Khôn Ngoan 7: 7-11; Tvịnh 89; Do Thái 4: 12-13; Máccô 10: 17-30

Của cải, giàu sang không phải là điều tội lỗi của một người. Và sự nghèo khó cũng không làm cho một người nên thánh thiện. Nhưng, trong bài phúc âm hôm nay, Chúa Giêsu đánh thức niềm tin vào Thiên Chúa của cộng đoàn trong thời đại Ngài sống: rằng giàu sang có là dấu chỉ được Thiên Chúa thương yêu. Ý nói là nếu một người giàu có là dấu chỉ người đó đã sống một đời sống tốt đẹp. Chúa Giêsu chứng tỏ điều trái ngược ý nghĩ đó khi Ngào bảo người giàu có: “Hãy bán những gì anh có mà cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi".

Người ta thường nghĩ nếu có được của cải sẽ được an toàn, tự kiểm soát cuộc sống, tự lập như chúng ta thường nói đạt được một "đời sống tốt đẹp". Hơn nữa, người giàu có sẽ thấy của cải mình được Thiên Chúa chấp nhận, khen thưởng cho một đời sống đạo đức và tốt lành. Sau khi Chúa Giêsu nhắc với người hỏi Ngài về việc tuân giữ các điều răn, người đó đáp lại; "Thưa Thầy, tất cả những điều đó, tôi đã tuân giữ từ thuở nhỏ". Thời Chúa Giêsu, người giàu có thường có đủ thì để giờ học hỏi và tuân theo Lề Luật. Người nghèo, vô học thức, chỉ cố gắng làm lụng đủ sống qua ngày, chứ đâu có thì giờ học hỏi về những lời dạy dỗ về luân lý và tôn giáo. Như thế, người nghèo không tuân giữ Lề Luật, ở ngoài vòng tôn giáo và sống tội lỗi.

Người đàn ông giàu có tuân giữ các giới răn, thì có vẻ như anh đã sống đẹp lòng Chúa khi anh hỏi: "Thưa Thầy nhân lành, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp?". Trước khi trả lời Chúa Giêsu hỏi lại về từ “nhân lành” mà anh đã nói về Ngài. Đây không phải là vinh dự của người trần thế mà đó là hình tượng Thiên Chúa. Do vậy Chúa Giêsu biến sự tập trung của cộng đoàn vào Ngài thành tập trung niềm tin cậy vào Thiên Chúa, nhờ vậy khi đặt niềm tin vào Thiên Chúa ắt sẽ được Thiên Chúa chấp nhận và ban ơn đời sống tốt đẹp. Người giàu cần phải tiếp tục tin tưởng và theo Chúa Kitô "vì tất cả các điều đó" được bao gồm trong Chúa Giêsu. Vậy để nhận ân sũng của Thiên Chúa trong cuộc sống, người giàu có dám đương đầu với những quyến rũ của vật chất hay không, đế cam đoan đặt cuộc sống chúng ta trong ân sũng của Thiên Chúa hay không? Chúa Giêsu có là tột đỉnh cuộc sống chúng ta hay không? Hay chúng ta còn tìm dấu chỉ gì nơi vật chất để biết là Thiên Chúa yêu thương chúng ta?

Nếu người đàn ông đã từ bỏ sự giàu có của mình, những vật chất hữu hình, bảo đảm ông sẽ có được sự chấp thuận của Thiên Chúa và sẽ hưởng được món quà của cuộc sống mà anh mong ước? Anh sẽ phải tin cậy và theo Chúa Kitô. "Ngài chính là tài sản của anh" là Chúa Giêsu. Điều đó có đủ cho anh ta chưa; liệu điều đó có đảm bảo niềm tin tuyệt đối của anh ta vào Thiên Chúa không? Chúa Jêsus có là tài sản của chúng ta không? Hay chúng ta còn tìm kiếm những dấu hiệu nào khác để đảm bảo với chúng ta về tình yêu của Thiên Chúa?

Bài đọc thứ nhất trích sách Khôn Ngoan cũng nhắc chúng ta chú trọng đến cách sống của chúng ta. Tác giả bài sách nói hãy nguyện xin Thiên Chúa cho được sự "hiểu biết". Sự hiểu biết là biết phân biệt được đúng sai qua các điều mình thông hiểu. Sự hiểu biết được chỉ dẫn bởi Đức Khôn Ngoan. Lời cầu nguyện của tác giả đoan chắc giá trị của khôn ngoan trên của cải và giàu sang.

Bài đọc thứ hai cũng nói đến lời Thiên Chúa sống động và hữu hiệu trong thế gian qua ngôn từ của Ngài. Lời Thiên Chúa là lời sống động chỉ rõ những giá trị thật sự. Những người có của cải giàu sang có thể kiểm soát hoàn cảnh của nhiều người, nhưng không có nghĩa là người đó có cuộc sống đời đời. Phúc âm nhắc chúng ta nhớ là việc phó thác vào Thiên Chúa qua Đức Giêsu Kitô sẽ đem đến cho chúng ta sự tốt lành và cuộc sống viên mãn. Để đáp ứng với những bài đọc hôm nay, chúng ta thử nghĩ đến những ao ước của chúng ta về sự an toàn, tự quản là bởi đâu và làm sao mà có được, và làm cho chúng ta chú ý đến những năng lực của chúng ta từ Thiên Chúa.

Một chút suy tư. Tôi không phải là người giàu sang, và hầu như tất cả những người nghe bài phúc âm hôm nay cũng nghĩ họ như vậy. Có thể chúng ta nên phân tách bài sách hôm nay nói về điều mà "không áp dụng cho tôi". Nhưng, trước khi làm như thế, chúng ta hãy xét lại.

Tôi vừa mới đi giảng xong ở giáo xứ Petaluma, tiểu bang California. Ở đó có một chương trình dạy giáo lý cho trẻ em rất sống động. Chương trình dạy thanh thiếu niên biết rằng chúng ta được Thiên Chúa gọi để phục vụ Thiên Chúa không phụ vụ tài sản vật chất, nhưng là một cách để có "sự sống đời đời". Đó chỉ là một đề tài dạy các học sinh. Nhưng điều chỉ rõ cho học sinh là đời sống của giáo chức: tất cả họ là những người tình nguyện. Để huấn luyện các thanh thiếu niên họ cần phải có thì giờ, năng lực, và tài điều khiển để giúp học sinh trong đức tin. Giáo chức là dấu chỉ những người đã để qua một bên những của cải và "tất cả các điều khác" để theo Chúa Kitô và nhờ thế mà họ được ơn huệ dời sống mà Chúa Kitô ban cho những người theo Ngài.

Bài trích thơ thánh Phaolô gởi cho tín hữu Do thái đọc hôm nay diễn tả lời Thiên Chúa là "lời sống động, hữu hiệu... xuyên thấu chỗ phân tách tâm với linh". Hôm nay, lời Thiên Chúa có thể kêu gọi chúng ta nên suy nghĩ một lần nữa về vấn đề của cải. Hình như các môn đệ sững sờ khi họ nghe Chúa Giêsu nói về người giàu có, và họ sửng sốt hỏi Chúa Giêsu "thế thì ai có thể được cứu?" Các môn đệ không có của cải nhiều, và điều Chúa Giêsu nói có thể trái ngược với những điều các ông đã được dạy dỗ. Họ nghĩ là họ cũng sẽ được giàu có và quyền thế vì đó là dấu chỉ tình thương yêu của Thiên Chúa.Và sự nghèo khó là đấu chỉ bị trừng phạt.

Người giàu có ra đi buồn rầu vì anh ta có nhiều của cải. Anh ta không thể bỏ hết tất cả để đi theo Chúa Kitô. Nhưng, phúc âm không nói là của cải tự nó là sự dữ, và cũng không nói là người giàu có đó là một người tội lỗi. Người đó tuân theo Lề Luật và là một người tốt. Nhưng, Chúa Giêsu bảo anh ta hãy tiền tới một bước nữa trong đức tin, và trỏ nên một tín đồ người hoàn toàn hơn theo Ngài.

Đó là thách thức đối với người giàu có. Vậy hôm nay điều gì làm cho chúng ta trăn trở? Đó là câu hỏi cho chúng ta: Niềm tin cuối của chúng ta là vào điều gì? Có phải là tiền tài, của cải, danh vọng hay quyền thế? Chúng ta có sẵn sàng tin tưởng hoàn toàn vào Thiên Chúa hay không? Không phải là sự tin tưởng này sẽ bảo đảm cho chúng ta một đời sống thoải mái. Tin tưởng vào Thiên Chúa không có nghĩa là chúng ta sống buôn thả, không cần lầm việc và để cho Thiên Chúa lo liệu cho chúng ta. Nhưng, tất cả những gì đời sống đưa đến cho chúng ta, Thiên Chúa sẽ là sự an toàn và sức mạnh cho chúng ta.

Hôm nay còn một câu hỏi nữa: chúng ta phải giử bao nhiêu để đầu tư trong cuộc sống theo Chúa Giêsu? Nếu theo Chúa Giêsu chúng ta sẽ phải bỏ qua những gì có lợi cho chúng ta nhưng lại chống lại với đức tin của chúng ta vào Chúa Kitô thì sao? Đức tin của chúng ta có bị thiệt thòi gì không? Hay chúng ta chỉ vừa bàn đến và tránh khỏi những điều gì đức tin đòi hỏi chúng ta hay sao? Ai biết được chúng ta, những người theo Chúa Giêsu, sẽ phải hy sinh những gì? Nhưng, phúc âm hôm nay giúp chúng ta nên sẵn sàng và hy sinh tất cả những chướng ngại vật cản trở sự cam kết trọn đời của chúng ta về việc theo Chúa Giêsu và sống theo đường lối của Ngài.

Chúa Giêsu có một dịp cuối cùng để nói với người giàu và với chúng ta. Vậy chúng ta có sẵn sàng chia sẻ của cải với người nghèo không? Chúng ta có thể không phải là người giàu có, nhưng, luôn luôn vẫn có người thiếu thốn hơn chúng ta.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


28th SUNDAY (B)
Wisdom 7: 7-11; Psalm 90; Hebrews 4: 12-13; Mark 10: 17-30

Having wealth does not automatically condemn a person. Nor does poverty bring automatic sainthood. But, in today’s gospel, Jesus was challenging the common belief of his day: that riches were a sign of God’s favor. If you had wealth it was a reward for leading a good life. Jesus reverses this notion when he invites the rich man to, "Go sell what you have, give to the poor and you will have treasure in heaven, then come, follow me."

People pursue wealth thinking it will guarantee status, control, security and independence – as we commonly say, "the good life." What’s more, the rich man would have seen his wealth as approval by God, a reward for his good, and observant life. After Jesus reminds him of the commandments he replies, "Teacher, all of these I have observed from my youth." In Jesus’ day the rich would have had more time and means to study and follow the Law. The illiterate poor could barely scrape by from day to day, with no time to study and learn ethical teachings and proper religious observances. Thus, they would appear non-observant, outside religious propriety and sinners.

The man had wealth and he kept the commandments – it seems he had it made! He asked Jesus, "Good teacher, what must I do to inherit eternal life?" Before responding, Jesus dismisses the man’s calling him "good." It’s not about titles and symbols of honor. Instead, Jesus turns the man’s focus to God. The laws he quotes guide our life to conform to God’s ways. But Jesus says more than the laws is required to have life. If the man wants "eternal life," Jesus invites him to sell all and follow him. It’s not just about keeping rules, customs and religious laws– it’s about following Jesus. And that requires complete surrender, putting our life and security, not in material goods, but in Jesus and his path to life.

If the man did give up his riches, what visible assurance would he have that he had God’s approval and the gift of life? He would have to keep trusting and following Christ. "All he would have" was Jesus. Would that be enough for him; would that assure him of God’s favor? Is Jesus enough for us? What signs do we look for; what do we need to assure us of God’s love?

Our first reading from the Book of Wisdom also puts focus on our lives. The author of the reading prays for "prudence." Prudence is the skill and good judgment in using our resources. It is guided and influenced by wisdom. The author’s prayer affirms the value of wisdom over riches and possessions.

Similarly, the second reading shows God’s involvement in the world by means of the word. It is a living word that exposes our true values. Those with riches may control a lot of human situations, but that doesn’t mean they have eternal life. The gospel reminds us that dependence on God, through Jesus Christ, brings us what is truly good and life-giving. In response to today’s readings we reflect on where and how our desire for status and security preoccupies us, and draws our attention and energies away from God.

Wait a minute! I am not rich and almost all the people who hear this gospel today aren’t either. Maybe we should just bracket the passage and label it, "does not apply to me." Before we do that, let’s give it a second look.

I just finished preaching at a parish in Petaluma, Ca., where they have a very active catechetical program for children. Such programs teach our young that we are called to serve God and not possessions, as a way to "eternal life." It isn’t only the subject matter taught to the students that conveys this message, but the obvious witness of the teachers’ lives. They are all volunteers. It takes time, energy and talent to train the young in their faith. These teachers are a sign to their students. They have put aside an emphasis on material goods, "left everything," to follow Christ and thus receive the gift of life he offers his followers.

The reading from Hebrews today describes God’s word as "living and effective…able to discern reflections and thoughts of the heart." God’s word today may be calling us to think again about the question of possessions. It seems the disciples who heard what Jesus said to the rich man were bewildered, when they asked, "Then who can be saved?" They weren’t rich and what Jesus said would have been in contrast to what they had been taught. They too would have seen wealth and power as a sign of God’s favor; poverty as a punishment.

The rich man went away sad because he could not, or would not, give up his riches in favor of Christ. But the Gospels don’t say riches in themselves are evil. Nor does it seem the rich man’s riches made him a sinful person: he was a law-abiding and good man. But Jesus was asking him to go further in his faith life and become a full-fledged, totally-devoted follower.

That was the challenge for the rich man. What is it for us today? It puts a question to us: In what do we ultimately trust? Is it money, possessions, status, or power? Or, are we willing to put our trust in God? Not that this trust will guarantee an easy walk through life. Trusting in God does not mean we can relax, stop working and let God take care of us. But whatever life presents to us God will be our strength and security.

Another question before us today is: How much of our lives are we willing to invest in following Jesus? Will following him require us to put aside what will be to our advantage, but conflicts with our faith in Christ? Does our faith cost us anything, or have we just made compromises and avoided the demands faith has made on us? Who knows what we followers of Christ will be called to give up? But the gospel directs us to be prepared and willing to let go of whatever hinders our full commitment to Jesus and his ways.

Jesus has a last challenge to the rich man and to us: Are we willing to share what we have with the poor? We may not be rich, but there are always those who have less.