thầy lẫn trò bị hút vào vi tính và ngoại ngữ, tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ bị bỏ quên, chẳng còn mấy ai chuyên chăm luyện văn, tập viết” (ĐGM Micae Hoàng Đức Oanh, sđd). Khả năng viết tiếng Việt của sinh viên học sinh trong nước xuống thấp không tưởng tượng nổi, trở ngại rất lớn cho việc đào tạo các ơn gọi trẻ trong Hội Thánh – nơi tất cả các Giáo phận và các Dòng tu quốc nội. “Trên thương trường và các mặt khác của xã hội, tình trạng yếu kém tiếng Việt chẳng trở ngại gì lắm, nhưng trên cánh đồng của Chúa mà cứ thế, thì người của Chúa lấy đâu văn chương chữ nghĩa mà rao giảng Tin Mừng?” (ĐGM Micae Hoàng Đức Oanh, sđd).
Bộ sưu tập thơ kỷ niệm 100 năm ngày sinh Hàn Mạc Tử
Để khơi dậy sinh hoạt sáng tác văn thơ nơi giới Công giáo, từ hơn 20 năm qua, một vài anh em chúng tôi (linh mục và giáo dân) đã tìm liên lạc, gặp gỡ và nối kết những người cầm bút. Chúng tôi đã thực hiện những sưu tập (1) để gom góp những tác phẩm sẵn có và những cuộc thi sáng tác (2) để phát hiện và vun trồng những tài năng mới. Dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh Hàn Mạc Tử, là một cột mốc để chúng tôi đúc kết một giai đoạn làm việc với bộ sưu tập thơ Công giáo mang tên CÓ MỘT VƯỜN THƠ ĐẠO, gồm 4 quyển:
+ Quyển 1: nói riêng về Hàn Mạc Tử, tập trung vào mảng thơ đạo của nhà thơ
+ Quyển 2: 45 tác giả thơ Công giáo, có năm sinh từ 1912 đến 1940
+ Quyển 3: 51 tác giả thơ Công giáo, có năm sinh từ 1941 đến 1955
+ Quyển 4: 44 tác giả thơ Công giáo, có năm sinh từ 1956 đến 1990
Hiện nay giới văn học vẫn còn ngộ nhận trầm trọng về thơ đạo của Hàn Mạc Tử. Với những bài viết của một số tác giả Công giáo sắp xếp có hệ thống, quyển 1 của bộ sách mong sẽ giúp độc giả có được cái nhìn chính xác và sâu xa hơn, tiếp cận với tinh thần đạo hạnh và cả kinh nghiệm tâm linh sâu thẳm đáng kinh ngạc của nhà thơ trẻ tuổi.
140 tác giả ở ba quyển sau gồm 03 giám mục, 32 linh mục, 05 tu sĩ, 03 chủng sinh, 59 giáo dân nam, 01 nam cảm tình viên, 25 giáo dân nữ và 12 nữ tu.
Thế nhưng bài toán cộng rất đáng suy nghĩ. 1 + 140 mà kết quả hình như vẫn chỉ mới là = 1. Sau hơn 400 năm cống hiến chữ Quốc ngữ cho Dân tộc, giới Công giáo chỉ mới có được một ngôi sao duy nhất trên nền trời văn học. Ước mong của nhóm biên tập là bộ sưu tập sẽ tạo điều kiện để sớm xuất hiện những tác giả văn thơ Công giáo sáng giá có chỗ đứng trên diễn đàn văn học nước nhà.
Ghi chú:
(1) Cụ thể là: quyển GÓP NHẶT THƠ CÔNG GIÁO VIỆT NAM với 40 tác giả (Nxb Thuận Hóa 1998), quyển KINH TRONG SƯƠNG với 15 tác giả (Nxb Phương Đong, 2007) và bộ sách Ở THƯỢNG NGUỒN THI CA CÔNG GIÁO (6 quyển, Nxb Tôn giáo, 2009)
(2) Ngoài hai cuộc thi chung SEN GIỮA LẦY (2010) và NHÁNH HUỆ NƯỚC TRỜI (2011), còn có những cuộc thi ở cấp giáo phận tại Qui Nhơn, Phan Thiết và Xuân Lộc. Lm Trăng Thập Tự
(2) Nhạc Phẩm Anh Là Ai ? sáng tác Việt Khang.
Xin kính gửi đến quý vị Nhạc Phẩm ANH LÀ AI? do nhạc sĩ Việt Khang sáng tác. Anh Việt Khang đã viết ca khúc này cũng là lúc cuộc biểu tình lần thứ 11 khi các anh em Sinh Viên bị đàn áp và hình ảnh qua các máy chụp cho thấy công an csVN thẳng tay đàn áp người yêu nước và nhu nhược với Tàu Cộng.
(2) Nhạc Phẩm Anh Là Ai ? sáng tác Việt Khang
Xin kính gửi đến quý vị Nhạc Phẩm ANH LÀ AI? do nhạc sĩ Việt Khang sáng tác. Anh Việt Khang đã viết ca khúc này cũng là lúc cuộc biểu tình lần thứ 11 khi các anh em Sinh Viên bị đàn áp và hình ảnh qua các máy chụp cho thấy công an csVN thẳng tay đàn áp người yêu nước và nhu nhược với Tàu Cộng.
Anh Là Ai ?
Xin hỏi anh là ai?
sao bắt tôi, tôi làm điều gì sai
Xin hỏi anh là ai?
sao đánh tôi, chẳng một chút nương tay
Xin hỏi anh là ai?
không cho tôi xuống đường để tỏ bày
tinh yêu quê hương này
dân tộc này đã quá nhiều đắng cay.
Xin hỏi anh ở đâu?
ngăn bước tôi, chống giặc tàu ngoại xâm
Xin hỏi anh ở đâu?
sao mắng tôi, bằng giọng nói dân tôi
dân tộc anh ở đâu?
sao đan tâm, làm tay sai cho tàu
để ngàn sau ghi dấu
bàn tay nào, nhuộm đầy máu đồng bào.
Tôi không thể ngồi yên
khi nước việt nam đang ngả nghiêng
dân tộc tôi, sấp phải đắm chìm
một ngàn năm hay triền miên tăm tối
Tôi không thể ngồi yên
để đời sau cháu con tôi làm người
cội nguồn ở đâu?
khi thế giới này đã không còn Việt Nam.
Tôi không thể ngồi yên
khi nước việt nam đang ngả nghiêng
dân tộc tôi sấp phải đắm chìm
một ngàn năm hay triền miên tăm tối
Tôi không thể ngồi yên
để đời sau cháu con tôi làm người
cội nguồn ở đâu?
khi thế giới này đã không còn Việt Nam.
(3) “Thề Không Phản Bội Quê Hương - HÙNG CA SỬ VIỆT” của tác giả: Cục Chính Huấn
“Một cánh tay đưa lên
Hàng ngàn cánh tay đưa lên
Hàng vạn cánh tay đưa lên
Quyết đấu tranh cho một nền hòa bình công chính
Đập phá tan mưu toan, đầu hàng cái quân xâm lăng
Hoà bình phải trong vinh quang
Đền công lao bao máu xương hùng anh
Nào đứng lên bên nhau
Nào cùng sát vai bên nhau
Thề nguyền với vung tay cao
Quyết đấu tranh đến khi nào đạt thành mong ước
Vận nước trong tay ta
Là quyền của quân dân ta
Tình đoàn kết quê hương ta
Chận âm mưu chia cắt thêm sơn hà
ĐK:
Quyết chiến Thề quyết chiến ! Quyết chiến!
Quyết không cần hoà bình đen tối
Chẳng liên hiệp ngồi chung quân bán nước vong nô
Quyết chiến Thề quyết chiến ! Quyết chiến!
Đánh cho cùng dù mình phải chết
Để mai này về sau con cháu ta sống còn
Vận nước đang vươn lên
Hàng ngàn chiến công chưa quên
Hàng vạn xác quân vong nô
đã chứng minh cho sức mạnh hào hùng quân dân
Thề chớ bao lui chân.
Ngồi cùng với quân xâm lăng
Ta thà chết chớ không hề lui
Quyết không hề phản bội quê hương (2)“