Trong Thánh Lễ sáng nay 18 tháng Mười tại nhà nguyện Santa Marta, ĐGH nói về một câu chuyện của một Kitô hữu trẻ đã bị giết vì đức tin của mình.

Theo tin Vatican, ĐGH đã suy tư về “ba giai đoạn” của sự nghèo khó mà Chúa Giê-su đòi hỏi các môn đệ của Ngài: Tách mình ra khỏi sự giàu có là điều kiện đầu tiên. Việc này đòi hỏi “một trái tim nghèo khó”. Nếu việc tông đồ đòi hỏi những cấu trúc hay những tổ chức mà xem ra là một dấu hiệu của sư giàu có, hãy xử dụng chúng một cách khôn ngoan, nhưng đừng để lòng trí vướng bận vào chúng. Nếu con muốn theo Chúa, hãy chọn con đường nghèo khó, và nếu con có nhiều của cải vì Thiên Chúa ban cho con, thì hãy dùng của cải ấy mà phục vụ tha nhân, với một tấm lòng thanh thản, không vướng bận. Người môn đệ không sợ khó nghèo, hay sợ chống đối: người môn đệ phải là nghèo khó.”

Hình thức thứ hai của nghèo khó là “khiêm nhường chấp nhận bách hại, chịu đựng sự ngược đãi”, những sự bách hại vì vu khống, vì lời đồn đoán, vì ghen tỵ, vì những khó chịu nho nhỏ trong khu xóm, trong giáo xứ.”

ĐGH cũng nói về sự bách hại về thể xác: “Ngày hôm qua, trong hội nghị Thượng Hội Đồng Giám Mục, một giám mục đến từ một trong những nước đang bị bách hại đã kể rằng, một người Công Giáo trẻ đã bị một nhóm thanh niên thù ghét Giáo Hội, những kẻ theo chủ nghĩa nguyên tắc cơ bản giết chết. Chúng đã đánh đâp và rồi quăng anh vào một thùng chứa nước và chúng ném bùn vào anh và cuối cùng khi bùn đã ngập tới cổ anh chúng hỏi “Lần cuối cùng, anh có từ bỏ Giê-su Kitô không? Giê-su Kitô.”? - “Không”. Thế là chúng ném đá anh và đã giết anh. Tất cả chúng ta đều đã nghe về điều đó. Và việc ấy không chỉ xảy ra ở những thế kỷ đầu tiên, nó đã xảy ra cách đây hai tháng. Đó là một thí dụ. Nhưng có bao nhiêu tín hữu ngày nay bị đau khổ ngược đãi thể xác: “Ồ, anh ta lộng ngôn! Trên giá treo cổ!”

Hình thức thứ ba của nghèo khó được ĐGH chỉ ra là: một cuộc sống với nỗi cô đơn, sự bỏ rơi và đặc biệt “cô đơn cho tới cùng” như Thánh Phao-lô đã sống trong bài đọc thứ nhất (2 Tm 4,10-17): “Mọi người đã bỏ mặc tôi.” Và sống như Chúa Giê-su trên cây Thánh Giá: “Cha ơi, Sao cha bỏ con?”.

ĐGH nói rằng “Tôi nghĩ về một con người cao trọng nhất trong nhân loại và sự nhận định này đến từ miệng Chúa Giê-su khi nói về Thánh Gioan Tẩy Giả: thày giảng cao cả, ngài sẽ làm phép rửa cho nhiều người. Rồi cuộc đời của thánh nhân kết thúc ra sao? Trong nhà tù… một mình, bị bỏ rơi, bị giết chết bởi sự yếu đuối của một ông vua, bị thù ghét bởi kẻ ngoại tình và bởi tánh ý bất thường của một bé gái: để rối kết thúc một con người cao trọng nhất trong lịch sử.”

ĐGH nói rằng “không cần đi xa hơn, hình ảnh chúng ta rất thường gặp trong các nhà hưu dưỡng, có nhiều linh mục và nữ tu đã dành cả đời mình cho việc giảng dạy, bây giờ họ cảm thấy nỗi cô đơn, một mình với Thiên Chúa, không còn ai nhớ tới họ nữa.”

.
Source: Zenit.org Santa Marta: ‘For the Last Time – Do You Renounce Jesus Christ?’