Xuất Hành 24:3-8; Tvịnh 115; Do Thái 9: 11-15; Máccô 14: 12-16, 22-26

Hôm nay bài đọc thứ nhất nói về chi tiết nghi lễ do ông Môsê hướng dẫn về thực hiện Giao Ước Thiên Chúa làm với dân Ngài. Lễ Giao Ước này sẽ được làm đi làm lại thường xuyên, nhất là những khi dân Israel rời xa khỏi Thiên Chúa. Họ sẽ dựng nên một đền thờ và trong đó có bàn thờ hiến tế lễ vật, và lễ đó sẽ là việc làm thường xuyên trong đời sống tôn giáo của cộng đoàn. Lễ hiến tế sẽ là dấu chỉ giao ước và nhắc dân chúng nhớ sự liên kết giữa họ và Thiên Chúa là sự liên kết "bằng máu", và bởi thế họ sẽ tín nhiệm về sự trung thành của Đấng đã ký kết giao ước với họ.

Cũng như các nghi lễ mà chúng ta mừng hằng năm, nghi thức này trở nên là một lễ nghi quy chuẩn đòi buộc của tôn giáo và mang tính kế thừa. Do các nghi thức được truyền lại qua các thế hệ, và những thế hệ mới lãnh nhận từ cha mẹ về cách sống tôn giáo và họ sẽ thấy nhàm chán về các nghi thức bên ngoài. Do vậy nhiêu người trẻ tuổi mới lớn đã than với chúng ta về việc đi lễ ngày Chúa Nhật là một lối sống tôn giáo nhàm chán phải không? Có thể không phải do lổi của các người trẻ đó. Chúng ta là những người duy trì truyền thống nghi thức có thể làm cho thánh lễ trở nên trống rổng và vô nghĩa. Cũng có thể vì nghi thức theo truyền thống đã trở nên mang tính hình thức, không có ý nghĩa thật sự về sự liên hệ giữa chúng ta và Thiên Chúa. Chúng ta có thể quên những nghi thức đó, hay quên đi những hành vì bắt buộc. Thật ra với bài sách Xuất Hành đọc hôm nay, chúng ta thi hành lễ lạc để mừng những việc Thiên Chúa đã làm cho chúng ta, và cho đời sống mới chúng ta vừa bắt đầu.

Cũng như chúng ta, người Israel không tự cho họ là người đáng khen. Họ đã được chọn không phải vì họ là những người đã đối nghịch Thiên Chúa, nhưng là vì Thiên Chúa là Đấng đầy lòng nhân từ. Nghi thức cữ hành Lời Chúa và hưởng dụng Máu mà mọi người thi hành, thừa nhận sự hiểu biết và nhận ra được Thiên Chúa là Đấng nhân từ với họ. Nghi thức chỉ là một sự nhắc nhở về Thiên Chúa của họ, và việc họ muốn được phục vụ Đấng đã mời gọi họ. Cũng như họ nói "Thật chúng ta có một Thiên Chúa toàn năng. Chúng ta phải làm gì để phục vụ một Thiên Chúa như thế? Chúng ta nên sống gần Thiên Chúa này, và đó là lợi ích cho chúng ta". Lễ nghi được lập đi lập lại sẽ giúp họ sống gần nhau hơn, nhờ vậy chính Thiên Chúa sống gần họ hơn.

Dân chúng liên kết trọn vẹn họ cho Thiên Chúa, và Thiên Chúa làm Giao Ước với họ. Ở đây không có gì là nhàm chán, không có gì là theo một tục lệ vô ý nghĩa. Toàn dân nhiệt thành cùng đáp lên "Mọi lời Đúc Chúa đã phán, chúng tôi sẽ thi hành". Hãy xem đoạn trước bài trích sách Xuất Hành đọc hôm nay. Dân Israel vừa mới được cứu khỏi nơi lưu đày, băng qua sa mạc, được ăn manna và chim cút, và được uống nước từ đá cuội, Mặc dù họ than oán và chống đối về việc đi ra khỏi Ai Cập, Thiên Chúa vẫn muốn làm giao ước với họ. Vì sao họ lại không muốn điều kiện trong giao ước đó? Nếu họ sống gần Thiên Chúa thì họ chỉ được lợi ích thôi. Nhưng họ, cũng như chúng ta, sẽ phải rời xa những nghi lễ mừng sự kiện hôm nay.

Những thiếu sót và tội lỗi của chúng ta trong cuộc sống là lý do khiến chúng ta phải tạm dừng lại và suy nghĩ: Tại sao Thiên Chúa lại muôn liên hệ với tôi với những thiếu sót của tôi? Chúng ta cũng có thể nói rằng hiện nay giáo hội, Đức Thánh Cha và các Giám Mục đã cầu xin sự tha thứ cho những vấp phạm của giáo hội. Biết bao nhiêu điều cần phải xin tha thứ. Nhưng điều này không phải chỉ có trong giáo hội La mã. Mà các tôn giáo khác cũng làm như vậy. Cách đây ít lâu giáo hội tin lành Methodist đã xin lỗi Giáo Hội Công Giáo vì những điều thiếu sót của họ với giáo hội La mã. Tại sao Đức Chúa lại tiếp tục làm đấng hổ trợ cho dân Israel sau cuộc hành trình sa mạc của họ? Vì sao Thiên Chúa lại cứ tiếp tục muốn làm việc với chúng ta? Ai biết vì sao không? Đó là điều có liên quan đến Thiên Chúa, Đấng yêu thương chúng ta vô bờ bến.

Máu đã rơi vãi trên bàn thờ, hòa bình đã được dựng xây giữa Thiên Chúa và dân chúng. Đối với chúng ta cũng vậy, Trong ngày kính Mình Máu Thánh Chúa hôm nay, chúng ta được nhắc nhở đến Máu Chúa Kitô đã đổ ra vì chúng ta. Không phải là một hiến lễ nhằm hòa giải với một Thiên Chúa đang giận dử, nhưng là một sự nhắc nhở là Thiên Chúa muốn tỏ bày sự quan tâm của Ngài cho chúng ta mặc dù chúng ta đã tự rời xa Ngài. Thật thế, lễ kính Thánh Thể này không phải là một lễ nghi Phụng Vụ chính thức cho chúng ta. Ít nhất mang lại sức sống cho chúng ta qua lời truyền phép trên bàn thờ.

Mỗi khi chúng ta họp nhau mừng Bí Tích Thánh Thể, chúng ta đem rất nhiều điều dâng lên bàn thờ. Và chúng ta được nhắc nhở rằng đây kể như là lần cuối chúng ta đến bàn thờ, chúng ta có nhiều tội lỗi để xin ơn tha thứ. Nhưng, nghi thức truyền phép Thánh Thể là dấu chỉ cam đoan nhắc chúng ta nhớ là Thiên Chúa không bỏ rơi chúng ta. Qua Chúa Giêsu, Thiên Chúa đã đến gần chúng ta để chứng tỏ là Thiên Chúa và chúng ta đã có giao ước với nhau. Và Thiên Chúa luôn luôn sẵn sàng lập lại giao ước đó sau khi chúng ta rời xa khỏi Ngài dể đi lang thang trong sa mạc tội lỗi.

Lễ vật hiến tế ông Môsê là lời kinh nguyện dân chúng dâng lên để vui mừng cám tạ Thiên Chúa toàn thiện của họ. Và với chúng ta cũng vậy, của lễ chúng ta dâng trên bàn thờ trong Bí Tích Thánh Thể này, chúng ta thể hiện lời ca ngợi Thiên Chúa trong khi chúng ta đã nhận được và vui mừng về những điều Thiên Chúa đã làm cho chúng ta. Sự liên hệ mừng trở lại trên bàn thờ này rất mãnh liệt vì qua của lễ hiến tế này chúng ta có thể dâng hiến một lễ vật như thế trong đời sống riêng biệt và của cộng đoàn chúng ta. Chúng ta hiến dâng thân xác và máu chúng ta như:

- mỗi khi chúng ta hy sinh thì giờ giúp đở phục vụ người khác trong cộng đoàn giáo xứ chúng ta.

- Dấn thân và từ bỏ thời gian rảnh rỗi để rao giảng lời Chúa cho những giáo dân khác trong cộng đòan giáo xứ chúng ta.

- mỗi khi chúng ta hy sinh dấn thân vì lý tưởng chúng ta không thể tự cho phép chúng ta kiếm cách thối thác công việc.

- mỗi khi chúng ta săn sóc cha mẹ già bằng cách đem thực phẩm, thuốc men, hay để thì giờ đưa cha mẹ đi bác sĩ, nấu ăn cho cha mẹ hay lắng tai nghe cha mẹ.

- chúng ta trong những buổi họp cộng đoàn hay với cơ quan chính quyền, chúng ta bênh vực người nghèo, người vô gia cư, người bị bệnh tinh thần, người trong lao tù, phụ nữ bị áp bức, trẻ con không có bảo hiểm sức khỏe v.v...
- mỗi khi chúng ta làm việc trong cộng đoàn nhằm giảm bớt bạo lực ở trường học hay ở trên đường phố.

Nhũng người bình thường như chúng ta làm sao hy sinh bao nhiêu việc để phục vụ kẻ khác, để đổ máu mình trên bao nhiêu bàn thờ để phục vụ? Chúng ta, những người được liên kết trong Bí Tích Thánh Thể hôm nay không do dự gì về nguồn gốc của sự dấn thân và hy sinh năng lực của chúng ta. Sự nhắc nhở sống động nơi bàn thờ này hôm nay là: Thiên Chúa đã hy sinh bao nhiêu điều cho chúng ta. Trong khi chúng ta nghe lời mời gọi, và đáp lại bằng cách dự phần vào bửa ăn, chúng ta làm như vậy với sự nhận thức thật sự. Chúng ta thấy những người trong chúng ta cũng tuyên xưng như chúng ta là Thiên Chúa là Đấng đáng được tôn vinh, không phải vì chúng ta bị bắt buộc phải làm như thế, nhưng vì chúng ta đã biết rõ hơn thế nữa.

Chuyển ngữ: FX. Trong Yên, OP


THE BODY AND BLOOD OF CHRIST (B)

Exodus 24:3-8; Psalm 116; Hebrews 9: 11-15; Mark 14: 12-16, 22-26

Today’s first reading describes in some detail the ritual that Moses ordered to ratify the covenant God was making with the people. This covenant ritual would be renewed often, especially whenever Israel wandered from God. Eventually they would build a temple where the altar sacrifices would become a regular part of their religious and community lives. The sacrifices would be a continual sign of the covenant and remind the people that the bond between them and God had been "sealed in blood" and so they could trust in the fidelity of the One who had entered into contract with them.

Like all rituals we celebrate over years and years, this ritual had the possibility of becoming staid, merely something religious law or custom required. Rituals get passed on to the next generations and these new recipients of their parents’ religious observances can grow bored with what looks like mere formality. How many teenagers have told us that about going to church on Sunday? "It’s so boring!" It may not always be their fault, we who carry on the tradition can make our rituals look empty and meaningless – perhaps the traditional practices have become merely ritual for us, devoid of what they express about our relationship with God. We can forget what we are ritualizing; we can forget we are not doing it because we are "supposed to," or "we have always done it". Rather, with this Exodus reading in mind, we perform our rituals to celebrate what God has done for us and the new life we have been given.

Like us, the Israelites, on their own, were no prizes. They were picked, not because they were irresistible to God, but because God is a big hearted gift-giver. The ritual of word and blood the people are celebrating acknowledges their awareness of how gracious God had been to them. The ritual would be a reminder of their God and their desire to serve this most appealing God. It’s as if they are saying, "What a wonderful God we have! What can we do to serve this God? Let’s stay as close to this God as we can; it will be to our benefit." The repeating of the ritual would help them to stay close – but God would stay even closer.

The people are committing themselves to God and God is making covenant with them. There is no hint of boredom here, no hint of having to follow meaningless rules and regulations. They say with enthusiasm, "We will do everything that the Lord has told us." Scan the previous chapters in Exodus. The Israelites have just been delivered from slavery, taken through the desert, nourished with manna and quail, and given water from the rock. Despite their grumblings and stumblings on their God-directed journey, God still wants to make covenant with them. Why wouldn’t they accept the terms of this covenant? They have everything to gain by staying close to God. But they, like us, will pull away from what they are celebrating in today’s event.

Our own short comings and sin on the journey of our lives give us reason to pause: why would God want to get involved with me with all my blemishes? We can say the same thing about ourselves as a church. The pope and our bishops have asked forgiveness for the sins of our church. There is much for which to ask forgiveness. But this is true not just for our Roman church, other religious groups are doing the same. A while back the Methodists made an apology to Catholics for their sins against us. Why would God continue to have anything to do with the Israelite people after their desert journey? Why would God continue to want anything to do with us as well? Who knows why? It has something to do with the foolish lover we have for our God!

Blood was sprinkled on the altar; peace was made between God and the people. For us too, at this eucharistic celebration, we are reminded of the blood of Christ offered for us; not a sacrifice of appeasement to an angry God, but a reminder of how far God was and is willing to go to show that, even if we were to give up on ourselves, God will never give up on us. Thus, this eucharistic celebration is not rote or formal liturgy for us. At least it shouldn’t be. Not if we have heard the Word speaking to us assembled today at this altar.

Every time we gather at Eucharist we bring much to the altar. And we are reminded that since the last time we were here, we have much for which to ask forgiveness. But the eucharistic ritual is a visible reminder and assurance to us: God has not given up on us. God, through Jesus, draws close to us to confirm a fact: God and we are in covenant to one another. And God is always ready to renew that covenant after our wanderings and goings astray in the desert.

The holocaust ordered by Moses was the people’s prayer of praise and thanksgiving to their wonderful God. So too for us, our offering today at Eucharist expresses our praise of God as we realize and celebrate what God has done for us. The ties renewed at this altar are so powerful that, through this sacrifice, we are enabled to offer a similar sacrifice in our personal and communal lives. We sacrifice our body and blood when we:

- give our energies and time to our children. (A father told me recently that he and his wife were sleep-deprived during the first two years of their new born’s life. And someone chimed in, "Just wait till he’s a teenager!")
- dedicate ourselves and give up free time to minister to others in our church communities
- sacrifice a job because our principles will not allow us to compromise or take dishonest shortcuts

- tend to an ailing parent by bringing them groceries, renewing prescriptions, taking time to take them to doctors’ appointments, cooking meals and just spending time listening to them

- advocate for the poor, homeless, disabled, mental patients, prisoners, abused women, uninsured children, etc. at community meetings and before governmental bodies.

- work in the community to reduce violence in schools and on our streets

How do ordinary people like us get such dedication to do so much service for others, to pour out our life blood on so many altars of service? Those of us at this Eucharist have no doubt about the source of our commitment and energy. The living reminder is at this altar for us today: God has given everything for us. As we hear the Word and respond by partaking in this meal we do so with eyes open. We see those people with us who are professing what we do – that our God is worth celebrating, not because we are ordered to do so, but because we know better.