1. Các bệnh viện ở California đang chứng kiến dòng bệnh nhân lũ lượt nhập viện vì COVID-19

Thống Đốc Gavin Newsom cho biết tỷ lệ dương tính đã bắt đầu gia tăng tại đây.

Sự gia tăng các ca nhiễm coronavirus mới ở California đã khiến các bệnh viện trên toàn tiểu bang chịu các áp lực càng lúc càng căng thẳng khi các phòng cấp cứu tiếp nhận một dòng bệnh nhân mới mắc COVID-19.

Hôm thứ Sáu 26 tháng 6, Hoa Kỳ đã chứng kiến số ca nhiễm coronavirus trong một ngày cao nhất từ khi bắt đầu đại dịch coronavirus kinh hoàng này cho đến nay. Các con số thống kê ghi nhận 47, 431 trường hợp nhiễm bệnh chỉ trong một ngày duy nhất.

Bác sĩ Angelique Campen thuộc Trung tâm y tế Thánh Giuse Quan Phòng ở Burbank cho biết bệnh viện của cô đang cảm thấy những áp lực rất mạnh.

Cô nói:

“Cho đến ngày hôm qua, tôi đã từng cảm thấy nhẹ nhõm vì bất chấp số lượng dương tính cao, chúng tôi không thấy quá nhiều người phải nhập viện và phải được chăm sóc đặc biệt. Nhưng, tôi nghĩ rằng chúng ta đang chứng kiến những gì chúng ta quan tâm bắt đầu xảy ra. Những người bị bệnh hiện đang bị bệnh nặng hơn và phải đưa đến bệnh viện.

Khi mới bắt đầu, hầu hết những người chúng tôi cho nhập viện và người thực sự bị bệnh là những người già. Nhưng bây giờ tình hình đã thay đổi. Chúng ta đang bắt đầu thấy những người trẻ tuổi và trung niên từ 21 tuổi đến 49 tuổi dường như là độ tuổi của nhiều bệnh nhân mà chúng ta đang thấy bây giờ. Đây là những người đã ra ngoài tham gia các cuộc biểu tình. Họ cũng là những người phải rời khỏi nhà và đi làm trở lại và có thể, bởi vì đã quá nhiều tháng, bị dụ dỗ vào một cảm giác an toàn sai lầm để thư giãn một chút đối với các biện pháp phòng ngừa sức khỏe của họ.”

Campen nói rằng làn sóng các trường hợp mới đã bắt đầu gây mệt mỏi cho nhân viên tại các bệnh viện và làm tăng thêm sự thất vọng của người dân California đối với những ai không thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết.

Cô nói:

“Giống như mọi người khác mệt mỏi khi phải ở nhà và phải đeo khẩu trang y tế, chúng tôi cũng mệt mỏi khi làm việc, và nhắc nhở mọi người phải làm gì để giữ an toàn. Tôi không thể nghĩ ra bất kỳ quá trình bệnh hoạn nào ngăn cản bạn đeo khẩu trang y tế. Mặt nạ là cách bạn thực hiện phần của mình để giảm sự lây lan của căn bệnh này. Nó không có nghĩa là để bảo vệ chính mình. Nó có nghĩa là để bảo vệ những người xung quanh bạn.”

Sự gia tăng đột biến các trường hợp nhiễm coronavirus đã khiến California đưa 11 quận, chiếm khoảng một nửa dân số tiểu bang vào danh sách theo dõi đặc biệt và có thể cần quay lại tình trạng cách ly hoặc tạm dừng các giai đoạn mở cửa trở lại.”


Source:Reuters

2. Bầu cho một kẻ vô thần làm thủ tướng rồi hạ mình năn nỉ y cho mở cửa nhà thờ trở lại

Đức Tổng Giám Mục Diarmuid Martin của tổng giáo phận Dublin, Ái Nhĩ Lan đã cảnh báo chính phủ nước này liên tục trong nhiều tuần qua rằng người Công Giáo ngày càng không vui và cảm thấy họ không được lắng nghe đối với việc xin mở trở lại các cử hành phụng vụ có công chúng tham dự tờ Irish Catholic cho biết.

Trong một thỉnh cầu được gởi cho Thủ tướng Leo Varadkar vào ngày 7 tháng 5, nại đến Đạo luật Quyền Được Thông Tin, Đức Tổng Giám Mục đề cập đến việc chính phủ Ý đã đồng ý cho các Thánh lễ công khai tái tục sau khi thỏa thuận với các nhà lãnh đạo Giáo hội ở đó.

Đức Tổng Giám Mục viết: “Có sự bất mãn ngày càng tăng trong giới Công Giáo về việc hoãn vô thời hạn việc mở cửa các nhà thờ cho đến ít nhất là giữa tháng 7, mà Giáo Hội không được cho bất cứ cơ hội nào để trình bày quan điểm của mình.”

Tính cho đến ngày thứ Bẩy 27 tháng 6, Ái Nhĩ Lan chỉ có 25, 437 trường hợp nhiễm coronavirus được ghi nhận với con số tử vong là 1, 734, xếp thứ 46 trong số các quốc gia chịu ảnh hưởng bởi COVID-19. Trong nhiều ngày liên tiếp không có ca nhiễm bệnh nào. Tuy thế, đây là dịp thuận lợi để Thủ tướng vô thần áp đặt các hạn chế vô lý nhất lên Giáo Hội Công Giáo.

Đức Tổng Giám Mục Martin cảnh báo Thủ tướng rằng lập trường của chính phủ đang gây ra sự tức giận và rằng phần lớn các cuộc thảo luận đang diễn ra với một giai điệu chống chính phủ rất căng thẳng. Ngài nói rằng, sự bất mãn này càng gia tăng sau khi một thỏa thuận đã được đưa ra với chính phủ Ý cho phép tái tục các Thánh Lễ với những điều kiện rõ ràng.

Đức Tổng Giám Mục kêu gọi Thủ tướng gặp gỡ các nhà lãnh đạo Giáo hội để lắng nghe những lo lắng của các tín hữu và hàng giáo sĩ để Giáo Hội Công Giáo có thể cảm thấy rằng những lý lẽ của mình đã được lắng nghe một cách tôn trọng.

Những đề nghị của Đức Tổng Giám Mục Martin rơi vào hư không. Thủ tướng không buồn trả lời.

Một tuần sau đó, Đức Tổng Giám Mục Martin đã gửi một email khác cho các quan chức trong chính phủ nêu rõ những gì các nhà lãnh đạo Giáo hội đã làm ở các quốc gia khác để các cử hành phụng vụ có công chúng tham dự được tái tục. Trong email này, ngài chỉ ra rằng việc tham dự thánh lễ là rất quan trọng đối với sức khỏe tinh thần và đời sống thiêng liêng.

Ngài cũng phác thảo kế hoạch giáo xứ đang tiến hành để bảo đảm việc tái tục các thánh lễ sẽ diễn ra an toàn.

Leo Varadkar, sinh ngày 18 thánh Giêng, 1979, là một người vô thần và là người đồng tính, được bầu làm Thủ tướng từ ngày 14 tháng 6, 2017 đến ngày 27 tháng 6, 2020. Quan hệ giữa Giáo hội và chính phủ Ái Nhĩ Lan đã rất căng thẳng trong những năm gần đây.

Trong một diễn biến mới nhất, Thủ tướng mới Micheál Martin vừa lên nhậm chức vào hôm thứ Bẩy 27 tháng 6 đã đồng ý cho các nhà thờ được mở cửa trở lại vào ngày thứ Hai 29 tháng 6, Lễ Kính Hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô. Đó là một trong những quyết định đầu tiên được tân Thủ tướng ban hành.


Source:The Irish Catholic