Vấn Nạn Quyền Bính Dân Sự
“Của Xêda hãy trả cho Xêda. Của Thiên Chúa hãy trả cho Thiên Chúa” (Mt 22,21). Con người là hữu thể có tính xã hội. Có thể nói rằng tính xã hội là một trong những yếu tố nền tảng làm nên con người. Quyền bính có ra là do yêu cầu của tính xã hội. Đã là hai người thì tất yếu có kẻ trên, người dưới. Đã là tập thể thì phải có người đứng đầu để lãnh đạo. Một tập thể mà không có người chỉ huy thì chuyện tan rã là chuyện không sớm thì muộn cũng xảy ra. Không có người lãnh đạo thì sẽ dẫn đến tình trạng hỗn độn, cá lớn nuốt cá bé. Chính vì thế sự hiện hữu của quyền bính là điều tất yếu cần thiết. Vị trí quan trọng và thiết yếu của quyền bính được nhìn nhận do bởi vai trò của nó. Quyền bính có ra là để gìn giữ xã hội ổn định trong trật tự, công bằng; xây dựng công ích; bảo vệ kẻ cô thân, yếu thế, người bất hạnh; tạo điều kiện cho mỗi người và mọi người hoàn cảnh thuận lợi để tồn tại, phát triển và nên hoàn thiện.
Theo viễn kiến này và dưới ánh sáng đức tin, chúng ta nhìn nhận rằng Thiên Chúa muốn có sự hiện hữu của quyền bính trong xã hội dân sự. Và sự hiện hữu của quyền bính là trong chương trình sáng tạo của Thiên Chúa, khi Người dựng nên nhân loại có tính xã hội. Như thế chúng ta có thể nói không sợ sai lầm rằng quyền bính là một trong những công trình của Thiên Chúa, nghĩa là do Thiên Chúa làm nên.
Những gì của Thiên Chúa thì hãy trả cho Thiên Chúa. Xêda là một hình thức quyền bính của xã hội dân sự thời phong kiến xưa. Xêda là hoàng đế của La mã hoặc bất cứ vị hoàng đế của nước nào cũng đều thuộc về Thiên Chúa. Ngày nay, Tổng thống, Thủ tướng, Bộ trưởng, Quốc Hội, Tòa án…cũng là quyền bính xã hội và chúng đều thuộc về Thiên Chúa. Vì thuộc về Thiên Chúa thì những người nắm giữ quyền bính ấy phải hành động theo thánh ý Thiên Chúa. Hoàng đế Kyrô khi ra sắc chỉ cho dân Do Thái bị lưu đày trước đây được hồi hương và tái thiết Đền thờ thì đã được ngôn sứ Isaia nhìn nhận như là người được Thiên Chúa tuyển chọn. Hoàng đế Kyrô còn được gọi là người được xức dầu vì ông đã thực thi thánh ý Thiên Chúa (x.Is 45,1).
Chúng ta cần phân biệt sự hiện hữu của quyền bính với người nắm quyền bính. Sự hiện hữu của quyền bính là chính đáng, hợp pháp và phải đạo vì do Thiên Chúa làm nên. Tuy nhiên không phải bất cứ ai nắm quyền bính cũng đều chính đáng, vì có thể họ chiếm lấy quyền bính cách không hợp pháp hoặc họ thực thi quyền bính cách không phải đạo. Lich sử minh chứng có trường hợp người ta đã chiếm lấy quyền bính cách “ma đạo” và hành quyền kiểu độc tài, phi nhân và phi luân. Như thế chúng ta cần phải phân biệt rạch ròi thực thể quyền bính với những người nắm quyền để khỏi nhầm lẫn.
Xét quyền bính như là một cơ cấu tổ chức điều hành một tập thể xã hội hay tôn giáo thì nó thật chính đáng và hợp lý. Tuy nhiên hình thức quyền bính này cũng cần phải được chỉnh sửa cho phù hợp với sự phát triển của con người và xã hội để phục vụ cách hữu hiệu ngày mỗi hơn. Chẳng hạn như cơ cấu quyền bính loại hình quân chủ chuyên chế không thể nào thích hợp với con người và xã hội hôm nay. Nhiều hình thái cơ cấu, tổ chức không chỉ cần phải được đổi mới mà thậm chí còn phải bị thay thế bằng hình thái khác. Có thể nói rằng với đà phát triển của nhân loại như hôm nay thì những hình thái quyền bính mang tính độc tài, chuyên chế không còn lý do để hiện hữu.
Xét những con người nắm quyền bính thì trước hết chúng ta cần xem xét cách thức họ nắm giữ quyền hành có hợp pháp không, nghĩa là có minh bạch và công bằng không. Chúng ta dễ nhận ra cách thức xem ra được gọi là khá công bằng hiện nay để xây dựng công quyền đó là “phổ thông đầu phiếu”. Và dù được tổ chức bầu bán công khai thì cũng cần phải xét xem việc bầu bán ấy có tiến hành trong sự tự do và công bằng hay không. Thực tế đã có đó những cuộc bầu bán tuy là công khai những chỉ là một thứ hình thức hợp pháp hóa sự độc quyền, vì chưa bầu mà thiên hạ đã biết những ai sẽ đắc cử và sẽ đảm nhận vai vế gì trong hệ thống công quyền.
Kế đến chúng ta cần xem xét những người cho dù đảm nhận quyền bính cách hợp pháp và công minh nhưng họ có hành quyền cách công tâm và đúng mực không, dĩ nhiên là ở một mức độ nào đó khả dĩ có thể chấp nhận. Nếu đang nắm quyền mà không thực thi vai trò của quyền bính như đã nói trên, đó là xây dựng công ích, gìn giữ trật tự, bảo vệ người cô thế…, thì chắc chắn những người ấy đang đi ngoài đường lối của Thiên Chúa. Như thế họ không chỉ không đáng được tôn trọng mà thậm chí còn cần phải bị thay thế.
Giáo Hội không làm thay việc của Chính quyền. Đây là một lời khẳng định đúng. Thế nhưng cần hiểu hai từ Giáo Hội ở đây xét như là một thực thể tôn giáo mang tính xã hội có cơ cấu tổ chức và cả quyền bính. Còn những con người có tôn giáo thì chắc chắn phải thực thi nghĩa vụ “con người mang tính xã hội” của mình. Họ phải tích cực tham gia và xây dựng quyền bính xã hội để làm cho nó ngày càng thuộc về Thiên Chúa hơn, nghĩa là được vận hành cách chính đáng và phải đạo. Giáo Hội Công Giáo chỉ cấm hàng giáo sĩ và tu sĩ không được tham gia vào các chức vụ công quyền, trừ khi có lý do thật khẩn thiết và được ban phép (GL Đ.287.2; Đ.672). Còn với tín hữu giáo dân thì việc trực tiếp hay gián tiếp tham gia công quyền và xây dựng công quyền ngày càng trở thành “chính quyền” là một nghĩa vụ khẩn thiết, không thể xao nhãng hay bỏ qua vì bất cứ lý do gì.
“Của Thiên Chúa hãy trả cho Thiên Chúa”. Có thể khẳng định rằng thể chế nào, nền công quyền nào hay người nắm quyền lực nào mà không “thuộc về Thiên Chúa” thì đang bị Thần dữ chi phối. Thần dữ vốn là tên sát nhân và là cha của sự gian dối thì “thành quả” của nó chính là sự chết chóc, bạo lực và hận thù (x.Ga 8,44). Chính vì thế để làm phát triển nền văn minh tình thương và sự sống thì mọi Kitô, dù là giáo dân, tu sĩ hay giáo sĩ, theo cách thế của mình, đều có bổn phận làm cho các cơ chế công quyền và những người nắm quyền “thuộc về Thiên Chúa”, nghĩa là hiện hữu, vận hành và thi hành quyền bính phù hợp với thánh ý Thiên Chúa. Để được vậy, thiết nghĩ không gì hơn chúng ta cần tích cực can đảm bảo vệ công lý và làm chứng cho sự thật trong tình yêu. “Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội Công Giáo” đã từng được Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam lên chương trình phổ biến và học tập. Mong sao chương trình này không dừng lại ở phạm trù truyền đạt kiến thức nhưng thiết nghĩ cần phải được hiện thực hóa bằng việc làm cụ thể, rõ ràng.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
“Của Xêda hãy trả cho Xêda. Của Thiên Chúa hãy trả cho Thiên Chúa” (Mt 22,21). Con người là hữu thể có tính xã hội. Có thể nói rằng tính xã hội là một trong những yếu tố nền tảng làm nên con người. Quyền bính có ra là do yêu cầu của tính xã hội. Đã là hai người thì tất yếu có kẻ trên, người dưới. Đã là tập thể thì phải có người đứng đầu để lãnh đạo. Một tập thể mà không có người chỉ huy thì chuyện tan rã là chuyện không sớm thì muộn cũng xảy ra. Không có người lãnh đạo thì sẽ dẫn đến tình trạng hỗn độn, cá lớn nuốt cá bé. Chính vì thế sự hiện hữu của quyền bính là điều tất yếu cần thiết. Vị trí quan trọng và thiết yếu của quyền bính được nhìn nhận do bởi vai trò của nó. Quyền bính có ra là để gìn giữ xã hội ổn định trong trật tự, công bằng; xây dựng công ích; bảo vệ kẻ cô thân, yếu thế, người bất hạnh; tạo điều kiện cho mỗi người và mọi người hoàn cảnh thuận lợi để tồn tại, phát triển và nên hoàn thiện.
Theo viễn kiến này và dưới ánh sáng đức tin, chúng ta nhìn nhận rằng Thiên Chúa muốn có sự hiện hữu của quyền bính trong xã hội dân sự. Và sự hiện hữu của quyền bính là trong chương trình sáng tạo của Thiên Chúa, khi Người dựng nên nhân loại có tính xã hội. Như thế chúng ta có thể nói không sợ sai lầm rằng quyền bính là một trong những công trình của Thiên Chúa, nghĩa là do Thiên Chúa làm nên.
Những gì của Thiên Chúa thì hãy trả cho Thiên Chúa. Xêda là một hình thức quyền bính của xã hội dân sự thời phong kiến xưa. Xêda là hoàng đế của La mã hoặc bất cứ vị hoàng đế của nước nào cũng đều thuộc về Thiên Chúa. Ngày nay, Tổng thống, Thủ tướng, Bộ trưởng, Quốc Hội, Tòa án…cũng là quyền bính xã hội và chúng đều thuộc về Thiên Chúa. Vì thuộc về Thiên Chúa thì những người nắm giữ quyền bính ấy phải hành động theo thánh ý Thiên Chúa. Hoàng đế Kyrô khi ra sắc chỉ cho dân Do Thái bị lưu đày trước đây được hồi hương và tái thiết Đền thờ thì đã được ngôn sứ Isaia nhìn nhận như là người được Thiên Chúa tuyển chọn. Hoàng đế Kyrô còn được gọi là người được xức dầu vì ông đã thực thi thánh ý Thiên Chúa (x.Is 45,1).
Chúng ta cần phân biệt sự hiện hữu của quyền bính với người nắm quyền bính. Sự hiện hữu của quyền bính là chính đáng, hợp pháp và phải đạo vì do Thiên Chúa làm nên. Tuy nhiên không phải bất cứ ai nắm quyền bính cũng đều chính đáng, vì có thể họ chiếm lấy quyền bính cách không hợp pháp hoặc họ thực thi quyền bính cách không phải đạo. Lich sử minh chứng có trường hợp người ta đã chiếm lấy quyền bính cách “ma đạo” và hành quyền kiểu độc tài, phi nhân và phi luân. Như thế chúng ta cần phải phân biệt rạch ròi thực thể quyền bính với những người nắm quyền để khỏi nhầm lẫn.
Xét quyền bính như là một cơ cấu tổ chức điều hành một tập thể xã hội hay tôn giáo thì nó thật chính đáng và hợp lý. Tuy nhiên hình thức quyền bính này cũng cần phải được chỉnh sửa cho phù hợp với sự phát triển của con người và xã hội để phục vụ cách hữu hiệu ngày mỗi hơn. Chẳng hạn như cơ cấu quyền bính loại hình quân chủ chuyên chế không thể nào thích hợp với con người và xã hội hôm nay. Nhiều hình thái cơ cấu, tổ chức không chỉ cần phải được đổi mới mà thậm chí còn phải bị thay thế bằng hình thái khác. Có thể nói rằng với đà phát triển của nhân loại như hôm nay thì những hình thái quyền bính mang tính độc tài, chuyên chế không còn lý do để hiện hữu.
Xét những con người nắm quyền bính thì trước hết chúng ta cần xem xét cách thức họ nắm giữ quyền hành có hợp pháp không, nghĩa là có minh bạch và công bằng không. Chúng ta dễ nhận ra cách thức xem ra được gọi là khá công bằng hiện nay để xây dựng công quyền đó là “phổ thông đầu phiếu”. Và dù được tổ chức bầu bán công khai thì cũng cần phải xét xem việc bầu bán ấy có tiến hành trong sự tự do và công bằng hay không. Thực tế đã có đó những cuộc bầu bán tuy là công khai những chỉ là một thứ hình thức hợp pháp hóa sự độc quyền, vì chưa bầu mà thiên hạ đã biết những ai sẽ đắc cử và sẽ đảm nhận vai vế gì trong hệ thống công quyền.
Kế đến chúng ta cần xem xét những người cho dù đảm nhận quyền bính cách hợp pháp và công minh nhưng họ có hành quyền cách công tâm và đúng mực không, dĩ nhiên là ở một mức độ nào đó khả dĩ có thể chấp nhận. Nếu đang nắm quyền mà không thực thi vai trò của quyền bính như đã nói trên, đó là xây dựng công ích, gìn giữ trật tự, bảo vệ người cô thế…, thì chắc chắn những người ấy đang đi ngoài đường lối của Thiên Chúa. Như thế họ không chỉ không đáng được tôn trọng mà thậm chí còn cần phải bị thay thế.
Giáo Hội không làm thay việc của Chính quyền. Đây là một lời khẳng định đúng. Thế nhưng cần hiểu hai từ Giáo Hội ở đây xét như là một thực thể tôn giáo mang tính xã hội có cơ cấu tổ chức và cả quyền bính. Còn những con người có tôn giáo thì chắc chắn phải thực thi nghĩa vụ “con người mang tính xã hội” của mình. Họ phải tích cực tham gia và xây dựng quyền bính xã hội để làm cho nó ngày càng thuộc về Thiên Chúa hơn, nghĩa là được vận hành cách chính đáng và phải đạo. Giáo Hội Công Giáo chỉ cấm hàng giáo sĩ và tu sĩ không được tham gia vào các chức vụ công quyền, trừ khi có lý do thật khẩn thiết và được ban phép (GL Đ.287.2; Đ.672). Còn với tín hữu giáo dân thì việc trực tiếp hay gián tiếp tham gia công quyền và xây dựng công quyền ngày càng trở thành “chính quyền” là một nghĩa vụ khẩn thiết, không thể xao nhãng hay bỏ qua vì bất cứ lý do gì.
“Của Thiên Chúa hãy trả cho Thiên Chúa”. Có thể khẳng định rằng thể chế nào, nền công quyền nào hay người nắm quyền lực nào mà không “thuộc về Thiên Chúa” thì đang bị Thần dữ chi phối. Thần dữ vốn là tên sát nhân và là cha của sự gian dối thì “thành quả” của nó chính là sự chết chóc, bạo lực và hận thù (x.Ga 8,44). Chính vì thế để làm phát triển nền văn minh tình thương và sự sống thì mọi Kitô, dù là giáo dân, tu sĩ hay giáo sĩ, theo cách thế của mình, đều có bổn phận làm cho các cơ chế công quyền và những người nắm quyền “thuộc về Thiên Chúa”, nghĩa là hiện hữu, vận hành và thi hành quyền bính phù hợp với thánh ý Thiên Chúa. Để được vậy, thiết nghĩ không gì hơn chúng ta cần tích cực can đảm bảo vệ công lý và làm chứng cho sự thật trong tình yêu. “Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội Công Giáo” đã từng được Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam lên chương trình phổ biến và học tập. Mong sao chương trình này không dừng lại ở phạm trù truyền đạt kiến thức nhưng thiết nghĩ cần phải được hiện thực hóa bằng việc làm cụ thể, rõ ràng.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột