Thánh Tông Đồ Phêrô

Tư gia thánh Phêrô là nơi dừng chân của Chúa và các tông đồ. Mười chương đầu Phúc Âm Marcô thuật lại những lần Chúa và các tông đồ trú ngụ tại tư gia ông Phêrô ở Carphanaum.Chúa chữa mẹ vợ ông khỏi bệnh, ngủ qua đêm tại đó. Gặp Mẹ và anh em Ngài. Tư gia Phêrô trở thành nơi thờ phượng chung và được nới rộng đủ chỗ cho 500 dân làng tụ họp. Hoàng đế công giáo đầu tiên là Constantine xây thánh đường hình 5 góc bao trùm căn nhà thánh Phêrô - Ngũ Giác Đường thánh Phêrô. Gần đây khoa khảo cổ đào bới tìm thấy căn nhà lịch sử. Ngay phía dưới chính điện của Ngũ Giác Đường là ngưỡng cửa dẫn vào phòng nơi Chúa, các tông đồ và các giáo hữu tiên khởi tụ họp cầu nguyện. Tường còn nguyên vẹn. Người ta nhặt được cả 2 cái lưỡi câu.

Phêrô dáng người thon nhỏ, cao, da trắng, râu rậm, mềm quăn tít. Mắt đen có chấm đỏ khóc nhiều thống hối sau ngày chối Chúa. Lông mày nâu, thưa mỏng. Tính tình Phêrô bộc trực, thẳng thắn. Chúa nhắc đến nhiều nhất và cũng thay đổi ông nhiều nhất kể cả đổi tên chuẩn bị cho vị lãnh đạo tương lai. Phêrô có hai thư kí tài ba, trung thành. Marcô nghe Phêrô giảng dậy ghi lại những gì Phêrô giảng sau này trở thành Phúc Âm thánh Marcô . Silvanus viết hai thơ thánh Phêrô một và hai (1phêrô 5,12). Nhờ lòng nhiệt thành và thành tín Phêrô làm tròn trách nhiệm Chúa trao phó. Những chương đầu sách Tông Đồ Công Vụ tường thuật rất nhiều về việc rao giảng Tin Mừng của Phêrô. Ông tỏ ra là người lãnh đạo khôn ngoan, can trường và nhiều sáng kiến. Ông đề nghị chọn người thế chỗ Juđa (Cv 1,15). Ông mạnh dạn tranh biện với chính quyền khi họ cấm đạo (Cv 4). Ông phạt vợ chồng Ananias and Sappira chết tại chỗ khi họ thiếu thành thật (Cv 5). Ông truyền giáo nhiều nơi: Lydda, Joppa, Babylon, Antioch, Caesarea và rửa tội cho Cornelius (Cv 10). Phêrô giải quyết vấn đề gay cấn nên hay không nên rao giảng Tin Mừng cho dân ngoại (Cv 11).

Mesopotamia là trung tâm thương mại quan trọng và sầm uất của người Do Thái, từ đây họ đi buôn sang đến tận Ấn Độ và Trung Hoa nên các tông đồ đi hoặc cử người đi truyền giáo khắp nơi như Corinth, Antioch, Ephesus, Alexandra, Rome. Thư thứ nhất của Phêrô viết bên Babylon. Từ 33-40 ông coi sóc giáo hội bên Antioch. Năm 44 đến Roma. Trên đường truyền giáo ông mang theo vợ giúp việc (1Corintô 9,5). Đi tù hai lần tại Jerusalem trước khi đi Babylon (Cv 12,17). Có tin Phêrô đi truyền giáo bên Anh Quốc và Gaul. Vua Lucius bên Anh xây thánh đường năm 156 lấy tên Phêrô tại Winchester, ngày nay gọi là Thánh Phêrô of Cornhill tưởng nhớ công đức vị tông đồ này. Một số sử gia cho là Phêrô không bao giờ truyền giáo bên Anh. Anh quốc là thuộc địa của Lamã gần 200 năm, từ năm 50 trước Chúa Giáng Sinh. Bên Anh thường có những cuộc nổi dậy nên đường sang Anh Quốc là đường quen thuộc của quân Roma. Phêrô có ba đệ tử là các thánh Eucharius, Valerius và Martenus. Eucharius làm giám mục và hai người kia là phụ tá. Martenus thành Nain Lk 7,11)được Chúa làm phép lạ cho sống lại. Ông xây thánh đường tại Alps.

Phêrô đến Rôme Khi nào rất khó xác định. Sử sách ghi ông đến Rôme năm 44 dưới triều hoàng đế Claudius. Ông này đuổi người Do Thái khỏi Roma năm 50 vì có nhiều người tin theo Chúa. Sách khác ghi từ 44-49 Phêrô ở bên Babylon, không phải bên Rôme. Tuy nhiên cả Phêrô lẫn Phaolô đều chết bên Rôme. Ai thành lập Giáo Hội tại Roma là vấn đề nan giải. Thánh Giacôbê chết năm 44. Tông Đồ Công Vụ 12,17 ghi thánh Phêrô bỏ Jerusalem đi nơi khác. Không biết đi đâu nhưng ngài xuất hiện tại công đồng tại Jerusalem năm 49. Thánh sử gia Eusibius ghi là ngài đến Rome năm 44 khi Claudius lên ngôi hoàng đế. Sử khác ghi lúc đó ngài đang giảng đạo tại Babylon. Thư Phaolô gởi cho tín hữu Roma khỏang năm 57-58 cho thấy các tín hữu ở đây đang có vấn đề tranh chấp giữa Do Thái giáo và Kitô hữu không thuộc gốc Do Thái. Tranh biện này là nguyên nhân dẫn đến việc vua Claudius đuổi Kitô hữu ra khỏi lãnh địa ông cai quản. Phêrô và Phaolô cả hai đều không lập Giáo Hội tại Roma nhưng cả hai đều tử đạo tại Roma. Ứng nghiệm sách Khải Huyền11 tiên đoán về cái chết của hai sứ giả Tin Mừng. Nero đóng đinh Phêrô nhưng ông xin đóng đinh ngược và lời yêu cầu của ông được chấp thuận. Ứng nghiệm đoạn trong Gioan 21,18. Trước khi chết ông bị cầm tù trong ngục tối Gemonium hay Tullian Keep, sau này đổi tên là Mamertine. Ngục này có 2 tầng đào sâu vào núi. Phêrô bị xích vào cột đá ngày đêm ăn ngủ ở thế đứng suốt 9 tháng không ánh sáng. Bị đánh ngất đi tỉnh lại nhiều lần nhưng tinh thần vẫn minh mẫn, vui tươi. Ngục tối Mamertine là đường một chiều cho các tù nhân. Cửa duy nhất ra vào là leo qua mái nhà xây trên 2 tầng ngục thất. Mùi hôi thối triền miên vì ngục không bao giờ được dọn dẹp, lau chùi. Phêrô sống sót suốt 9 tháng trong điều kiện tối tăm, hôi thối trong ổ vi trùng xác người là một phép lạ. Thời gian này ông cải hóa, truyền đạo cho cai tù, giám đốc đề lao, và 47 người khác. Năm 67 Nero ra lệnh đóng đinh Phêrô nhưng ông xin đóng đinh ngược đầu xuống đất. Nơi đóng đinh là đỉnh đồiVatican. Marcellinus nhận xác chôn tại Triumphant Way, cách nơi xử khỏang 2 cây số, lập nhà nguyện nhưng bị Heliogalachis phá hủy. Julius xây thánh đường ngay nơi có xác thánh. Giáo Hòang Pius XII ra lệnh tìm xương thánh Phêrô. 1971 các nhà khảo cổ tìm thấy mộ thánh nhân qua các chữ viết trên mộ. Khi chết xác chôn không có quan tài. Vua Constantine cho nhặt xương bọc trong vải màu tím có riềm vàng để tỏ lòng tôn kính. Xương không chôn trong quan tài, phòng bị ăn cắp, nhưng gói cẩn thận giấu trong hầm mộ. Người hành hương quệch quạc ngòai mộ câu ‘xác thánh Phêrô bên trong’. Nhờ câu này người ta cố đào bới, tìm trong mộ và kiếm thấy gói xương bọc vải điều, riềm vàng. Loại vải này chỉ hoàng gia mới được phép dùng. Vua Constantine cho xây Vương Cung Thánh Đường Phêrô trên một nghĩa trang cổ của người Roma. Giáo hoàng Phaolô VI hôm 26/6/ 1968 xác nhận xương tìm thấy dưới bàn thờ chính là xương của thánh Phêrô. Giám mục Clement of Alexandra và thánh sử gia Eusibius còn thêm chi tiết thánh nhân vui mừng trong ngày bà Phêrô bị điệu ra pháp trường chết, nhân chứng Chúa Kitô. Thánh nhân gọi tên bà khuyến khích ‘Hãy hướng về Thiên Chúa.

Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org