TUỔI GÌA LÀ HỒNG PHÚC

Người ta có cái nhìn tuổi già đậm nét u ám, đen tối, bi quan : bệnh tật, sức khỏe suy yếu, khó ăn khó ở, gần đất xa trời. Vì thiếu mạc khải của Thiên Chúa soi dẫn và không nhìn vào gương sáng hiện tại. Đâu có biết tuổi gìa là tuổi hồng phúc, Chúa ân thưởng mới có.

THIÊN CHÚA CHĂM SÓC NGƯỜI CAO NIÊN

Người cao niên, theo Thánh Kinh rất đáng trân trọng, nể vì, tuổi già không còn là ngõ cụt:
Còn trẻ con không lo dành dụm
Về già đâu ra mà có
Người cao niên phán đóan, bậc kỳ lão chỉ bảo,
thật đẹp đẽ biết bao !
Sự khôn ngoan của các vị bô lão,
Tư tưởng của các bậc danh nhân
Thật đẹp chừng nào !
Giàu kinh nghiệm là triều thiên cho bậc bô lão
Lòng kính sợ Đức Chúa là niềm hãnh diện của các ngài.
(Hc 25, 3-6)

Phải kính trọng tuổi già, vì các ngài là hình ảnh Thiên Chúa. Sách Huấn Ca dùng cả chương 3, (1-29) dạy bảo con trong nhà :
- nghe cha chỉ dạy (c. 1-2),
- thờ kính (3-6) và phục vụ (7),
- thảo kính, săn sóc, để được phúc lành (8-16),
- yêu mến, sẽ được yêu lại, tự hạ xử thế (17-24)
- gặp bất hạnh khi phạm lỗi phạm (25-29)

Chúa tín nhiệm, đặt Phêrô làm thủ lãnh và có lần tiên báo về ‘tử đạo’ của vị đứng đầu Giáo Hội : Khi còn trẻ, con tự thắt lưng lấy, và đi đâu tùy ý, nhưng khi về già, anh sẽ phải dang tay ra, cho người khác thắt lưng và dẫn đến nơi anh đến nơi anh không muốn (x. Ga,21, 15-19)

Tuổi già biểu tượng vĩnh cửu

Cụ già ngôn sứ Simeon, để lại bài kinh bất hủ, ‘Nunc Dimittis’, mãn nguyện sau khi đã được diễm phúc ẵm Hài Nhi Giêsu (Lc 2, 29-32)
Muôn lạy Chúa, giờ đây
theo lời Ngài đã hứa
xin để tôi tớ này ra đi
Vì chính mắt con được thấy ơn cứu độ
Chúa đã dành sẵn cho muôn dân :
Đó là ánh sáng soi đường cho dân ngoại
Là vinh quang của Israen dân Ngài.

Trưởng tộc Dacaria, ‘mở miệng được’ liền cất tiếng bài ca ‘Chúc Tụng’ (Benedictum) (Lc 1, 67-79)
Chúc tụng Đức Chúa là Thiên Chúa Israen
đã viếng thăm cứu chuộc dân Người
Từ dòng dõi trung thần Đavit
Người đã cho xuất hiện
Vị Cứu Tinh quyền thế để giúp ta
Như Người đã cho xuất hiện
mà phán hứa tự ngàn xưa
sẽ cứu ta khỏi địch thù
thoát tay mọi kẻ hằng gian ác
sẽ trọn bề nhân nghĩa với tổ tiên
và nhớ lại lời xưa giao ước
Chúa đã thề với tổ phụ Abraham
rằng sẽ giải phóng ta khỏi tay địch thù
và cho ta chẳng còn sợ hãi
để ta sống thánh thiện công chính trước nhan Người
mà phụng thờ Người suốt cả đời ta
Hài Nhi hỡi, con sẽ mang tước hiệu
là ngôn sứ của Đấng Tối Cao
con sẽ đi trước mở lối cho Người
bảo cho dân Chúa biết: Người sẽ cứu độ
là tha cho họ hết mọi tội khiên
Thiên Chúa ta đầy lòng trắc ẩn
cho Vầng Đông từ chốn cao vời viếng thăm ta
Soi sáng những ai ngồi nơi tăm tối
và trong bóng tối tử thần
dân ta bước vào đường nẻo bình an.

Bà Elisabeth và Đức Mẹ hai chị em gặp nhau, cùng chung cất tiếng tung hô bài ‘Ngợi Khen’ (Magnificat, Lc 1, 46-55)
Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa
Thần khí tôi hớn hở vui mừng
Vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi
Phận nữ tỳ hèn mọn
Người đoái thương nhìn tới
Từ nay hết mọi đời
Sẽ khen tôi diễm phúc
Đấng toàn năng đã làm cho tôi
Biết bao điều cao cả
Danh Người thật chí thánh chí tôn
Đời nọ tới đời kia
Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người
Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh
Dẹp tan phường lòng trí kiêu căng
Chúa hạ bệ những ai quyền thế
Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường
Kẻ đói nghèo, Chúa ban của đầy dư
Người giàu có, lại đuổi về tay trắng
Chúa độ trì Israen, tôi tớ của Người
Như hứa cùng cha ông chúng ta
Vì Người nhớ lại lòng thương xót
Dành cho tổ phụ Abraham
Và cho con cháu đến muôn đời
Sáng danh Đức Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần
Như đã có trước vô cùng và bây giờ và hằng có
và đời đời chẳng cùng. Amen. (Kinh Catena, Legio)

Người già được Thiên Chúa chúc phúc

Mở Thánh Kinh, mới thấy Thiên Chúa chúc phúc đầy dư cho: Daniel (Dn 7, 9), 24 kỳ lão (Kh 4,4), tiên tri Anna (x. Lc 2, 36), Các nhà thông thái trong đền thờ (x. Lc 2, 39-46) vẫn được Các Tông Đồ, trừ Gioan, vị nào cũng cao tuổi lại đầy thiện chí, hoạt động đắc lực…cho Tin Mừng. Các trường hợp cụ thể khác trong Thánh Kinh

1)Thiên Chúa qúi trọng người lớn tuổi, được diễn tả: Tóc bạc là triều thiên trên đầu vinh hiển, miễn ta thấy trong công bình (Cn 16, 31). Họ được lệnh Trước mặt người tóc bạc, ngươi hãy đứng dậy, kính người già cả và kính sợ Thiên Chúa ngươi (Lv 19,32)

2)Vì nguyên tổ sai phạm nên con người sẽ chịu tai hại khi về tuổi già : đổ mồ hôi, trở về tro bụi (x. St 3, 17-19)

3) Thiên Chúa sẽ lau nước mắt họ (người già), không còn sự chết, tang tóc, đau khổ, kêu than và đau khổ (Kh 21,4)

4) Phaolo sau khi trở lại, được chọn vào hàng ngũ các Tông Đồ (x. Cv 9, 20-22)

5)Thánh Phaolô chú ý tới đạo yêu thương, khuyên :
-Thật cam go, đến lúc, người ta ích kỷ tham tiền bạc, vô ơn bạc nghĩa, phạm thượng, vô tâm vô tính, tàn nhẫn …nhưng hình thức đạo thánh thì còn giữ. (x. 2Tm 3,1-3)
- Anh em hãy mang gánh nặng cho nhau, như vậy là chu toàn lề luật (Gl 6, 2)
- Hãy tôn kính cha mẹ, để các ngài được hạnh phúc và hưởng thọ trên mặt đất (Ep 6, 2-3)
- Đừng nặng lời với cụ già…coi cụ như cha mẹ, coi thanh niên như anh em.. (x. 1Tm 5, 1-3)
- Tông đồ Philippe rưởi tội và tín nhiệm viên thái giám, nhiều tiền, lớn tuổi (x. Cv 8, 26-40)

MỤC VỤ NGƯỜI CAO NIÊN CỦA ĐỨC PHANXICÔ

Ngày nay trong các gia đình bớt ngược đãi các người cao niên vì con cháu cho rằng các ngài là ‘ánh mát che đầu, là ánh sáng soi đêm’. ĐGH Phanxicô năm nay 86 tuổi, làm việc như người trẻ.

Tại hội trường Phaolô VI, 18.10.2016, với 7.000 người, ĐGH nhấn mạnh, người già là kho tàng qúi báu, có sứ mạng đặc biệt: lòng trìu mến, biết ơn và qúi trọng. Người già là phần thiết yếu của cộng đồng kitô hữu và xã hội. Người già phải giúp người trẻ nhìn về tương lai. Dù ở hoàn cảnh thử thách khó khăn nhất, cũng đừng mất niềm tin. Nhất là các nước đang bị bách hại. ĐGH khích lệ người già hãy tìm đến người trẻ. ĐGH khen các xứ đạo có tổ chức chăm

ĐGH Phanxico được mời tham dự Hội Nghị Quốc Tế về chăm sóc mục vụ cho người cao niên, 29 -31.1. 2020, tại Roma, với chủ đề ‘sự phong phú của nhiều năm sống’ do bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức. ĐHY Kevin Farrelli Bộ Trưởng Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống, trưởng ban tổ chức, cho biết: Người già thường bị quên lãng, bỏ rơi, sống lẻ loi. Làm sao, để các vị cao niên chủ động, vì có nhiều năm kinh nghiệm. Hội nghị muốn các ngài trở thành những nhà truyền thông Tin Mừng.

ĐGH đã tiếp kiến các thành viên hội nghị, 31.1. Gặp các thành viên, ĐTC nói: Tuổi già không phải là chứng bệnh mà đặc ân. Các giáo xứ đã bỏ phí nguồn tài nguyên vĩ đại mỗi ngày một lớn khi họ làm ngơ các thành viên cao niên. Thiên Chúa muốn viết trang sách thánh thiện và cầu nguyện của họ. Đừng bao giờ về hưu đối với Tin Mừng. Đừng rút mái chèo vào thuyền.

Bài tham luận tại đại hội ĐTC phát biểu: Sự phong phú của nhiều năm sống là kinh nghiệm, lịch sử của từng người. Đó là kho báu của ông bà. Cuộc sống là hồng phúc, đặc ân kéo dài chính mình cho người khác. Tuổi già có những nét đặc biệt của nhân loại. Giáo Hội có kế hoạch mục vụ với người già, có tình yêu Thiên Chúa, trong liên hệ với nhau. ĐGH giải thích mục vụ tuổi già chi tiết:

-Sự phong phú tuổi già là giàu có của mọi người, sau nhiều năm sống.
-Sự hiện diện người cao niên tạo nên tính mới lạ, thay đổi.
-Hoạt động mục vụ phải có người lớn tuổi
-Người già là khí cụ ơn cứu độ. Già cỗi rồi vẫn sinh hoa kết quả, tràn đầy nhựa sống, càn lá xanh rờn. (Tv 91, 15)
- Giáo Hội chia sẻ của các thế hệ về kế hoạch tình yêu Thiên Chúa
(Vietcatholic net.31.1.2020)

ĐGH kêu gọi trong lễ 30.9. 2019, tại Santa Marta: Phải chăm sóc các vị cao niên và tuổi trẻ. Vì họ là hy vọng cho đất nước và Giáo Hội. Bỏ rơi họ không phải dấu chứng hiện diện Thiên Chúa. Đó là văn hóa vứt bỏ. Chăm sóc các vị cao niên và tuổi trẻ là bảo đảm tương lai, sống văn hóa hy vọng. Văn hóa hiện diện Thiên Chúa. Người già sẽ có giấc mơ và người trẻ có nhiều thị kiến.

Mới đây, 17.3.2020, trong lễ trực tuyến, ĐTC tỏ ý gần gũi với những người già trong đại dịch Covid 19. ĐTC xin mọi người cầu những người đang đau khổ cô đơn nội tâm. Trong giảng lễ, ĐTC nhắc đến sự hiệp nhất trong cầu nguyện, xin gì thì Cha trên trời, sẽ ban cho (x. Mt 18, 19). Chúng ta được yêu cầu làm hòa với ai sai phạm đến mình (x.Mt 5, 24)

Ngày 1.5.2020, ông Tổng LHQ, Antonio Guterres, gửi sứ điệp, phát động về chính sách mới quyền lợi, phẩm giá trong và sau thời gian dịch Cavid 19. Trong những ngày này người già bị tổn thương nguy cơ tử vong nhiều, gấp 5 lần người trẻ. Dịch virus nguy hại hơn nghèo đói và bệnh thông thường. LHQ nhấn mạnh cả người già trẻ đều hưởng quyền lợi nhân phẩm và y tế như nhau.

ĐTC thành lập Ngày Thế Giới cho Ông bà người Cao Niên

Chúa Nhật 31.1.2021, trong buổi đọc kinh Truyền Tin, ĐGH Phanxicô truyên bố thành lập Ngày Thế Giới cho Ông bà người Cao Niên, kể từ năm nay. Ngày Thế Giới này ấn định vào Chúa Nhật trong tháng 7, trước lễ Thánh Gioan Kim và Thánh Anna. Năm nay, là 25.7.2021.


Lý do thành lập vì người già hay bị lãng quên, và chúng ta quên sự sang giàu phong phú của việc giữ gìn cỗi nguồn dân tộc. Ông bà hỗ trợ dễ dàng con cháu thực hiện ước mơ. ĐGH nhấn mạnh, chăm sóc mục vụ tuổi già là ưu tiên và cấp bách. Chúng ta phải qúy trọng tinh thần văn hóa 1ưu truyền.

Ngày 23.7.2023, thánh lễ lần thứ 3, ngày dành cho Ông Bà và Người Cao Niên có chủ đề: ‘LTX của Ngài trải dài từ đời này sang đời khác’ gợi trong Lucas. Đức Phanxicô suy tư giảng về 3 dụ ngôn: Kẻ gieo giống, Cỏ Lùng và Nắm Bột. Như tuổi già trong cuộc đời thiện ác xen kẽ nhưng vẫn chiến đấu ‘Cùng nhau tiến lên dù gặp chông gai’. Tuổi già giá là ân huệ, nơi nương tựa cho con cháu. ĐGH kêu gọi tuổi già ‘kiên nhẫn, chịu đựng, hòa giải, tin tưởng, nơi ấm áp’. Cuối lễ, ĐTC nhờ Ông Bà trao Thánh Giá (JMJ) tượng trưng cho con cháu (https Vaticannews/ 2023-07/ Pope Francis)

Vatican ban hành tài liệu về tuổi già

Ngày 9. 2.2021, Hàn Lâm Viện Vatican về Sự sống ban hành tài liệu “Tuổi già: tương lai của chúng ta. Tình cảnh của người già sau đại dịch”. Tài liệu đề xuất suy tư về các bài đọc được rút ra từ đại dịch, về hậu quả của nó đối với hiện tại và tương lai. Tài liệu chỉ ra, trong làn sóng đầu tiên của đại dịch Covid-19. Chúng ta cần có một cái nhìn mới, cho phép xã hội chăm sóc người già. Tài liệu nhấn mạnh : Tuổi già là một hồng ân của Chúa, nguồn lực to lớn, thành tựu cần được bảo vệ cẩn thận, ngay cả khi căn bệnh trở nên không thể chữa trị và cần phải được chăm sóc cách đặc biệt. Đối với người trẻ, tài liệu gợi lên “cuộc gặp gỡ” làm cho xã hội đoàn kết hơn: gần gũi với ông bà và người già là mầu nhiệm của vĩnh cửu. Cần gần Thiên Chúa hơn và sống trong mối tương quan mật thiết với Người. Chăm sóc tinh thần cho người già, là thân mật với Chúa Kitô và chia sẻ đức tin là một nhiệm vụ bác ái. Văn kiện nêu rõ “Chỉ nhờ có người già mà người trẻ mới tìm lại được cội nguồn và cũng chỉ nhờ có người trẻ mà người già

SOI CHUNG NHỮNG TẤM GƯƠNG ĐỂ LẠI

Trang sử Hoa Kỳ để lại: Tổng Thống Hoa Kỳ đầu tiên George Washington (1732-1799) và Tổng Thống Abraham Lincoln (1809-1865) là hai Tổng Thống có nhiều ấn tượng tốt với quần chúng Hoa Kỳ. ĐGH Benedicto XVI (thăm 2010), hiểu rằng, thời TT George Washington nền dân chủ không có giá trị có thể mất đi một linh hồn. Và thời TT Abraham Lincoln đã giúp quĩ và cho phép xây nhà thờ Công Giáo người da đen ngay ở Washinton DC, 1864. Nhà thờ còn tồn tại đến nay. Theo thánh Giáo hoàng Gioan Phaolo II khi thăm Mount Rushmore, 1995, nói : Mỗi thế hệ người Hoa Kỳ cần biết rằng tự do không phải chúng ta làm những gì chúng ta ưa thích, mà có quyền làm những gì nên làm. ĐGH Phanxico đến thăm Hoa Kỳ dịp 150 (2015) năm TT Lincoln bị ám sát. Ngài gọi TT là người bảo vệ tự do, làm việc không mệt mỏi dưới sự quan phòng của Chúa. Sẽ có ra đời mới của tự do. Một quốc gia có thể coi là tuyệt vời khi nó bảo vệ tự do như Lincoln đã làm. (Vietcatholic Network, 17.2.2020)

Nêu cao gương hôm nay. Ngày 4.5.2020, lúc 16g30, cư dân tại Assisi và Tieti, Ý, đã viết lời vĩnh biệt trong lễ an táng sr Anastasia Chrstian Malisa, 60 tuổi qua đời vì nhiễm Covid-19 khi phục vụ y tế. Sr là nữ tu dòng Chị Em khó nghèo Thánh Clara, thành phố Tieti, đến từ Phi châu, đã làm việc cho nhà trẻ, trường mẫu giáo và viện Dưỡng Lão Lucia, đã 34 năm. Sr bị dương tính, đem vào nhà thương Camilo, và từ trần 24.4.2020. Nhiều người biết và nhớ mãi sr có nụ cười ấm áp, âm thầm đầy tình người, nếp sống đơn sơ, dễ mến. Những lời bày tỏ nỗi buồn biết ơn với vị nữ tu suốt đời cho dân nghèo.

Theo tờ Avenire, tính đến 28.4.20 thì trong Ý có 118 linh mục và 154 bác sỹ nhiễm virus, qua đời. Khó mà thống kê nữ tu chết trong dịp này. Chỉ biết số nữ tu đông hơn linh mục.

Tin mới, 6.5.2020, tu viện Felicia ở Livonia, Michigan, Hoa Kỳ, chuyên chăm sóc trẻ em bị bỏ rơi, đã có 11 người nhiễm dương tính Covid 19, qua đời, trong đó có : Sr Mary Luiza Wawryzniak, 99 tuổi, Sr Celine Marie Lesinski, 92 tuổi, Sr.Victoria Mary Indyk, 69 tuổi, y tá, đến từ Haiti. Cùng ngày, tại Thổ Nhĩ Kỳ, tin từ Listanbul. Bs giáo sư Công Giáo Murat Dilmener, bác sỹ của người nghèo, bất chấp các ly, Bs Dilmener dấn thân giúp bệnh nhân, bị Corona virus tấn công đã bỏ mình, 78 tưổi (Fides Agenzia, 6.5.2020)

Trong tập ‘Sức Mạnh Của Ơn Gọi’ (La Force de la Vocation, La Vie Consacrée Aujourd’hui) trò truyện với Lm Dòng Tên Fernado Prado Ayuro, ĐTC kể, khi công du Cộng Hòa Trung Phi : Một Sr 84 tuổi dẫn bé gái 3 tuổi đến gặp tôi nói : Sr đỡ đẻ bên Congo, 60 năm và đỡ 3.000 ca. Đứa bé này mẹ chết khi khó sinh, bé gọi sr 1à mẹ. Mỗi tuần Sr qua đây bằng cano, mua thực phẩm. Sr thật cảm kích.

ĐGH kể tiếp, ĐHY Hummes, nghỉ hưu, chủ tịch HĐGM Amazon nói : khi vào nghĩa trang, ngài thấy bia mộ các linh mục tu sỹ nam nữ đều qua đời tuổi còn rất trẻ. Ngài nói với tôi : ‘Tất cả những người ấy phải được tuyên thánh’. Nhưng tôi tin rằng mối nối kết giữa thánh hiến và thánh thiện được thấy rõ nơi những người ấy. Những con người được thánh hiến mỗi ngày, họ quên mình, họ là ‘những vị thánh ở kế bên’ như tôi diễn tả trong Tông Huấn ‘Hãy Vui Mừng ‘Gaudete et Exsultate’ (19.3. 1028). Đó là cách thức để sống rõ ràng bắt người ta suy nghĩ.

Trong khi đó, người Công Giáo tại Kenya, bầy tỏ lòng luyến tiếc sự ra đi của vị giám mục Emeritus Silas Njiru, giáo phận Meru. Khi về hưu Đức Cha về sống ẩn dật tại nhà Chân Phước Joseph Allamano, dành cho người già tại Torino, Ý. Đức Cha qua đời 28.4.20, thọ 92 tuổi. (Vatican News 5.5.20)

Tại Costa Rica, linh mục Geison Gerando Ortiz Martin, xuất thân từ gia đình nghèo, từ 15 tuổi đã làm việc tại lò bánh mì, mới làm linh mục được 10 năm, đang chính xứ thánh Rosa, Lima, bắc Costa Rica. Có sáng kiến, chính ngài bỏ tiền ra mở lò bánh mì, phát không cho dân chúng trong đại dịch hiện nay. Ngài nói với VietCatholic News rằng: không ai ra về tay không. Quả thật Ngài đã yêu mến đàn chiên (Vietcatholic News, 5.5.20)
Tóm lại, tuổi trẻ có thể nhanh nhẹn, tài giỏi… Nhưng vẫn thua ông bà về khôn ngoan, đạo đức, kinh nghiệm, nên cần phải chăm sóc tuổi già Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ. Cuối đời dừng lại quãng đường tưởng dài, mà thật ngắn, chóng qua. Xin cho các ngài chuẩn bị sẵn sàng lãnh nhận công phúc triều thiên xứng đáng, để khỏi : Vì ai được cả thế giới mà phải đánh mất chính mình hay thiệt thân thì nào có lợi gì? (Lc 9, 25)

Và cùng cầu nguyện xin Chúa chúc phúc cho các vị cao niên :

Nguyện chúc Người thọ sánh vầng ô
Như bóng nguyệt đến muôn đời muôn kiếp
Mong người xuống tựa mưa sa nội cỏ
Ơn vũ lộ thấm nhuần cả đất đai (Tv 71, 5)