Người Công Giáo Myanmar lên tiếng báo động về tình hình đất nước
Nhân ngày Chúa nhật Truyền giáo, Đức Hồng Y Charles Bo, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Myanmar, kêu gọi các tín hữu hãy cùng gióng lên tiếng nói báo động trước thời điểm thử thách của đất nước! Còn Giáo hội thì phải luôn thắp lên hy vọng giữa màn đêm u tối…
(Tin Vaticvan - Lisa Zengarini)
Đức Hồng Y Charles Bo của Giáo phận Yangon đã kêu gọi mọi người Công Giáo Myanmar hãy lên tiếng chống lại cái ác đang tàn phá đất nước, “không dùng hận thù mà dùng tình yêu”. ĐHY kêu gọi trong bài giảng lễ Chúa nhật Truyền giáo ngày 24 tháng 10 năm 2021.
Suy ngẫm về chủ đề mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề ra cho năm nay 'Chúng ta không thể không nói hết về những gì chúng ta đã thấy và đã nghe' (Công vụ 4:20), Đức Hồng Y Bo nhận xét rằng đây là "thời điểm thử thách để nói" về đất nước Myanmar, nơi mà sự đàn áp tàn bạo của quân đội không ngừng leo thang trong suốt chín tháng qua, sau cuộc đảo chính quân đội vào ngày 1 tháng Hai năm 2020.
Im lặng là tội phạm
Trước tình trạng bạo lực tàn nhẫn nhắm vào Giáo hội, vào các nhà thờ, ĐHY kêu gọi các tín hữu hãy “lên tiếng phản đối những quyền lực mù quáng trước những nơi thiêng liêng”, như các thánh Tông đồ và các Kitô hữu thời Giáo hội sơ khai đã chống lại Đế quốc La Mã, khi ĐHY công bố “im lặng là tội ác, vì thời điểm này cái ác đang được trọng vọng”.
ĐHY nhắc đến cách Chúa Giêsu lên tiếng chống lại kẻ quyền thế, như lời ngài trả lời lúc bị một tên lính La Mã vả mặt Ngài, Chúa đã hỏi: ‘Nếu tôi nói sự thật, tại sao người lại đánh tôi?’. “Người lính đã đánh Chúa, vì Chúa in lặng... Đối diện với sự thật, một thái độ mạnh mẽ là im lặng!”, ĐHY nói Nhưng Philatô đã chọn “sự im lặng để đồng phạm với tội giết Chúa Giêsu”.
Nghe tiếng kêu của dân chúng
Chúa nhật Truyền giáo năm nay Giáo hội muốn lắng nghe, nhìn nhận và bước đi như một Giáo hội hòa đồng với dân chúng, Đức Hồng Y Yangon nhắc lại “con đường của Thập tự” mà người dân Myanmar đang gánh chịu từ cuộc đảo chính quân sự… ĐHY nói: “Chúng tôi đã nghe thấy tiếng kêu cầu thống thiết của những người dân vô tội như Chúa Giêsu mang bầm 5 vết thương, tương tự như Covid, xung đột và di cư, sự sụp đổ của nền kinh tế, thảm họa khí hậu và từ khủng hoảng này đến khủng hoảng khác dẫy đầy đang đè bẹp trên dân chúng Myanmar.
Đức Hồng Y Bo nhắc nhở rằng việc loan báo Tin Mừng Tình yêu của Chúa trên một đất nước đã chứng kiến “nhiều cái đau khổ vô nhân nhất” dành cho những người vô tội, như xưa Chúa đã gánh chịu và các môn sinh của Chúa cũng trải nghiệm trong khi thực thi và rao giảng tình yêu của Thầy mình. ĐHY nhấn mạnh: “Nếu chúng ta căm thù lại thì nào chúng ta có gì khác lạ với người thế!”
Nhưng không, các môn sinh của Chúa, cũng như các Kitô hữu đầu tiên sống đức tin giữa mọi nghịch cảnh và khó khăn… Chúng ta những người dân Myanmar cũng đang trải nghiệm trước nhiều bạo lực tàn bạo, chết chóc và nỗi khổ đang rình rập dân tộc; đặc biệt là giới trẻ!”
Đây cũng là lý do tại sao thông điệp năm nay cho Ngày Chúa nhật Truyền giáo, Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi Giáo hội hãy nhóm lên niềm hy vọng: “Giáo hội thắp lên ánh sáng hy vọng giữa bóng tối. Đó là truyền giáo”.
Tiếp cận với kẻ thù của chúng ta
Vì vậy ĐHY nhấn mạnh “niềm hy vọng đó” chúng ta, đặc biệt những người dân Myanmar hôm nay phải thắp lên cho nhau và cho cả kẻ thù! “Giáo hội Myanmar cần phải tung cánh trên các con đường cao tốc, vào những khu rừng nơi những người di cư đang ẩn nấp, đến những ngôi làng xa xôi của những người nghèo đang lo lắng ẩn náu để bảo vệ con cái của họ khỏi cái chết tất tưởi... Và đến với cả những người đã chọn con đường tội ác! Đức Thánh Cha nói chúng ta ‘không được loại trừ ai’ bạn hữu cũng như kẻ thù”.
Ngừng bán vũ khí cho Myanmar
Đức Hồng Y Bo kết thúc bài giảng của mình bằng mạnh mẽ kêu gọi các cường quốc trên thế giới hãy ngừng bán vũ khí cho Myanmar: “Hãy tìm kiếm sức mạnh yêu thương phục vụ; lòng nhân ái”. ĐHY nói: “Tất cả chúng ta, những người Myanmar, hãy cầu nguyện và tiếp tục cầu nguyện, cho đất nước có thể nhìn thấy ngày hòa bình. Chúng ta hãy nuôi hy vọng Myanmar sẽ trỗi dậy trở về trạng thái yêu thương nhân ái, trong Karuna (lòng trắc ẩn) và Metta (Lòng nhân từ). Hãy cho chúng tôi niềm hy vọng về một quốc gia hòa bình, đó là thông điệp của chúng tôi nhân Ngày Truyền giáo tại đất nước này!”
Báo cáo của LHQ về quyền làm người ở Myanmar
Ngày 22/10/2021, LHQ đã quan ngại về tình hình nhân quyền ở Myanmar càng ngày càng tệ đi, khi có hàng nghìn binh sĩ di chuyển về phía bắc và tây bắc của đất nước, nơi mà các cuộc đụng độ với dân quân sắc tộc đang xảy ra. Chính quyền quân sự bác bỏ mọi lời đề nghị của LHQ và không ngừng "khuấy lên nhiều bạo lực" trong nước.
Kể từ cuộc đảo chính ngày 1 tháng 2 lật đổ chính phủ dân chủ của bà Aung San Suu Kyi, đất nước Myanmar đã rơi vào hỗn loạn khi quân đội không thể vô hiệu hóa vũ khí của các phe phái đối lập, những Lực lượng Phòng vệ Nhân dân tiếp tục chiến đấu chống lại quân đội Miến Điện.
Nhân ngày Chúa nhật Truyền giáo, Đức Hồng Y Charles Bo, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Myanmar, kêu gọi các tín hữu hãy cùng gióng lên tiếng nói báo động trước thời điểm thử thách của đất nước! Còn Giáo hội thì phải luôn thắp lên hy vọng giữa màn đêm u tối…
(Tin Vaticvan - Lisa Zengarini)
Đức Hồng Y Charles Bo của Giáo phận Yangon đã kêu gọi mọi người Công Giáo Myanmar hãy lên tiếng chống lại cái ác đang tàn phá đất nước, “không dùng hận thù mà dùng tình yêu”. ĐHY kêu gọi trong bài giảng lễ Chúa nhật Truyền giáo ngày 24 tháng 10 năm 2021.
Suy ngẫm về chủ đề mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề ra cho năm nay 'Chúng ta không thể không nói hết về những gì chúng ta đã thấy và đã nghe' (Công vụ 4:20), Đức Hồng Y Bo nhận xét rằng đây là "thời điểm thử thách để nói" về đất nước Myanmar, nơi mà sự đàn áp tàn bạo của quân đội không ngừng leo thang trong suốt chín tháng qua, sau cuộc đảo chính quân đội vào ngày 1 tháng Hai năm 2020.
Im lặng là tội phạm
Trước tình trạng bạo lực tàn nhẫn nhắm vào Giáo hội, vào các nhà thờ, ĐHY kêu gọi các tín hữu hãy “lên tiếng phản đối những quyền lực mù quáng trước những nơi thiêng liêng”, như các thánh Tông đồ và các Kitô hữu thời Giáo hội sơ khai đã chống lại Đế quốc La Mã, khi ĐHY công bố “im lặng là tội ác, vì thời điểm này cái ác đang được trọng vọng”.
ĐHY nhắc đến cách Chúa Giêsu lên tiếng chống lại kẻ quyền thế, như lời ngài trả lời lúc bị một tên lính La Mã vả mặt Ngài, Chúa đã hỏi: ‘Nếu tôi nói sự thật, tại sao người lại đánh tôi?’. “Người lính đã đánh Chúa, vì Chúa in lặng... Đối diện với sự thật, một thái độ mạnh mẽ là im lặng!”, ĐHY nói Nhưng Philatô đã chọn “sự im lặng để đồng phạm với tội giết Chúa Giêsu”.
Nghe tiếng kêu của dân chúng
Chúa nhật Truyền giáo năm nay Giáo hội muốn lắng nghe, nhìn nhận và bước đi như một Giáo hội hòa đồng với dân chúng, Đức Hồng Y Yangon nhắc lại “con đường của Thập tự” mà người dân Myanmar đang gánh chịu từ cuộc đảo chính quân sự… ĐHY nói: “Chúng tôi đã nghe thấy tiếng kêu cầu thống thiết của những người dân vô tội như Chúa Giêsu mang bầm 5 vết thương, tương tự như Covid, xung đột và di cư, sự sụp đổ của nền kinh tế, thảm họa khí hậu và từ khủng hoảng này đến khủng hoảng khác dẫy đầy đang đè bẹp trên dân chúng Myanmar.
Đức Hồng Y Bo nhắc nhở rằng việc loan báo Tin Mừng Tình yêu của Chúa trên một đất nước đã chứng kiến “nhiều cái đau khổ vô nhân nhất” dành cho những người vô tội, như xưa Chúa đã gánh chịu và các môn sinh của Chúa cũng trải nghiệm trong khi thực thi và rao giảng tình yêu của Thầy mình. ĐHY nhấn mạnh: “Nếu chúng ta căm thù lại thì nào chúng ta có gì khác lạ với người thế!”
Nhưng không, các môn sinh của Chúa, cũng như các Kitô hữu đầu tiên sống đức tin giữa mọi nghịch cảnh và khó khăn… Chúng ta những người dân Myanmar cũng đang trải nghiệm trước nhiều bạo lực tàn bạo, chết chóc và nỗi khổ đang rình rập dân tộc; đặc biệt là giới trẻ!”
Đây cũng là lý do tại sao thông điệp năm nay cho Ngày Chúa nhật Truyền giáo, Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi Giáo hội hãy nhóm lên niềm hy vọng: “Giáo hội thắp lên ánh sáng hy vọng giữa bóng tối. Đó là truyền giáo”.
Tiếp cận với kẻ thù của chúng ta
Vì vậy ĐHY nhấn mạnh “niềm hy vọng đó” chúng ta, đặc biệt những người dân Myanmar hôm nay phải thắp lên cho nhau và cho cả kẻ thù! “Giáo hội Myanmar cần phải tung cánh trên các con đường cao tốc, vào những khu rừng nơi những người di cư đang ẩn nấp, đến những ngôi làng xa xôi của những người nghèo đang lo lắng ẩn náu để bảo vệ con cái của họ khỏi cái chết tất tưởi... Và đến với cả những người đã chọn con đường tội ác! Đức Thánh Cha nói chúng ta ‘không được loại trừ ai’ bạn hữu cũng như kẻ thù”.
Ngừng bán vũ khí cho Myanmar
Đức Hồng Y Bo kết thúc bài giảng của mình bằng mạnh mẽ kêu gọi các cường quốc trên thế giới hãy ngừng bán vũ khí cho Myanmar: “Hãy tìm kiếm sức mạnh yêu thương phục vụ; lòng nhân ái”. ĐHY nói: “Tất cả chúng ta, những người Myanmar, hãy cầu nguyện và tiếp tục cầu nguyện, cho đất nước có thể nhìn thấy ngày hòa bình. Chúng ta hãy nuôi hy vọng Myanmar sẽ trỗi dậy trở về trạng thái yêu thương nhân ái, trong Karuna (lòng trắc ẩn) và Metta (Lòng nhân từ). Hãy cho chúng tôi niềm hy vọng về một quốc gia hòa bình, đó là thông điệp của chúng tôi nhân Ngày Truyền giáo tại đất nước này!”
Báo cáo của LHQ về quyền làm người ở Myanmar
Ngày 22/10/2021, LHQ đã quan ngại về tình hình nhân quyền ở Myanmar càng ngày càng tệ đi, khi có hàng nghìn binh sĩ di chuyển về phía bắc và tây bắc của đất nước, nơi mà các cuộc đụng độ với dân quân sắc tộc đang xảy ra. Chính quyền quân sự bác bỏ mọi lời đề nghị của LHQ và không ngừng "khuấy lên nhiều bạo lực" trong nước.
Kể từ cuộc đảo chính ngày 1 tháng 2 lật đổ chính phủ dân chủ của bà Aung San Suu Kyi, đất nước Myanmar đã rơi vào hỗn loạn khi quân đội không thể vô hiệu hóa vũ khí của các phe phái đối lập, những Lực lượng Phòng vệ Nhân dân tiếp tục chiến đấu chống lại quân đội Miến Điện.