Khi gia đình có người ốm đau bệnh tật, người ta chạy đôn chạy đáo tìm thầy chạy thuốc. Nghe đồn có thầy giỏi, mát tay, thầy tây, thầy ta, thuốc bắc, thuốc nam, thuốc dân tộc đều chấp nhận. Tốn kém cũng cố hết sức miễn sao cứu được mạng người.
Những nơi xa phố người ta phải chạy xe cả đêm, ôm người bệnh trong lòng. Khá một chút thì thuê xe hơi; nghèo hơn thì honđa ôm. Tiện sông nước chạy đò, bơi thuyền.
Chạy tối mặt gặp thầy. May mắn thầy cho gặp năm phút. Sau đó lại phải chạy đi mua thuốc. Thuốc cứu mạng không thể đi nhưng phải chạy đua với đường dài, thời gian.
Nói đến bệnh tật, người ta thường nghĩ đến bệnh của người. Ít ai chấp nhận bệnh xã hội. Có người cho rằng xã hội không có bệnh nhưng phải nói là tệ nạn. Vì là tệ đoan nên không mang tính khẩn cấp, khi nào bài trừ cũng được.
Con vật có bệnh, cây cối có bệnh thì xã hội cũng có bệnh. Khi người thân bị bệnh, người nhà chạy khắp nơi tìm thầy; trái lại bệnh xã hội thì khác dường như ít ai quan tâm bởi vì nó bên ngoài xã hội, không phải thân thích nên để xã hội lo. Hơn nữa vì không phải là bệnh nên không cần chạy chữa. Tệ đoan xã hội tồn tại bao lâu người ta còn coi nó là tệ đoan. Phải thay đổi lối suy nghĩ coi đó là bệnh nguy hiểm, cùng nhau tìm phương cách chữa, diệt trừ nó. Tệ nạn xã hội là một loại bệnh bởi vì nó tạo nên cơn sốt xã hội. Nó giết chết tình người, bóp nghẹt niềm tin nơi lòng con người, tạo chia rẽ, nghi kị, chà đạp nhân phẩm và cuối cùng đối xử tệ với nhau. Là nạn nhân của cơn sốt xã hội người ta vẫn nhắm mắt làm ngơ. Dựa vào cổng kín, tường cao, hàng rào sắt quanh nhà, khóa lớn khóa nhỏ, tìm cuộc sống an toàn hơn bằng cách khoanh vùng giầu nghèo. Biện pháp tránh né không trừ được căn bệnh phải trực diện để chữa.
Có người cho rằng nguyên nhân gây nên do thất nghiệp cao. Thất nghiệp nhưng vẫn phải ăn uống. Ngày nào cũng phải ăn nhưng làm thì ngày có ngày không nên ăn lủng những gì tích trữ được tạo nên nghèo đói.
Giải thích khác viện lí đất nước đang chuyển mình từ hình thức nông nghiệp sang công nghiệp và tiến lên thương nghiệp. Việc chuyển mình đòi hỏi số vốn đầu tư khổng lồ và chuyên gia chuyên ngành. Thiếu tiền đầu tư, nghèo về chuyên môn, kém kinh nghiệm hành chánh và yếu bảo quản kinh tế thị trường là yếu tố chính tạo ra tệ đoan xã hội. Những khó khăn trên gây trở ngại giây chuyền khi phải phác họa những chương trình kiến thiết lớn và dài hạn trong tương lai.
Người ta chứng kiến hàng ngày thảm cảnh người mặc áo hở lưng, kẻ đội nón thiếu chỏm. Kẻ đi dép khác màu, hai chiếc đều đực hoặc đều cái.
Cảnh thân già còm cõi yếu ớt dơ đôi cánh tay chiếc dài chiếc ngắn run run xin chút cơm thừa.
Cảnh người chị héo hắt còm cõi gù lưng cõng em trên lưng đứng vỉa hè ngó người tay nâng li cà phê nóng nhâm nhi, tay khác vân vê điếu thuốc.
Cảnh người tàn tật phủ phục cạnh bàn tai nghe họ nói chuyện toàn tiền trăm, tiền triệu. Đợi mãi không thấy họ nói đến tiền lẻ để lên tiếng xin vài đồng độ nhật.
Kẻ xin ăn có kẻ mù thật, què giả, có dư của ăn cất giấu, cũng có kẻ không hạt gạo dính túi, không xó nhà ngụ qua đêm. Đành rằng kẻ ăn xin khác kẻ xin ăn.
Em bé nọ nhanh tay lượm được dăm vỏ chai nước ngọt của kẻ lơ đễnh cũng đủ tiền cho hai dĩa cơm vỉa hè. Người nọ khom lưng lượm túi nylong vất bên đường cũng kiếm ngày hai bữa mà không phải ngửa tay xin.
Người khá hơn có tí vốn bán vé số rong dọc đường hoặc ôm một mớ báo bán lấy lời đong gạo. Vỉa hè nào kê đủ chiếc bàn con và vài ba chiếc ghế nơi đó chiều chiều mọc lên cánh dù và chiếc xe đẩy chào cháo, rao phở, bán bánh, mời li nước mía. Cuộc sống gia đình nương nhờ vào đó. May mắn bán hết gia đình có cơm; không may trời mưa, ít người đi lại tối đó gia đình chắc chắn hưởng lộc thiên hạ chê.
Từ quan chí dân ai cũng thấy, cũng gặp, cũng nghe, cũng biết cuộc sống của họ. Các khẩu hiệu bích chương đỏ chói kêu gọi xóa đói, giảm nghèo, làm sạch xã hội khắp nơi chưa giải quyết mặt nổi tệ nạn xã hội, nói chi đến đói khổ sau hậu trường.
Tệ đoan xã hội không giải quyết được cho đến khi người ta tôn trọng con người, bất kể người đó già trẻ, đẹp xấu, giầu nghèo. Một khi giá trị con người bị tước đoạt người ta đối xử với nhau bằng tình đời. Tình đời thay trắng đổi đen. Tình tiền mong manh, nhẹ như tờ giấy in nó. Cơn gió thổi tiền bay mất; tình vỗ cánh đuổi theo. Chỉ có tình người đặt căn bản trên tình Chúa mới thực sự đem lại hạnh phúc.
Tôi gặp nhiều Kitô hữu đạo đức tốt lành, đầy lòng nhân ái, sẵn sàng giúp đỡ anh chị em khác. Họ thuộc mọi thành phần, giầu có, trung lưu có, bằng cấp có, thông minh có, sáng tạo có, nghị lực có. Sức mạnh này chưa được phát huy, cổ võ, điều động có kế hoạch giúp xóa tan đau khổ, đè bẹp rách nát và giải phóng bần cùng. Làm việc nghĩa vốn đầu tư nhỏ nhưng đạt chỉ tiêu cao. Vấn đề cần phải làm là thực hiện ngay chương trình coi trọng con người, dùng tình người đối xử với nhau. Anh em hãy mắc nợ nhau tình yêu mến. Cộng đoàn nào, xã hội nào trả được món nợ này giải quyết được mọi vấn đề xã hội lớn nhỏ. Kitô hữu không thể xé lẻ tình Chúa và Lời Chúa. Tình Chúa và Lời Chúa tuy hai mà là một. Người ta thích cho đi Lời Chúa nhưng giữ lại tình Chúa. Vì lẽ đó mà xã hội còn bất công, cộng đoàn còn xào xáo, gia đình còn bất hòa. Thà sống ích kỉ còn hơn cho đi Lời Chúa mà giữ lại tình Ngài.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Những nơi xa phố người ta phải chạy xe cả đêm, ôm người bệnh trong lòng. Khá một chút thì thuê xe hơi; nghèo hơn thì honđa ôm. Tiện sông nước chạy đò, bơi thuyền.
Chạy tối mặt gặp thầy. May mắn thầy cho gặp năm phút. Sau đó lại phải chạy đi mua thuốc. Thuốc cứu mạng không thể đi nhưng phải chạy đua với đường dài, thời gian.
Nói đến bệnh tật, người ta thường nghĩ đến bệnh của người. Ít ai chấp nhận bệnh xã hội. Có người cho rằng xã hội không có bệnh nhưng phải nói là tệ nạn. Vì là tệ đoan nên không mang tính khẩn cấp, khi nào bài trừ cũng được.
Con vật có bệnh, cây cối có bệnh thì xã hội cũng có bệnh. Khi người thân bị bệnh, người nhà chạy khắp nơi tìm thầy; trái lại bệnh xã hội thì khác dường như ít ai quan tâm bởi vì nó bên ngoài xã hội, không phải thân thích nên để xã hội lo. Hơn nữa vì không phải là bệnh nên không cần chạy chữa. Tệ đoan xã hội tồn tại bao lâu người ta còn coi nó là tệ đoan. Phải thay đổi lối suy nghĩ coi đó là bệnh nguy hiểm, cùng nhau tìm phương cách chữa, diệt trừ nó. Tệ nạn xã hội là một loại bệnh bởi vì nó tạo nên cơn sốt xã hội. Nó giết chết tình người, bóp nghẹt niềm tin nơi lòng con người, tạo chia rẽ, nghi kị, chà đạp nhân phẩm và cuối cùng đối xử tệ với nhau. Là nạn nhân của cơn sốt xã hội người ta vẫn nhắm mắt làm ngơ. Dựa vào cổng kín, tường cao, hàng rào sắt quanh nhà, khóa lớn khóa nhỏ, tìm cuộc sống an toàn hơn bằng cách khoanh vùng giầu nghèo. Biện pháp tránh né không trừ được căn bệnh phải trực diện để chữa.
Có người cho rằng nguyên nhân gây nên do thất nghiệp cao. Thất nghiệp nhưng vẫn phải ăn uống. Ngày nào cũng phải ăn nhưng làm thì ngày có ngày không nên ăn lủng những gì tích trữ được tạo nên nghèo đói.
Giải thích khác viện lí đất nước đang chuyển mình từ hình thức nông nghiệp sang công nghiệp và tiến lên thương nghiệp. Việc chuyển mình đòi hỏi số vốn đầu tư khổng lồ và chuyên gia chuyên ngành. Thiếu tiền đầu tư, nghèo về chuyên môn, kém kinh nghiệm hành chánh và yếu bảo quản kinh tế thị trường là yếu tố chính tạo ra tệ đoan xã hội. Những khó khăn trên gây trở ngại giây chuyền khi phải phác họa những chương trình kiến thiết lớn và dài hạn trong tương lai.
Người ta chứng kiến hàng ngày thảm cảnh người mặc áo hở lưng, kẻ đội nón thiếu chỏm. Kẻ đi dép khác màu, hai chiếc đều đực hoặc đều cái.
Cảnh thân già còm cõi yếu ớt dơ đôi cánh tay chiếc dài chiếc ngắn run run xin chút cơm thừa.
Cảnh người chị héo hắt còm cõi gù lưng cõng em trên lưng đứng vỉa hè ngó người tay nâng li cà phê nóng nhâm nhi, tay khác vân vê điếu thuốc.
Cảnh người tàn tật phủ phục cạnh bàn tai nghe họ nói chuyện toàn tiền trăm, tiền triệu. Đợi mãi không thấy họ nói đến tiền lẻ để lên tiếng xin vài đồng độ nhật.
Kẻ xin ăn có kẻ mù thật, què giả, có dư của ăn cất giấu, cũng có kẻ không hạt gạo dính túi, không xó nhà ngụ qua đêm. Đành rằng kẻ ăn xin khác kẻ xin ăn.
Em bé nọ nhanh tay lượm được dăm vỏ chai nước ngọt của kẻ lơ đễnh cũng đủ tiền cho hai dĩa cơm vỉa hè. Người nọ khom lưng lượm túi nylong vất bên đường cũng kiếm ngày hai bữa mà không phải ngửa tay xin.
Người khá hơn có tí vốn bán vé số rong dọc đường hoặc ôm một mớ báo bán lấy lời đong gạo. Vỉa hè nào kê đủ chiếc bàn con và vài ba chiếc ghế nơi đó chiều chiều mọc lên cánh dù và chiếc xe đẩy chào cháo, rao phở, bán bánh, mời li nước mía. Cuộc sống gia đình nương nhờ vào đó. May mắn bán hết gia đình có cơm; không may trời mưa, ít người đi lại tối đó gia đình chắc chắn hưởng lộc thiên hạ chê.
Từ quan chí dân ai cũng thấy, cũng gặp, cũng nghe, cũng biết cuộc sống của họ. Các khẩu hiệu bích chương đỏ chói kêu gọi xóa đói, giảm nghèo, làm sạch xã hội khắp nơi chưa giải quyết mặt nổi tệ nạn xã hội, nói chi đến đói khổ sau hậu trường.
Tệ đoan xã hội không giải quyết được cho đến khi người ta tôn trọng con người, bất kể người đó già trẻ, đẹp xấu, giầu nghèo. Một khi giá trị con người bị tước đoạt người ta đối xử với nhau bằng tình đời. Tình đời thay trắng đổi đen. Tình tiền mong manh, nhẹ như tờ giấy in nó. Cơn gió thổi tiền bay mất; tình vỗ cánh đuổi theo. Chỉ có tình người đặt căn bản trên tình Chúa mới thực sự đem lại hạnh phúc.
Tôi gặp nhiều Kitô hữu đạo đức tốt lành, đầy lòng nhân ái, sẵn sàng giúp đỡ anh chị em khác. Họ thuộc mọi thành phần, giầu có, trung lưu có, bằng cấp có, thông minh có, sáng tạo có, nghị lực có. Sức mạnh này chưa được phát huy, cổ võ, điều động có kế hoạch giúp xóa tan đau khổ, đè bẹp rách nát và giải phóng bần cùng. Làm việc nghĩa vốn đầu tư nhỏ nhưng đạt chỉ tiêu cao. Vấn đề cần phải làm là thực hiện ngay chương trình coi trọng con người, dùng tình người đối xử với nhau. Anh em hãy mắc nợ nhau tình yêu mến. Cộng đoàn nào, xã hội nào trả được món nợ này giải quyết được mọi vấn đề xã hội lớn nhỏ. Kitô hữu không thể xé lẻ tình Chúa và Lời Chúa. Tình Chúa và Lời Chúa tuy hai mà là một. Người ta thích cho đi Lời Chúa nhưng giữ lại tình Chúa. Vì lẽ đó mà xã hội còn bất công, cộng đoàn còn xào xáo, gia đình còn bất hòa. Thà sống ích kỉ còn hơn cho đi Lời Chúa mà giữ lại tình Ngài.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org