Trong 9 tháng 305 vụ bạo lực chống người Thiên Chúa Giáo ở Ấn Độ.
New Delhi, Ấn Độ, 23/12/2021.- Một báo cáo do tổ chức từ thiện Công Giáo:Trợ Giúp Giáo Hội Có Nhu Cầu (Aid to the Church in Need) cho biết, những người Thiên Chúa Giáo ở 21 trong số 28 bang của Ấn Độ phải đối mặt với sự ngược đãi.
Báo cáo trên được Hiệp hội Bảo vệ Quyền Dân Sự và Diễn Đàn Thiên Chúa Giao thống nhất xuất bản ngày 21 tháng 10 năm 2021.
Theo Bản báo cáo, chỉ nội trong 9 tháng vừa qua, người Thiên Chúa Giáo ở Ấn Độ đã là mục tiêu của 305 vụ bạo lực. Nếu tính từng tháng thì tháng 9 có 69 vụ, tháng 8 có 50 vụ.
Ông A.C. Michael, điều phối viên của diễn đàn Thiên Chúa Giáo nói: “Điều này chỉ ra rằng bạo lực có tổ chức chống lại những người Thiên Chúa Giáo ở Ấn Độ đang lan rộng trên toàn quốc”.
Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai trên thế giới sau Trung Quốc, nhưng bị xếp hạng thứ 10 trong danh sách các nước đàn áp Thiên Chúa Giáo.
Theo điều tra dân số năm 2011, 79,8% trong số 1,38 tỷ dân của Ấn Độ theo Ấn Giáo, 14,2% theo Hồi Giáo và 2,3%, tức khoảng 20 triệu ngừời theoThiên Chúa Giáo, bao gồm người Công Giáo theo nghi lễ Latinh và Giáo Hội Công Giáo Syro-Malabar
Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ (USCIRF) vào năm 2020 đã liệt kê Ấn Độ vào danh sách “quốc gia đặc biệt quan tâm” về tự do tôn giáo.
Vì sao Ấn Độ bị liệt kê vào danh sách các quốc gia cần quan tâm về tự do tôn giáo? Bản báo cáo giải thích:
Lý do là chính phủ Ấn Độ hiện nay do Đảng Bharatiya Janata (BJP) lãnh đạo, đã thúc đẩy các chính sách dân tộc chủ nghĩa của người Hindu, dẫn đến vi phạm tự do tôn giáo có hệ thống, liên tục và nghiêm trọng.
Tuy nhiên về mặt ngoại giao, Thủ tướng Narendra Modi đã mời Giáo Hoàng Phanxicô thăm Ấn Độ trong cuộc gặp tại Vatican vào tháng 10 vừa qua. Ông là vị thủ tướng Ấn Độ thứ hai đến thăm Đức Giáo Hoàng tại Vatican. Trước đó Thủ Tướng Atal Bihari Vajpayee gặp Đức Gioan Phaolô II trong chuyến thăm chính thức đến Ý vào năm 2000.
Tưởng cũng nên nói thêm : Ấn Độ và Tòa thánh thiết lập quan hệ ngoại giao sau khi Ấn Độ giành được độc lập từ Anh Quốc vào năm 1948. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI là vị Giáo hoàng đầu tiên đến thăm Ấn Độ vào năm 1964, khi ngài tham dự Đại hội Thánh Thể Quốc tế ở Mumbai (khi đó được gọi là Bombay).
Vị Giáo Hoàng cuối cùng đến Ấn Độ là Đức Gioan Phaolô II, người đã có chuyến công du đến New Delhi vào năm 1999.
Nguyễn Long Thao
New Delhi, Ấn Độ, 23/12/2021.- Một báo cáo do tổ chức từ thiện Công Giáo:Trợ Giúp Giáo Hội Có Nhu Cầu (Aid to the Church in Need) cho biết, những người Thiên Chúa Giáo ở 21 trong số 28 bang của Ấn Độ phải đối mặt với sự ngược đãi.
Báo cáo trên được Hiệp hội Bảo vệ Quyền Dân Sự và Diễn Đàn Thiên Chúa Giao thống nhất xuất bản ngày 21 tháng 10 năm 2021.
Theo Bản báo cáo, chỉ nội trong 9 tháng vừa qua, người Thiên Chúa Giáo ở Ấn Độ đã là mục tiêu của 305 vụ bạo lực. Nếu tính từng tháng thì tháng 9 có 69 vụ, tháng 8 có 50 vụ.
Ông A.C. Michael, điều phối viên của diễn đàn Thiên Chúa Giáo nói: “Điều này chỉ ra rằng bạo lực có tổ chức chống lại những người Thiên Chúa Giáo ở Ấn Độ đang lan rộng trên toàn quốc”.
Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai trên thế giới sau Trung Quốc, nhưng bị xếp hạng thứ 10 trong danh sách các nước đàn áp Thiên Chúa Giáo.
Theo điều tra dân số năm 2011, 79,8% trong số 1,38 tỷ dân của Ấn Độ theo Ấn Giáo, 14,2% theo Hồi Giáo và 2,3%, tức khoảng 20 triệu ngừời theoThiên Chúa Giáo, bao gồm người Công Giáo theo nghi lễ Latinh và Giáo Hội Công Giáo Syro-Malabar
Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ (USCIRF) vào năm 2020 đã liệt kê Ấn Độ vào danh sách “quốc gia đặc biệt quan tâm” về tự do tôn giáo.
Vì sao Ấn Độ bị liệt kê vào danh sách các quốc gia cần quan tâm về tự do tôn giáo? Bản báo cáo giải thích:
Lý do là chính phủ Ấn Độ hiện nay do Đảng Bharatiya Janata (BJP) lãnh đạo, đã thúc đẩy các chính sách dân tộc chủ nghĩa của người Hindu, dẫn đến vi phạm tự do tôn giáo có hệ thống, liên tục và nghiêm trọng.
Tuy nhiên về mặt ngoại giao, Thủ tướng Narendra Modi đã mời Giáo Hoàng Phanxicô thăm Ấn Độ trong cuộc gặp tại Vatican vào tháng 10 vừa qua. Ông là vị thủ tướng Ấn Độ thứ hai đến thăm Đức Giáo Hoàng tại Vatican. Trước đó Thủ Tướng Atal Bihari Vajpayee gặp Đức Gioan Phaolô II trong chuyến thăm chính thức đến Ý vào năm 2000.
Tưởng cũng nên nói thêm : Ấn Độ và Tòa thánh thiết lập quan hệ ngoại giao sau khi Ấn Độ giành được độc lập từ Anh Quốc vào năm 1948. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI là vị Giáo hoàng đầu tiên đến thăm Ấn Độ vào năm 1964, khi ngài tham dự Đại hội Thánh Thể Quốc tế ở Mumbai (khi đó được gọi là Bombay).
Vị Giáo Hoàng cuối cùng đến Ấn Độ là Đức Gioan Phaolô II, người đã có chuyến công du đến New Delhi vào năm 1999.
Nguyễn Long Thao