Tin Vui: Phép lạ của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô I – đưa Ngài lên hàng chân phước
Đức Thánh Cha Phanxicô đã ủy quyền cho Bộ Phong Thánh hoàn thành sắc lệnh về một phép lạ chữa lành nhờ sự chuyển cầu của Đức ThánhCha Gioan Phaolô I.
(Tin Vatican)
Hôm thứ Tư (13/10/2021), Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến Đức Hồng Y Marcello Semeraro, Tổng Trưởng Bộ Phong Thánh, và ủy quyền cho ngài hoàn thành sắc lệnh công nhận một phép lạ được cho là nhờ sự chuyển cầu của Tôi tớ Chúa Albino Luciani hoặc Đức Thánh Cha Gioan Phaolô I.
Phép lạ
Theo trang web của Giáo phận cho hay một cô bé 11 tuổi đang trong những giờ phút cuối đời với căn bệnh "viêm não cấp tính nghiêm trọng, một căn bệnh ác tính và sốc nhiễm trùng" đã được chữa lành. Đây là sáng kiến của cha xứ của cô, cổ súy việc cầu khẩn Tôi tớ Chúa là Đức Thánh Cha Gioan Phaolô I.
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô I trên con đường được phong thánh
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô I, là người gốc Veneto, miền bắc nước Ý, con đường phong chân phước đã được châu phê và Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ quyết định ngày cho buổi lễ tôn phong.
Chức tư tế
Chân phước Gioan Phaolô I sinh ngày 17 tháng 10 năm 1912 tại Forno di Canale (ngày nay là Canale d'Agordo), thuộc tỉnh Belluno, và qua đời ngày 28 tháng 9 năm 1978 tại Vatican, Chân phước Albino Luciani chỉ trị vì triều đại Giáo hoàng đúng 34 ngày, một trong những triều đại ngắn nhất trong lịch sử Giáo hội. Ngài là con trai của một nhân công đã làm việc lâu dài cho một người chủ người Thụy Sĩ di dân.
Trong lá thư viết cho phép Luciani vào chủng viện, cha cậu viết: "Bố hy vọng khi con được phúc làm linh mục, con sẽ đứng về phía người nghèo, bởi vì Chúa Kitô luôn đứng về phía họ" - những lời mà ba cậu viết đã được Luciani đưa vào chương trình sống của cuộc đời mình.
Albino được thụ phong linh mục vào năm 1935 và năm 1958, ngay sau cuộc bầu cử Giáo hoàng Gioan XXIII, là một Thượng phụ thành Venice biết về ngài, đã bổ nhiệm ngài làm giám mục của Giáo phận Vittorio Veneto. Là người con của một vùng đất nhiều di dân nghèo, nhưng hoạt động xã hội rất mạnh, là một Giáo hội nơi rất tôn trọng hình ảnh của các linh mục, Đức Giám Mục Luciani đã tham dự toàn bộ Công đồng Vatican II và nhiệt tình áp dụng các chỉ thị của Vatican II.
Ngừa thai
Là một mục tử gần gũi với dân chúng, ngài đã dành nhiều thời gian giải tội. Trong nhiều năm thảo luận về tính hợp pháp của thuốc ngừa thai, ngài đã lắng nghe nhiều gia đình trẻ và nhiều lần bày tỏ ủng hộ việc Giáo hội mở cửa cho việc xử dụng nó.
Năm 1968, khi Đức Thánh Cha Paul VI ban hành thông điệp Humanae Vitae, tuyên bố việc xử dụng thuốc ngừa thai là bất hợp pháp về mặt đạo đức, Giám mục Vittorio Veneto đã quảng bá tài liệu này, tuân theo huấn quyền của Đức Thánh Cha. Đức Thánh Cha Paul VI, người đánh giá cao về ngài, đã bổ nhiệm ngài làm Thượng phụ Venice vào năm 1969 và sau đó phong ngài làm Hồng Y vào tháng 3 năm 1973.
Mục tử giữa đoàn chiên
Đức Hồng Y Luciani đã chọn cho mình khẩu hiệu "humilitas" [khiêm nhường] làm huy hiệu cho đời giám mục của mình, là một mục tử sáng suốt, kiên định với những gì căn bản trong đức tin, cởi mở theo quan điểm xã hội, gần gũi với người nghèo và người lao động. Ngài tỏ ra cứng rắn khi nói đến việc sử dụng tiền bạc một cách vô đạo đức, gây tổn hại cho dân chúng, như vụ bê bối tài chánh ở Giáo phận Vittorio Veneto liên quan đến một trong những linh mục của Giáo phận. Trong khi thực thi huấn quyền, ngài cũng đặc biệt nhấn mạnh đến chủ đề lòng thương xót.
Với tư cách là Thượng phụ Venice, ngài đã phải đương đầu với rất nhiều cuộc biểu tình đánh dấu những năm hậu Công đồng Vatican II. Vào Giáng sinh năm 1976, khi các nhà máy ở trung tâm công nghiệp Marghera bị chiếm đóng, ngài đã gióng lên những tiếng nói rất phù hợp cho đến ngày nay. "Thể hiện sự xa hoa, lãng phí tiền bạc, từ chối đầu tư, gửi tiền ra nước ngoài làm thành sự vô cảm và chủ nghĩa vị kỷ: nó có thể trở thành sự khiêu khích và đè nặng lên đầu chúng ta điều mà Đức Thánh Cha Phaolô VI gọi là 'cơn thịnh nộ của người nghèo với những hậu quả khó lường' ".
Là một nhà ngoại giao vĩ đại, ngài đã viết một cuốn sách nổi tiếng mang tên "Illustrissimi", trong đó có những bức thư ngài viết cho những nhân vật quan yếu của quá khứ về những nhận định hiện tại. Đối với ngài, việc quảng bá Tin mừng có một tầm mức quan trọng đặc biệt và cần thiết cho những người truyền bá nội dung đức tin phải được thông hiểu.
Sau khi Đức Phaolô VI qua đời, ngày 26 tháng 8 năm 1978, ngài được bầu làm Giáo hoàng trong một mật nghị kéo dài chỉ một ngày. Biệt Danh kép mà ngài chọn cho triều đại Giáo hoàng của mình tự nó nói lên một chương trình. Bằng cách kết hợp những viễn ảnh của hai vị thánh Giáo hoàng Gioan và Phaolô, ngài không chỉ bày tỏ lòng biết ơn đối với các vị tiền nhiệm, những người đã muốn ngài làm giám mục và Hồng Y, mà còn vẽ vạch ra một con đường áp dụng những tư tưởng của Công đồng Vatican II, một con đường ôm ấp cả hai thực thể tĩnh tâm nhìn vào quá khứ và phóng tầm nhìn về một sự nhảy vọt ở phía trước.
ĐTC đã từ bỏ việc sử dụng nhiều từ ngữ có tính cách hoàng gia như "Chúng tôi", và ngay trong những ngày đầu đời Giáo hoàng, Ngài đã từ chối ngồi trên chiếc ghế tối cao, thân thiện đón chào những cái cúi đầu của những người cộng sự viên khi ĐTC tiến ra gặp gỡ quan khách trong các buổi triều yết!
Các buổi tiếp kiến chung thứ Tư trong triều đại của ngài rất ngắn và ngài biến nó thành các buổi chia sẻ giáo lý. Ngài chia sẻ từ trái tim chứ không viết sẵn, ngài trích dẫn những bài thơ từ trí nhớ, mời một em bé lên bàn thờ hay đến gần ngài và nói chuyện với các em.
Trong một bài phát biểu đầy ngẫu hứng, ĐTC nhớ lại một lần ngài phải nhịn đói lúc còn nhỏ và lặp lại những lời can đảm của vị tiền nhiệm về "những người đói", những người dám thách thức "những người giàu có". ĐTC đã ra khỏi điện Vatican một lần duy nhất vào những ngày oi nồng cuối mùa hè năm 1978, để thăm viếng đền thánh John Lateran,nhà thờ chính tòa của Giáo phận Rome mà ngài là Giám mục. Tại đây, Ngài được ông Giulio Carlo Argan, thị trưởng thành phố Rôma, một người cộng sản, người mà Đức tân Giáo Hoàng đã trích từ Sách Giáo lý của Thánh Piô X, nhắc lại rằng họ là một trong số "những kẻ tội đồ trước mặt Thiên Chúa" đang "đàn áp người nghèo" và "lừa gạt công nhân trước mức lương chính đáng của họ".
Cái chết
Đức Thánh Cha John Paul I đột ngột qua đời vào đêm 28 tháng 9 năm 1978. Ngài được một nữ tu mang cà phê đến phòng mỗi sáng phát giác ra. Dù Ngài chỉ trị vì triều đại được vài tuần, nhưng ngài đã đi vào trái tim của hàng triệu người vì sự giản dị, khiêm nhường, lời nói bênh vực những điều nhỏ nhặt nhất và nụ cười phúc hậu của ngài.
Một số đưa ra giả thuyết ngài bị bỏ thuốc độc đưa đến cái chết đột ngột và bất ngờ đã được xây dựng thành cuốn sách bán chạy nhất và đưa vào thành một bộ phim… Nhưng một nghiên cứu tài liệu về cái chết của Ngài đã kết thúc vụ án và Ngài đang trong tiến trình phong chân phước và hiển thánh!
Danh tiếng về sự thánh thiện của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô I lan truyền rất nhanh. Nhiều người đã cầu nguyện và đang cầu nguyện với Ngài. Nhiều người đơn sơ và thậm chí cả các giám mục như nhiều Giám mục nước Brazil đã yêu cầu khai mở hồ sơ phong thánh cho ngài, một thủ tục lâu dài mà cho đến nay vẫn chưa có màn kết thúc.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã ủy quyền cho Bộ Phong Thánh hoàn thành sắc lệnh về một phép lạ chữa lành nhờ sự chuyển cầu của Đức ThánhCha Gioan Phaolô I.
(Tin Vatican)
Hôm thứ Tư (13/10/2021), Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến Đức Hồng Y Marcello Semeraro, Tổng Trưởng Bộ Phong Thánh, và ủy quyền cho ngài hoàn thành sắc lệnh công nhận một phép lạ được cho là nhờ sự chuyển cầu của Tôi tớ Chúa Albino Luciani hoặc Đức Thánh Cha Gioan Phaolô I.
Phép lạ
Theo trang web của Giáo phận cho hay một cô bé 11 tuổi đang trong những giờ phút cuối đời với căn bệnh "viêm não cấp tính nghiêm trọng, một căn bệnh ác tính và sốc nhiễm trùng" đã được chữa lành. Đây là sáng kiến của cha xứ của cô, cổ súy việc cầu khẩn Tôi tớ Chúa là Đức Thánh Cha Gioan Phaolô I.
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô I trên con đường được phong thánh
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô I, là người gốc Veneto, miền bắc nước Ý, con đường phong chân phước đã được châu phê và Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ quyết định ngày cho buổi lễ tôn phong.
Chức tư tế
Chân phước Gioan Phaolô I sinh ngày 17 tháng 10 năm 1912 tại Forno di Canale (ngày nay là Canale d'Agordo), thuộc tỉnh Belluno, và qua đời ngày 28 tháng 9 năm 1978 tại Vatican, Chân phước Albino Luciani chỉ trị vì triều đại Giáo hoàng đúng 34 ngày, một trong những triều đại ngắn nhất trong lịch sử Giáo hội. Ngài là con trai của một nhân công đã làm việc lâu dài cho một người chủ người Thụy Sĩ di dân.
Trong lá thư viết cho phép Luciani vào chủng viện, cha cậu viết: "Bố hy vọng khi con được phúc làm linh mục, con sẽ đứng về phía người nghèo, bởi vì Chúa Kitô luôn đứng về phía họ" - những lời mà ba cậu viết đã được Luciani đưa vào chương trình sống của cuộc đời mình.
Albino được thụ phong linh mục vào năm 1935 và năm 1958, ngay sau cuộc bầu cử Giáo hoàng Gioan XXIII, là một Thượng phụ thành Venice biết về ngài, đã bổ nhiệm ngài làm giám mục của Giáo phận Vittorio Veneto. Là người con của một vùng đất nhiều di dân nghèo, nhưng hoạt động xã hội rất mạnh, là một Giáo hội nơi rất tôn trọng hình ảnh của các linh mục, Đức Giám Mục Luciani đã tham dự toàn bộ Công đồng Vatican II và nhiệt tình áp dụng các chỉ thị của Vatican II.
Ngừa thai
Là một mục tử gần gũi với dân chúng, ngài đã dành nhiều thời gian giải tội. Trong nhiều năm thảo luận về tính hợp pháp của thuốc ngừa thai, ngài đã lắng nghe nhiều gia đình trẻ và nhiều lần bày tỏ ủng hộ việc Giáo hội mở cửa cho việc xử dụng nó.
Năm 1968, khi Đức Thánh Cha Paul VI ban hành thông điệp Humanae Vitae, tuyên bố việc xử dụng thuốc ngừa thai là bất hợp pháp về mặt đạo đức, Giám mục Vittorio Veneto đã quảng bá tài liệu này, tuân theo huấn quyền của Đức Thánh Cha. Đức Thánh Cha Paul VI, người đánh giá cao về ngài, đã bổ nhiệm ngài làm Thượng phụ Venice vào năm 1969 và sau đó phong ngài làm Hồng Y vào tháng 3 năm 1973.
Mục tử giữa đoàn chiên
Đức Hồng Y Luciani đã chọn cho mình khẩu hiệu "humilitas" [khiêm nhường] làm huy hiệu cho đời giám mục của mình, là một mục tử sáng suốt, kiên định với những gì căn bản trong đức tin, cởi mở theo quan điểm xã hội, gần gũi với người nghèo và người lao động. Ngài tỏ ra cứng rắn khi nói đến việc sử dụng tiền bạc một cách vô đạo đức, gây tổn hại cho dân chúng, như vụ bê bối tài chánh ở Giáo phận Vittorio Veneto liên quan đến một trong những linh mục của Giáo phận. Trong khi thực thi huấn quyền, ngài cũng đặc biệt nhấn mạnh đến chủ đề lòng thương xót.
Với tư cách là Thượng phụ Venice, ngài đã phải đương đầu với rất nhiều cuộc biểu tình đánh dấu những năm hậu Công đồng Vatican II. Vào Giáng sinh năm 1976, khi các nhà máy ở trung tâm công nghiệp Marghera bị chiếm đóng, ngài đã gióng lên những tiếng nói rất phù hợp cho đến ngày nay. "Thể hiện sự xa hoa, lãng phí tiền bạc, từ chối đầu tư, gửi tiền ra nước ngoài làm thành sự vô cảm và chủ nghĩa vị kỷ: nó có thể trở thành sự khiêu khích và đè nặng lên đầu chúng ta điều mà Đức Thánh Cha Phaolô VI gọi là 'cơn thịnh nộ của người nghèo với những hậu quả khó lường' ".
Là một nhà ngoại giao vĩ đại, ngài đã viết một cuốn sách nổi tiếng mang tên "Illustrissimi", trong đó có những bức thư ngài viết cho những nhân vật quan yếu của quá khứ về những nhận định hiện tại. Đối với ngài, việc quảng bá Tin mừng có một tầm mức quan trọng đặc biệt và cần thiết cho những người truyền bá nội dung đức tin phải được thông hiểu.
Sau khi Đức Phaolô VI qua đời, ngày 26 tháng 8 năm 1978, ngài được bầu làm Giáo hoàng trong một mật nghị kéo dài chỉ một ngày. Biệt Danh kép mà ngài chọn cho triều đại Giáo hoàng của mình tự nó nói lên một chương trình. Bằng cách kết hợp những viễn ảnh của hai vị thánh Giáo hoàng Gioan và Phaolô, ngài không chỉ bày tỏ lòng biết ơn đối với các vị tiền nhiệm, những người đã muốn ngài làm giám mục và Hồng Y, mà còn vẽ vạch ra một con đường áp dụng những tư tưởng của Công đồng Vatican II, một con đường ôm ấp cả hai thực thể tĩnh tâm nhìn vào quá khứ và phóng tầm nhìn về một sự nhảy vọt ở phía trước.
ĐTC đã từ bỏ việc sử dụng nhiều từ ngữ có tính cách hoàng gia như "Chúng tôi", và ngay trong những ngày đầu đời Giáo hoàng, Ngài đã từ chối ngồi trên chiếc ghế tối cao, thân thiện đón chào những cái cúi đầu của những người cộng sự viên khi ĐTC tiến ra gặp gỡ quan khách trong các buổi triều yết!
Các buổi tiếp kiến chung thứ Tư trong triều đại của ngài rất ngắn và ngài biến nó thành các buổi chia sẻ giáo lý. Ngài chia sẻ từ trái tim chứ không viết sẵn, ngài trích dẫn những bài thơ từ trí nhớ, mời một em bé lên bàn thờ hay đến gần ngài và nói chuyện với các em.
Trong một bài phát biểu đầy ngẫu hứng, ĐTC nhớ lại một lần ngài phải nhịn đói lúc còn nhỏ và lặp lại những lời can đảm của vị tiền nhiệm về "những người đói", những người dám thách thức "những người giàu có". ĐTC đã ra khỏi điện Vatican một lần duy nhất vào những ngày oi nồng cuối mùa hè năm 1978, để thăm viếng đền thánh John Lateran,nhà thờ chính tòa của Giáo phận Rome mà ngài là Giám mục. Tại đây, Ngài được ông Giulio Carlo Argan, thị trưởng thành phố Rôma, một người cộng sản, người mà Đức tân Giáo Hoàng đã trích từ Sách Giáo lý của Thánh Piô X, nhắc lại rằng họ là một trong số "những kẻ tội đồ trước mặt Thiên Chúa" đang "đàn áp người nghèo" và "lừa gạt công nhân trước mức lương chính đáng của họ".
Cái chết
Đức Thánh Cha John Paul I đột ngột qua đời vào đêm 28 tháng 9 năm 1978. Ngài được một nữ tu mang cà phê đến phòng mỗi sáng phát giác ra. Dù Ngài chỉ trị vì triều đại được vài tuần, nhưng ngài đã đi vào trái tim của hàng triệu người vì sự giản dị, khiêm nhường, lời nói bênh vực những điều nhỏ nhặt nhất và nụ cười phúc hậu của ngài.
Một số đưa ra giả thuyết ngài bị bỏ thuốc độc đưa đến cái chết đột ngột và bất ngờ đã được xây dựng thành cuốn sách bán chạy nhất và đưa vào thành một bộ phim… Nhưng một nghiên cứu tài liệu về cái chết của Ngài đã kết thúc vụ án và Ngài đang trong tiến trình phong chân phước và hiển thánh!
Danh tiếng về sự thánh thiện của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô I lan truyền rất nhanh. Nhiều người đã cầu nguyện và đang cầu nguyện với Ngài. Nhiều người đơn sơ và thậm chí cả các giám mục như nhiều Giám mục nước Brazil đã yêu cầu khai mở hồ sơ phong thánh cho ngài, một thủ tục lâu dài mà cho đến nay vẫn chưa có màn kết thúc.