Chúa Nhật 21 tháng 11, Giáo Hội trên toàn thế giới cử hành Chúa Nhật Lễ Chúa Kitô Vua cũng là Chúa Nhật cuối cùng của Năm Phụng Vụ. Tuần tới, Giáo Hội sẽ bắt đầu Năm Phụng Vụ mới với Chúa Nhật Thứ Nhất Mùa Vọng. Bài Tin Mừng theo Thánh Gioan của Phụng Vụ hôm nay lên đến đỉnh điểm là lời xác nhận của Chúa Giêsu với quan Philatô: “Quan nói đúng: Tôi là Vua”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Anh chị em thân mến, chào anh chị em,
Bài Tin Mừng trong Phụng vụ hôm nay, Chúa nhật cuối cùng của Năm Phụng vụ, lên đến đỉnh điểm là lời khẳng định của Chúa Giêsu: “Tôi là vua” (Ga 18:37). Ngài nói những lời này trước mặt Philatô, trong khi đám đông hò hét lên án tử hình Ngài. Chúa nói: “Tôi là Vua”, và đám đông hét lên để kết án tử hình Ngài: thật là một sự tương phản tuyệt vời! Giờ quan trọng đã đến. Trước đây, dường như Chúa Giêsu không muốn mọi người tôn vinh Người là vua: chúng ta nhớ lần đó sau khi làm phép hóa bánh và cá ra nhiều, Người rút lui một mình vào nơi thanh vắng để cầu nguyện (x. Ga 6, 14-15).
Sự thật là vương quyền của Chúa Giêsu rất khác so với vương quyền của thế gian. “Chúa Giêsu nói với Philatô rằng Vương quốc của tôi không thuộc thế gian này” (Ga 18:36). Ngài không đến để thống trị, nhưng để phục vụ. Ngài không đến với các dấu chỉ quyền lực, nhưng với sức mạnh của các dấu chỉ. Ngài không mặc những phù hiệu quý giá, nhưng ở trần trên thập tự giá. Nhưng chính trong dòng chữ được đặt trên thập giá, Chúa Giêsu được xác định là “Vua” (x. Ga 19:19). Vương quyền của Ngài thực sự vượt quá các thông số của con người! Chúng ta có thể nói rằng Chúa Giêsu không phải là một vị vua như những người khác, nhưng Ngài là một vị vua cho những người khác. Chúng ta hãy nghĩ lại điều này: Chúa Giêsu Kitô, trước mặt Philatô, nói Ngài là vua khi đám đông chống lại Ngài, ngược lại khi họ theo Ngài và tung hô Ngài, thì Ngài lại tránh xa sự tung hô này. Có nghĩa là, Chúa Giêsu cho thấy mình có quyền tối thượng, thoát khỏi ham muốn danh vọng và vinh quang trần thế. Và chúng ta - chúng ta hãy tự hỏi mình - chúng ta có biết cách bắt chước Ngài về điều này không? Chúng ta có biết cách kiểm soát xu hướng liên tục muốn được tìm kiếm và tung hô, hay chúng ta lại làm mọi cách để được người khác quý trọng? Trong những gì chúng ta làm, đặc biệt là trong việc dấn thân theo Chúa Kitô, tôi tự hỏi mình: điều gì quan trọng? Tiếng vỗ tay là đáng giá hay sự phục vụ mới là đáng giá?
Chúa Giêsu không chỉ tránh xa mọi cuộc tìm kiếm sự vĩ đại trên trần gian, mà còn làm cho tâm hồn những người theo Ngài được tự do và tự chủ. Anh chị em thân mến, Ngài giải thoát chúng ta khỏi sự khuất phục sự dữ. Vương quốc của Ngài là giải phóng, Vương quốc ấy không có gì là áp bức. Ngài đối xử với mọi môn đệ như những người bạn, không phải như một ông chủ. Mặc dù Chúa Kitô là Đấng Tối Cao, Ngài không vạch ra ranh giới ngăn cách giữa mình và người khác; thay vào đó, Người muốn mọi người cùng chia sẻ niềm vui với Người (x. Ga 15:11). Theo Chúa Giêsu, chúng ta không mất gì, không mất gì cả, nhưng được phẩm giá. Bởi vì Chúa Kitô không muốn bao quanh mình với những sự phục dịch, nhưng muốn giải phóng con người. Và - bây giờ chúng ta hãy tự hỏi - tự do của Chúa Giêsu đến từ đâu? Chúng ta tìm hiểu bằng cách trở lại lời khẳng định của Ngài trước Philatô: “Tôi là Vua. Tôi sinh ra và đến trong thế gian này chỉ để làm chứng về Chân lý” (Ga 18,37).
Sự tự do của Chúa Giêsu đến từ sự thật. Chính sự thật của Người đã giải thoát chúng ta (x. Ga 8,32). Nhưng chân lý của Chúa Giêsu không phải là một ý tưởng, một điều gì đó trừu tượng: chân lý của Chúa Giêsu là một thực tại, chính Người tạo ra chân lý bên trong chúng ta, giải thoát chúng ta khỏi những hư cấu, khỏi những giả dối mà chúng ta có bên trong, khỏi thói nói một đàng làm một nẻo. Khi sống trong tình thân mật với Chúa Giêsu, chúng ta sống trong sự thật. Cuộc sống của một Kitô Hữu không phải là một vở kịch mà anh chị em có thể đeo chiếc mặt nạ phù hợp với mình nhất. Bởi vì khi Chúa Giêsu ngự trị trong trái tim, Người giải phóng trái tim chúng ta khỏi thói đạo đức giả, giải thoát nó khỏi những thứ thấp hèn, khỏi sự giả tạo. Bằng chứng tốt nhất cho thấy Chúa Kitô là vua của chúng ta là khả năng chúng ta có thể tách rời khỏi những gì làm ô nhiễm cuộc sống, những gì khiến nó trở nên mơ hồ, mờ đục, buồn bã. Khi cuộc sống mông lung, một chút ở đây, một chút ở đó, thật buồn, thật buồn. Tất nhiên, chúng ta phải luôn đối mặt với những hạn chế và khiếm khuyết: tất cả chúng ta đều là những người tội lỗi. Nhưng, khi sống dưới vương quyền của Chúa Giêsu, chúng ta không trở nên hư hỏng, không trở nên giả dối, không có khuynh hướng che đậy sự thật. Không có cuộc sống hai mặt. Hãy nhớ kỹ: chúng ta là những kẻ tội lỗi, đúng như thế, tất cả chúng ta đều là những kẻ có tội! Tội thì có, nhưng băng hoại thì không bao giờ. Xin Đức Mẹ giúp chúng ta mỗi ngày đều biết tìm kiếm chân lý của Chúa Giêsu, Vua vũ trụ, Đấng giải thoát chúng ta khỏi nô lệ trần gian và dạy chúng ta kềm chế những tệ nạn của mình.
Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói thêm như sau:
Anh chị em thân mến,
Hôm nay, lần đầu tiên vào ngày Lễ trọng của Chúa Kitô Vua, Ngày Giới trẻ Thế giới được cử hành tại tất cả các Giáo hội địa phương. Vì lý do này, bên cạnh tôi có hai thanh niên đến từ Rôma, những người đại diện cho tất cả tuổi trẻ của Rôma. Tôi nhiệt liệt chào mừng các chàng trai và cô gái của Giáo phận chúng ta, và tôi hy vọng rằng tất cả những người trẻ trên thế giới sẽ cảm thấy mình là một phần sống động của Giáo hội, là những nhân vật chính trong sứ mệnh của các Giáo phận. Cảm ơn vì đã đến! Và đừng quên rằng cai trị nghĩa là phục vụ. Anh chị em thấy thế nào? Cai trị là để phục vụ. Tất cả cùng nhau hãy hô vang: Cai trị là để phục vụ. Như Vua của chúng ta dạy chúng ta. Bây giờ tôi sẽ để các bạn trẻ này chào anh chị em.
Cô gái nói: Chúc mừng Ngày Giới trẻ Thế giới đến tất cả các bạn!
Chàng trai: Chúng tôi làm chứng rằng tin vào Chúa Giêsu là điều tuyệt vời!
Đức Thánh Cha nhìn ra quảng trường Thánh Phêrô với đông đảo các cờ xí, và nói tiếp: Hãy nhìn kìa: đẹp quá! Cảm ơn.
Hôm nay cũng là Ngày Thủy sản Thế giới. Tôi chào tất cả ngư dân và cầu nguyện cho những người sống trong hoàn cảnh khó khăn hoặc đôi khi không may phải sống trong cảnh bị lao động cưỡng bức. Tôi khuyến khích các tuyên úy và các tình nguyện viên của Stella Maris tiếp tục phục vụ mục vụ cho những người này và gia đình của họ.
Và vào ngày này, chúng ta cũng nhớ đến tất cả các nạn nhân tai nạn giao thông: chúng ta hãy cầu nguyện cho họ và chúng ta hãy cam kết ngăn chặn tai nạn.
Tôi cũng muốn khuyến khích các sáng kiến đang được tiến hành tại Liên Hợp Quốc nhằm mang lại sự kiểm soát tốt hơn đối với việc buôn bán vũ khí.
Hôm qua tại Katowice, Ba Lan, linh mục Giovanni Francesco Macha đã được phong chân phước. Ngài bị giết vì hận thù đức tin vào năm 1942, trong bối cảnh chế độ Đức Quốc xã đàn áp Giáo Hội. Trong bóng tối bị giam cầm, ngài tìm thấy nơi Chúa sức mạnh và sự bình an để đối mặt với thử thách đó. Cầu chúc cho gương sáng tử đạo của ngài là một hạt giống hy vọng và hòa bình mang lại nhiều hoa trái. Xin anh chị em một tràng pháo tay chúc mừng vị tân Chân Phước!
Tôi chào tất cả anh chị em, những tín hữu đến từ Rôma và những người hành hương từ nhiều quốc gia khác nhau, đặc biệt là những người đến từ Ba Lan và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Tôi chào các hướng đạo sinh của Tổng giáo phận Braga ở Bồ Đào Nha. Một lời chào đặc biệt dành cho cộng đồng Ecuador ở Rôma, nơi kỷ niệm Virgen de El Quinche. Tôi chào các tín hữu của giáo xứ Thánh Antimo, ở Napoli và anh chị em ở Catania; các chàng trai vừa được Thêm sức ở Pattada; và các tình nguyện viên của Ngân hàng Thực phẩm, những người đang chuẩn bị cho Ngày thu gom thực phẩm, vào thứ Bảy tới. Cám ơn rất nhiều! Và cám ơn anh chị em, những người con của Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Chúc mọi người một ngày Chúa Nhật vui vẻ. Và xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc một bữa trưa ngon miệng và xin tạm biệt!
Source:Dicastero per la Comunicazione - Libreria Editrice VaticanaPAPA FRANCESCO ANGELUS Piazza San Pietro Domenica, 21 novembre 2021
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Philatô hỏi Chúa Giêsu rằng: “Ông có phải là Vua dân Do-thái không?” Chúa Giêsu đáp: “Quan tự ý nói thế, hay là có người khác nói với quan về tôi?” Philatô đáp: “Ta đâu phải là người Do-thái. Nhân dân ông cùng các thượng tế đã trao nộp ông cho ta. Ông đã làm gì?” Chúa Giêsu đáp: “Nước tôi không thuộc về thế gian này. Nếu nước tôi thuộc về thế gian này, thì những người của tôi đã chiến đấu để tôi không bị nộp cho người Do-thái, nhưng mà nước tôi không thuộc chốn này”. Philatô hỏi lại: “Vậy ông là Vua ư?” Chúa Giêsu đáp: “Quan nói đúng. Tôi là Vua. Tôi sinh ra và đến trong thế gian này là chỉ để làm chứng về Chân lý. Ai thuộc về Chân lý thì nghe tiếng Tôi”.
Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói:Anh chị em thân mến, chào anh chị em,
Bài Tin Mừng trong Phụng vụ hôm nay, Chúa nhật cuối cùng của Năm Phụng vụ, lên đến đỉnh điểm là lời khẳng định của Chúa Giêsu: “Tôi là vua” (Ga 18:37). Ngài nói những lời này trước mặt Philatô, trong khi đám đông hò hét lên án tử hình Ngài. Chúa nói: “Tôi là Vua”, và đám đông hét lên để kết án tử hình Ngài: thật là một sự tương phản tuyệt vời! Giờ quan trọng đã đến. Trước đây, dường như Chúa Giêsu không muốn mọi người tôn vinh Người là vua: chúng ta nhớ lần đó sau khi làm phép hóa bánh và cá ra nhiều, Người rút lui một mình vào nơi thanh vắng để cầu nguyện (x. Ga 6, 14-15).
Sự thật là vương quyền của Chúa Giêsu rất khác so với vương quyền của thế gian. “Chúa Giêsu nói với Philatô rằng Vương quốc của tôi không thuộc thế gian này” (Ga 18:36). Ngài không đến để thống trị, nhưng để phục vụ. Ngài không đến với các dấu chỉ quyền lực, nhưng với sức mạnh của các dấu chỉ. Ngài không mặc những phù hiệu quý giá, nhưng ở trần trên thập tự giá. Nhưng chính trong dòng chữ được đặt trên thập giá, Chúa Giêsu được xác định là “Vua” (x. Ga 19:19). Vương quyền của Ngài thực sự vượt quá các thông số của con người! Chúng ta có thể nói rằng Chúa Giêsu không phải là một vị vua như những người khác, nhưng Ngài là một vị vua cho những người khác. Chúng ta hãy nghĩ lại điều này: Chúa Giêsu Kitô, trước mặt Philatô, nói Ngài là vua khi đám đông chống lại Ngài, ngược lại khi họ theo Ngài và tung hô Ngài, thì Ngài lại tránh xa sự tung hô này. Có nghĩa là, Chúa Giêsu cho thấy mình có quyền tối thượng, thoát khỏi ham muốn danh vọng và vinh quang trần thế. Và chúng ta - chúng ta hãy tự hỏi mình - chúng ta có biết cách bắt chước Ngài về điều này không? Chúng ta có biết cách kiểm soát xu hướng liên tục muốn được tìm kiếm và tung hô, hay chúng ta lại làm mọi cách để được người khác quý trọng? Trong những gì chúng ta làm, đặc biệt là trong việc dấn thân theo Chúa Kitô, tôi tự hỏi mình: điều gì quan trọng? Tiếng vỗ tay là đáng giá hay sự phục vụ mới là đáng giá?
Chúa Giêsu không chỉ tránh xa mọi cuộc tìm kiếm sự vĩ đại trên trần gian, mà còn làm cho tâm hồn những người theo Ngài được tự do và tự chủ. Anh chị em thân mến, Ngài giải thoát chúng ta khỏi sự khuất phục sự dữ. Vương quốc của Ngài là giải phóng, Vương quốc ấy không có gì là áp bức. Ngài đối xử với mọi môn đệ như những người bạn, không phải như một ông chủ. Mặc dù Chúa Kitô là Đấng Tối Cao, Ngài không vạch ra ranh giới ngăn cách giữa mình và người khác; thay vào đó, Người muốn mọi người cùng chia sẻ niềm vui với Người (x. Ga 15:11). Theo Chúa Giêsu, chúng ta không mất gì, không mất gì cả, nhưng được phẩm giá. Bởi vì Chúa Kitô không muốn bao quanh mình với những sự phục dịch, nhưng muốn giải phóng con người. Và - bây giờ chúng ta hãy tự hỏi - tự do của Chúa Giêsu đến từ đâu? Chúng ta tìm hiểu bằng cách trở lại lời khẳng định của Ngài trước Philatô: “Tôi là Vua. Tôi sinh ra và đến trong thế gian này chỉ để làm chứng về Chân lý” (Ga 18,37).
Sự tự do của Chúa Giêsu đến từ sự thật. Chính sự thật của Người đã giải thoát chúng ta (x. Ga 8,32). Nhưng chân lý của Chúa Giêsu không phải là một ý tưởng, một điều gì đó trừu tượng: chân lý của Chúa Giêsu là một thực tại, chính Người tạo ra chân lý bên trong chúng ta, giải thoát chúng ta khỏi những hư cấu, khỏi những giả dối mà chúng ta có bên trong, khỏi thói nói một đàng làm một nẻo. Khi sống trong tình thân mật với Chúa Giêsu, chúng ta sống trong sự thật. Cuộc sống của một Kitô Hữu không phải là một vở kịch mà anh chị em có thể đeo chiếc mặt nạ phù hợp với mình nhất. Bởi vì khi Chúa Giêsu ngự trị trong trái tim, Người giải phóng trái tim chúng ta khỏi thói đạo đức giả, giải thoát nó khỏi những thứ thấp hèn, khỏi sự giả tạo. Bằng chứng tốt nhất cho thấy Chúa Kitô là vua của chúng ta là khả năng chúng ta có thể tách rời khỏi những gì làm ô nhiễm cuộc sống, những gì khiến nó trở nên mơ hồ, mờ đục, buồn bã. Khi cuộc sống mông lung, một chút ở đây, một chút ở đó, thật buồn, thật buồn. Tất nhiên, chúng ta phải luôn đối mặt với những hạn chế và khiếm khuyết: tất cả chúng ta đều là những người tội lỗi. Nhưng, khi sống dưới vương quyền của Chúa Giêsu, chúng ta không trở nên hư hỏng, không trở nên giả dối, không có khuynh hướng che đậy sự thật. Không có cuộc sống hai mặt. Hãy nhớ kỹ: chúng ta là những kẻ tội lỗi, đúng như thế, tất cả chúng ta đều là những kẻ có tội! Tội thì có, nhưng băng hoại thì không bao giờ. Xin Đức Mẹ giúp chúng ta mỗi ngày đều biết tìm kiếm chân lý của Chúa Giêsu, Vua vũ trụ, Đấng giải thoát chúng ta khỏi nô lệ trần gian và dạy chúng ta kềm chế những tệ nạn của mình.
Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói thêm như sau:
Anh chị em thân mến,
Hôm nay, lần đầu tiên vào ngày Lễ trọng của Chúa Kitô Vua, Ngày Giới trẻ Thế giới được cử hành tại tất cả các Giáo hội địa phương. Vì lý do này, bên cạnh tôi có hai thanh niên đến từ Rôma, những người đại diện cho tất cả tuổi trẻ của Rôma. Tôi nhiệt liệt chào mừng các chàng trai và cô gái của Giáo phận chúng ta, và tôi hy vọng rằng tất cả những người trẻ trên thế giới sẽ cảm thấy mình là một phần sống động của Giáo hội, là những nhân vật chính trong sứ mệnh của các Giáo phận. Cảm ơn vì đã đến! Và đừng quên rằng cai trị nghĩa là phục vụ. Anh chị em thấy thế nào? Cai trị là để phục vụ. Tất cả cùng nhau hãy hô vang: Cai trị là để phục vụ. Như Vua của chúng ta dạy chúng ta. Bây giờ tôi sẽ để các bạn trẻ này chào anh chị em.
Cô gái nói: Chúc mừng Ngày Giới trẻ Thế giới đến tất cả các bạn!
Chàng trai: Chúng tôi làm chứng rằng tin vào Chúa Giêsu là điều tuyệt vời!
Đức Thánh Cha nhìn ra quảng trường Thánh Phêrô với đông đảo các cờ xí, và nói tiếp: Hãy nhìn kìa: đẹp quá! Cảm ơn.
Hôm nay cũng là Ngày Thủy sản Thế giới. Tôi chào tất cả ngư dân và cầu nguyện cho những người sống trong hoàn cảnh khó khăn hoặc đôi khi không may phải sống trong cảnh bị lao động cưỡng bức. Tôi khuyến khích các tuyên úy và các tình nguyện viên của Stella Maris tiếp tục phục vụ mục vụ cho những người này và gia đình của họ.
Và vào ngày này, chúng ta cũng nhớ đến tất cả các nạn nhân tai nạn giao thông: chúng ta hãy cầu nguyện cho họ và chúng ta hãy cam kết ngăn chặn tai nạn.
Tôi cũng muốn khuyến khích các sáng kiến đang được tiến hành tại Liên Hợp Quốc nhằm mang lại sự kiểm soát tốt hơn đối với việc buôn bán vũ khí.
Hôm qua tại Katowice, Ba Lan, linh mục Giovanni Francesco Macha đã được phong chân phước. Ngài bị giết vì hận thù đức tin vào năm 1942, trong bối cảnh chế độ Đức Quốc xã đàn áp Giáo Hội. Trong bóng tối bị giam cầm, ngài tìm thấy nơi Chúa sức mạnh và sự bình an để đối mặt với thử thách đó. Cầu chúc cho gương sáng tử đạo của ngài là một hạt giống hy vọng và hòa bình mang lại nhiều hoa trái. Xin anh chị em một tràng pháo tay chúc mừng vị tân Chân Phước!
Tôi chào tất cả anh chị em, những tín hữu đến từ Rôma và những người hành hương từ nhiều quốc gia khác nhau, đặc biệt là những người đến từ Ba Lan và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Tôi chào các hướng đạo sinh của Tổng giáo phận Braga ở Bồ Đào Nha. Một lời chào đặc biệt dành cho cộng đồng Ecuador ở Rôma, nơi kỷ niệm Virgen de El Quinche. Tôi chào các tín hữu của giáo xứ Thánh Antimo, ở Napoli và anh chị em ở Catania; các chàng trai vừa được Thêm sức ở Pattada; và các tình nguyện viên của Ngân hàng Thực phẩm, những người đang chuẩn bị cho Ngày thu gom thực phẩm, vào thứ Bảy tới. Cám ơn rất nhiều! Và cám ơn anh chị em, những người con của Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Chúc mọi người một ngày Chúa Nhật vui vẻ. Và xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc một bữa trưa ngon miệng và xin tạm biệt!
Source:Dicastero per la Comunicazione - Libreria Editrice Vaticana