Các Vỹ Nhân Với Đức Mẹ La Vang

Nói đến Giáo Hội VN không thể nói đến Đức Mẹ La Vang (năm 1798), Đức Mẹ Trà Kiệu (1885), Đức Mẹ Bến Tre (1950, Đức Mẹ Bình Triệu (1965), Đức Mẹ Tà Pao (1959), Đức Mẹ Măng Đen (1983). Pháp có Đức Mẹ Lộ Đức (1858), Đức Mẹ Salette (1846), Đức Mẹ Pontmain (1871), Đức Mẹ Ban Ơn, rue du Bac (1830). Bồ Đào Nha có Đức Mẹ Fatima (1917). Bỉ có Đức Mẹ Banneaux (1933), Đức Mẹ Beauraing (1932). Guadeloupe có Đức Mẹ Guadeloupe (1531). Đảo Malta có Đức Mẹ Ta’Pinu de Gharb (1883) … Hầu như nơi nào Đức Mẹ đều đến an ủi đoàn con lâm nguy cầu xin.

Linh địa La Vang là trung tâm hành hương, nơi biết bao người đến kính viếng, nhận được ơn. Dưới đây xin chứng minh qua các vỹ nhân đã từng đến kính viếng La Vang hay nói về Đức Mẹ La Vang. Đức Mẹ hiện ra và nói : Từ nay về sau, hễ ai chạy đến cầu khấn Mẹ ở chốn này, Mẹ sẽ nhậm lời ban ơn theo ý nguyện.

Sự tích Đức Mẹ La Vang không có văn bản nào rõ rệt ban đầu công nhận. Nhưng các việc làm, bài viết trong nước thậm chí Tòa Thánh Roma coi như mặc nhiên nhìn nhận mặt siêu nhiên cuộc hiện ra này. Từ 1901, Giáo quyền ra thông lệ cứ 3 năm tổ chức đại hội La Vang một lần.

Học giả Phạm Đình Khiêm (Phát Dịệm,1920-2013) đã viết trong cuốn ‘Đức Mẹ La Vang Nữ Vương Chiến Thắng’ : Lịch sử Lộ Đức và Fatima quan trọng nhất là ở giai đoạn khởi thủy, tức là giai đoạn Đức Mẹ hiện ra. Lịch sử La Vang trái lại ngày càng quan trọng hơn bởi những diễn biến kế tục. Trong vấn đề La Vang, Đức Mẹ dường như muốn thắng vượt tất cả mọi thông lệ. Còn sử liệu nào, bằng chứng nào tỏ rõ sự hiện diện, can thiệp của Đức Mẹ trên mảnh đất này, hơn là lòng tin tưởng vững bền mà chính Mẹ đặt vào lòng con cái VN từ thế hệ nọ truyền qua thế hệ kia và cũng với thời gian càng lớn mạnh, tựa hạt cải trong Phúc Âm biến thành cây cải lớn, chim trời đến đậu.

Cha René Toussaint Morineau (1873-1948), cố Trung, MEP, rất sùng kính Đức Mẹ, đã xây cất nhà thờ La Vang, trong 3 năm,1925-1928, nói : Ở các nơi, Đức Mẹ tự đến tìm đến người ta. Tại La Vang bổn đạo kéo Đức Mẹ xuống với mình.

Lm Henri Denis (Thuận) (1880-1933) rất có lòng kính Đức Mẹ. Ngày 10.7.1918, cha đến La Vang, kính viếng và xin ký thác việc lập dòng cho Đức Mẹ. Xin Đức Mẹ chúc lành cho việc lập dòng Xitô VN khai sinh dưới bóng thánh đường Đức Mẹ. Nhưng thực ra ban đầu cha Thuận muốn thành lập dòng ở La Vang, nhưng nếu gần Đức Mẹ thì lại xa trần thế. Nên, cuối cùng ngài chọn vùng đất xa, rừng núi âm u, Châu Sơn, Nho Quan.Với khẩu hiệu Ora et Labora (Cầu nguyện và làm việc)

Léopold Michel Cadière (Cố Cả) Lm truyền giáo, MEP (1869-1955) cha sở La Vang, đã điều hành và hướng dẫn 3 lần đại hội La Vang, năm 1904, 1907 và 1910. Đại Hội gồm rước kiệu ‘Đức Bà Phù Hộ Các Giáo Hữu’, Thánh Lễ, Chầu, thuyết giảng.

Đc Pierre Pigneau de Behaine (Bá Đa Lộc) (1741-1799) trong sách ‘Thánh Giáo Lý Quốc Ngữ’, ấn hành 1774, kể lại phúc tử đạo của một số thánh tử đạo VN thời cấm cách. Trong khi giáo dân vào rừng (La Vang) ẩn tránh và đọc kinh

Đc François Marie Pellerin (Phan) (1813-1862) giám mục tiên khởi Huế, nói : Các cha phải dạy cho người ta vào Hội Đức Bà Phù Hộ Các Giáo Hữu, đã 1ập ra trong địa phận ta. Các cha cũng năng dạy dỗ người ta phải có lòng sốt sáng mà kính Đức Mẹ, vì sự ấy là mạch nhiều ơn nhiều sự lành kể chẳng xiết.

Đc Gaspais Auguste Ernest (Lộc) (1884-1952) chọn bổn mạng thánh đường La Vang đã tuyên bố : ‘Đức Bà Phù Hộ Các Giáo Hữu’ là tước hiệu chính thức của Đức Mẹ La Vang.

Lm François Lemasle (Lễ) (1874-1946) năm 1913, sau làm giám mục (1937), đã chứng kiến cảnh đại hội, ghi :

Thường niên vào dịp đầu xuân âm lịch (thông lệ là mồng 3 tết), linh mục và giáo hữu hạt Dinh Cát đều hưởng ứng lời kêu gọi của cha Bề Trên Quản Hạt, hành hương về La Vang để tham dự buổi rước kiệu trọng thể….

Từ chiều ngày thứ 4, có tới non ngàn người tấp nập về thánh đường Cổ Vưu để nghênh đón tượng Đức Mẹ, được đặt trên cỗ kiệu xung quanh hoa nến phủ khắp…Thánh lễ đại trào khai mạc… Kết thúc bằng chầu Thánh Thể...Số người tham dự đại hội ngày một đông…

Lm Giuse Maria Sảng Đình Nguyễn Văn Thích (Huế, 1891-1980) vừa nhạc-thi sỹ, đã đặt bản thánh ca ‘Đức Mẹ La Vang’ với lời thống thiết :

Còn trời còn nước còn non

Con còn cầu khấn, Mẹ còn đoái nhìn

Lạy ơn Đức Mẹ La Vang

Xin nghe con mọn thở than mấy lời

Và bài thơ ‘Lời Cầu Cùng Đức Mẹ La Vang’, thể Lục Bát, 50 câu. Bày tỏ ngưỡng mộ Mẹ ‘hiển hách’ nhưng ‘đầy lòng thương’ ban ‘đầy ơn thiêng’ cho ai cầu xin.

Lòng con rày chỉ ước ao

Chết trong tay Mẹ phước nào lớn hơn. (c 29-30)

Xin cho nước trị dân an

Nơi nơi nghe tiếng Evang giáng truyền (c 33-34)

Đc Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng (Phát Diệm,1868-1949) đã viết trong báo Lời Thăm : Từ ngày tôi ra Huế lần thứ nhất dự lễ phong chức Đức Cha Lý (Allys) cho đến nay là 16 năm, nay tôi lại ra lần thứ hai, tôi thấy khác xa nhiều lắm… Đền thánh La Vang danh đồn khắp xứ. Mỗi lần kiệu ảnh trọng thể dường nào, cả VN đều lừng lẫy…

Đc Đa Minh Hồ Ngọc Cẩn (1876-1948) giảng lễ trong đại hội La Vang, 1928, trưng dẫn câu ‘Visitasti terram et inebriasti eam : Mẹ xuống viếng thăm đất này và làm cho say sưa’. Ngài nói :

Không say, sao bỏ cửa bỏ nhà, tuôn nhau háng vạn người ở chốn rừng núi xa xôi này?

Không say, sao mà sang hèn, giàu khó đều ngồi nằm 1ăn giữa đất giữa trời

Không say, sao mà quên ăn quên ngủ, đọc kinh cầu nguyện cả ngày thâu đêm

Phải say thật. Song là say lòng trìu mến, cậy trông hết lòng tin tưởng vào Mẹ nhân lành

Đức Cha kể lại về giặc Văn Thân (48) : Sau khi thiêu sát họ Cổ Vưu, qua 8.9.1988, Văn Thân kéo vào La Vang. Chúng thấy vườn không nhà trống, vì mấy gia đình Công Giáo ở La Vang chạy trốn thoát lên núi. Chúng vơ vét hết của cải và đốt hết nhà cửa, nhưng chúng không dám phóng lửa nhà thờ Đức Mẹ. Vì chúng nghe tiếng Đức Mẹ La Vang linh thiêng. Nên chúng kéo nhau đi. Đến trưa 9.9, một người lương ngụ tại làng Phú Long, xóm Bốc tên là Thơ, con ông Mẹo, đến linh địa La Vang. Nó thấy nhà cửa của đồng bào Công Giáo thành đống tro tàn, chỉ còn nhà tranh nhỏ bé của Đức Mẹ mà thôi, nó bèn châm lửa đốt đi.

Đc nói về La Vang. Trong bài diễn thuyết (1955) về Đức Mẹ La Vang, Đc đã nói : Ban đêm phường La Vang không có sự thinh lặng. Ban đêm người ta la lối om sòm. Họ đánh mõ, đánh thùng rộ¬n ràng để đuổi các thú dữ như heo rừng, voi, cọp... từ rừng rú xanh um tùm ra phá khoai, sắn, lúa…nên người ta gọi là La Vang.

ĐTGM Huế, Phêrô Ngô Đình Thục, ngày 22.8.1961 đã cử hành xức dầu thánh cho đền thánh La Vang cho Đức Mẹ theo nghi thức Giáo Hội. Và Đức Cha đã làm phép 4 hộp Xương Thánh, các Thánh Tử Đạo VN, đặt trong hộc của đền thờ để tôn kính.

Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII

Ngày 22. 8. 1961, ký sắc chỉ nâng đền thánh La Vang lên Tiểu Vương Cung Thánh đường.

Lòng Ta đầy tràn an ủi khi hồi tưởng đến vô vàn dấu tỏ lòng cung kính Đức Mẹ xuất hiện khắp nơi trên hoàn cầu, như muôn đóa hoa tuuyệt đẹp tỏa ra trong cánh đồng phì nhiêu Công Giáo. Đất nước VN cũng trổ hoa mến yêu Đức Trinh và ở La Vang một làng nằm trong lãnh thổ nước này, có đền thờ danh tiếng vì được dân chúng đến viếng đêm ngày đông đúc và được coi như một thiên đài toàn quốc. Đền thờ ấy, các giám mục miền nam VN trong phiên họp 1960, đã muốn gọi đây là ‘đền thờ toàn quốc khấn tặng’. Vì các Ngài quyết định dâng riêng cho Đức Mẹ một đền thờ để nhờ Đức Mẹ bảo trợ, ban cho Giáo Hội chiến thắng được địch quân, đức tin được bênh vực, đất nước được tự do. Muốn được hưởng ân phúc ấy dân chúng sẽ đến viếng ngày một đông hơn và xem đền thờ ấy như ‘Nhà cầu nguyện’. Nơi đó sẽ còn thiết lập và khuyến khích thói quen Chầu Thánh Thể ngõ hầu lòng sùng kính Đức Giêsu đi đôi với lòng thành kính Đức Mẹ.

Vì lý do nói trên, các Giám Mục ấy, cũng là theo ý ĐHY Gregorio Phêrô Agagianian, Tổng Trưởng Bộ Truyền Giáo, đã nghĩ đến cho đền thờ ấy làm vinh dự của một Vương Cung thánh đường, các Ngài đã nhờ ĐC Phêrô Ngô Đình Thục, TGM Huế đệ trình lên cho Ta ý nguyện của Ngài. Phần Ta, để ban thưởng Đức Tin bất khuất cho giáo hữu VN một cách cân xứng và để thúc đẩy lòng đạo đức thực hành. Ta vui mừng chấp nhận ý nguyện ấy. Bởi thế, sau khi đã bàn hỏi Thánh Bộ Lễ Nghi, tìm biết chắc chắn kỹ lưỡng.

Ta lấy toàn quyền Giáo Hoàng của Ta viết sắc chỉ này có hiệu lực vĩnh viễn, để ban cho Thánh đường Đức Mẹ La Vang ở địa phận Huế được tước hiệu và phẩm giá Tiểu Vương Cung Thánh Đường với tất cả quyền lợi, đặc ân thường ban cho thánh đường như thế, không gì trái ngược có thể chống lại Sắc Chỉ này. Ta tuyên bố và quyết định như thế và truyền cho Sắc Chỉ này có thế giá vững bền, hiệu lực vĩnh viễn và có hiệu quả hoàn toàn đầy đủ.

Ta truyền cho những ai liên quan hoặc có thể liên quan với Sắc Chỉ này, từ nay về sau phải hoàn toàn vâng phục và đoán phục như thế, từ nay, bất cứ ai, bất cứ quyền nào có vi phạm Sắc Chỉ của Ta, vô tình hay hữu ý, đều bất thành vô hiệu.

Ban hành tại Roma, 22.8. 1961, năm thứ 3 trị vì

Thừa lệnh Đức GH, ký thay: ĐHY Quốc Vụ Khanh ANGELO DELL’ACQUA

(Cha Simon Nguyễn Văn Lập dịch từ La Ngữ)

Ngày 22.8.1961, lễ cầu ngyện cho VN, ĐHY Francis Spellman, TGM Nữu Ước ghi trong sổ của đền thờ : Tôi cầu nguyện và tôi tin Đức Mẹ La Vang sẽ thắng và đem lại hòa bình cho VN

Ngày 21. 2. 1959, sau khi dự ĐH Thánh Mẫu tại Sai Gòn, với tư cách đại diện ĐGH Gioan XXIII đã ra La Vang dâng lễ tại đài Đức Mẹ, ĐHY Gregorio Petro Agagianian ghi : Với tâm tình ngưỡng mộ và sùng kính của con thảo hiếu, sấp mình dưới chân Mẹ chí thánh của Thịên Chúa trong đền thánh này, với một đức tin không lay chuyển. Tôi khẩn khoản nài xin lòng nhân lành Thiên Chúa đổ xuống như mưa trên trời, mọi ơn lành, mọi điều may mắn, bằng an cho Giáo Hội và cho dân tộc VN, để vinh danh Chúa Kitô Vua, sáng danh Giáo Hội Công Giáo là Mẹ lành, để các linh hồn được cứu rỗi hầu nên một đàn chiên dưới sự điều khiển một

Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II chủ sự lễ phong Thánh cho 117 Anh Hùng Tử Đạo VN, 19.6.1988,

Ngày 19.6.1988, trong bài giảng lễ Phong Thánh của ĐGH nói có 9 số:

1)Chào Hàng Giáo sỹ VN qua câu ‘Chúng tôi rao giảng Đức Kitô chịu đóng đinh thập giá’ (1Cr 1, 23)

2) Chào anh chị em VN đến từ khắp nơi trên thế giới

3) Các Thánh Tử Đạo bị bách hại là chứng tá

4) Có Chúa Thánh Thần phù hộ

5) Ý nghĩa đích thực của chứng tá lịch sử

6) Nhờ các Thánh Tử Đạo mà VN được ‘Mùa Lúa Vàng’

7) ‘Máu các Thánh Tử Đạo là hạt giống sinh các Kitô hữu’

8) ‘Linh hồn người công chính trong tay Thiên Chúa’ (Kn 3,1)

9) ‘Ân sủng dành cho ai được Người tuyển chọn’ (x. Kn 3,9)

(theo bản dịch của ĐÔ Trần Ngọc Thụ)

Nhiều lần nhắc đến La Vang, VN, như:

Ngày 25.11.1992, trong buổi triều yết chung:

Cha nhớ đến Đức Mẹ La Vang, thuộc Giáo Phận Huế, miền trung VN, Cha phó dâng cộng đồng Công Giáo VN cho Thánh Nữ Đồng Trinh, Nữ Vương các Thánh Tử Đạo, đã được sung kính gần 200 năm nay tại nơi này, với niềm mong ước cộng đồng dân Chúa nơi đây được sống và lớn lên trong tự do và an bình, để có thể góp phần vào việc xây dựng phồn vinh xã hội và phát triển đất nước.

Ngày 15.8. 1993, tại Denver, đến dự ngày JMJ, ĐGH nói rõ hơn :

Tôi phó thác toàn thể cộng đồng Công Giáo VN dưới sự bảo trợ của Mẹ La Vang. Ngài là Mẹ yêu thương. Năm 1798, đã hiện ra yên ủi các giáo dân hồi đó bị bách hại…Rồi sắp sửa đến ngày mừng 200 năm biến cố nói trên. Tôi kêu gọi mọi người hãy chuẩn bị Đệ Nhị Bách Chu Niên Đức Mẹ hiện ra tại La Vang bằng cách tăng cường Đức Tin sốt sắng và lòng hang say sống đời sống Công Giáo.

Ngày 26.10.1994, tại công trường Phêrô, hướng về phái đoàn hành hương Roma của VN trước mặt, ĐGH đã làm phép 5 bản sao Thánh Tượng Đức Mẹ La Vang và gửi thông điệp ngắn qua huấn dụ:

Anh chị em thân mến, tôi vẫn cầu nguyện cho GH VN và cho giang sơn VN thân yêu. Cách đặc biệt tôi gửi lời chào các linh mục, nam nữ tu sỹ giáo dân đã về Roma, để hội thảo và suy tư về thần học và mục vụ. Các bạn thân mến, đang khi GH tại VN chuẩn bị mừng 200 năm kỷ niệm Đức Mẹ hiện ra tại La Vang, tôi kêu mời anh chị em hãy kiên trì đào sâu niềm tin, để cùng các tín hữu Công Giáo tại quê hương, chuẩn bị một tương lai tươi sáng hơn cho kỷ nguyên của con cháu VN mai sau. Xin Đức Mẹ La Vang thương giúp anh chị em và trong cuộc hành trình thiêng liêng qua đức tin. Ngài hướng dẫn toàn dân Công Giáo đã được cung hiến năm 1960 cho Trái Tim Vẹn Sạch của Mẹ. Anh chị em thân mến, tôi vẫn cầu nguyện cho GH VN và giang sơn VN thân yêu.

Ngày 19.3. 1997, tại Roma, 12 giờ trưa, trên ban công, kinh truyền tin, ĐGH kêu gọi:

Như thường lệ, hôm nay các con đi viếng Đền Thánh trên khắp thế giới. Cuộc hành hương này không thể không dừng lại tại VN, giải đất được thêm phì nhiêu nhờ máu của 117 vị Tử Đạo vừa tôn lên bậc Hiển Thánh.

Chúng ta dừng lại để tưởng nhớ đến đền thánh La Vang, thuộc tổng giáo phận Huế, trung VN. Tên gọi La Vang là do tên một cánh rừng, nơi đó có một nhà thờ và tại đó thời xưa tín hữu thướng đi kiếm củi

Việc phát sinh đền thánh này cũng nối liền với những thử thách mà các cộng đoàn phải gánh chịu. Năm 1798, các Kitô hữu đang chạy trốn tới đó để tránh bách hại của vua Cảnh Thịnh mà cũng chẳng sợ hãi lo lắng gì tới nguy hiểm sẽ bị thú dữ cấu xé, hoặc bị đói khát và bệnh tật…

Khi hòa bình trở lại, thì vào thời gian rất sớm, người ta đã thấy mọc lên một ngôi thánh đường nhỏ bằng gỗ và nơi đây trở thành trung tâm hành hương. Nhưng những cuộc bách hại mới và dữ dội hơn đã nhắm vào các tín hữu, khoảng thế kỷ 18. Lòng sùng kính Đức Mẹ là một trong những quan hệ đức tin nơi các thánh Tử Đạo, khi những vị này bị điệu ra

ĐHY Angelo Sodano, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, nhân danh ĐGH gửi thư cho Đại hội La Vang 1996, ký ngày 10.8.1996 :

Nhân dịp hành hương ba năm một lần tại đền Đức Mẹ La Vang ĐTC chia sẻ niềm vui, hiệp thông lời cầu nguyện của cộng đồng dân Chúa tại giáo phận Huế và trong cả nước VN, chia sẻ lời cầu nguyện và niềm vui của các vị chủ chăn, cùng đi với họ tới La Vang tôn kính và ngợi khen Đức Trinh Nữ Rất Thánh, Đấng an ủi và nâng đỡ họ trong thời kỳ gian nan thử thách. ĐTC cũng khuyến khích các tín hữu sống đức tin cách kiên cường và can đảm, trong tinh thần hiệp thông sâu đậm với Giáo Hội. Như thế, các tín hữu sẽ xây dựng Giáo Hội

ĐTC kêu mời các tin hữu lấy lòng tin cậy, đặt mình dưới sự hướng dẫn của Đức Maria để đón nhận Chúa Kitô và giữ lấy Chúa luôn sống trong tâm hồn, làm chứng nhân tỏa gương sáng giữa đồng bào mình.

ĐTC kêu xin sự chuyển cầu của Đức Mẹ La Vang, Đấng Bảo Trợ Giáo Hội VN. Đồng thời Ngài mở rộng tay ban phép lành Tòa Thánh cho các Giám Mục, Linh Mục, nam nữ tu sỹ và toàn thể giáo dân có mặt trong dịp đại hội này.

(Ký tên, HY Angelo Sodano, Quốc Vụ Khanh)

ĐHY Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng, Chủ Tịch HĐGM VN, dịp kỷ niệm 200 năm (1798-1998), ngày 1.8.1996, trong thư chung:

Riêng việc mừng kỷ niệm 200 năm Đức Mẹ La Vang (1798-1998) chúng tôi tha thiết kêu mời các Đấng Bậc và anh chị em tín hữu trong và ngoài nước tích cực đóng góp ý kiến, góp của, góp công, góp lời cầu nguyện để tu sửa lại nơi Thánh Địa và trang bị những tiện nghi cần thiết cho việc tổ chức Đại Hội năm 1998 được chu đáo và long trọng, nhằm tôn vinh Đức Mẹ và xin Ngài ban xuống mọi ơn lành cho con cái hằng tin cậy ở nơi Người.

(Ký tên, HY Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng, Chủ Tịch HĐ GM VN)

Kết luận

Cùng đọc kinh ‘Thánh Mẫu La Vang’ được HĐ GM VN chuẩn y, 1.1.1998

Lạy Mẹ Maria, Thánh Mẫu La Vang, đầy muôn phước, ngời chói hào quan, muôn vàn Thần Thánh không ai sánh bằng.

Đức Chúa Trời đã đoái thương chọn Mẹ tinh tuyền thánh thiện sin Đấng cứu độ muôn loài

Mẹ đã chọn La Vang mà hiện đến, cứu giúp phù hộ trên chúng con lương giáo, giữa thời ly loạn cấm cách, khốn khổ trăm bề.

Từ ấy gót chân Mẹ bước đến, vẫn mãi đầy ơn thiêng. Ơn phần hồn ơn phần xác,người bệnh tật kẻ ưu phiền, nào ai cầu khẩn mà Mẹ không nhậm lời.

Lạy Mẹ Maria, Thánh Mẫu La Vang, Mẹ là Thánh Mẫu Chúa Trời, cùng là Thánh Mẫu loài người chúng con.

Cúi xin xuống phước hải hà, đoái thương con cái thiết tha van nài. Xin cho chúng con tấm lòng từ bi nhân hậu, đại lượng bao dung, cùng nhau bồi đắp nền văn minh tình thương và sự sống.

Xin Mẹ phù hộ chúng con, luôn sống đức hạnh, đầy lòng cậy trông. Và sau cuộc đời nầy,

xin cho chúng con được về sống bên Mẹ, hưởng vinh phúc trong Chúa Ba Ngôi muôn đời. Amen.

Đức Cha Têphanô Nguyễn Như Thể

(Năm Toàn Xá 1.1.1998-1999)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

-Lm JBM TRẦN ANH THƯ, csjb. ‘Bước Vào Ngàn Năm Thứ Ba với Mẹ Maria’ (Kỷ niệm 200 năm Mẹ Maria hiện ra tại La Vang, 1798-1998). New Orleans. 1997. USA.

-Lm HỒNG PHÚC, CSSR. ‘Đức Mẹ La Vang và Giáo Hội Công Giáo Việt Nam’. 1998.

Fayard, 1988. Bản dịch của Bùi Văn Long : ‘Những lần hiện ra ngày nay của Đức Trinh Nữ Maria’, Tx,77044, 1998, Hoa Kỳ.