Điễn Đàn Công Lý và Hòa Bình thúc giục các Giám Mục Ấn Độ nêu bật các cuộc tấn công gần đây nhằm vào những người theo đạo Thiên Chúa Giáo. Trong một bức thư đề ngày 10 tháng 1, các thành viên của Diễn đàn Công lý và Hòa bình (Forum for Justice and Peace) tuyên bố rằng Hội đồng Giám mục Công Giáo Ấn Độ (CBCI) đã im lặng trước tình trạng bạo lực chống Thiên Chúa Giáo ngày càng gia tăng.
Trong thư họ viết: “Trong hai ngày 24-25 tháng 12 vừa qua, các phương tiện truyền thông đưa tin có bảy cuộc tấn công nhằm vào các cơ sở Thiên Chúa Giáo trên khắp đất nước.
Lá thư viết thêm “Trên thực tế, trong năm 2021, có 486 vụ bạo lực chống lại cộng đồng Thiên Chúa Giáo ở Ấn Độ. Điều này gây sốc cho chúng tôi là sự im lặng hoàn toàn từ phía Hôi Đồng Giám Mục Ấn Độ. ”
Bức thư của Diễn đàn Công lý và Hòa bình đã được gửi tới Hồng Y Oswald Gracias, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ấn Độ và là thành viên của Hội đồng Cố vấn Hồng Y của ĐTC Phanxicô.
Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai thế giới sau Trung Quốc, xếp hạng thứ 10 trên thế giới những người theo Thiên Chúa Giáo bị đối xử tàn tệ.
Theo điều tra dân số năm 2011, 79,8% trong số 1,38 tỷ dân của Ấn Độ là người theo đạo Ấn Giáo ( Hindu), 14,2% theo đạo Hồi và 2,3% theo đạo Thiên Chúa.
Quốc gia này có dân số Công Giáo lớn thứ hai ở châu Á sau Philippines. Có khoảng 20 triệu người Công Giáo ở Ấn Độ, bao gồm người Công Giáo theo nghi thức Latinh cũng như theo nghi thức Công Giáo Syro-Malabar.
Một báo cáo dân quyền công bố vào tháng 10 năm 2021 kết luận rằng ở Ấn Độ có 28 tiểu bang thì 21 tiểu bang có những người theo Thiên Chúa Giáo bị ngược đãi’
Thư của Diễn đàn vì Công lý và Hòa bình, viết: “Chúng tôi yêu cầu Hội Đồng Giám Mục ra hướng dẫn để cộng đồng Công Giáo ở Ấn Độ biết ứng phó thế nào với những phát biểu hận thù và bạo lực ngày càng gia tăng đối với người Hồi giáo và Thiên Chúa Giáo.
Thư viết tiếp: “Khi người Hồi giáo bị các nhóm cực hữu áp bức, Giáo hội Ấn Độ đã im lặng. Giờ đây đến lượt những người theo đạo Thiên chúa bị nhóm cực hữu gia tăng tấn công ”.
“Quan điểm của chúng tôi là những người Công Giáo không thể đóng vai trò khán giả im lặng khi bộ phim tấn công bạo lực chống lại các nhóm thiểu số đang diễn ra trước mắt chúng tôi. Chúng ta cần phải hành động và hoàn thành vai trò tiên tri của mình trước khi quá muộn ”.
Các tác giả bức thư đã yêu cầu Đức Hồng Y Gracias, tổng giám mục của Bombay, thông qua một kế hoạch gồm bảy điểm để giúp đỡ các người Thiên Chúa Giáo Ấn Độ bị đàn áp.
Các đề xuất bao gồm việc viết thư cho Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, người đã mời Giáo hoàng đến Ấn Độ vào tháng 10, thúc giục ông ra lệnh cho các nhà lãnh đạo địa phương "ngăn chặn những hành động tàn bạo như vậy trong tương lai và truy tìm thủ phạm có liên quan đến những tội ác này."
Họ cũng kêu gọi nhanh chóng tố cáo các hành vi bạo lực chống lại Thiên Chúa Giáo và tổ chức và các cuộc biểu tình phản đối. Các hành động bạo lực chống lại cộng đồng Thiên Chúa Giáo và cộng đồng Hồi giáo hoặc bất kỳ nhóm thiểu số nào khác là hoàn toàn vi phạm hiến pháp Ấn Độ,”
Bức thư kết luận.
“Nếu chúng ta không phản ứng trước những hành vi như vậy, thì cấu trúc thế tục của Ấn Độ sẽ bị mất, gây ra thiệt hại không thể bù đắp cho người dân Ấn Độ, và một Ấn Độ dân chủ và đa nguyên như được hình dung trong phần mở đầu của hiến pháp Ấn Độ sẽ có thể bị mất vĩnh viễn. ”
Nguyễn Long Thao
Trong thư họ viết: “Trong hai ngày 24-25 tháng 12 vừa qua, các phương tiện truyền thông đưa tin có bảy cuộc tấn công nhằm vào các cơ sở Thiên Chúa Giáo trên khắp đất nước.
Lá thư viết thêm “Trên thực tế, trong năm 2021, có 486 vụ bạo lực chống lại cộng đồng Thiên Chúa Giáo ở Ấn Độ. Điều này gây sốc cho chúng tôi là sự im lặng hoàn toàn từ phía Hôi Đồng Giám Mục Ấn Độ. ”
Bức thư của Diễn đàn Công lý và Hòa bình đã được gửi tới Hồng Y Oswald Gracias, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ấn Độ và là thành viên của Hội đồng Cố vấn Hồng Y của ĐTC Phanxicô.
Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai thế giới sau Trung Quốc, xếp hạng thứ 10 trên thế giới những người theo Thiên Chúa Giáo bị đối xử tàn tệ.
Theo điều tra dân số năm 2011, 79,8% trong số 1,38 tỷ dân của Ấn Độ là người theo đạo Ấn Giáo ( Hindu), 14,2% theo đạo Hồi và 2,3% theo đạo Thiên Chúa.
Quốc gia này có dân số Công Giáo lớn thứ hai ở châu Á sau Philippines. Có khoảng 20 triệu người Công Giáo ở Ấn Độ, bao gồm người Công Giáo theo nghi thức Latinh cũng như theo nghi thức Công Giáo Syro-Malabar.
Một báo cáo dân quyền công bố vào tháng 10 năm 2021 kết luận rằng ở Ấn Độ có 28 tiểu bang thì 21 tiểu bang có những người theo Thiên Chúa Giáo bị ngược đãi’
Thư của Diễn đàn vì Công lý và Hòa bình, viết: “Chúng tôi yêu cầu Hội Đồng Giám Mục ra hướng dẫn để cộng đồng Công Giáo ở Ấn Độ biết ứng phó thế nào với những phát biểu hận thù và bạo lực ngày càng gia tăng đối với người Hồi giáo và Thiên Chúa Giáo.
Thư viết tiếp: “Khi người Hồi giáo bị các nhóm cực hữu áp bức, Giáo hội Ấn Độ đã im lặng. Giờ đây đến lượt những người theo đạo Thiên chúa bị nhóm cực hữu gia tăng tấn công ”.
“Quan điểm của chúng tôi là những người Công Giáo không thể đóng vai trò khán giả im lặng khi bộ phim tấn công bạo lực chống lại các nhóm thiểu số đang diễn ra trước mắt chúng tôi. Chúng ta cần phải hành động và hoàn thành vai trò tiên tri của mình trước khi quá muộn ”.
Các tác giả bức thư đã yêu cầu Đức Hồng Y Gracias, tổng giám mục của Bombay, thông qua một kế hoạch gồm bảy điểm để giúp đỡ các người Thiên Chúa Giáo Ấn Độ bị đàn áp.
Các đề xuất bao gồm việc viết thư cho Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, người đã mời Giáo hoàng đến Ấn Độ vào tháng 10, thúc giục ông ra lệnh cho các nhà lãnh đạo địa phương "ngăn chặn những hành động tàn bạo như vậy trong tương lai và truy tìm thủ phạm có liên quan đến những tội ác này."
Họ cũng kêu gọi nhanh chóng tố cáo các hành vi bạo lực chống lại Thiên Chúa Giáo và tổ chức và các cuộc biểu tình phản đối. Các hành động bạo lực chống lại cộng đồng Thiên Chúa Giáo và cộng đồng Hồi giáo hoặc bất kỳ nhóm thiểu số nào khác là hoàn toàn vi phạm hiến pháp Ấn Độ,”
Bức thư kết luận.
“Nếu chúng ta không phản ứng trước những hành vi như vậy, thì cấu trúc thế tục của Ấn Độ sẽ bị mất, gây ra thiệt hại không thể bù đắp cho người dân Ấn Độ, và một Ấn Độ dân chủ và đa nguyên như được hình dung trong phần mở đầu của hiến pháp Ấn Độ sẽ có thể bị mất vĩnh viễn. ”
Nguyễn Long Thao