Sự bắt bớ Kitô hữu gia tăng trên toàn thế giới
Tổ chức Bảo vệ Tự do Tôn giáo Thế giới năm 2022 (WWL) đã công bố vào hôm thứ Tư (19/1/2022) một bản bá cáo cho thấy sự bắt bớ các tín hữu tiếp tục gia tăng, đặc biệt ở các nước châu Á và châu Phi và đại dịch Covid 19 còn làm trầm trọng thêm sự phân biệt đối xử.
(Tin Vatican - Lisa Zengarini)
Theo một báo cáo mới của Tổ chức Bảo vệ Tự do Tôn giáo Thế giới công bố, năm 2021 ghi nhận một sự gia tăng đáng kể các cuộc đàn áp nhằm vào các Kitô hữu trên toàn thế giới, mà tổ chức trong hơn 60 năm qua đã bảo vệ các Kitô hữu bị đàn áp trên toàn thế giới.
Hơn 360 triệu đang trải qua các hình thức đàn áp
Vào ngày 19 tháng 1, tổ chức Bảo vệ Tự do Tôn giáo Thế giới có trụ sở tại Hà Lan đã đưa ra một danh sách các quốc gia cần được theo dõi trong năm 2022 (WWL), có 50 quốc gia được lưu ý vì các Kitô hữu tại các quốc gia ấy đang phải trải qua nhiều cuộc đàn áp tồi tệ nhất vì đức tin. Theo cuộc khảo sát ấy, thì từ ngày 1 tháng 10 năm 2020 đến ngày 30 tháng 9 năm 2021, cho thấy sự bách hại tiếp tục gia tăng, đặc biệt ở các nước châu Á và châu Phi và đại dịch Covid 19 còn làm trầm trọng thêm sự phân biệt đối xử.
Theo kết quả nghiên cứu đã được phân tích kỹ lưỡng bởi Tổ chức Bảo vệ Tự do Tôn giáo Thế giới (IRF), thì có hơn 360 triệu người (tức là 1 trong số 7 người trên thế giới) bị ngược đãi và phân biệt đối xử ở đất nước của họ vào năm ngoái. Nhìn chung có 5,898 Kitô hữu bị giết (tăng 23,8% so với năm 2020), 5,110 nhà thờ bị tấn công hoặc bị đóng cửa (tăng 13,8%), 6,175 Kitô hữu bị bắt mà không được xét xử (tăng 44,3%) và 3,829 người bị bắt cóc (tăng 123, 9%).
Afghanistan đứng đầu danh sách
Trong báo cáo mới, Afghanistan được xếp hạng đầu là một quốc gia nguy hiểm nhất cho những người theo đạo Thiên chúa, kể từ khi Taliban tiếp quản vào tháng 8 năm 2021, vượt qua Triều Tiên. Tuy nhiên, tình hình tự do tôn giáo dưới chế độ Bình Nhưỡng của Kim Jong-Un tiếp tục trở nên tồi tệ hơn trong giai đoạn được kiểm tra và quốc gia Viễn Đông này đứng thứ hai trong danh sách sau 20 năm đứng đầu.
Bốn trong số năm quốc gia đầu tiên ghi nhận tỷ lệ bạo lực chống Kitô giáo cao nhất là các Quốc gia Hồi giáo, nơi bất ổn cả về chính trị và bị chủ nghĩa tôn giáo cực đoan thống trị. Ngoài Afghanistan, phải kể đến Somalia (3), Libia (4) và Yemen (5). Tiếp theo là Eritrea, Nigeria, Pakistan, Iran, Ấn Độ, Saudi Arabia, Myanmar, Sudan, Iraq và Syria.
Bạo lực chống Kitô giáo gia tăng ở Nigeria
Bạo lực chống Kitô giáo vẫn gia tăng ở châu Phi, vùng Sahara, đặc biệt ở các khu vực Sahel (Niger, Burkina Faso và Mali). Nigeria, bị xếp vào 10 quốc gia cần lưu ý vào năm 2020, Nigeria ở vị trí thứ 9, nay được xếp lên vị trí thứ 7 và được xác nhận là một quốc gia có con số Kitô hữu bị giết vì đức tin cao nhất (4,650 người). Bạo lực do những người nông gia ở Fulani có vũ trang xa thải các chất thải vào một số làng của những người Kitô hữu, cũng như nhóm Hồi giáo Boko Haram và một loạt các nhóm tội phạm tiếp tục giết người, bắt cóc và hãm hiếp các tín hữu thường dân vô tội.
Các cuộc tấn công vào Kitô hữu ngày càng tăng ở Ấn Độ
Pakistan đứng thứ hai về bạo lực chống người Kitô giáo, nhưng các cuộc tấn công chống người Kitô giáo cũng đang gia tăng đáng kể ở nước láng giềng Ấn Độ, lý do là những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan Hindu, như các báo cáo gần đây xác nhận.
Ảnh hưởng của Covid-19
Covid-19 đã giúp hợp pháp hóa việc tăng cường giám sát và hạn chế của các chính phủ độc tài ở các quốc gia này, nại vào nhu cầu ngăn chặn đại dịch để gia tăng việc kiểm soát đối với các cộng đồng Kitô giáo.
Cưỡng bách di cư
Một trong những hậu quả của bạo lực tôn giáo đối với người theo đạo Thiên Chúa giáo là cưỡng bức họ phải di dời. Nhiều người trong số khoảng 84 triệu người phải di tản trong nước và khoảng 26 triệu người tị nạn được ghi nhận vào năm 2021, là những người theo đạo Kitô giáo phải trốn chạy trước bạo lực của Hồi giáo ở vùng Sahel, Nigeria và các quốc gia châu Phi khác. Cũng tại các quốc gia như Myanmar, cuộc đàn áp quân sự ở Bang Chin mà đa số dân chúng theo đạo Thiên Chúa và các bang Kachin, Kayah, Shan đã khiến 200,000 người theo đạo Thiên chúa phải di tản và buộc khoảng 20,000 người phải chạy trốn khỏi đất nước.
Bạo lực đối với phụ nữ theo đạo Thiên Chúa
Tổ chức cũng tìm hiểu thêm về bạo lực đối với phụ nữ có liên quan đến đức tin Kitô giáo của họ. Việc thu thập dữ liệu chính xác về hiện tượng này rất khó khăn, vì nhiều phụ nữ ngại lên tiếng vì lý do văn hóa và xã hội. Tuy nhiên, tổ chức đã có thể xác định được 3,100 trường hợp và 1,500 cuộc hôn nhân cưỡng bức vào năm 2021. Chi tiết về khía cạnh đàn áp tôn giáo này sẽ được công bố trong một báo cáo khác vào tháng Hai.
Tổ chức Bảo vệ Tự do Tôn giáo Thế giới năm 2022 (WWL) đã công bố vào hôm thứ Tư (19/1/2022) một bản bá cáo cho thấy sự bắt bớ các tín hữu tiếp tục gia tăng, đặc biệt ở các nước châu Á và châu Phi và đại dịch Covid 19 còn làm trầm trọng thêm sự phân biệt đối xử.
(Tin Vatican - Lisa Zengarini)
Theo một báo cáo mới của Tổ chức Bảo vệ Tự do Tôn giáo Thế giới công bố, năm 2021 ghi nhận một sự gia tăng đáng kể các cuộc đàn áp nhằm vào các Kitô hữu trên toàn thế giới, mà tổ chức trong hơn 60 năm qua đã bảo vệ các Kitô hữu bị đàn áp trên toàn thế giới.
Hơn 360 triệu đang trải qua các hình thức đàn áp
Vào ngày 19 tháng 1, tổ chức Bảo vệ Tự do Tôn giáo Thế giới có trụ sở tại Hà Lan đã đưa ra một danh sách các quốc gia cần được theo dõi trong năm 2022 (WWL), có 50 quốc gia được lưu ý vì các Kitô hữu tại các quốc gia ấy đang phải trải qua nhiều cuộc đàn áp tồi tệ nhất vì đức tin. Theo cuộc khảo sát ấy, thì từ ngày 1 tháng 10 năm 2020 đến ngày 30 tháng 9 năm 2021, cho thấy sự bách hại tiếp tục gia tăng, đặc biệt ở các nước châu Á và châu Phi và đại dịch Covid 19 còn làm trầm trọng thêm sự phân biệt đối xử.
Theo kết quả nghiên cứu đã được phân tích kỹ lưỡng bởi Tổ chức Bảo vệ Tự do Tôn giáo Thế giới (IRF), thì có hơn 360 triệu người (tức là 1 trong số 7 người trên thế giới) bị ngược đãi và phân biệt đối xử ở đất nước của họ vào năm ngoái. Nhìn chung có 5,898 Kitô hữu bị giết (tăng 23,8% so với năm 2020), 5,110 nhà thờ bị tấn công hoặc bị đóng cửa (tăng 13,8%), 6,175 Kitô hữu bị bắt mà không được xét xử (tăng 44,3%) và 3,829 người bị bắt cóc (tăng 123, 9%).
Afghanistan đứng đầu danh sách
Trong báo cáo mới, Afghanistan được xếp hạng đầu là một quốc gia nguy hiểm nhất cho những người theo đạo Thiên chúa, kể từ khi Taliban tiếp quản vào tháng 8 năm 2021, vượt qua Triều Tiên. Tuy nhiên, tình hình tự do tôn giáo dưới chế độ Bình Nhưỡng của Kim Jong-Un tiếp tục trở nên tồi tệ hơn trong giai đoạn được kiểm tra và quốc gia Viễn Đông này đứng thứ hai trong danh sách sau 20 năm đứng đầu.
Bốn trong số năm quốc gia đầu tiên ghi nhận tỷ lệ bạo lực chống Kitô giáo cao nhất là các Quốc gia Hồi giáo, nơi bất ổn cả về chính trị và bị chủ nghĩa tôn giáo cực đoan thống trị. Ngoài Afghanistan, phải kể đến Somalia (3), Libia (4) và Yemen (5). Tiếp theo là Eritrea, Nigeria, Pakistan, Iran, Ấn Độ, Saudi Arabia, Myanmar, Sudan, Iraq và Syria.
Bạo lực chống Kitô giáo gia tăng ở Nigeria
Bạo lực chống Kitô giáo vẫn gia tăng ở châu Phi, vùng Sahara, đặc biệt ở các khu vực Sahel (Niger, Burkina Faso và Mali). Nigeria, bị xếp vào 10 quốc gia cần lưu ý vào năm 2020, Nigeria ở vị trí thứ 9, nay được xếp lên vị trí thứ 7 và được xác nhận là một quốc gia có con số Kitô hữu bị giết vì đức tin cao nhất (4,650 người). Bạo lực do những người nông gia ở Fulani có vũ trang xa thải các chất thải vào một số làng của những người Kitô hữu, cũng như nhóm Hồi giáo Boko Haram và một loạt các nhóm tội phạm tiếp tục giết người, bắt cóc và hãm hiếp các tín hữu thường dân vô tội.
Các cuộc tấn công vào Kitô hữu ngày càng tăng ở Ấn Độ
Pakistan đứng thứ hai về bạo lực chống người Kitô giáo, nhưng các cuộc tấn công chống người Kitô giáo cũng đang gia tăng đáng kể ở nước láng giềng Ấn Độ, lý do là những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan Hindu, như các báo cáo gần đây xác nhận.
Ảnh hưởng của Covid-19
Covid-19 đã giúp hợp pháp hóa việc tăng cường giám sát và hạn chế của các chính phủ độc tài ở các quốc gia này, nại vào nhu cầu ngăn chặn đại dịch để gia tăng việc kiểm soát đối với các cộng đồng Kitô giáo.
Cưỡng bách di cư
Một trong những hậu quả của bạo lực tôn giáo đối với người theo đạo Thiên Chúa giáo là cưỡng bức họ phải di dời. Nhiều người trong số khoảng 84 triệu người phải di tản trong nước và khoảng 26 triệu người tị nạn được ghi nhận vào năm 2021, là những người theo đạo Kitô giáo phải trốn chạy trước bạo lực của Hồi giáo ở vùng Sahel, Nigeria và các quốc gia châu Phi khác. Cũng tại các quốc gia như Myanmar, cuộc đàn áp quân sự ở Bang Chin mà đa số dân chúng theo đạo Thiên Chúa và các bang Kachin, Kayah, Shan đã khiến 200,000 người theo đạo Thiên chúa phải di tản và buộc khoảng 20,000 người phải chạy trốn khỏi đất nước.
Bạo lực đối với phụ nữ theo đạo Thiên Chúa
Tổ chức cũng tìm hiểu thêm về bạo lực đối với phụ nữ có liên quan đến đức tin Kitô giáo của họ. Việc thu thập dữ liệu chính xác về hiện tượng này rất khó khăn, vì nhiều phụ nữ ngại lên tiếng vì lý do văn hóa và xã hội. Tuy nhiên, tổ chức đã có thể xác định được 3,100 trường hợp và 1,500 cuộc hôn nhân cưỡng bức vào năm 2021. Chi tiết về khía cạnh đàn áp tôn giáo này sẽ được công bố trong một báo cáo khác vào tháng Hai.