(EWTN News/CNA) Hôm Thứ Năm T.T. Donald Trump đã tuyên bố rằng cuộc khủng hoảng loại thuốc phiện giảm đau là một nguy hiểm cho sức khỏe công cộng và kêu gọi các cơ quan của chính phủ liên bang tập trung tìm các nguồn lực để giải quyết vấn đề này, kể cả việc cấm nhập một số loại thuốc và sự chữa trị cho những người bị loại nghiện này.

T.T. Trump nói, “Chúng ta có thể là thế hệ chấm dứt loại dịch thuốc giảm đau này.”

Lời tuyên bố như trên không đưa ra ngân khoản nào thêm để giải quyết cuộc khủng hoảng thuốc giảm đau nhưng nó cho phép phân phối lại những khoản tài trợ hiện có để chống lại dịch bệnh.

Pháp lệnh mở rộng việc khám và chữa bệnh qua kỹ thuật thông tin hiện tại cho phép những người dân ở miền hẻo lánh nhận được sự chữa trị tốt hơn về bệnh tâm thần hay chữa trị việc lạm dụng thuốc. Nó cũng giúp tránh khỏi những chậm trễ vì thủ tục giấy tờ quan liêu và chuyển các nguồn lực để giải quyết khủng hoảng.

Không có thành phần nào trong xã hội của chúng ta, không có người trẻ hay người già, người giàu hay nghèo, thành thị hay thôn quê , có thể thoát thoát khỏi nạn dịch nghiện thuốc này. Chúng ta không thể việc này tiếp tục xảy ra. Đây chính là lúc giải thoát các cộng đồng của chúng ta ra khỏi tầm ảnh hưởng của loại ma túy này.

Trung tâm Kiểm Soát và Phòng Bệnh tại Hoa Kỳ (CDC,) đã tuyên bố loại thuốc phiện giảm đau này là một bệnh dịch ở Hoa Kỳ. Mỗi ngày có khoảng 91 người chết vì dùng quá liều loại thuốc này. Những loại thuốc này được kê toa nhằm giảm đau như ocycodone, codeine và morphine, nhưng heroin và hợp chất opioid như fentanyl thì mạnh hơn morphine từ 50 đến 100 lần.

Dùng thuốc quá liều đã trở thành nguyên nhân tử vong hàng đầu cho người Mỹ ở tuổi dưới 50, trong đó dùng quá liều thuốc phiện giảm đau đã lên tới 60 phần trăm trên toàn quốc. Theo Trung tâm Kiểm Soát và Phòng Bệnh, việc dùng quá liều lượng thuốc phiện giảm đau đã tăng gấp bốn vào khoảng từ năm 1999 và 2015.

Nhiều người Mỹ cho biết là lần đầu tiên xử dụng thuốc theo toa trước khi dùng heroin, rồi tỷ lệ dùng heroin qua

“tháng này” và “năm nọ” cứ tăng dần và rồi nghiện chất heroin, nhất là giới trẻ từ 18-25 vào những năm 2002-2013. Theo CDC, chất heroin đã trở thành phổ biến và nguyên chất hơn. Những vụ chết người liên quan đến chất heroin đã tăng gấp ba giữa năm 2010 và 2015, một phần là do việc tăng chất thuốc tổng hợp giảm đau opioids như fentanyl được thêm vào chất heroin và cocain để tăng hiệu lực của thuốc.

Trong cuộc họp thường niên của các Giám Mục Hoa Kỳ ở Indianapolis vào giữa tháng Sáu, một số Giám Mục đã đề cập đến việc khủng hoảng chất thuốc phiện giảm đau opioid và bàn thảo về cách thức để giúp những người nghiện thuốc này và gia đình họ.

ĐHY Daniel Dinardo của Galveton, Houton, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ nói rằng “vấn đề càng lúc càng trở nên phổ quát”.

Cũng trong hội nghị này, ĐGM Christopher Coyne của Burlington cũng nói rằng ở Vermont, các giáo xứ đang tìm cách tiếp xúc với các nạn nhân cũng như các gia đình của họ. “Thường thì chúng ta bị giới hạn việc có thể làm trong phạm vi tiểu bang, nhưng các giáo xứ cũng như các ban, nghành của chúng tôi đang cố gắng tiếp xúc với các gia đình có người nghiện, không chỉ những người đã bình phục, nhưng cả với gia đình họ.” Chúng tôi tìm các cha mẹ đỡ đầu cho những bậc phụ huynh bị nghiện, đặc biệt là những người đã quen dùng thuốc quá liều và đang phải chịu đau đớn qua hội chứng bệnh Neonatal Abstinence Syndrome (NAS). Người giáo dân phải nhận thức ra rằng đây không chỉ là vấn đề nghiện, nhưng nó làm cho cả gia đình phải đau khổ.

Hội Bác Ái Công Giáo của Giáo Phận Galveston, Houston đã nhận biết được vấn đề này và đang giúp đỡ các gia đình nạn nhân bằng cách biếu quà, khuyên bảo, cố vấn và tìm những nhà chuyên môn cho họ.

Vào ngày 29 tháng Sáu, Trong thư mục vụ “Từ Cái Chết và Thất Vọng của Khủng Hoảng về Lạm Dụng Thuốc đến Sự Sống và Hy Vọng” của ĐGM Edward Malesic của Greensburg, PA có đề cập đến cuộc khủng hoảng thuốc phiện giảm đau. Ở miền Đồng Pennsylvania thuộc giáo phận của ngài, những năm trước đây đã có tới 300 người chết vì loại thuốc này gây đau thương cho cộng đồng. Trong thư mục vụ. ĐGM nhấn mạnh tới việc đối phó với nạn dịch “Chúng ta hoặc là có thể chìm xuống vào thất vọng hoăc là đứng lên với hy vọng. Nạn dịch này đã lây lan vào khắp mọi nhà, trong khắp các thành phố và ngay cả trong giáo phận của chúng ta.

“Hy vọng là niềm tin sắc son mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta khi cần thiết để vượt qua những khó khăn đang gặp phải. Nếu chúng ta không được hướng dẫn trong hy vọng, chúng ta sẽ dễ đầu hàng. Chúng ta phải nuôi hy vọng. Người Công Giáo phải mang hy vọng đến cho những người đang sa lầy vào trong thất vọng của nghiện ngập. Chúng ta đồng hành với họ với một niềm tin tín thác. Chúng ta nhắc nhở họ về sự hiện diện và quyền năng của Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã sống lại từ cõi chết và Chúa Giêsu sẽ nâng đỡ họ.”

ĐGM Malesic đã ca ngợi các linh mục, phó tế và giáo dân đã nhân danh Chúa Kitô đến với những người đang đau khổ vì nghiện ngập và “cho họ biết là họ không cô đơn”. Và chúng ta phải cầu nguyện cho những anh chị em này.

“Với sức mạnh của cầu nguyện, chúng ta có thể dâng lên những nhu cầu của chúng ta và những nhu cầu của những anh chị em nghiện lên Thiên Chúa Tình Yêu, Ngài luôn quan tâm đến chúng ta. Chúng ta biết rằng cầu nguyện là sự liên kết thân mật với Thiên Chúa và có thể làm thay đổi toàn diện cuộc đời của những người đã dính đến cuộc khủng khoảng thuốc nghiện này.”

ĐGM cũng đã công bố những sáng kiến của giáo phận trong việc đối phó với khủng hoảng này trong đó gồm có việc giáo dục tại giáo xứ và lập ra những nhóm phát triển gia đình phục hồi.

Tháng Ba vừa qua, các Giám Mục ở Massachusetts cũng ra một thông báo trong việc đối phó với việc gia tăng khủng hoảng dùng thuốc nghiện giảm đau quá liều sau khi tỉ lệ những người chết vì thuốc quá liều đã tăng lên mức kỷ lục.

Bản tuyên bố viết rằng, “Chúng ta khuyến khích anh chị em của chúng ta, những người đang chịu đau khổ vì nghiện hay những gia đình có người nghiện hãy quay về với cộng đồng đức tin của mình để được nâng đỡ, khuyên nhủ và cảm thông, và chúng ta cũng cầu nguyện cho những người bị ảnh hưởng nhất sẽ nhận được sự nâng đỡ về vật chất, tình cảm và tinh thần của mọi người khi cần thiết.”

Giuse Thẩm Nguyễn